intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu (Agribank Bạc Liêu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG VĂN HÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG VĂN HÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bạc Liêu” đƣợc hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp do tôi tự thực hiện. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Luận văn này là mới và không sao chép từ bất kỳ một luận văn nào khác. Bạc Liêu, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Tác giả HOÀNG VĂN HÀ
  4. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng nhƣ là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu khoa học cũng đƣợc hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trƣờng Đại học, các tổ chức nghiên cứu. Đặc biệt hơn nữa là sự sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trƣớc hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô: Lê Thị Tuyết Hoa ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Em xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trƣờng Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè những ngƣời quan tâm đến đề tài, tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! Bạc Liêu, ngày 20 tháng 10 năm 2018. Tác giả Hoàng Văn Hà
  5. MỤC LỤC TRANG BÌA NGOÀI TRANG BÌA TRONG LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC Trang 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ i 2. MỤC TIÊUNGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. ii 2.1. Mục tiêu tổng quát: .................................................................................................... ii 2.2. Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................................... ii 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... iii 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... iii 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. iv 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... iv 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... v 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................... v 8.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................................................... v 8.2 Các nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................................... vii 8.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................................ xi 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................... xi CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV ....................................................................................................................... 1
  6. 1.1. Chất lƣợng tín dụng ngân hàng thƣơng mại .............................................................. 1 1.1.1. Tín dụng ngân hàng thƣơng mại ................................................................................ 1 1.1.2. Quan niệm về chất lƣợng tín dụng ngân hàng ........................................................... 4 1.2. Chất lƣợng tín dụng ngân hàng thƣơng mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ........ 5 1.2.1. Doanh nghiệp vừa vả nhỏ .......................................................................................... 5 1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................ 8 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................................................................................................... 9 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. ....... 11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA AGRIBANK BẠC LIÊU ............................................................... 18 2.1. Giới thiệu khái quát về Agribank Bạc Liêu ................................................................ 18 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank Bạc Liêu ................................................................... 19 2.1.2. Đội ngũ nhân viên ngân hàng .................................................................................. 20 2.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của Agribank Bạc Liêu ...................................................... 21 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................. 21 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu ................................................................................................................................. 24 2.2.1. Quy trình tín dụng.................................................................................................... 24 2.2.2. Doanh số cho vay và dƣ nợ ..................................................................................... 25 2.2.3. Tình hình khách hàng .............................................................................................. 27 2.2.4. Cơ cấu doanh số cho vay ......................................................................................... 28 2.3. Phân tích chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu .................................................................................................................................... 31 2.3.1. Nợ quá hạn ............................................................................................................... 31 2.3.2. Nợ xấu ..................................................................................................................... 33 2.3.3. Cơ cấu dƣ nợ............................................................................................................ 36 2.3.4. Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng) .................. 37
  7. 2.4. Đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Agribank Bạc Liêu ................................................................................................................................. 38 2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................................... 38 2.4.2. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế ........................................................................ 41 2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế ................................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 48 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA AGRIBANK BẠC LIÊU ............................................... 49 3.1. Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN của Agribank Bạc Liêu. ................................................................................................................................. 49 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN của Agribank Bạc Liêu ............................................................................................................................. 49 3.2.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với DNVVN ....................................... 50 3.2.2. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình tín dụng................................................................ 50 3.3.3. Tăng trƣởng tín dụng hợp lý đối với DNVVN ........................................................ 51 3.2.4. Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu ............................................... 52 3.2.5. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án ...................................................... 54 3.2.6. Quản lý các khoản vay, thu hồi nợ vay ................................................................... 55 3.2.7. Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................................. 56 3.3. Kiến nghị ................................................................................................................. 58 3.3.1. Đối với NHNN ........................................................................................................ 58 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................................... 59 3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. ........ 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 64 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 65
  8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Bạc Liêu: .......................................................... 19 Sơ đồ 2. 1: Quy trình tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu .......................... 25 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Bạc Liêu ..................................................... 22 Bảng 2. 2: Doanh số cho vay DNNVV của Agribank Bạc Liêu ....................................... 26 Bảng 2. 3: Cơ cấu doanh số cho vay DNVVN theo ngành kinh tế tại Agribank Bạc Liêu ........................................................................................................................................... 30 Bảng 2. 4: Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN theo lĩnh vực tại Agribank Bạc Liêu .............. 35 Bảng 2. 5:Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động vốn ............................................................ 39 Bảng 2. 6: Kết quả kinh doanh của Agribank Bạc Liêu .................................................... 40
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng của Agribank Bạc Liêu ..................................... 23 Biểu đồ 2. 2: Tình hình khách hàng (DNVVN) có dƣ nợ tín dụng tại Agribank Bạc Liêu ........................................................................................................................................... 27 Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu doanh số cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại Agribank Bạc Liêu ..... 28 Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu doanh số cho vay DNVVN theo loại tiền tại Agribank Bạc Liêu ... 29 Biểu đồ 2. 5: Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu .......... 32 Biểu đồ 2. 6: Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN phân theo đối tƣợng/tổng nợ xấu của ngân hàng ........................................................................................................................................... 33 Biểu đồ 2. 7:Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN của Agribank Bạc Liêu so với tỷ lệ nợ xấu của Agribank...................................................................................................................... 34 Biểu đồ 2. 8: Tình hình cơ cấu dƣ nợ cho vay DNVVN theo thời hạn tại Agribank Bạc Liêu .................................................................................................................................... 36 Biểu đồ 2. 9: Vòng quay vốn tín dụng qua các năm từ 2012 đến 2017 của Agribank Bạc Liêu .................................................................................................................................... 37 Biểu đồ 2. 10: Tình hình huy động vốn của Agribank Bạc Liêu ...................................... 39
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank Bạc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi Liêu nhánh tỉnh Bạc Liêu DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHLD Ngân hàng liên doanh NHNNg Ngân hàng nƣớc ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization) TCTD Tổ chức tín dụng TDNH Tín dụng ngân hàng
  11. i PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình phát triển kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Chính vì vậy Chính phủ nƣớc ta đã có rất nhiều chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kể từ khi triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thƣơng mại và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc cải thiện theo hƣớng cởi mở hơn, gần gũi hơn và hiệu quả hơn; tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, tỷ lệ vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khiêm tốn. Chính vì thế hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của các ngân hàng thƣơng mại cần đƣợc cải thiện và chú ý nhằm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và kích thích các doanh nghiệp hoạt động đƣợc hiệu quả cao. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trƣớc sức ép cạnh tranh đang ngày càng gay gắt với các NHTM trong nƣớc, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đang ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lƣợng phục vụ và các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nƣớc ngoài với năng lực tài chính rất lớn, đã đƣợc đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO kể từ ngày 1/1/2011. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bạc Liêu nói riêng
  12. ii đã và đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo hệ thống, đứng vững và hoạt động có hiệu quả. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà Nƣớc chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Bạc Liêu mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhƣng chất lƣợng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ quá hạn còn khá cao. Từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bạc Liêu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hoá với những thách thức và khó khăn; việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, học viên quyết định chọn đề tài “Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-chi nhánh tỉnh Bạc Liêu” để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu tự nó đã hàm chứa ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. 2. MỤC TIÊUNGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-chi nhánh tỉnh Bạc Liêu (Agribank Bạc Liêu). 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt đƣợc mục đích tổng quát là phân tích thực trạng và để xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. Mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Phân tích đƣợc thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu.
  13. iii - Đánh giá đƣợc thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu: Chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài nghiên cứu về chất lƣợng tín dụng, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. Do chiến lƣợc hoạt động của tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu không thể tách rời với chiến lƣợc phát triển tổng quan của hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nên các phân tích ở tầm vĩ mô cũng sẽ dẫn chiếu một cách phù hợp với nội dung nghiên cứu. + Về thời gian: Số liệu liên quan đến tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu từ năm 2012 đến năm 2017. + Về nội dung: Nghiên cứu chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các câu hỏi nghiên cứu dƣới đây đƣợc xác định để đảm bảo thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Thực trạng chất lƣợng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2017 nhƣ thế nào? Chi nhánh đã làm gì để nâng cao chất lƣợng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ? - Agribank Bạc Liêu đã đạt đƣợc kết quả gì về chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?
  14. iv - Những giải pháp và đề xuất kiến nghị nào để nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu trong giai đoạn tiếp theo? 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp để phục vụ cho nghiên cứu, trong đó tập trung vào các phƣơng pháp chủ yếu sau: - Phƣơng pháp thống kê: là phƣơng pháp thu thập và trình bày có hệ thống các số liệu lấy từ báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012-2017, tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các biến số về quy mô ngân hàng; mạng lƣới hoạt động; Agribank Bạc Liêu để từ đó kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác làm rõ đối tƣợng và mục tiêu cần nghiên cứu: Phân tích đƣợc thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. - Phƣơng pháp so sánh: phƣơng pháp sử dụng số liệu thu thập đƣợc đem ra so sánh theo từng giai đoạn nghiên cứu, để làm rõ tình hình cho vay, chất lƣợng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012-2017. - Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp: là phƣơng pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, thông qua các chỉ số phản ánh chất lƣợng tín dụng. Xác định mối quan hệ, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng tiêu chí lên chất lƣợng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2017. Số liệu đƣợc lấy từ báo cáo tổng hợp thƣờng niên theo năm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoặc từ báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012 – 2017. - Ngoài ra, học viên còn sử dụng phƣơng pháp định tính trong việc phân tích mô tả các nhân tố tác động đến chất lƣợng tín dụng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Agribank Bạc Liêu. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tổng hợp cơ sở lý luận về chất lƣợng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV.
  15. v - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012 – 2017. Từ đó, đánh giá chất lƣợng tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng tại Agribank Bạc Liêu. - Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý thuyết Luận văn đã hệ thống hóa và vận dụng các lý thuyết về đánh giá chất lƣợng tín dụng trong quản trị ngân hàng hiện đại để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu. Về mặt thực tiễn Luận văn hỗ trợ cung cấp thông tin cho các nhà Quản trị hệ thống ngân hàng Agribank nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu nói riêng trong việc hoạch định các chiến lƣợc phát triển nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh Bạc Liêu. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Các đề tài nghiên cứu liên quan đến chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc nghiên cứu trên nhiều góc độ ở trên thế giới và cả ở Việt Nam. Từ những công trình nghiên cứu mang tính khoa học đến những công trình nghiên cứu ứng dụng đã đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng lớn trên thế giới. 8.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc Phƣơng pháp phân tích định tính trong đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng đã đƣợc sử dụng trong một số các nghiên cứu nhƣ của Allan Manning (2004) với đề tài nghiên cứu các giải pháp nhằm ngăn chặn khủng hoảng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó khẳng định vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc gia tăng nguồn vốn để phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Úc (lấy mẫu là 12 doanh nghiệp
  16. vi có số lao động nhỏ hơn 500 ngƣời trong giai đoạn 1997 – 2001: giai đoạn diễn ra khủng hoảng tài chính ở Châu Á). Nghiên cứu của Beck và Demirguc-Kunt (2006), kết quả khảo sát hơn 80 nƣớc giai đoạn 1999-2000 cho thấy đa số các quốc gia đều chú trọng đến vấn đề tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu của LiJiaJu (2011) đã đề cập đến những khó khăn và thách thức của hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực tài chính; trong đó tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích cơ bản nhƣ: Nhìn nhận kinh nghiệm của các nƣớc lân cận, mô tả thực trạng tiếp cận vốn trực tiếp và gián tiếp tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm cải thiện tình hình tín dụng ngân hàng tại Trung Quốc. Hay nghiên cứu của Wu Jian Ming (2011), lấy mẫu 32 khoản vay nợ từ các doanh nghiệp để từ đó phân tích các rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc; từ đó đƣa ra giải pháp cho các ngân hàng thƣơng mại trong việc quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảng 8.1: Bảng tổng hợp các đề tài nghiên cứu ngoài nƣớc ST Đề tài Nội dung Kết quả nghiên cứu Tác giả T nghiên cứu nghiên cứu Nghiên cứu các Khẳng định vai trò Strategic giải pháp nhằm của tín dụng ngân Management ngăn chặn hàng trong việc gia Allan of Crises in 1 khủng hoảng tại tăng nguồn vốn để Manning Small and các doanh phát triển của các Medium nghiệp vừa và doanh nghiệp vừa và Businesses nhỏ nhỏ tại Úc Mô tả thực trạng tiếp Economical cận vốn trực tiếp và Analysis on Nghiên cứu gián tiếp tại các doanh the Problem việc hỗ trợ tài nghiệp vừa và nhỏ, of the Small chính cho các tìm ra nguyên nhân và 2 LiJiaJun and Medium- doanh nghiệp đƣa ra các giải pháp vĩ sized vừa và nhỏ của mô và vi mô nhằm cải Enterprises’ ngân hàng tại thiện tình hình tín Financing in Trung Quốc dụng ngân hàng tại China Trung Quốc Beck và Small and Vấn đề tài Khảo sát hơn 80 nƣớc 3 Demirguc medium-size chính của các giai đoạn 1999-2000 -Kunt enterprises: doanh nghiệp cho thấy đa số các
  17. vii Access to vừa và nhỏ quốc gia đều chú finance as a trọng đến vấn đề tài growth chính của các doanh constraint nghiệp vừa và nhỏ. Improve the Rủi ro tín dụng Small and của NHTM Medium- trong việc cấp Phân tích các rủi ro tín sized tín dụng đối với dụng và đƣa ra giải WuJianMin Enterprises doanh nghiệp pháp quản lý rủi ro tín 4 g Credit Risk vừa và nhỏ tại dụng đối với doanh Rating tỉnh Giang Tô, nghiệp vừa và nhỏ. System of Trung Quốc Commercial Bank 8.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan đến đề tài chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thƣơng mại thời kỳ hội nhập, trong thời gian qua đã có một số tác giả trong nƣớc quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, những nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận theo phƣơng pháp phân tích định tính truyền thống, cụ thể nhƣ: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng - Chi nhánh Long An, đề tài nghiên cứu thực trạng cho vay tín dụng cho DNVVN trong 03 năm 2005, 2006 và 2007; tác giả đã sử dụng phƣơng pháp định tính để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, đồng thời đã xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại Long An. Đề tài đã đƣa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về một số vấn đề liên quan đến tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa đi sâu nghiên cứu chất lƣợng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Nghiên cứu của Lê Bá Minh Long (2011), Nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh
  18. viii để làm rõ nội dung nghiên cứu là chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác giả đã phân tích chất lƣợng tín dụng thông các nhóm chỉ tiêu về tăng trƣởng tín dụng, nhóm chỉ tiêu về nợ có tài sản bảo đảm, nhóm chỉ tiêu về nợ xấu, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Kết quả: tác giả nhận xét chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phƣơng Đông đƣợc cải thiện hơn thông qua sự tăng lên về tăng trƣởng tín dụng đối với các DNNVV, tỷ lệ nợ có đảm bảo bằng tài sản cũng đƣợc tăng cao, chỉ tiêu về nợ xấu cũng đƣợc giảm xuống. Đề tài tuy thời gian nghiên cứu từ năm 2011, có thể tình hình và chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN không phù hợp với hiện tại nhƣng kết luận rút ra từ nghiên cứu và các giải pháp đƣa ra sẽ đƣợc học viên kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Đông (2012), nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam trong quá trình hội nhập; theo đó, tác giả đã xây dựng một số nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng ngân hàng thƣơng mại thể hiện trên các mặt cụ thể sau: (1) Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế; (2) Phƣơng diện lợi ích chủ sở hữu ngân hàng thƣơng mại; (3) Năng lực tài chính của ngân hàng thƣơng mại; (4) Mức độ an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại; (5) Năng lực quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng của một trong những NHTM có quy mô lớn nhất ở Việt Nam và phạm vi là hoạt động tín dụng đối với toàn bộ các đối tƣợng chứ không nghiên cứu riêng cho chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, tác giả đã kế thừa một phần cơ sở lý luận về các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHTM. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, đánh giá; kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng tín dụng là: Tỷ lệ nợ xấu, Tổng dƣ nợ, Tính đa dạng hóa của tài sản và sự phù hợp giữa cơ cấu vốn huy động và cho
  19. ix vay, Thu nhập ròng từ lãi cho vay, thu nhập từ lãi cho vay/Tổng dƣ nợ, Vòng quay vốn tín dụng. Kết quả nghiên cứu: Doanh số cho vay và dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh, tăng trƣởng khá nhanh cả về số lƣợng tín dụng, chất lƣợng tín dụng lại có xu hƣớng tăng, nợ xấu tăng lên, nợ quá hạn của khách hàng DNVVN tăng mạnh qua các năm tăng trƣởng dƣ nợ cao nhƣng tiềm ẩn nhiều rủi ro theo từng năm làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN. Với đề tài nghiên cứu này, học viên kế thừa về cách tiếp cận và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN.
  20. x Bảng 8.2: Bảng tổng hợp các đề tài nghiên cứu ngoài nƣớc S Nội dung nghiên Kết quả nghiên cứu Đề tài nghiên T Tác giả cứu cứu T Phân tích hoạt Sử dụng phƣơng Xác định đƣợc các nhân động tín dụng pháp định tính để tố ảnh hƣởng đến khả doanh nghiệp phân tích thực trạng năng tiếp cận tín dụng vừa và nhỏ hoạt động tín dụng chính thức của doanh Nguyễn trong hoạt động doanh nghiệp vừa nghiệp nhỏ tại Long An 1 Thị Thu của ngân hàng và nhỏ trong hoạt Hà thƣơng mại cổ động của ngân hàng phần Ngoại thƣơng mại cổ phần thƣơng - Chi Ngoại thƣơng - Chi nhánh Long An nhánh Long An Nghiên cứu là chất Chất lƣợng tín dụng đối Nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và lƣợng tín dụng với doanh nghiệp vừa đƣợc cải thiện hơn Lê Bá đối với doanh nhỏ và vừa tại Ngân thông qua sự tăng lên về 2 Minh nghiệp nhỏ và hàng TMCP tăng trƣởng tín dụng, tỷ lệ Long vừa tại Ngân Phƣơng Đông nợ có đảm bảo bằng tài hàng TMCP sản tăng cao, nợ xấu giảm Phƣơng Đông xuống Giải pháp Nghiên cứu chất Xây dựng chỉ tiêu phản nhằm nâng cao lƣợng tín dụng tại ánh chất lƣợng tín dụng: chất lƣợng tín Ngân hàng Thƣơng (1) Đáp ứng yêu cầu phát dụng tại Ngân mại Cổ phần Ngoại triển của nền kinh tế; (2) Nguyễn hàng Thƣơng thƣơng Việt Nam Phƣơng diện lợi ích chủ 3 Thị Thu mại Cổ phần trong quá trình hội sở hữu NHTM; (3) Năng Đông Ngoại thƣơng nhập. lực tài chính; (4) Mức độ Việt Nam trong an toàn hoạt động tín quá trình hội dụng; (5) Năng lực quản nhập lý hoạt động tín dụng Một số giải Chất lƣợng tín dụng Doanh số cho vay và dƣ pháp nâng cao cho vay đối với nợ tín dụng DNVVN tăng chất lƣợng tín doanh nghiệp vừa mạnh, chất lƣợng tín Nguyễn dụng cho vay và nhỏ của Ngân dụng giảm, nợ xấu, nợ 4 Thị Thu đối với doanh hàng TMCP Sài quá hạn tăng Hà nghiệp vừa và Gòn – Hà Nộ nhỏ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2