Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long
lượt xem 20
download
Luận văn nhằm phân tích thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long, đồng thời làm rõ những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong nền văn hóa của công ty. Trên cơ sở đó khóa luận đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT TEXHONG NGÂN LONG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh GIANG THỊ UYÊN
- Hà Nội 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT TEXHONG NGÂN LONG Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 Họ và tên: Giang Thị Uyên Người hướng dẫn Khoa học: PGS,TS Lê Thái Phong
- Hà Nội 2018
- 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tự nghiên cứu kết hợp với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thái Phong. Số liệu nêu trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn
- 5 MỤC LỤC
- 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn VHDN Văn hóa doanh nghiệp
- 7 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
- 8 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long”, tác giả đã phân tích yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hoàn thiện và làm mới văn hóa doanh nghiệp của Công ty. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu về xây dựng VHDN của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long, đồng thời đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hoạt động này của Công ty. Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã phân tích về khái niệm văn hóa doanh nghiệp, các mô hình nghiên cứu điển hình về xây dựng VHDN; các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp được đề tài phần tích qua đó làm rõ các quy trình xây dựng VHDN. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, đánh giá thực trạng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty, trong đó cụ thể là các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức về VHDN, nâng cao hình ảnh người lãnh đạo, hoàn thiện việc xây dựng các giá trị hữu hình, xây dựng những giá trị chấp nhận và quan niệm chung, cải thiện tính nhất quán, coi trọng công tác tuyên truyền vận động giáo dục các thành viên về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát huy nhân tố con người, tạo môi trường làm việc kích thích nhân viên làm việc hăng say, các biện pháp ổn định và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài cũng có những đề xuất với Nhà nước về xây dựng VHDN như: nâng cao nhận thức chung về VHDN, tạo môi trường pháp lý công bằng cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội để khuyến khích động viên các doanh nghiệp xây dựng VHDN.
- 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, nếu người ta coi phần cứng của một doanh nghiệp bao gồm cấu trúc mô hình, tổ chức, các hệ thống, quy trình, quy định, các kênh phân phối, kênh báo cáo, giao tiếp, cơ chế giao quyền, cơ chế khoán... thì phần mềm của doanh nghiệp đó, chính là những giá trị, niềm tin, lối sống, chuẩn mực hành vi, phương châm hành động...hay nói cách khác, văn hoá chính là phần mềm của một tổ chức. Giống như hoạt động của một chiếc máy tính, phần mềm chính là cái mang lại sức sống cho phần cứng, văn hoá chính là sức sống của doanh nghiệp. Nói như vậy để chúng thấy rõ hơn, tính cấp thiết phải phát triển văn hoá trong doanh nghiệp hiện nay. Trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, vai trò của văn hoá doanh nghiệp (VHDN) ngày càng trở nên quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, VHDN chính là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. VHDN là tài sản vô hình, là sự kết dính màu nhiệm con người với tổ chức, con người với con người, là chất xúc tác phát triển nhân rộng và kết nối từng giá trị nguồn lực riêng lẻ. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì có thể khẳng định, không thể phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang chú trọng vào vấn đề văn hóa doanh nghiệp, ngày càng có nhiều lớp đào tạo, khóa hướng dẫn về văn hóa doanh nghiệp được mở ra. Tuy nhiên, những hoạt động đó vẫn còn mang tính hình thức cao, chưa được quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ được văn hóa doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp mình, đồng thời các doanh nghiệp cũng chưa coi văn hóa doanh nghiệp là động lực để phát triển doanh nghiệp. Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long có địa chỉ tại khu công nghiệp Hải Yên, TP.Móng Cái,tỉnh Quảng Ninh là một công ty con thuộc
- 10 Tập đoàn TEXHONG một tập đoàn dệt hàng đầu củaTrung Quốc, một trong những nhà cung cấp sợi bọc dẻo lớn nhất trên thế giới, chuyên sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dệt may thời trang cao cấp. Để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp Trung Quốc trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Mặc dù vấn đề văn hoá trong quản lý và quản trị doanh nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng một nền tảng lý luận vững chắc và các phương pháp thực hành hữu hiệu đối với các người quản lý ở cấp vĩ mô và doanh nghiệp. Nhận thức về văn hoá trong quản lý doanh nghiệp còn mơ hồ, lẫn lộn làm cho quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ở các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế nêu trên, do văn hoá doanh nghiệp là lĩnh vực khoa học mới có phạm vi rất rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và còn chưa thống nhất về nhiều vấn đề lý luận, nghiên cứu giới hạn phạm vi ở việc nghiên cứu xây dựng văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp, tổ chức; từ đó giúp người quản lý trong việc tạo lập và thay đổi văn hóa doanh nghiệp ở tổ chức của mình... Vì lý do đó học viên đã chọn “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long” làm đề tài nghiên cứu của mình. Thông qua những kết quả phân tích tài liệu và quan sát thực tế, tác giả tin tưởng rằng việc nghiên cứu đề tài trên là cần thiết và kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm phân tích thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long, đồng thời làm rõ những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong nền văn hóa của công ty. Trên cơ sở đó khóa luận đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác
- 11 xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xây dựng VHDN cho Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long đã phần nào có văn hóa doanh nghiệp, song còn manh mún chưa hệ thống. Do vậy, luận văn tập trung vào nội dung hoàn thiện và làm mới văn hóa doanh nghiệp của công ty. Về không gian: Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2/2018 đến tháng 7/2018. 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu bốn chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long.
- 12 Chương 4: Giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp cho công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp 1.1.1. Khái quát về văn hóa 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm gắn liền với sự ra đời của nhân loại, mang nội hàm rất rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tylor (1971) đã chỉ ra rằng: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kĩ năng thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội”. Định nghĩa này đã nêu lên được khá đầy đủ các khía cạnh của văn hóa tinh thần, nhưng lại ít có sự quan tâm đến văn hóa vật chất, một bộ phận khá là phong phú trong kho tàng văn hóa nhân loại.Trong từ điển Tiếng Việt (2014), văn hóa được định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam , đã đưa ra rằng:
- 13 “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. Từ những khái niệm khác nhau về văn hóa nêu trên, khóa luận xin đề xuất khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. 1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa Theo Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam thì văn hóa có 4 đặc trưng cơ bản như sau: Thứ nhất, tính hệ thống của văn hóa: Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống, đặc trưng này là rất cần thiết để phân biệt hệ thống với tập hợp, giúp phát hiện ra những mối liên hệ mật thiết giữa các sự vật, hiện tượng thuộc một nền văn hóa, đồng thời phát hiện ra các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình. Thứ hai, tính giá trị: Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị, các giá trị văn hóa theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần, theo thời gian có thể phân biệt được giá trị nhất thời và giá trị vĩnh cửu, theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ.Chính nhờ có tính giá trị mà văn hóa đã thực hiện được chức năng định hướng xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng được các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội. Thứ ba, tính nhân sinh: Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối giữa con người với con người, lúc này văn hóa thực
- 14 hiện chức năng giao tiếp giúp con người với con người có thể liên kết lại với nhau. Nếu như ta coi ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa chính là nội dung của nó. Thứ tư, tính lịch sử: Văn hóa còn có tính lịch sử, được tích lũy qua nhiều đời, nhiều thế hệ, nó cũng chỉ ra được trình độ phát triển của từng thời kỳ từng giai đoạn. tính lịch sử tạo cho văn hóa một chiều sâu buộc văn hóa phải thường xuyên tự điều chỉnh tiến hành phân loại và phân bổ các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục, văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định có từ lâu đời mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Nhờ đó mà văn hóa là một yếu tố hết sức quan trọng để quyết định trong việc hình thành tính cách, đạo đức của con người. 1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi, vấn đề văn hóa doanh nghiệp giờ đây không chỉ được giới nghiên cứu quan tâm mà vấn đề này cũng được các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Tất cả các doanh nghiệp không chỉ là doanh nghiệp lớn mà còn là ở cả những doanh nghiệp nhỏ đều tập hợp những con người có thể khác nhau về vùng miền, trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, tư tưởng văn hóa,…chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và xu hướng hội nhập, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển thì phải liên tục tìm tòi những cái mới, và văn hóa doanh nghiệp cũng góp một phần không nhỏ trong việc tạo ra những cái mới đó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nền nếp văn hóa đặc thù, riêng biệt để phát huy năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người và đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là Văn hóa doanh nghiệp.
- 15 Theo Kotler, J.P & Hesket, J.L (1992): “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. Theo Tổ chức lao động quốc tế thì: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Theo chuyên gia người Mỹ Edgar H. Schein (2016): “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc mà các thành viên của doanh nghiệp thu nhận được trong quá trình giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong doanh nghiệp”. Theo Dương Thị Liễu (2008): “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả thành viên trong doanh nghiệp” Nói tóm lại, dù được định nghĩa bằng những cách khác nhau, ở những thời điểm khác nhau thì văn hóa doanh nghiệp được hiểu theo một nghĩa chung nhất đó là: “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, quan niệm và các nguyên tắc hoặc chuẩn mực hành vi được phổ biến và chia sẻ rộng rãi bên trong tổ chức hoặc doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến cách thức, cảm nhận, suy nghĩ và hành động của các thành viên bên trong tổ chức hoặc doanh nghiệp đó”. 1.1.2.2.Cấp độ và cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù trừu tượng và không dễ dàng để nắm bắt. Có rất nhiều cách để phân chia văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác nhau như vật thể, phi vật thể… nhưng cách phân chia rất nổi tiếng và đã được thừa nhận và được áp dụng rất nhiều thì không thể không nhắc tới Edgar H. Schein. Schein có một cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, từ những cái mà mắt thường có thể nhìn đến những cái không thể nhìn thấy được mà chỉ có thể cảm nhận được qua sự quan sát và bằng các giác quan của mình. Schein đã chia văn hóa doanh nghiệp thành 2 cấp độ, hai
- 16 cấp độ này có thể được gọi là tính hữu hình và vô hình hoặc tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hóa đó. Hai cấp độ của văn hóa doanh nghiệp được minh họa như sau: Hình 1.1. Sơ đồ các cấp độ văn hóa doanh nghiệp (Nguồn: Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein 2016) (1) Các giá trị được tuyên bố Các doanh nghiệp có vị thế trên thị trường thường có những tuyên bố rất rõ ràng về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh giống như một thông điệp mà họ muốn gửi tới xã hội, công chúng và đối thủ cạnh tranh. Thông điệp có tính chất tuyên ngôn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng niềm tin của công chúng cũng như của chính các thành viên của doanh nghiệp đó, đồng thời cũng là định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, đây phải là những tuyên bố có tính chất khẳng định được xây dựng dựa trên thực lực và các giá trị sẵn có hoặc các chuẩn mực đang được theo đuổi. Do đó, việc
- 17 xác định đúng sứ mệnh, tầm nhìn; nhận diện đúng giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hoá riêng cho doanh nghiệp.Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các triết lý, mục tiêu, quy định, nguyên tắc và chiến lược kinh doanh riêng của mình, chỉ có điều nó được thể hiện ở mức độ, phạm vi và nội dung khác nhau. Đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi để các thành viên cùng thực hiện. Sứ mệnh: Sứ mệnh của doanh nghiệp là một khái niệm dùng để xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, những lí do doanh nghiệp đó ra đời và là căn cứ tồn tại, phát triển của doanh nghiệp đó. Sứ mệnh của doanh nghiệp chính là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của doanh nghiệp đối với xã hội. Tầm nhìn: Tầm nhìn là những thứ mà doanh nghiệp viết ra điều mà mình mong muốn đạt được trong tương lai. Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi là hệ thống niềm tin ảnh hưởng tới cách cư xử giữa con người với con người hay giữa tập thể này với tập thể khác, nó được xem là linh hồn và ăn sâu vào trong doanh nghiệp, giúp hình thành nên tâm lý chung, tạo nên môi trường văn hóa. Phong cách lãnh đạo: Theo Newstrom, Davis (1993) phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ. (2) Những giá trị và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Đó là những quá trình, những yếu tố đầu tiên có thể bắt gặp khi một người nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy được khi tiếp xúc với một tổ chức như kiến trúc, logo, cơ sở vật chất, khẩu hiệu, đồng phục, nghi lễ, môi trường làm
- 18 việc, chuẩn mực hành vi, giai thoại, bài ca truyền thống. Lớp này cũng bao gồm cả những hành vi ứng xử của nhân viên và các nhóm nhỏ trong tổ chức. Đặc trưng cơ bản của tầng này là rất dễ nhận thấy nhưng lại khó phán đoán được ý nghĩa đích thực của nó. Các giá trị hữu hình này bao gồm: Đặc trưng kiến trúc: Đây là một đặc điểm nhận dạng nổi bật của doanh nghiệp. Những dấu hiệu đặc trưng kiến trúc của một tổ chức gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất bên trong. Phần lớn những doanh nghiệp thành đạt hoặc đang phát triển muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, sự thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặt biệt đó. Những công trình kiến trúc này được sử dụng như một biểu tượng và hình ảnh về doanh nghiệp. Nhìn vào kiến trúc xây dựng bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp, khách hàng và đối tác cũng có thể phần nào đánh giá được văn hóa của doanh nghiệp đó.Công trình kiến trúc cũng có thể được coi như một “linh vật” biểu thị một ý nghĩa nào đó của một tổ chức, một xã hội. Ví dụ, Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hồ Hoàn Kiếm của Việt Nam, Kim Tự Tháp của Ai Cập, tháp Eiffel của Pháp, Vạn lý Trường Thành của Trung Quốc…đã trở thành những biểu tượng về giá trị tinh thần cho mỗi quốc gia. Những thiết kế nội thất cũng rất được các công ty, tổ chức quan tâm. Từ những vấn đề rất lớn như tiêu chuẩn hoá về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục… đến những chi tiết nhỏ nhặt như ổ cắm điện, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong phòng vệ sinh… Tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện trí và được quan tâm. Đây cũng là một cách để doanh nghiệp khẳng định uy tín và vị trí của mình trước đối thủ và khắc ghi hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng và đối tác. Logo của doanh nghiệp: Logo tạo ra sự nhận biết rất mạnh về thị giác, nhờ đó có thể được ghi nhớ lâu hơn trong tâm trí đối tác và khách hàng. Logo là biểu tượng linh hồn của toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh
- 19 nghiệp. Logo càng dễ nhận biết, càng gây ấn tượng thì sẽ càng tốt cho cả việc quảng cáo và giúp xây dựng được văn hóa cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như hình ảnh một quả táo bị khuyết một góc sẽ được tiếp nhận và ghi nhớ nhanh chóng hơn là dòng chữ Apple, hay hình ảnh bông sen vàng cách điệu sẽ dễ nhớ hơn dòng chữ Vietnam Airline. Đồng phục: Là những trang phục giống nhau về màu sắc, kiểu dáng, thiết kế…giữa các thành viên trong cùng tập thể. Thể hiện tính thống nhất, sự đoàn kết của các thành viên trong cùng một tập thể và để có thể phân biệt được giữa tập thể này với tập thể khác, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Khẩu hiệu: Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, một tổ chức. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Một ví dụ điển hình, T.J.Watson – con trai của người sáng lập công ty International Business Machines đã sử dụng cách ẩn dụ “vịt trời” để gọi nhân viên của mình. Quan điểm của ông là: “Bạn có thể biến vịt trời thành vịt nhà chứ không thể biến vịt nhà thành vịt trời”, tức là việc để cho các nhân viên của mình tự do và tránh thuần hóa các nhân viên giàu tính sáng tạo trong doanh nghiệp của mình. Nghi lễ, nghi thức: Một trong số những biểu trưng quan trọng của văn hoá doanh nghiệp là nghi thức (rituals) và nghi lễ (cereminies). Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, chương trình, sự kiện văn hoá xã hội chính thức, nghiêm trang, được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ của doanh nghiệp và thường được tổ chức vì lợi ích của những người đến tham dự. Những người quản lý có thể sử dụng các nghi lễ như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng. Đó cũng là những dịp đặc biệt để nhấn mạnh những giá trị riêng biệt của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng sẻ chia, để nêu gương và khen tặng những tấm gương tiêu biểu trong doanh nghiệp góp phần làm gắn kết mọi người trong doanh nghiệp. Theo tác giả
- 20 Nguyễn Mạnh Quân (2012), Chuyên đề văn hóa doanh nghiệp, có 4 loại nghi lễ trong doanh nghiệp như sau: Nghi lễ chuyển giao: bao gồm các hoạt động như khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới hay lễra mắt tạo thuận lợi cho việc thâm nhập vào cương vị mới, vai trò mới. Nghi lễ củng cố: Doanh nghiệp trao thưởng cho nhân viên nhằm củng cố văn hóa doanh nghiệp và tôn thêm vị thế của nhân viên trong doanh nghiệp. Nghi lễ nhắc nhở: gồm các hoạt động sinh hoạt văn hóa, chuyên môn khoa học, mục đích của hoạt động này là nhằm duy trì cơ cấu xã hội và tăng năng lực tác nghiệp cho nhân viên. Nghi lễ liên kết: các dịp lễ hội, liên hoan, dã ngoại, đi du lịch nhằm khôi phục và khích lệ, chia sẻ tình cảm nhằm tạo sự gắn bó đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Giai thoại: Thường được thêu dệt từ những sự kiện có thật của doanh nghiệp, được các thành viên chia sẻ. Những giai thoại này có thể là những sự kiện, tấm gương điển hình, những câu chuyện cho việc thực hiện thành công hay thất bại một giá trị, một chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng nó làm bài học kinh nghiệm để các thành viên trong doanh nghiệp có thể truyền bá cho những thế hệ đi sau. Các giai thoại này có thể truyền đạt thông tin, làm cho nhân viên cảm thấy gần gũi hơn, đó cũng chính là nguồn động lực, tấm gương cho các nhân viên, giúp họ hoàn thành công việc của mình tốt hơn. Các ấn phẩm: Các ấn phẩm bao gồm những tư liệu chính thức có thể giúp khách hàng, đối tác có thể nhận thấy rõ được về cấu trúc văn hóa của một doanh nghiệp. Các ấn phẩm này có thể bao gồm: bản tuyên ngôn sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sổ vàng truyền thống, tạp chí hàng tháng, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tờ rơi, lịch giấy, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 440 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 372 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 271 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 278 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 310 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 262 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 278 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 198 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 236 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 169 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 209 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 143 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 164 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 137 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn