intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

57
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại một số NHTM Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, MB Bank.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH Hà Nội, năm 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tác giả luận văn. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực. Các giải pháp nêu ra được rút ra dựa trên cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn của tác giả. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Khánh Linh i
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS Mai Thu Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện một cách tốt nhất không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Khánh Linh ii
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ..................................................................................vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 7 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 9 1.2. Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại ......................9 1.2.1. Khái niệm chuyển đổi số ............................................................................. 9 1.2.2. Các giai đoạn chuyển đổi số ...................................................................... 11 1.2.3. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại .............................................. 13 1.2.4. Vai trò của chuyển đổi số trong ngân hàng ............................................... 14 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại.. 15 1.2.6. Các rủi ro thường gặp trong chuyển đổi số của ngân hàng thương mại .... 21 iii
  5. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 22 2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................23 2.2.1. Phương pháp định tính ............................................................................... 23 2.2.2. Phương pháp định lượng ............................................................................ 24 2.2.3. Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 25 2.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 34 3.1. Thực trạng chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam ........34 3.1.1. Thực trạng chuyển đổi số tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB Bank) ................................................................................................................. 36 3.1.2. Thực trạng chuyển đổi số tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Tecombank) ................................................................................................ 42 3.1.3. Thực trạng chuyển đổi số tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)...................................................................................... 46 3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................................49 3.2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu .................................................................... 49 3.2.2. Đánh giá sơ bộ các thang đo ...................................................................... 51 3.2.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy ......................................... 67 3.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 68 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................ 73 4.1. Triển vọng chuyển đổi số ngành ngân hàng ..................................................73 4.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam .....................................................................................................................73 4.2.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................... 73 iv
  6. 4.2.2. Nhóm giải pháp riêng ................................................................................ 80 4.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................86 4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................. 86 4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................... 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89 PHỤ LỤC ............................................................................................................... x v
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................23 Bảng 2.2. Tỷ lệ hồi đáp .............................................................................................24 Bảng 2.3. Phân tích hệ số tương quan .......................................................................30 Bảng 3.1. Phân loại mẫu thống kê.............................................................................50 Bảng 3.2. Thống kê mô tả thang đo: “Môi trường pháp lý” .....................................51 Bảng 3.3. Thống kê mô tả thang đo: “Công nghệ thông tin”....................................52 Bảng 3.4. Thống kê mô tả thang đo: “Cơ sở vật chất” .............................................53 Bảng 3.5. Thống kê mô tả thang đo: “Trình độ nhân viên” ......................................53 Bảng 3.6. Thống kê mô tả thang đo: “Quan điểm của ban lãnh đạo” .......................54 Bảng 3.7. Kết quả giao dịch thang đo Cronbach’alpha ............................................55 Bảng 3.8. Phân tích EFA biến độc lập ......................................................................56 Bảng 3.9. Phân tích EFA biến phụ thuộc ..................................................................58 Bảng 3.10. Phân tích tương quan Pearson ................................................................61 Bảng 3.11. Hệ số xác định phù hợp của mô hình .....................................................63 Bảng 3.12. Kết quả phân tích ANOVA ....................................................................64 Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy nhóm yếu tố ảnh hưởng đến Quá trình chuyển đổi số .........................................................................................................................65 Bảng 3.14. Kiểm định các giả thuyết thống kê .........................................................68 vi
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................32 Hình 1.1. Mô hình các giai đoạn trong chuyển đổi số. .............................................11 Hình 3.1. Đồ thị Histogram .......................................................................................67 vii
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ Viết tắt Nội Dung viết tắt AI Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo) ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động) CĐS Chuyển đổi số CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 CNTT Công nghệ thông tin EFA Phân tích nhân tố khám phá IoT Internet of Things (Internet vạn vật) KMO Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin MB Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội NH Ngân hàng NHĐT Ngân hàng điện tử NHNN Ngân hàng nhà nước NHS Ngân hàng số NHTM Ngân hàng thương mại PCM Hệ thống Trục thanh toán và quản lý dòng tiền SMS Dịch vụ tin nhắn ngắn SPSS Phần mềm phân tích thống kê Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam viii
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài luận văn “Chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam” được trình bày với bố cục 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1, tác giả đề cập đến tổng quan lý thuyết từ những nghiên cứu đi trước của các tác giả nước ngoài và tác giả Việt Nam, nhằm tạo cơ sở cho đề tài nghiên cứu này. Các lý thuyết được nêu ra là khái niệm, định nghĩa, nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số tại ngân hàng, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng. Chương 2, tác giả thiết kế mô hình nghiên cứu của đề tài, chọn ra các biến độc lập và phụ thuộc và lựa chọn phương pháp phân tích để đánh giá độ tương quan giữa các biến này và mức độ phù hợp với đề tài nghiên cứu Chương 3, tác giả thực hiện phân tích kết quả dựa trên thang đo và phương pháp đã lựa chọn. Đồng thời, tác giả đã đánh giá thêm về thực trạng chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương 4, dựa trên kết quả phân tích ở chương 3, tác giả đưa ra cái nhìn tổng thể về xu hướng chuyển đổi số trong ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả mong muốn đưa ra được thực trạng chuyển đổi số trong ngân hàng tại Việt Nam và đề xuất những giải pháp cụ thể giúp những nhà lãnh đạo ngân hàng trong công tác quản trị ngân hàng, đồng thời đóng góp thêm công trình nghiên cứu để những nhà nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện nghiên cứu những phần hạn chế mà nghiên cứu này chưa đề cập đến. ix
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, như: M-POS, Internet banking, Mobile banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử…; tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Nền tảng công nghệ để trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng hoàn toàn diễn ra trên môi trường mạng Internet, giúp khách hàng không phải tới ngân hàng cũng như ngân hàng không phải gặp trực tiếp khách hàng để hoàn tất giao dịch. Ngành ngân hàng đang sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tiên tiến, bao gồm: công nghệ sổ cái phân tán (DLT), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), và giao diện lập trình ứng dụng (API) (Phạm Xuân Hoè, 2021). Công nghệ số đã hỗ trợ ngân hàng có độ bao phủ rộng hơn, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn, không cần phải đến điểm giao dịch ngân hàng mà có thể truy cập dữ liệu, chuyển tiền thông qua các thiết bị di động. Chuyển đổi số được đề cập như là một trong những trụ cột chính trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Đại hội XIII của Đảng. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 08 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao. Ngoài ra, bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ngân hàng thương mại tham gia chuyển đổi số manh mẽ. Đứng trước diễn 1
  12. biến ngày càng phức tạp và không biết còn kéo dài bao lâu của đại dịch Covid-19 ngành ngân hàng nói chung đều sẽ phải áp dụng công nghệ số để chuẩn bị cho chặn đường dài nếu không muốn gián đoạn các hoạt động cũng như giảm nhu cầu của khách hàng. Cơ hội tuy có nhiều nhưng con đường phát triển của ngành ngân hàng trong thời đại chuyển đổi số vẫn còn nhiều trở ngại. Thứ nhất, vẫn những thiếu sót trong luật giao dịch điện tử, chưa có những quy định về chứng thực chữ ký điện tử, chữ ký số,… Thứ hai, cơ sở hạ tầng số đồng bộ, tập trung, chuẩn dữ liệu, chuẩn kỹ thuật kết nối và cơ sở dữ liệu dùng chung vẫn còn hạn chế và lạc hậu. Thứ ba, còn tồn đọng các vấn đề về an ninh an toàn, bảo mật thông tin chưa được quy định cụ thể trong các văn bản của Chính phủ trong khi tội phạm công nghệ cao vẫn xuất hiện tràn lan với nhiều kỹ thuật công nghệ tinh vi. Tất cả những điều trên là trở ngại và cũng là những thách thức để Nhà nước và chính những Ngân hàng phải đối mặt trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số, cũng như phân tích các nhân tố tác động đến chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại một số NHTM Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, MB Bank. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Tổng hợp lý luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng  Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, và tại các ngân hàng MB Bank, Techcombank, Vietcombank nói riêng  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số tại một số NHTM Việt Nam 2
  13. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chuyển đổi số tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Nghiên cứu cụ thể về vấn đề chuyển đổi số tại một số NHTM, các nhân tố tác động đến chuyển đổi số tại một số NHTM Việt Nam. Không gian: Đề tài được thực hiện tại Thành phố Hà Nội, cụ thể tại 3 ngân hàng là Vietcombank, Techcombank và MB Bank. Tác giả lựa chọn 3 ngân hàng này vì họ đã có những bước chuyển dịch số đáng kể và mạnh mẽ nhất trên thị trường. Các ngân hàng này chiếm thị phần người sử dụng dịch vụ lớn, đầu tư ngân sách lớn vào các giải pháp cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ số. Thời gian: Khảo sát được thực hiện từ tháng 04/2022 – đến tháng 06/2022. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu lý luận cơ bản về chuyển đổi số ngân hàng. Từ đó, tạo tiền đề cho các hướng nghiên cứu trong tương lai. Ý nghĩa thực tiễn: Từ nghiên cứu quá trình chuyển đổi số tại 3 ngân hàng Vietcombank, Techcombank, MB Bank, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội đánh giá được thực trạng qua trình chuyển đổi số, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số và xu hướng chuyển đổi số tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ lên kế hoạch xây dựng lại chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển công nghệ kỹ thuật thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại ngân hàng. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung chính của đề tài được chia thành 04 Chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TAỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
  14. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
  15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu nước ngoài đã tổng quan các khải niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến CĐS tại ngân hàng và phương pháp thúc đẩy CĐS tại các NHTM, cụ thể như sau: Chuyển đổi số được định nghĩa qua nghiên cứu của Naimi-Sadigh và cộng sự (2021) là một tập hợp các hành động được thực hiện bởi các tổ chức hoặc một quốc gia để áp dụng các công nghệ số mới nhằm nắm bắt lợi ích của họ và thay đổi đáng kể phương thức hoạt động của tổ chức với trọng tâm là các công nghệ đột phá. Các tổ chức cần có chiến lược rõ ràng, cơ cấu tổ chức phù hợp, năng lực kỹ thuật số, văn hóa tổ chức hỗ trợ và hệ thống quản trị cân bằng để thực hiện chuyển đổi số. Cụ thể hơn, trong nghiên cứu của tác giả Kitsios và cộng sự (2021), ông đã định nghĩa khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng là một quá trình liên tục, có tác động đến cả môi trường bên ngoài và bên trong thông qua việc thiết kế lại các quy trình nội bộ và các phương pháp hiện hữu. Có nhiều lý do khiến quá trình chuyển đổi số diễn ra, chẳng hạn như phục vụ các khu vực xa xôi không có chi nhánh vật lý, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hoặc cắt giảm chi phí hoạt động. Mục tiêu chính của nghiên cứu Aborampah (2010) là so sánh các nhận thức của khách hàng về quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng ở Ghana và Tây Ban Nha. Mẫu nghiên cứu 1400 người ở cả hai quốc gia đã được sử dụng. Tác giả sử dụng mô hình Servperf để đánh giá sự hài lòng khách hàng về quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 yếu tố phản ánh quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng: công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, quan điểm của ban lãnh đạo và môi trường pháp lý.Trong đó nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến CĐS tại ngân hàng là công nghệ thông tin, yếu tố ít tác động hơn là quan điểm của ban lãnh đạo. Từ đó 5
  16. tác giả có căn cứ để đưa ra các giải pháp liên quan đến tình hình công nghệ thông tin để thúc đẩy quá trình CĐS của hệ thống ngân hàng tại Ghana và Tây Ban Nha. Đến năm 2015, tác giả Kombo đã nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng về quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng Kenyan. Một cuộc khảo sát câu hỏi đã được thực hiện cho 403 khách hàng ngân hàng của năm ngân hàng hàng đầu ở Kenya. Phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập được từ khảo sát. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đo lường chất lượng dịch vụ bằng 05 yếu tố: Giá cả; Sự tin cậy; Khả năng đáp ứng; Sự thuận tiện; Sự bảo mật. trên cơ sở đó tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng. Kết quả phân tích chứng minh rằng mức độ hài lòng của khách hàng là hơn 60%. Kết quả cũng chứng minh rằng yếu tố quan trọng nhất cho quá trình chuyển đổi số NHĐT là cơ sở vật chất. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố giá cả dịch vụ là một trong những thành tố quan trọng đánh giá quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng. Năm 2017, tác giả Olga đã đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với quá trình chuyển đổi số ngân hàng Sberbank. Nghiên cứu sử dụng mô hình Servqual làm cơ sở cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với dữ liệu thu thập từ 100 khách hàng của ngân hàng. Theo kết quả, quá trình chuyển đổi số chịu tác động mạnh nhất từ yếu tố năng lực phục vụ. Và ngân hàng cần chú ý cải thiện để nâng cao quá trình chuyển đổi số và sự hài lòng khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Shrestha (2019) đã chứng minh rằng, nguồn lực của NHTM, quy mô công ty, tính dễ sử dụng và tính hữu ích là những yếu tố quan trọng ảnh hướng đến chuyển đổi số của các tổ chức tại Nepal. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp các quan sát của Grandon và Pearson (2003); Moon và Kim (2009); Gohary (2013), họ đã nhận xét tính dễ sử dụng có tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng internet và thương mại điện tử. Đồng thời, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng các yếu tố bên trong có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực và mạnh mẽ đến khả năng chuyển đổi số. Trong khi các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tích cực ít hơn các nhân tố còn lại. 6
  17. Nghiên cứu của SS Mohamed (2020) đã điều tra nhận thức của khách hàng đối với quá trình chuyển đổi số ngân hàng. Tác giả sử dụng mô hình Servqual để đánh giá quá trình chuyển đổi số ngân hàng. Thông qua việc khảo sát 160 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã và Phát triển nông thôn ở khu vực Dares Salaam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình Servqual hoàn toàn phù hợp đánh giá quá trình chuyển đổi số ngân hàng. Và yếu tố Quan điểm của ban lãnh đạo, Môi trường pháp lý là các yếu tố cần thiết nhất mà ngân hàng cần cải thiện để nâng cao quá trình chuyển đổi số ngân hàng cũng như sự hài lòng cho khách hàng. Nghiên cứu gần đây của El-Gohary và cộng sự (2021) nhận định rằng các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động lớn đến việc áp dụng tiếp thị kỹ thuật chuyển đổi số của các tổ chức. Trong đó, yếu tố bên trong được đo lường thông qua các nhân tố như: nguồn lực sẵn có của tổ chức, văn hóa tổ chức, lợi ích kinh tế, quy mô của tổ chức, tính dễ sử dụng, khả năng tương thích và áp lực cạnh tranh. Yếu tố bên ngoài bao gồm: cơ sơ vật chất trên thị trường, xu hướng thị trường và định hướng phát triển của các tổ chức. Các yếu tố bên trong và bên ngoài này đều có tác động tích cực đáng kể đến khả năng áp dụng tiếp thị kỹ thuật chuyển đổi số của các NHTM. Theo Pollak (2022), kinh nghiệm sẵn có và lợi ích kinh tế có mối quan hệ và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng áp dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật chuyển đổi số của các NHTM tại thị trường Trung Âu. Theo đó, các tổ chức tích cực sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến khi họ đánh giá sự đóng góp của các nền tảng này vào hoạt động kinh doanh là tích cực. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu này cho thấy, kiến thức và kinh nghiệm sẵn có là một trong những điểm khởi đầu quan trọng trong việc chuyển đổi số. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có rất nhiều đề tài được xoay quanh loại hình doanh nghiệp đặc biệt này. Sau quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy có một số đề tài tập trung nghiên cứu về việc thúc đẩy chuyển đổi số tại một số NHTM tại Việt Nam, tiêu biểu là: 7
  18. Năm 2013, tác giả Lữ Bích Giang đã vận dụng các mô hình đo lường Servqual của Parasuraman (Parasuraman A. 2008) trong việc đo lường chất lượng ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra chất lượng ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân chịu tác động bởi các yếu tố: mức độ sẵn sàng cơ sở vật chất, mức độ công nghệ thông tin, mức độ quan điểm của ban lãnh đạo, năng lực phục vụ, Môi trường pháp lý, tính cạnh tranh về giá. Nghiên cứu này cũng tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính và xác định nhân tố “năng lực phục vụ” là nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến biến phụ thuộc. Trong đó nhân tố tác động mạnh nhất là mức độ sẵn sàng cơ sở vật chất. Tác giả Vũ Hồng Thanh (2016) đã làm rõ những ưu điểm và nhược điểm của một số hình thái dịch vụ ngân hàng điện tử trong quá trình phát triển của mình, Mobile Banking có những hình thái chính là Short Message Service (SMS), Mobile Web và Mobile Client Applications. Mỗi ngân hàng thương mại đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của mình, phụ thuộc vào quan điểm kinh doanh, tiềm lực tài chính và chiến lược riêng của chính ngân hàng. Do đó, bài viết chưa thể đưa ra một cái nhìn tổng quan rõ ràng về dịch vụ của ngân hàng nào là tốt nhất. Nguyễn Thu Thuỷ và cộng sự (2020) đã phân tích thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam và đưa ra hai nhân tố chính có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi số là hành lang pháp lý và nền tảng công nghệ thông tin. Thông qua đó, tác giả đã kiến nghị một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số các tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, thiết kế và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ quá trình hình thành ngân hàng số bao gồm chính sách tạo dựng nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu công dân quốc gia, quy định về quy trình định danh khách hàng điện tử và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Xúc tiến xây dựng, cải tiến nền tảng công nghệ bằng cách phát triển công nghệ sử dụng chứng từ điện tử thay cho chứng từ giấy, tạo ra một tiêu chuẩn toàn ngành cho mã QR, khuyến khích sử dụng chữ ký điện tử và tạo dựng hệ thống chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng. 8
  19. Tác giả Chu Văn Huy (2021) cho rằng khi tham gia vào công cuộc chuyển dịch số, ngành ngân hàng đang chịu tác động lớn nhất từ công tác phát triển nguồn nhân lực. Một trong những khâu quan trọng đã và đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từng bước triển khai, ứng dụng kết quả chuyển đổi số nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành ngân hàng. Tác giả đưa ra các một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích nghi tốt với những chuyển biến mới nhất của ngân hàng trong công cuộc chuyển đổi số như: (1) chú trọng phát triển những trung tâm đào tạo trong nội bộ ngân hàng; (2) phải đẩy mạnh hợp tác và sẻ chia những gì đã đạt được trong công tác chuyển đổi số tại ngân hàng. 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Các công trình và bài viết nêu trên đề cập nhiều nội dung liên quan đến chuyển đổi số và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại NHTM. Các công trình nước ngoài cũng đã đề cập đến quá trình CĐS và các nhân tố ảnh hưởng đến CĐS tại các NHTM của một số quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu trong nước thì làm rõ hơn về các yếu tố tác động đến quá trình CĐS tại một số NHTM Việt Nam có thế mạnh về công nghệ và tìm ra nhân tố nào có tác động mạnh nhất và nhân tố nào có tác động yếu nhất. Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá cụ thể về CĐS tại ba ngân hàng Vietcombank, Techcombank và MB Bank và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chuyển đổi số tại ba ngân hàng này, tác giả có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu trên để làm cơ sở hoàn thiện mục đích nghiên cứu nhân tố tác động đến quá trình chuyển đổi số tại một số NHTM Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các NHTM phù hợp hơn với thực tiễn tại địa bàn Hà Nội. 1.2. Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm chuyển đổi số Mặc dù khái niệm chuyển đổi số đã xuất hiện được một thời gian, nhưng cụm từ này này mới chỉ trở nên phổ biến và được quan tâm rộng rãi ở Việt Nam, nơi nó được giải nghĩa và được đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau. Chuyển đổi kỹ thuật số, theo Gartner (2007), là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình 9
  20. kinh doanh đồng thời tạo ra các cơ hội, thu nhập và giá trị mới. Theo Microsoft (2018), chuyển đổi kỹ thuật số liên quan đến việc đánh giá lại cách doanh nghiệp kết hợp con người, dữ liệu và quy trình để tạo ra giá trị mới. Chuyển đổi số, theo FPT (2021), là quá trình chuyển đổi từ mô hình thông thường sang doanh nghiệp số bằng cách triển khai các công nghệ mới như dữ liệu lớn, Internet vạn vật, điện toán đám mây, ... Thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, và văn hóa công ty cũng được thực hiện trong quá trình này. Các phương tiện truyền thông gần đây đưa tin về ý tưởng chuyển đổi kỹ thuật số đã tăng lên, thể hiện cả một mô hình phát triển và sự tăng trưởng tất yếu của nền kinh tế. Vậy chính xác thì chuyển đổi kỹ thuật số trong doanh nghiệp là gì? Nó đóng vai trò gì và ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp khác nhau? Vì sẽ có những cách tiếp cận khác nhau cho mỗi tổ chức làm việc trong một ngành nhất định, nên việc mô tả chính xác quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của công ty là một thách thức. Mô tả một cách đơn giản, chuyển đổi kỹ thuật số là việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bước tiếp theo là sử dụng công nghệ để sửa đổi mô hình kinh doanh và cách thức hoạt động của các công ty nhằm nâng cao giá trị mà họ cung cấp đồng thời điều chỉnh theo xu hướng phát triển công nghệ toàn cầu. Chuyển đổi số được hiểu đúng nghĩa sẽ là sự tác động để con người thay đổi tư duy làm việc, vận hành bộ máy từ đó sẽ tìm cách để ứng dụng nó vào từng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Không chỉ có tác động đến cách làm việc, cách quản trị doanh nghiệp mà nó còn có tác động đến văn hoá, môi trường làm việc của doanh nghiệp. Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là quá trình thay đổi mang tính chiến lược của một doanh nghiệp. Vì thế, không đơn giản là sử dụng một phương pháp, một mô hình là đã thành công mà nó cần một quá trình thực hiện có kế hoạch, có mục tiêu. Sự thay đổi quy mô lớn do chuyển đổi số mang lại sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành công nghiệp nhưng cũng đồng thời tạo ra sức sáng tạo đột phá hỗ trợ cho việc tăng trưởng nhanh chóng của một số doanh nghiệp doanh nghiệp cụ thể. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1