intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các yếu tố lợi nhuận trước thuế và dự phòng, lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn cấp 1, tỷ lệ nợ xấu, thời kỳ khủng hoảng tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TƯỜNG VINH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành : 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TƯỜNG VINH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành : 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ CÔNG HƯỞNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn: “Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này tôi cam đoan rằng toàn phần hoặc một phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Hồ Công Hưởng người đã hướng dẫn trực tiếp giúp tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô khoa Sau đại học nói chung và các Thầy Cô trực tiếp giảng dạy các bộ môn trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Ngân hàng TP. HCM nói riêng đã giúp tôi hoàn thành xong khóa học ngành Tài Chính Ngân Hàng. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp CH23C1, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài nghiên cứu này. Trân trọng cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các yếu tố lợi nhuận trước thuế và dự phòng, lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn cấp 1, tỷ lệ nợ xấu, thời kỳ khủng hoảng tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FE), mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) để chọn ra mô hình tốt nhất cho nghiên cứu, với mẫu ngẫu nhiên gồm 23 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cụ thể chứng minh 4 trên 6 yếu tố đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê. Trong khi lợi nhuận trước thuế và dự phòng, dự phòng rủi ro tài chính năm trước, tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều thì các yếu tố còn lại là tỷ lệ vốn cấp 1 có tác động ngược chiều với mức dự phòng rủi ro tài chính. Mặt khác, nghiên cứu cũng đã tìm thấy bằng chứng của sự ưu tiên trong quyết định của các lãnh đạo ngân hàng khi phải đối mặt với cùng lúc hai động lực mâu thuẫn. Cụ thể, giữa làm mềm lợi nhuận và quản lý vốn điều tiết thì các nhà quản lý ưa thích làm mềm lợi nhuận hơn. Đồng thời, giữa hai động lực đảm bảo chất lượng khoản vay và quản lý vốn thì các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý vốn điều tiết.
  6. iv ABSTRACT The thesis “Factors affecting the credit risk provisions of Vietnam’s commercial banks” is conducted with the aim of studying the factors of profit before tax and provision, profit before tax and the past provision, bank size, level 1 capital ratio, non-performing loans ratio and crisis period affecting the credit risk provisions of Vietnam’s commercial banks. The study used Pooled OLS regression estimation, fixed effects model (FEM), radom effects model (REM) to choose the best model with a random sample of 23 joint- stock commercial banks in the period from 2010 to 2020. The findings indicate that profit before tax and provisions, the credit risk provisions of the previous year, bad debts ratio have positive movements with the ratio of credit risk provisions, whereas level 1 capital ratio does negatively. For further purpose, the findings would be useful for agencies and administrators to set policies related to the credit risk of commercial banks in Vietnam.
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt LLP Dự phòng rủi ro tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần RRTD Rủi ro tín dụng BCTC Báo cáo tài chính EBTP Lợi nhuận trước thuế và dự phòng NPL Nợ xấu SIGN Thu nhập trước thuế và dự phòng năm trước MCAP Tỷ lệ vốn cấp 1 TRC Tổng vốn Cấp 1 và Cấp 2 SIZE Quy mô ngân hàng
  8. vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.6. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.7. Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.8. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .............................................................................. 7 2.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 7 2.1.1. Rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng .......................... 7 2.1.2. Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP).................................................................. 11 2.2. Các lý thuyết có liên quan ................................................................................. 14 2.3. Lược khảo các công trình nghiên cứu trước về dự phòng rủi ro tín dụng ........ 14 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 18 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 20 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 20 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 21 3.3. Mô tả các biến ................................................................................................... 22 3.4. Các giả thuyết của nghiên cứu .......................................................................... 24 3.4.1. Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro và dự phòng rủi ro tín dụng ....... 24 3.4.2. Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro năm trước và dự phòng rủi ro tín dụng....................................................................................................................... 25 3.4.3. Quy mô ngân hàng và dự phòng rủi ro tín dụng ......................................... 26
  9. vii 3.4.4. Tỷ lệ vốn Cấp 1 và dự phòng rủi ro tín dụng.............................................. 27 3.4.5. Nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng............................................................ 30 3.4.6. Ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái và dự phòng rủi ro tín dụng................... 30 3.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 32 3.6. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 32 3.7. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 36 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 37 4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................. 37 4.2. Phân tích tương quan ......................................................................................... 38 4.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................... 40 4.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình .............................................................. 43 4.4.1. Kiểm định phương sai thay đổi ................................................................... 43 4.4.2. Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi .................................................... 44 4.5. Khắc phục các khuyết tật của mô hình .............................................................. 44 4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 46 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 48 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 50 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 50 5.2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 50 5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................... 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................i PHỤ LỤC ..................................................................................................................vi
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 Định nghĩa và công thức tính các biến của mô hình 25 Bảng 3.2: Danh sách các ngân hàng được chọn mẫu số liệu 2 27 để nghiên cứu 3 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát 30 4 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan 32 5 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 33 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng các nhân tố tác động theo mô 6 34 hình Pooled OLS, Fixed Effect và Random Effect Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả hồi quy theo mô hình POOLED 7 37 OLS, FE, RE và GLS 8 Bảng 4.6: Kết luận các giả thuyết thống kê 41
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Phần mở đầu giới thiệu khái quát cơ sở hình thành luận văn, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu luận văn. 1.1. Lý do nghiên cứu Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô, là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông qua hoạt động tín dụng. Ngân hàng nhà nước (NHNN) thông qua NHTM thực hiện chính sách tiền tệ điều tiết nền kinh tế. Tín dụng là mảng hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Số liệu báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy lợi nhuận từ tín dụng luôn chiếm đến hơn 70% tỷ trọng trong lợi nhuận của các NHTM. Rủi ro lớn nhất mà các NHTM luôn phải đối mặt khi đặt mục tiêu về tăng trưởng tín dụng là rủi ro tín dụng, không chỉ gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, mà có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, gồm các yếu tố thuộc về bản thân các ngân hàng và các yếu tố bên ngoài. Do vậy, để quản lý rủi ro tín dụng tốt và xử lý rủi ro tín dụng tận gốc, việc nghiên cứu tác động của các yếu tố này tới rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Nợ xấu ở Việt Nam thời gian qua được kiểm soát khá tốt, nhưng luôn có nguy cơ tăng lên do các áp lực tăng trưởng tín dụng, hạn chế trong năng lực quản trị rủi ro tín dụng của bản thân các NHTM, và các yếu tố vĩ mô bên ngoài như dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Nợ xấu có tác động tiêu cực không chỉ đối với các NHTM mà còn đối với nền kinh tế. Theo các chuyên gia, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam vẫn đang tăng trưởng dương, một phần nhờ nợ xấu chưa bộc lộ hoàn toàn, phần khác là do các ngân hàng đã chủ động tiết giảm chi phí hoạt động và tăng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng. Báo cáo tài chính của các NHTM cũng cho thấy các khoản trích lập dự
  12. 2 phòng rủi ro đang có xu hướng tăng qua các năm, một động thái chuẩn bị sẵn sàng cho những áp lực xử lý nợ không chỉ trong 1-2 năm mà còn có thể tiếp tục kéo dài cho các năm về sau. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tế. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua việc nghiên cứu tác động của các yếu tố đến dự phòng RRTD, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng để quản lý tốt dự phòng RRTD, đưa ra những gợi ý chính sách đối với nhà đầu tư và cơ quan giám sát về việc kiểm soát trình trạng điều tiết lợi nhuận thông qua dự phòng RRTD. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng RRTD tại các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu. Xác định chiều tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến dự phòng RRTD. Đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhằm tăng cường hiệu quả dự phòng RRTD. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau: • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dự phòng RRTD? • Chiều tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến dự phòng RRTD như thế nào?
  13. 3 • Những khuyến nghị nào được đưa ra cho các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhằm tăng cường hiệu quả dự phòng RRTD? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của các yếu tố đến dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, cụ thể: 23 ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam được niêm yết trên các sàn giao dịch HOSE, UPCOME, HNX và OTC. Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2020 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định lượng. Luận văn sử dụng các nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc xác định các yếu tố các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và các tài liệu liên quan của 23 ngân hàng TMCP Việt Nam được công bố thông tin giai đoạn 2010 đến 2020. 1.6. Nội dung nghiên cứu Làm sáng tỏ lý luận về các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng thông qua các bài nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước. Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 bằng phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa các khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhằm tăng cường hiệu quả dự phòng RRTD.
  14. 4 1.7. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện kiểm chứng lại các lý thuyết trong điều kiện thực tế tại Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam để có thể quản lý một cách hiệu quả dự phòng RRTD góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra bằng chứng về việc các NHTM Việt Nam sử dụng dự phòng RRTD như một công cụ để quản trị lợi nhuận. Từ đó đưa ra các gợi ý cho cơ quan quản lý để có biện pháp kiểm soát hiện tượng này. 1.8. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1 – Giới thiệu: Chương này giới thiệu những nét chính về công trình nghiên cứu bao gồm: Cơ sở hình thành luận văn, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan: Chương này trình bày về cơ sở lý luận và lược khảo các đề tài nghiên cứu trước đây. Đầu tiên, sẽ tìm hiểu về RRTD, phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD và các nhân tố tác động đến dự phòng RRTD. Kế đến tác giả cũng đề cập đến lý thuyết về quản trị lợi nhuận và việc sử dụng dự phòng RRTD để quản trị lợi nhuận. Sau cùng, chương này cũng sẽ tổng kết lại các nghiên cứu trước đây về dự phòng RRTD và quản trị lợi nhuận bằng dự phòng RRTD để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình cho chương sau. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Trên cở sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước, chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình nghiên cứu.
  15. 5 Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Chương này sẽ đưa ra mô hình hồi quy phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính và dự phòng RRTD. Với chương này, chúng ta sẽ biết được các nhân tố tài chính nào có mối quan hệ như thế nào với dự phòng RRTD và mức độ tác động của từng nhân tố ra sao. Cùng với đó, chương này cũng đưa ra bằng chứng về việc các NHTM Việt Nam sử dụng dự phòng RRTD để quản trị lợi nhuận như thế nào. Với những mục đích trên, chương này sẽ gồm các nội dung sau: thống kê mô tả các biến, phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình, kết quả ước lượng mô hình, kiểm định các khuyết tật và sự phù hợp của mô hình để đưa ra mô hình tối ưu, phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến dự phòng RRTD. Chương 5 – Kết luận và khuyến nghị: Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận về bài nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị với các nhà quản trị ngân hàng trong việc sử dụng các nhân tố tài chính để quản lý dự phòng RRTD nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, chương này cũng đưa ra những gợi ý cho nhà đầu tư khi xem xét các thông tin tài chính của ngân hàng để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình ngân hàng và cơ quan quản lý để có biện pháp kiểm soát vấn đề trích lập dự phòng RRTD nhằm nâng cao chất lượng thông tin mà các ngân hàng công bố ra. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Phần này giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra lý do tại sao chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, nội dung và ý nghĩa của đề tài. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu định lượng cho dữ liệu bảng được thu thập tại các NHTM giai đoạn từ 2011 – 2020. Tác giả mong muốn bài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống lại các cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính đến dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra các bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng để làm căn cứ đưa ra các khuyến nghị
  16. 6 hiệu quả cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như cơ quan quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.
  17. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết liên quan đến dự phòng rủi ro tín dụng. Các yếu tố có tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó hình thành các giả thuyết nghiên cứu. 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng Theo khoản 1, điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo khoản 24, điều 2 thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Theo hiệp ước Basel II và thông lệ quốc tế, rủi ro tín dụng là khả năng bên vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác nhau như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả được nợ gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  18. 8 Theo Ghosh (2012), “có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, bao gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong ngân hàng. Các nguyên nhân phổ biến từ phía NHTM có thể kể đến như: quyết định tín dụng quá dễ dàng, quản trị tín dụng kém hiệu quả, những sự kiện bất ngờ không lường trước được và sự ngoan cố không trả nợ xuất phát từ phía khách hàng. Các yếu tố bên ngoài bắt nguồn từ sự suy yếu của kinh tế vĩ mô, tình trạng xấu đi của các điều kiện kinh tế và sự phát triển kém của thị trường bên ngoài. Mối quan hệ nghịch chiều từ điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến người đi vay, khi nó làm suy giảm nguồn thu nhập và tăng khả năng không trả được nợ của họ. Các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi của chính sách tài khóa, cung tiền, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hạn chế thương mại hoặc sự biến đổi của thị trường tài chính cũng sẽ ảnh hưởng đến danh mục tín dụng của ngân hàng”. Các chỉ tiêu để đo lường rủi ro tín dụng (RRTD) là: Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Dư nợ tín dụng Đây là “chỉ tiêu quan trọng để đo lường RRTD của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn. Nguy cơ khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng rất lớn, ngân hàng có thể mất vốn, suy giảm doanh thu và lợi nhuận” (Ghosh, 2012). Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ rủi ro tín dụng và tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Như định nghĩa ở trên, rủi ro tín dụng chỉ phản ánh khả năng có thể xảy ra, nó mang tính chất tiềm ẩn. Còn khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, nghĩa là khách hàng đã không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, gây ra những tổn thất cho ngân hàng thì đó là tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Như vậy có thể thấy một khoản cho vay của ngân hàng tuy chưa quá hạn nhưng nó vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Trong đó, tiềm ẩn khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng nếu những kỳ trả nợ sau đó khách hàng vay của ngân hàng không thể thực hiện cam kết hoàn trả vốn vay như đã ký trong hợp đồng tín dụng. Tương tự như vậy thì một ngân hàng tuy tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng không thể loại trừ rủi ro tín dụng cao. Điều này cho thấy, rủi ro tín dụng mang tính tất yếu và nó gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng:
  19. 9 Quy mô ngân hàng: Quy mô là giá trị thị trường của ngân hàng, các nghiên cứu thường đo bằng logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng để điều chỉnh biến này về giá trị tương đồng với các biến khác trong mô hình. Quy mô ngân hàng có thể tác động lên nợ xấu theo cả chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Những ngân hàng lớn có thể quản lý nợ xấu hiệu quả hơn nhờ khả năng đa dạng hóa danh mục cho vay và khả năng quản trị RRTD vượt trội so với ngân hàng nhỏ (Das & Saibal, 2007). Tuy nhiên, những ngân hàng lớn cũng có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao do kỳ vọng được chính phủ bảo vệ nếu có nguy hiểm xảy ra, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn (Nguyễn Thùy Dương & Trần Thị Thu Hương, 2017). Lợi nhuận của ngân hàng: Để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, các nghiên cứu thường sử dụng ROA (Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản) hoặc ROE (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), ngụ ý về mức độ quản lý hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu để tạo ra thu nhập. Nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời và nợ xấu. Dimitrios và cộng sự (2010) cho rằng quản lý kém liên quan đến các kỹ năng kém trong chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm và cam kết giám sát khách hàng vay nợ. Trong khi đó, Zribi và cộng sự (2011) cho rằng, một ngân hàng có khả năng sinh lời cao có ít động lực tạo thu nhập hơn, do đó, ít bị ràng buộc hơn khi tham gia vào các hoạt động cho vay có rủi ro. Cơ cấu vốn: Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là biến đại diện cho mức độ vốn hóa. Delis, Tran và Staikouras (2011) cho rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn, do các yêu cầu về vốn khắt khe hơn, ngụ ý rằng ngân hàng thận trọng hơn trong hành vi cho vay. Ngượ lại, tỷ lệ đòn bẩy c tài chính thấp dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu, do nhà quản lý ngân hàng dễ dàng khuyến khích rủi ro đạo đức, tăng danh mục cho vay trong khi ngân hàng chưa đủ vốn hóa. Quy mô tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem như một trong những yếu tố ảnh hưởng và cảnh báo sớm tới RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
  20. 10 Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có thể lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào nới giai đoạn kinh tế suy thoái. Nghiên cứu của Salas & Saurina (2002) cho thấy tác động này có thể với độ trễ từ 1 đến 4 năm. Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát tăng làm giảm giá trị thực của khoản vay và giảm các khoản nợ không có khả năng trả nợ (Jabra và cộng sự, 2017). Mặt khác, lạm phát làm mất giá đồng tiền, giảm tỷ lệ lợi nhuận nói chung. Khi lạm phát gia tăng tương quan dẫn đến lãi suất tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ. Cùng với các phí tổn khác, chi phí của dịch vụ nợ cũng gia tăng, doanh nghiệp và cá nhân đi vay có thể gặp khó khăn khi trả nợ (Lê Bá Trự, 2018). c Tỷ giá: Khi đồng nội tệ mất giá, sức mua đồng nội tệ giảm làm giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, sẽ làm tăng chi phí sản xuất và gián tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát có thể xảy ra và những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm trung gian nhập khẩu sẽ phải gánh nặng nợ khi chi phí vốn vay tăng. Từ đó, RRTD có xu hướng tăng. Tác động của rủi ro tín dụng đến ngân hàng Rủi ro tín dụng làm suy giảm uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng có rủi ro lớn là một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ các ngân hàng. Tình hình đó sẽ được báo chí nêu làm cho dân chúng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào. Các ngân hàng vì thế mà lánh xa, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý,... làm mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút. Các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn. Trong lúc đó, các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn, trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1