intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng: Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Dũng Lê | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:93

81
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công bằng vốn ngân sách nhà nước và phân tích thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang, luận văn nhằm hướng tới mục đích đề xuất những giải pháp để hoàn thiện quản lý đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng: Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI LÊ VĂN DŨNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN  NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TÂY GIANG,  TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ  Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
  2. Quảng Nam, tháng 7 năm 2019
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI LÊ VĂN DŨNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN  NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TÂY GIANG,  TỈNH QUẢNG NAM Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Trần Minh Thái Mã học viên: TC.8180695 Lớp : K3­TC.16   
  4. Quảng Nam, tháng 7 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng bản Luận văn “Giải pháp Quản lý đầu tư công từ   nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam ” là công  trình nghiên cứu của tôi. Các số  liệu, kết quả  trong luận văn là trung thực,   xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên! Quảng Nam, ngày     tháng 7 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Dũng
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Xếp theo A, B, C) Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 CNH­HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 3 HĐND Hội đồng nhân dân 2 NSNN Ngân sách nhà nước 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 CSHT Cơ sở hạ tầng 6 XDCB Xây dựng cơ bản 7 NCS Nghiên cứu sinh 8 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân 9 ĐH Đường huyện 10 KH­ĐT Kế hoạch – đầu tư
  6. MỤC LỤC  Chương 1: MỞ ĐẦU (Vấn đề nghiên cứu).......................................1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................1 1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................6 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................7 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................7 1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................7 1.7. Các phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài .........................10 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................13 2.1. Những cơ sở lý luận liên quan về đầu tư từ ngân sách nhà nước. .13 2.2. Quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.................................15 2.3. Những nhân tố   ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư  cơ  sở  hạ  tầng bằng nguồn vốn NSNN......................................................................25 Chương   3:   NGHIÊN   CỨU   THỰC   TRẠNG   QUẢN   LÝ   ĐẦU   TƯ  CÔNG TỪ NGUỒN NSNN HUYỆN TÂY GIANG..........................28 3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................28 3.2. Tình hình kinh tế xã hội ...................................................................31 3.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ...31 3.4. Bộ máy quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang.......35 3.5. Tình hình đầu tư từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang..................37
  7. 3.6. Tình hình thực hiện nội dung quản lý đầu tư  công từ  nguồn ngân  sách huyện Tây Giang.................................................................................38 Chương 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ  ĐẦU TƯ CÔNG BẰNG VỐN NSNN HUYỆN TÂY GIANG.........59 4.1. Cơ sở của các giải pháp....................................................................59 4.2. Một số  giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư  công bằng vốn ngân   sách của huyện Tây Giang..........................................................................60 Chương 5: TÓM TẮC, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................73 5.1. Kết luận ............................................................................................73 5.2. Định hướng thực hiện các giải pháp trong thời gian tới......................74 5.3. Kiến nghị ..............................................................................................74
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Tổng đầu tư công từ nguồn ngân sách huyện Tây  2.1. 37 Giang Dự toán và quyết toán đầu tư công từ nguồn NSNN  2.2. 37 huyện Tây Giang Cơ cấu đầu tư công từ nguồn NSNN huyện Tây  2.3. 38 Giang Tình hình thẩm định dự án đầu tư công từ nguồn  2.4. 44 NSNN huyện Tây Giang Tình hình thẩm định dự toán đầu tư công từ nguồn  2.5. 46 NSNN Tình hình đấu thầu gói thầu dự án đầu tư công từ  2.6. 48 nguồn NSNN huyện Tây Giang Tình hình báo cáo giám sát các dự án đầu tư công từ  2.7 56 nguồn NSNN
  9. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU (Vấn đề nghiên cứu) 1.1 . Bối cảnh nghiên cứu.  Huyện Tây Giang là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Quảng Nam,   cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam 180 km, cách TP Đà Nẵng 120 km, huyện có tổng   diện tích tự  nhiên là 913,68 km². Tính đến hết năm 2018, toàn huyện có 18.976  người, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 xã có đường biến giới giáp  với Lào. Thành phần dân tộc chủ  yếu là người Cơ  tu (95%); tỷ  lệ  hộ  nghèo  chiếm tới 43,14% (năm 2018). Dân cư trên địa bàn huyện sống rất phân tán, phần  lớn tập trung ven suối, truyền đồi núi trong những khu rừng sâu. Trong giai đoạn 2011­ 2018, nền kinh tế ­ xã hội huyện có thêm bước tiến  mới, 3 khâu đột phá: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội; đào tạo nguồn   nhân lực; quản lý bảo vệ  rừng và phát triển dịch vụ  có chuyển biến đáng kể.   Các mục tiêu phát triển lâm – nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn   mới, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu  lao động, tạo việc làm và mở rộng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã thúc đẩy sản  xuất, tiêu dùng phát triển khá thành công.  Tuy nhiên, Tây Giang vẫn còn là huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh   Quảng Nam, với  thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp, trung bình hàng năm ngân   sách tỉnh cấp bổ sung cho địa phương chiếm khoảng 90%; khả năng nguồn vốn  đầu tư công dành cho đầu tư XDCB còn nhiều hạn chế, nhất là cho lĩnh vực đầu  tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn hẹp.  Những kết quả đạt được từ  công tác quản lý vốn đầu tư  công từ  nguồn  ngân sách nhà nước của huyện Tây Giang trong thời gian qua có lúc hiệu quả  chưa cao; vẫn còn tồn tại, hạn chế, tình trạng thất thoát gây lãng phí trong việc  sử dụng nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông  còn xảy ra cần sớm được khắc phục. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì   Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 1
  10. có nhiều, nhưng tập trung lại là do một số  nguyên nhân chủ  yếu: Từ  khâu lập  quy hoạch chi tiết, thiết kế ­ dự toán, đấu thầu; thi công xây dựng; công tác lập   kế  hoạch chưa phù hợp; có dự  án xác định quy mô chưa phù hợp với khả  năng  nguồn vốn bố trí; bố trí vốn đầu tư còn phân tán, dàn trải; bộ máy quản lý vốn   đầu tư năng lực chưa cao, hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu   quản lý…   Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ  của UBND huyện   Tây Giang tỉnh Quảng Nam.  Thường trực UBND huyện gồm: 01 đ/c Chủ  tịch, 02 đ/c Phó chủ  tịch.  Các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện gồm: 1. Phòng Nội vụ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ  cấu ngạch  công chức trong các cơ  quan, tổ  chức hành chính nhà nước; vị  trí việc làm, cơ  cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các  đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao   động hợp đồng trong cơ  quan, tổ  chức hành chính, đơn vị  sự  nghiệp công lập;  cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công  chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị  trấn và những người hoạt   động không chuyên trách  ở  cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ  nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua ­ khen thưởng. 2. Phòng Tư pháp Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật,  kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ  biến, giáo dục pháp luật; hòa giải  ở  cơ  sở, trợ  giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ  tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư  pháp khác theo quy    Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 2
  11. định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về  xử  lý vi phạm hành  chính. 3. Phòng Tài chính ­ Kế hoạch Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống   nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường. 5. Phòng Lao động ­ Thương binh và Xã hội Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Việc làm; giáo dục nghề nghiệp; lao động, tiền lương; tiền công; bảo  hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm  thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ  xã hội; bảo vệ  và chăm   sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội. 6. Phòng Văn hóa và Thông tin Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Văn hóa; gia đình; thể  dục, thể  thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính;  viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông   tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin. 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và  tiêu chuẩn cán bộ  quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ  sở  vật chất, thiết bị trường   học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất  lượng giáo dục và đào tạo. 8. Phòng Y tế  Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 3
  12. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ  truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị  y tế; dược; mỹ  phẩm; an toàn thực  phẩm; bảo hiểm y tế; dân số ­ kế hoạch hóa gia đình. 9. Thanh tra huyện Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý  nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra   giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp   luật. 10. Phòng Kinh tế và Hạ tầng.    Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng,   kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị,   khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ  cao (bao gồm: cấp nước, thoát   nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất  vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ  nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở  hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học   và công nghệ. 11. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt   động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch  Ủy ban   nhân dân về  chỉ  đạo, điều hành của Chủ  tịch  Ủy ban nhân dân; cung cấp thông   tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân,  Ủy ban nhân dân và   các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt   động của Hội đồng nhân dân và  Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ  đạo  hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa   Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 4
  13. liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh   vực thuộc thẩm quyền giải quyết của  Ủy ban nhân dân huyện, chuyển hồ  sơ  đến các cơ  quan chuyên môn thuộc  Ủy ban nhân dân huyện giải quyết và nhận   kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện   chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. 12. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển   nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông  sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn,  kinh tế  hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề  nông thôn. 13. Phòng dân tộc: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý  nhà nước về công tác dân tộc. 1.2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Nguồn vốn đầu tư  phát triển của nhà nước nói riêng và của toàn xã hội  nói chung ngày càng tăng, góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế  theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh  thần cho nhân dân.  Trong thời gian qua huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã  triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc nguồn vốn ngân  sách   nhà   nước   (NSNN).   Nhìn   chung,   các   cơ   quan   quản   lý   nhà   nước   ở   địa  phương đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư nên đã có   nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế ­ xã hội. Các dự án đầu   tư đã phát huy hiệu quả, điều này đã mang lại cho địa phương một hệ thống cơ  sở hạ tầng khá đồng bộ, diện mạo xã hội đang từng bước khởi sắc, kinh tế phát   triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, góp phần vào sự phát triển  chung của tỉnh và cả nước.  Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 5
  14. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc sử dụng vốn Ngân sách nhà   nước vào đầu tư  xây dựng cơ  bản, trên địa bàn huyện cũng c òn tồn tại nhiều  hạn chế  cần phải giải quyết như: Do xuất phát điểm thấp, hệ  thống các văn  bản pháp quy chưa được đồng bộ  dẫn đến việc triển khai  ở  cơ  sở  c òn lúng  túng, lực lượng cán bộ có chuyên môn quản lý đầu tư chưa nhiều, dẫn đến tình  trạng còn sai phạm trong quản lý, hiệu quả đầu tư chưa cao... Công tác bố trí và giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án  đầu tư  XDCB nổi lên một số  vấn đề  như: Nguồn vốn ngân sách huyện bố  trí  cho các dự án hàng năm thấp, chưa tương xứng với nhu cầu; tiến độ thực hiện   dự  án chậm; khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu; công tác quyết toán vốn  đầu tư xây dựng công trình hoàn thành chậm, kéo dài, công trình chậm đưa vào  khai thác sử dụng, dẫn đến hiệu quả sau đầu tư hạn chế. Quản lý đầu tư  cơ  sở  hạ  tầng giao thông có vai trò rất quan trọng trong   quá trình thay đổi bộ  mặt đô thị  và phát triển kinh tế  ­ xã hội của từng địa  phương. Hiện nay hệ thống văn bản luật và dưới luật mới vừa được ban hành,  đang được học tập, nghiên cứu và áp dụng trong quản lý đầu tư  CSHT giao  thông. Mặt khác việc hệ thống hoá, nghiên cứu và áp dụng các văn bản luật vừa  được ban hành, các quyết định và quy định của UBND tỉnh về  quản lý đầu tư  CSHT giao thông, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đầu tư  CSHT giao   thông bằng vốn ngân sách của tỉnh để tìm ra vấn đề còn tồn tại và đề xuất một   số  giải pháp để  hoàn thiện công tác quản lý đầu tư  CSHT giao thông vốn ngân   sách trong giai đoạn thiếu vốn và cắt giảm đầu tư  công, quản lý chặt chẽ  nợ  công sắp tới luôn là vấn đề cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ  thực tế như trên, nên tác giả  đã lựa chọn đề tài “Giải pháp  quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang , tỉnh   Quảng Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 6
  15. ­ Các vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn   NSNN, quản lý vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư từ NSNN? ­ Những kinh nghiệm nào từ  thực tế  để  quản lý vốn đầu tư  nói chung?   Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng? ở các địa phương trong nước và   trong tỉnh? ­ Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có ảnh hưởng  đến công tác đầu tư và quản lý vốn đầu tư? ­ Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ  bản tại huyện Tây Giang,   tỉnh Quảng Nam như thế nào? ­ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư  nói chung và từ NSNN nói riêng? ­  Những giải pháp nào để  hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư  xây   dựng cơ bản tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cở  sở  hệ  thống hóa những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  quản lý   đầu tư  công bằng vốn NSNN và phân tích thực trạng quản lý đầu tư  công từ  nguồn vốn NSNN tại huyện Tây Giang, luận văn nhằm hướng tới mục đích đề  xuất những giải pháp để  hoàn thiện quản lý đầu tư  công từ  vốn NSNN tại  huyện Tây Giang trong thời gian tới. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ  thống hóa những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  quản lý đầu tư  công từ  nguồn vốn NSNN tại địa bàn huyện Tây Giang. + Phân tích đánh giá thực trạng quản lý đầu tư  công từ  nguồn vốn ngân  sách nhà nước của UBND huyện  Tây Giang những năm vừa qua, chỉ ra những  mặt đạt được, những mặt chưa đạt được và nguyên nhân của nó. + Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà n ước đối với đầu  tư công từ nguồn vốn NSNN của UBND huyện trong thời gian tới  Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 7
  16. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn  về Quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang, tỉnh  Quảng Nam  5.2. Phạm vi nghiên cứu:  ­Về  nội dung  : Đề  tài chỉ  tập trung nghiên cứu công tác quản lý đầu tư  công từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.  ­ Không gian: Tại địa bàn huyện Tây Giang ­ Thời gian: Số  liệu nghiên cứu trong khoảng 2014 – 2018, thời gian phát  huy hiệu lực của các giải pháp từ 2020 ­2025 1.6. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp luận :  (1)Phương pháp luận của nghiên cứu là Phương pháp duy vận biến chứng   và lịch sử:  Phương pháp luận duy vật biện chứng là cơ  sở  để  xem xét nghiên cứu  quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với đầu tư  công  từ  nguồn doanh nghiệp hay đầu tư  công trong mối quan hệ với đầu tư  tư  nhân   (PPP). Đồng thời đầu tư  công được hình thành từ  tích lũy công, nguồn này có  liên quan tới chi tiêu thường xuyên của ngân sách và nguồn thu ngân sách. Nếu  xa hơn đầu tư  công phụ  thuộc vào tốc độ  tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy  khi nghiên cứu quản lý đầu tư  công còn phải xem xét chính sách tài chính của   nhà nước trong từng thời kỳ. Phương pháp luận duy vật lịch sử là cơ sở để xem xét nghiên cứu quản lý   đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với quá trình quản   lý đầu tư  công và chi tiêu công trong quá khứ  và hiện tại. Nghiên cứu kinh   nghiệm quản lý đầu tư  công từ  ngân sách nhà nước có thể  rút ra những thành  công, hạn chế nhằm hoàn thiện quản lý trong tương lai.  Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 8
  17. Phương pháp luận quản lý kinh tế cung cấp cách xem xét quản lý đầu tư  công theo quy trình đầu tư công. Đó là từ hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát   và kiểm tra đầu tư công.  ­ Phương pháp thu thập  Do đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ  cấp: Đó là số liệu từ các niên giám thống kê qua các năm, các thông tin từ các báo  cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Tây Giang hàng năm từ  2014­2018;  các báo   cáo chi tiêu ngân sách của Tỉnh và huyện Tây Giang hàng năm từ 2014­2018, Báo  cáo đánh giá tổng kết thực hiện đầu tư  xây dựng cơ  bản của huyện từ  2014­ 2018, Các đề án và tham luận, các tài liệu khoa học về quản lý đầu tư công của   Việt Nam và Quảng Nam…. Để  có cơ  sở  dữ  liệu  ở  đây sẽ  áp dụng Phương pháp khảo cứu tài liệu:   Học viên sẽ thu thập và phân loại các tài liệu về chủ đề này. Tiến hành xem xét  mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kết quả  nghiên cứu…  Từ  đó rút ra những điểm mạnh có thế kế thừa những khoảng trống của nghiên  cứu và xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu của mình. ­ Phương pháp phân tích  Phương pháp diễn dịch trong suy luận : Tức là nghiên cứu lý luận về quản  lý đầu tư  công từ  nguồn ngân sách từ  lý thuyết quản lý kinh tế  và chính sách   công đến cụ thể các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể. Trên cơ  sở đó, nghiên cứu   sẽ  hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu. Phương pháp này áp dụng trong   chương 3 của đề tài. Phương pháp phân tích thống kê mô tả.  Phân tích thống kê mô tả được sử dụng khá nhiều trong các phân tích kinh   tế, thông thường nó sẽ giúp nhà nghiên cứu mô tả những đặc tính cơ bản của dữ  liệu về quản lý đầu tư công bằng nguồn ngân sách nhà nước theo các cách khác  nhau mà qua đó có thể cung cấp những tóm tắt đơn giản về các đặc tính của đối   tượng nghiên cứu  ở đây. Phân tích thống kê mô tả  cũng có thể  sử  dụng đồ  họa    Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 9
  18. đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng số  liệu về  sử  dụng, hiệu quả  đầu tư  công, cũng như  quản lý đầu tư  công bằng nguồn ngân  sách…  Để  hiểu được các hiện tượng và đánh giá chính xác quá trình này, cần   nắm được các phương pháp cơ  bản của mô tả  dữ  liệu.  Có rất nhiều kỹ  thuật   hay được sử dụng, có thể có các phương pháp cụ thể như sau: (i) Phương pháp đồ  thị  và bảng thống kê: Đây là cách phân tích bằng   việc sử  dụng hệ  thống các loại đồ  thị  toán học và các bảng biểu  thống kê theo chiều dọc và chiều ngang mô tả trạng thái sử dụng và   cách thức quản lý đầu tư  công bằng nguồn ngân sách trong những   điều kiện thời gian cụ thể.  Được sử dụng trong chương 3 của đề  tài.  (ii) Phương pháp số  bình quân, số  tương đối, phân tích tương quan,  phương pháp dãy số thời gian … để xem xét, đánh giá biến động và xu thế thay   đổi của sự thay đổi đầu tư công. Được sử dụng trong chương 3 của đề tài.  ­  Phân tích so sánh  Phương pháp này sẽ được sử dụng để so sánh một số nội dung trong việc  phân tích cách thức quản lý đầu tư công bằng nguồn ngân sách bằng cách tham  chiếu các tiêu chuẩn đã có từ lý luận và số liệu thực tế của quá trình này hay có   thể so sánh giữa các dữ liệu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự  thay đổi  cũng như mức biến động hay của các địa phương khác nhằm chỉ ra những điểm  mạnh yếu của quá trình này. Được sử dụng trong chương 3 của đề tài ­   ương pháp tổng hợp, đánh giá      Ph Phương pháp này cho phép khái quát kết quả  phân tích quá trình và cách  thức quản lý đầu tư công bằng những bình luận và các nhận định khác nhau. Từ  Tổng hợp sẽ  có cái nhìn toàn cảnh về  quản lý đầu tư  công bằng nguồn ngân   sách nhà nước của huyện. Được sử dụng trong chương 3 của đề tài.  1.7. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài.  Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 10
  19. Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết nghiên cứu có  liên quan tới quản lý đầu tư công từ nguồn NSNN như: ­ Tăng Đức Bắc (2013),  Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư  xây   dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học  kinh tế và Quản trị Kinh doanh ­ Đại học Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ này nêu  các vấn đề thực trạng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN  của tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hoạt động đầu tư  và quản lý vốn đầu tư  đồng  thời đề ra một số biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng  cơ bản từ nguồn ngân sách tỉnh. ­ Đỗ  Thiết Khiêm (2011),  Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư  xây   dựng cơ  bản từ NSNN của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học  Đà Nẵng. Nội dung chi tiết của luận văn thạc sĩ này đề cập đến các vấn đề  về  khái niệm, nguyên tắc quản lý vốn đầu tư  xây dựng cơ  bản từ  nguồn NSNN,   trình tự quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng đến quản  lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nội dung quản lý vốn đầu tư  xây dựng cơ  bản   từ NSNN nói chung, của NSNN huyện Bình Sơn nói riêng trong giai đoạn 2006 ­   2010, tìm nguyên nhân và đề ra một số giải pháp hoàn thiện các vấn đề  tồn tại  trong công tác quản lý vốn đầu tư  xây dựng cơ  bản từ  NSNN của huyện Bình  Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. ­ Luận án Tiến sĩ của NCS Bùi Đại Dũng về  đề  tài “Hiệu quả  chi tiêu   ngân sách dưới sự  tác động của vấn đề  nhóm lợi ích  ở  một số  nước trên thế  giới''. Qua phân tích thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75 nước trong 20 năm, và dựa  trên bối cảnh Việt Nam, luận án đề  xuất một số  giải pháp: Áp dụng quy trình  ngân sách MTEF (Khung khổ  chi tiêu ngân sách trung hạn); đánh giá lại chức   năng của Chính phủ trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công; cắt giảm  chức năng và nhiệm vụ  mà nhà nước làm thiếu hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ  phương thức cung cấp các hàng hóa và dịch vụ  công cho nhân dân; tách việc  quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ   Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 11
  20. công; tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất là  của các quỹ ngoài ngân sách; cải cách cơ chế bầu cử, tăng cường sự minh bạch   về trách nhiệm của các đại biểu dân cử. ­ Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Đẩu về đề tài “Huy động và sử dụng   vốn đầu tư phát triển kinh tế  Đà Nẵng ­ Thực trạng và giải pháp” . Luận án đã  áp dụng một hệ thống mô hình, chỉ tiêu và phương pháp khoa học để  đo lường   và đánh giá hiệu quả quá trình vận động của đồng vốn đầu tư từ  huy động đến  sử dụng trong nền kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997­2003, chỉ ra những   ưu điểm và nhược điểm trong quá trình huy động và sử  dụng vốn đầu tư  phát   triển ở Đà Nẵng. Từ đó đề ra các giải pháp: Phát huy và đa dạng hoá các phương  thức và công cụ huy động vốn hiện đại; xây dựng và phát triển thị  trường giao   dịch các loại chứng khoán dài hạn; xác định đúng trọng điểm đầu tư; áp dụng mô  hình, chỉ tiêu, phương pháp khoa học trong việc định hướng đầu tư thúc đẩy tiến   bộ công nghệ, lựa chọn dự án đầu tư công cộng, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất  kinh doanh… đảm bảo chuyển nền kinh tế Đà Nẵng từ phát triển dựa vào sự gia  tăng đầu vào sang phát triển dựa vào tiến bộ kỹ thuật, chất lượng tri thức, năng  suất lao động. ­ Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”,  của tác giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện  đại về  quản lý chi tiêu công để  phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu   công  ở  Việt Nam thời gian qua (1991­2004) và đề  xuất các giải pháp kiến nghị  nhằm tăng cường quản lý và sử  dụng một cách có hiệu quả  các khoản chi tiêu  công đến năm 2010. ­ Luận án tiến sĩ của NCS Phan Tất Thứ  về đề  tài “Hoàn thiện công tác  đánh giá hiệu quả  đầu tư  công cộng tại Việt Nam”, Trường Đại học kinh tế  quốc dân Hà nội năm 2005. ­ Phạm Hữu Vinh (2011),  Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư  tại Tổng   công ty Xây dựng công trình giao thông V, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn   Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2