Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận" đươc thực hiện với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THU HẢO MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THU HẢO MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ BÍNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Phan Thị Thu Hảo Học viên cao học khóa 23 – Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Cam đoan đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Bình Thuận” Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Bính Luận văn này chưa từng được trình để nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng cửa tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 4 năm 2022 Tác giả Phan Thị Thu Hảo
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những nền tảng kiến thức cần thiết và giúp tôi rèn luyện những khả năng tự nghiên cứu, tư duy trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn của mình là TS. Nguyễn Thế Bính, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, các bạn bè, anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Phan Thị Thu Hảo
- iii TÓM TẮT Tên luận văn: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Bình Thuận” Tóm tắt luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối với các nước phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy, mục tiêu của luận văn là nhằm mở rộng cho vay các DNNVV tại Agribank Bình Thuận - một trong những Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn dư nợ DNNVV tại tỉnh Bình Thuận, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên các số liệu thống kê, để tìm hiểu thực trạng, những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong mở rộng cho vay DNNVV xuất phát từ phía ngân hàng cũng như từ phía các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. Để mở rộng cho vay DNNVV tại Agribank Bình Thuận, ngân hàng cần có những giải pháp phù hợp cũng như các DNNVV cần chú trọng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực vốn tự có, tích cực tận dụng nguồn hỗ trợ của chính phủ; đồng thời cũng cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng cho vay, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại
- iv ABSTRACT Dissertation title: "Expanding lending to small and medium-sized enterprises at Bank for Agriculture and Rural Development - Binh Thuan branch" Dissertation summary: Small and medium-sized enterprises play an important role in the economic and social development of any country, especially in developed countries like Vietnam. However, at present, these enterprises are facing many difficulties in accessing bank credit, thereby affecting the development of enterprises. Therefore, the goal of the thesis is to expand lending to SMEs at Agribank Binh Thuan - one of the banks that accounts for a large proportion of SME loans in Binh Thuan province, thereby proposing solutions. At the same time, the thesis also uses a qualitative analysis method based on statistics to understand the current situation, the causes leading to difficulties in expanding SME loans from banks as well as from banks. enterprises and state management agencies. To expand lending to SMEs at Agribank Binh Thuan, the bank needs to have appropriate solutions as well as SMEs need to focus on improving production and business capacity, self-capital capacity, actively taking advantage of the support of government; At the same time, there should be close linkage and coordination between businesses, commercial banks and state management agencies. Keywords: Small and medium-sized enterprises, loan expansion, Agribank, commercial bank.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt 1 Agribank Nam 2 BQ Bình quân 3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 4 CKH Có kỳ hạn 5 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 ĐCTC Định chế tài chính 7 HĐV Huy động vốn 8 KH Khách hàng 9 KKH Không kỳ hạn 10 NHNN Ngân hàng Nhà nước 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 QLKH Quản lý khách hàng 13 TCTD Tổ chức tín dụng 14 TG Tiền gửi 15 TH Thực hiện 16 TMCP Thương mại cổ phần 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 TSBĐ Tài sản bảo đảm 19 SXKD Sản xuất kinh doanh 20 UBND Ủy ban nhân dân
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ..............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... v MỤC LỤC .................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. x DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Giới thiệu................................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu của nghiên cứu ......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 6. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 3 7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .......................................................................... 4 8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................. 7 1.1. Tổng quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại ....... 7 1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ............................................. 7 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................... 7
- vii 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ............... 8 1.1.1.3. Hình thức cho vay của ngân hàng thương mại ...................................... 9 1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................. 9 1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................... 9 1.1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................... 12 1.1.2.3. Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................... 13 1.1.3. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại .................. 14 1.1.3.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 14 1.1.3.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 15 1.1.3.3. Các phương thức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................... 15 1.1.3.4. Vai trò của cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................... 16 1.2. Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại ........... 18 1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................. 18 1.2.2. Tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 19 1.2.2.1. Mở rộng về quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................... 19 1.2.2.2. Mở rộng về chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 20 1.2.2.3. Mở rộng về hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................... 20 1.2.3. Ý nghĩa của việc mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa .................... 20 1.2.4. Kinh nghiệm mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số ngân hàng thương mại và bài học cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận ........................................................................................... 21 1.2.4.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số ngân hàng thương mại ...................................................................................... 21 1.2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về cho vay doanh nghiệp nhỏ và cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận .................. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN ................. 25
- viii 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận ............................................................................................ 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận ............................................. 25 2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận ............................................................................... 25 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận ............................................................... 30 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng . 36 2.2.1 Thực trạng mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bình Thuận .................. 36 2.2.1.1 Số lượng khách hàng ............................................................................. 36 2.2.1.2 Cơ cấu khách hàng................................................................................ 38 2.2.1.3. Dư nợ cho vay ...................................................................................... 40 2.2.2 Thực trạng mở rộng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bình Thuận .................. 43 2.2.3 Thực trạng mở rộng hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bình Thuận .................. 44 2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bình Thuận ............ 45 2.3.1 Những kết quả đạt được ............................................................................... 45 2.3.2 Những hạn chế ............................................................................................. 46 2.3.3 Nguyên nhân từ Agribank Bình Thuận dẫn đến hạn chế ............................. 48 2.3.4. Nguyên nhân từ bên ngoài dẫn đến hạn chế ............................................... 50 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH THUẬN ..................................................... 55 3.1. Định hướng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận ................................................... 55
- ix 3.2. Một số giải pháp để mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Agribank Bình Thuận .............. 56 3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa .................... 56 3.2.2 Nghiên cứu thay đổi cơ cấu tín dụng cho hợp lý theo hướng tăng cường cho vay nông lâm ngư nghiệp ...................................................................................... 57 3.2.3 Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng ..................................... 57 3.2.4 Tăng cường tiếp thị và tìm kiếm khách hàng ............................................... 59 3.2.5 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa59 3.2.6 Tổ chức tốt công tác huy động vốn nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng ...................................................................................................... 60 3.2.7 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự .............................................................. 61 3.2.8. Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại vào hoạt động cho vay DNNVV .. 62 3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................... 63 3.3.1. Nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ ............................................ 63 3.3.2. Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn để tận dụng nguồn lực của nhau .......................................................................................................... 65 3.3.3. Cải tiến công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh ........................... 65 3.4. Một số kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ........................................................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 68 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................i
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế tại Việt Nam ............................ 11 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ............................................................................................................... 30 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo tầng lớp dân cư của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ............................................................................................... 32 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ........................................................................................................................... 33 Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh dịch vụ tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ........................................................................................................................... 34 Bảng 2.5: Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ...................................................................................................... 36 Bảng 2.6: Số lượng khách hàng DNNVV theo quy vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ............................................................................................... 37 Bảng 2.7: Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ............................................................................................... 38 Bảng 2.8: Mức tăng và tỷ lệ tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Agribank trong giai đoạn 2018 – 2021 ......................................................... 38 Bảng 2.9: Dư nợ theo ngành nghề của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2018 – 2021 .......................................................................... 42 Bảng 2.10: Dư nợ theo thời gian của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2018 – 2021 .......................................................................... 42 Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2018 – 2021 .......................................................................... 43 Bảng 2.12: Thu nhập ròng từ cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2018 – 2021 ................................................................. 44
- xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Bình Thuận .............................. 26 Hình 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ............................................................................................................... 31 Hình 2.3: Tình hình huy động vốn theo tầng lớp dân cư của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ............................................................................................... 33 Hình 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 - 2021 ........................................................................................................................... 34 Hình 2.5: Tình hình kinh doanh dịch vụ tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ........................................................................................................................... 35 Hình 2.6: Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ...................................................................................................... 37 Hình 2.7: Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn theo ngành nghề tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2017 – 2021 ........................................................................... 40 Hình 2.8: Dư nợ cho vay và dư nợ cho vay DNNVV tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021 ...................................................................................................... 40 Hình 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay DNNVV tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2018 – 2021 ................................................. 41
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho DN lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đối với Việt Nam thì vị trí doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng quan trọng. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những năm gần đây. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa có sức lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Theo tiêu chí mới thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 93% tổng số các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng hiện tại và tiềm năng của các ngân hàng thương mại đối với các sản phẩm cho vay. Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đem lại thu nhập cho ngân hàng thương mại mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế và chính doanh nghiệp vay vốn. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận tại ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận trong thời gian qua, tuy nhiên vấn đề hiệu quả tín dụng còn thấp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, số lượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm sút... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa về quy mô và chất lượng nhằm đảm bảo gia tăng dư nợ, nguồn thu từ lãi, đảm bảo an toàn trong hoạt động của chi nhánh là một vấn đề nghiên cứu mang tính cấp thiết. Tại Bình Thuận, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 96% trên tổng số các doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận chỉ chiếm 7%. Vì vậy, để đánh giá thực trạng việc mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tìm ra giải pháp và kiến nghị để mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 2 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận, tác giả lựa chọn đề tài “Mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận”. 2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận trong giai đoạn 2017 – 2021. 2) Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1) Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận trong giai đoạn 2017 – 2021 như thế nào? 2) Những hạn chế và nguyên nào dẫn dẫn đến những hạn chế trong mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận? 3) Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận trong thời gian?
- 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận sau đây gọi là Agribank Bình Thuận - Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính. Luận văn tổng hợp cơ sở lý thuyết, bài nghiên cứu về mở rộng cho vay DNNVV; thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sao kê dư nợ từ các năm 2018 đến năm 2021 của Agribank Bình Thuận. Đồng thời kết hợp nghiên cứu việc thực hiện hoạt động cho vay tại chi nhánh để phân tích thực trạng, tìm ra hạn chế và nguyên nhân để đề xuất giải pháp góp phần mở rộng cho vay DNNVV tại Agribank Bình Thuận. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Luận văn nghiên cứu về mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn để mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận. Đề tài có thể là cơ sở để tham khảo trong quá trình thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận.
- 4 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Trương Quang Thông (2010) đã nghiên cứu về hoạt động tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. phân tích số liệu thống kê và chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát về tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở đó tác giả đã gợi ý các chính sách để phát triển tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ góc độ của ngân hàng và các cơ quan quản lý. Võ Đức Toàn (2012) đã nghiên cứu về tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã tổng hợp những lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa, nêu thực trạng về hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhân viên tín dụng đang làm việc tại các ngân hàng này đã tìm ra nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa không được chấp nhận cho vay. từ đó đưa ra giải pháp F&B khuyến nghị chị cho cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, phần doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển hoạt động tín dụng này. Thi Diễm Phương (2014) đã nghiên cứu giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu cho giai đoạn 2015 – 2020 thông qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay trong giai đoạn 2010 – 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Eximbank trong giai đoạn nghiên cứu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: tăng trưởng dư nợ, chất lượng cho vay tốt. Tuy nhiên để phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo thì tác giả đã nêu các giải pháp như: thay đổi quan điểm trong phát triển tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng riêng với doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng đội ngủ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp. Ngoài ra, các kiến nghị với doanh nghiệp nhỏ và vừa như xây dựng đội ngũ nhân viên, thay đổi quan điểm tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại, tuân thủ quy định pháp luật về tài chính.
- 5 Nguyễn Trương Thuần Mẫn (2019), “Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Vân”, nghiên cứu cho thấy cho vay DNNVV đã và đang trở thành một sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM. Việc mở rộng cho vay đối với DNNVV có vai trò quan trọng, đó là: không chỉ tạo ra lợi nhuận cho các NHTM, mà còn hỗ trợ DNNVV phát triển và thực hiện vai trò điều tiết, phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ. Bằng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích và thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau như từ nội bộ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân, từ các NHTM khác trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tác giả đã hệ thống hoá các vấn đề cho vay đối với DNNVV. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân; so sánh tương quan thị phần cho vay DNNVV của BIDV Hải Vân so với các NHTM khác; chỉ ra được những khó khăn và tồn tại của BIDV Hải Vân ảnh hưởng đến quá trình mở rộng cho vay DNNVV. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp để tăng quy mô dư nợ cho vay đối với DNNVV, đồng thời kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng thu nhập từ cho vay đối với DNNVV. Nguyễn Ngọc Hoàng (2020) đã nghiên cứu về hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng khách hàng nhỏ và vừa trên tổng khách hàng vay vốn nhỏ, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh giảm trong giai đoạn 2015 – 2019, số lượng doanh nghiệp vay vốn cũng giảm. Tuy nhiên, thu nhập lãi tăng, chất lượng tín dụng giảm. Tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh như: Quảng bá, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ vay các gói cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất thấp, xây dựng cơ chế chính sách riêng, bổ sung quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, còn có các kiến nghị được nêu cho ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Bắc Đồng Nai như: đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối ngân hàng thương mại với doanh nghiệp nhỏ và vừa; kết hợp chặt chẽ với các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khác trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn từ các ngân hàng thương mại, hỗ trợ
- 6 giảm thiểu chi phí vốn cho các ngân hàng thương mại cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ tương tự biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. 8. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đây bàn về vấn đề mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhiều ý tưởng hay, cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng có thể kế thừa. Tuy nhiên, một phần các nghiên cứu hoặc đã được viết từ cách đây khá lâu, và nghiên cứu ở các địa phương khác nên được viết trong những bối cảnh tương đối đối khác biệt so với điều kiện hiện tại ở tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống về vấn đề mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận trong giai đoạn 2017 – 2021 vẫn là một hướng đi mới và là cần thiết. Đây cũng chính là điểm khác biệt của luận văn này so với các công trình khác đã được công bố trước đây. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1:Tổng quan về mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận Chương 3: Giải pháp và kiến nghị mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận
- 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Theo Nguyễn Văn Tiến (2011), cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo cách tiếp cận trên cơ sở chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại trong giáo trình quản trị NHM, Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương (2011) cho rằng cho vay là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay để bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của hai bên sau thời gian thỏa thuận bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, cho vay được phân loại bao gồm: Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó. Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh): là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn