Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thưc trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../............ ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VŨ ĐOAN TRANG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../............ ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VŨ ĐOAN TRANG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TOÀN THẮNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Phạm Vũ Đoan Trang
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, của bạn bè, đồng nghiệp và của gia đình. Sự động viên giúp đỡ đó là nguồn khích lệ quý báu cho tác giả hoàn thành luận văn này. Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Tiến sĩ Lê Toàn Thắng –Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tác giả hoàn thành luận văn “Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Học viện hành chính tại Huế, Lãnh đạo khoa sau đại học, các thầy, cô giáo của Học viện đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành chương trình cao học. Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phạm Vũ Đoan Trang
- MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng biểu, biểu đồ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC5 1.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội ......................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội ............................................................................ 5 1.1.2. Quá trình ra đời của Bảo hiểm xã hội ............................................................. 7 1.1.3. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội....................................................................... 8 1.1.4. Vai trò của Bảo hiểm xã hội ........................................................................... 9 1.1.5. Các chế độ của Bảo hiểm xã hội .................................................................. 12 1.2. Thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................................................................ 22 1.2.1. Khái niệm thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc...................................................... 22 1.2.2. Vai trò của công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc....................................... 23 1.2.3. Nội dung và tiêu chí của công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc .................. 24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc .................. 34 1.3.1. Nhân tố điều kiên tự nhiên ........................................................................... 34 1.3.2. Nhân tố điều kiên xã hội .............................................................................. 34 1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế ............................................................................. 36 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương............................................................... 37 1.4.1. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .... 37 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Bảo hiểm xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế........................................................................................................................ 37
- Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 ..................................................... 40 2.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông .................................. 40 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nam Đông ................................................ 40 2.1.2. Vài nét về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông ................................ 43 2.2. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 .............................................................................................. 48 2.2.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................. 48 2.2.2. Phương thức và mức thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................... 53 2.2.3. Quy trình thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................................... 54 2.2.4. Quản lý tổ chức thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................. 57 2.2.5. Lập và thực hiện kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................. 59 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc thu nộp Bảo hiểm xã hội bắt buộc .......................... 68 2.3. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 .......................................... 70 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 70 2.3.2. Những tồn tại hạn chế .................................................................................. 72 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................... 73 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................. 77 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................... 78 3.1. Định hướng phát triển chung của Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông ............. 78 3.1.1. Định hướng công tác thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội ........................ 78 3.1.2. Định hướng công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................... 80 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở huyện Nam Đông .................................................................................................. 81 3.2.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc ................... 81
- 3.2.2. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc .......... 83 3.2.3. Tăng cường phối kết hợp với các ban ngành liên quan ................................. 85 3.2.4. Tăng cường truyên truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội ........................... 87 3.2.5. Cải cách thủ tục hành chính ......................................................................... 89 3.2.6. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc........... 90 3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc 92 3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................................................................................................................... 93 3.3. Một số khuyến nghị ........................................................................................ 94 3.3.1. Khuyến nghị với Nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam .............. 94 3.3.2. Khuyến nghị với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế .................. 96 KẾT LUẬN .................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHTNLĐ-BNN Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCVC Công chức viên chức DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước GTSX Giá trị sản xuất HCSN Hành chính sự nghiệp HĐLĐ Hợp đồng lao động KBNN Kho bạc Nhà nước LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội NLĐ Người lao đông SDLĐ Sử dụng lao động TM&DV Thương mại và dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Nam Đông tính đến năm 2016............................................................................................................... 41 Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Nam Đông từ năm 2014 đến 2016 ............... 42 Bảng 2.3: Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH ............................ 49 Bảng 2.4: Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc ......................................... 51 Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 ................................................................. 51 Bảng 2.6: Số lượng và cơ cấu lao động tham gia BHXH theo khối tài BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 ............................................................................ 52 Bảng 2.7: Tổng quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 giai đoạn 2014-2016 ................................................... 61 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện kế hoạch thu tại BHXH huyện Nam Đông ................ 61 Bảng 2.9: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khối tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 .............................................................................................. 63 Bảng 2.10: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 ..................................................................................................... 65 Bảng 2.11: Số nợ BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Nam Đông giai đoạn 2014- 2016 ...................................................................................................................... 66
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc .............................. 28 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông………… …..46 Biểu đồ 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nam Đông giai đoạn 2014- 2016 ............................................................................................................. 43 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông...... 46 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2014- 2016 ............................................................................................................. 61 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thu BHXH bắt buộc phân theo khối tại BHXH huyện Nam Đông năm 2014…………………………………………………………………….62 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu BHXH bắt buộc phân theo khối tại BHXH ............. 64 huyện Nam Đông năm 2016 ......................................................................... 64
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước chú trọng và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình và pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đối với nước ta BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, nhằm mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, chết, gặp rủi ro và các khó khăn khác. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng và phát triển xã hội một cách bền vững. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải tham gia. Trên thực tế khi triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động BHXH bắt buộc ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là trong lĩnh vực thu BHXH, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện quản lý thu BHXH nói riêng. Các doanh nghiệp ngoài quốc danh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ… trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH; nợ đọng BHXH thời gian dài; thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa xây dựng được một cơ chế thu đồng bộ và hiệu quả. Với tư cách là một cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực BHXH của huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế, để góp phần xây dựng một cơ chế thu BHXH hợp lý, hiệu quả tôi chọn vấn đề “Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. 1
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn, tiêu biểu là: Từ năm 1995, sau hơn 20 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam đã có trên một trăm công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong ngành và ngoài ngành, từ đề tài cấp bộ, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung, cũng như từng lĩnh vực cụ thể về BHXH, nhưng về quản lý thu BHXH còn rất hạn chế, mới có một số đề tài được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là: - "Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiền sỹ Nguyễn Văn Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 2006. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên Thế giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam trước năm 1995 và đến năm 1996; tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian vừa qua, nhằm phân tích khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ BHXH, thay thế dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nước, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam. - "Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999. Trên cơ sở nghiên cứu 5 mô hình quản lý thu BHXH của các nước trong khu vực và Thế giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quanh vấn đề thu BXHH, thực trạng quản lý thu BHXH, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng ở Việt Nam. - "Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt nam“, đề tài luận văn Thạc sỹ của tác giả Trần Quốc Túy, Ban Tuyên truyền – BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 2000. Đề tài nghiên cứu quá trình tổ chức 2
- thực hiện thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1995 đến năm 2000; làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH khu vực này; thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Đề tài “Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” được tôi lựa chọn để nghiên cứu, hiện tại chưa có luận văn nào nghiên cứu một cách hệ thống công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thưc trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về công tác thu BHXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thu BHXH bắt buộc, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong công tác thu BHXH bắt buộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Kiến nghị với Chính phủ, UBND tỉnh và BHXH Việt Nam bổ sung, sửa đổi chính sách liên quan đến công tác thu BHXH. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2014-2016. 3
- - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Phương pháp so sánh, đánh giá - Phương pháp lịch sử - Phương pháp thống kê 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn sau: - Phân tích, đánh giá công tác thực hiện và hiệu quả công việc, việc áp dụng các quy định của pháp luật trong quản lý công tác thu Bảo hiểm xã hội. - Nghiên cứu thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc Chương 2: Thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế 4
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 1.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội Trong cuộc sống, để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động sản xuất để có thu nhập.Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau,tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác… Khi rơi vào trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động nói trên, các nhu cầu cần thiết của cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có những điều kiện cần thiết còn tăng lên, thậm chí có thể xuất hiện thêm nhu cầu mới như khi ốm đau cần được khám chữa bệnh. BHXH ra đời là giải pháp hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn nêu trên. BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. - Từ giác độ Pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ NLĐ, sử dụng tiền đóng góp của đơn vị SDLĐ, NLĐ và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của Pháp luật (nghỉ hưu) hoặc chết. - Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của Pháp luật. 5
- - Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội… - Theo Bộ Luật Lao động: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Khái niệm về BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất khi có Luật BHXH, đó là: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội. BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Như vậy, bản chất của BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời phát triển. Thực chất BHXH là sự tổ chức bù đắp hậu quả của những rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước để thỏa mãn nhu cầu an toàn kinh tế của NLĐ và an toàn xã hội. Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở nền tảng là quan hệ lao động giữa ba bên: Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH thông thường là các cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và được Nhà nước bảo trợ. Về mặt xã hội, do có sự chia sẻ rủi ro của xã hội, NLĐ chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra. Ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít”. 6
- 1.1.2. Quá trình ra đời của Bảo hiểm xã hội * Giai đoạn trước năm 1945: - Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội. Bởi vì đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói. - Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc. Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai). * Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954: - Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già. - Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân. - Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức. Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này. * Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975: Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về BHXH được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ quan đơn vị đóng góp. Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam, BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy. 7
- * Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995: BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Có nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung. * Giai đoạn từ 1995 đến nay: BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp. Để khắc phục những hạn chế của chính sách BHXH, ngày 26/1/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP kèm theo điều lệ BHXH áp dụng đối với người lao động tham gia BHXH và ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống lao động – Thương binh và xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện chế độ chính sách BHXH theo pháp luật Nhà nước. Từ đó đến nay chính sách BHXH không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Luật BHXH số 58/2014/QH13 (gồm 9 chương; 125 điều) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 08 thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. 1.1.3. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội BHXH là một hình thức bảo hiểm có tầm quan trọng đối với một quốc gia, nó có một số đặc điểm cơ bản sau: - Mục đích hoạt động của BHXH không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của người lao động, của cả cộng đồng. - Hoạt động BHXH nhằm huy động sự đóng góp của người lao động và Nhà nước tạo lập tài chính để phân phối sử dụng nó đảm bảo bù đắp một phần thu nhập 8
- nhất định nào đó cho người lao động khi có những sự cố bảo hiểm xuất hiện như: tai nạn, ốm đau, hưu trí… Điều đó có nghĩa là mục đích của quỹ BHXH là lấy một phần thu nhập trong thời gian lao động bình thường để giành bảo đảm cho cuộc sống trong những ngày không lao động không có thu nhập. -Việc phân phối sử dụng quỹ BHXH được chia làm hai phần: + Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH. + Các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn. Nghĩa là khi người lao động trong quá trình lao động không bị ốm đau, tai nạn thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau, tai nạn thì được bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn và theo quy định trong điều lệ BHXH hiện hành. - Sự tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng. Việc vận dụng và thực hiện các chế độ BHXH do tổ chức quốc tế về lao động quy định hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước, để vừa ổn định đời sống của người lao động, vừa ổn định phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.1.4. Vai trò của Bảo hiểm xã hội 1.1.4.1. Đối với đời sống kinh tế - xã hội BHXH hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít" tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với số đóng góp của từng người, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất. Hoạt động BHXH là một loại hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội cao; lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý sự nghiệp BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Là quá trình tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối với người sử dụng lao động và 9
- người lao động; giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH cho người được hưởng; quản lý quỹ BHXH và thực hiện đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hiện nay, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công tác xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Nó giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với NLĐ mà còn có ý nghĩa to lớn đối với tổ chức SDLĐ và toàn xã hội. 1.1.4.2. Đối với người lao động BHXH được hình thành và phát triển chủ yếu là nhằm đảm bảo chính sách cho NLĐ và người thân của họ khi gặp phải những khó khăn, làm giảm hoặc mất một phần thu nhập. Do đó, BHXH có vai trò vô cùng quan trọng đối với đối tượng này. BHXH không chỉ là quyền lợi cho NLĐ mà nó còn thể hiện trách nhiệm của NLĐ đối với xã hội. Một mặt, BHXH tạo điều kiện cho NLĐ nhận được sự tương trợ của cộng đồng, xã hội khi ốm đau, thai sản … Mặt khác, cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác trong cộng đồng, khắc phục hậu quả và khống chế rủi ro trong lao động ở mức độ cần thiết. Khi tham gia vào hệ thống BHXH, việc chi dùng cá nhân của NLĐ được nâng cao hiệu quả cho họ tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, đều đặn hàng tháng để chi dùng khi già cả, mất sức lao động… Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, giúp họ ổn định về mặt tâm lý, ổn định chính sách cho bản thân và gia đình khi gặp bất trắc. Khi đã có một chỗ dựa vững chắc, NLĐ sẽ cảm giác yên tâm hơn trong cuộc sống lao động, làm việc hết sức mình để nâng cao năng suất lao động. 1.1.4.3. Đối với tổ chức sử dụng lao động BHXH ngoài việc mang lại các lợi ích thiết thực cho NLĐ, nó còn giúp cho các tổ chức SDLĐ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. Bởi vì, nếu không có BHXH, người SDLĐ sẽ trả tiền BHXH cùng tiền lương hàng tháng cho NLĐ để họ tự quản lý và sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác nhau, không phải lúc nào cũng mang lại 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn