intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội; từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI Ngành: Tài chính - Ngân hàng NGUYỄN TUẤN ANH Hà Nội, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI Ngành: Tài chinh - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Tuấn Anh Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Huyền Hà Nội, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN DANH DỰ CỦA TÁC GIẢ VỀ TÍNH TRUNG THỰC, HỢP PHÁP CỦA NGHIÊN CỨU Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội” do cá nhân tôi thực hiện. Những dữ liệu đƣợc sử dụng của luận văn hoàn toàn chân thực, đƣợc trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí đã đƣợc công bố, các websites… Những biện pháp đề xuất đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và thời gian nghiên cứu thực tiễn. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2023 Tác giả Nguyễn Tuấn Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin đƣợc trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Thu Huyền, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã vô cùng nhiệt tình hỗ trợ giúp tôi có thể thực hiện luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Tài chính - Ngân hàng. Cùng với đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh/chị/bạn đang công tác tại Agribank Đông Hà Nội đã hỗ trợ về dữ liệu nhằm giúp tôi thực hiện luận văn. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè và quý đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH DỰ CỦA TÁC GIẢ VỀ TÍNH TRUNG THỰC, HỢP PHÁP CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................ 8 1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, doanh nghiệp và khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp ............................................................ 8 1.1.1. Tổng quan về tín dụng ........................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ...................................................................................................... 11 1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp và vai trò của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động của ngân hàng ............................................................................ 12 1.1.4. Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp ................................. 13 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp .................................................................................................................... 18 1.2.1. Yếu tố khách quan ............................................................................... 18 1.2.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................... 21 1.3. Các phƣơng pháp đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thƣơng mại .................................................................. 23 1.3.1. Mô hình chuẩn đoán (Heuristic models) ............................................ 23 1.3.2. Mô hình thống kê (Statistical models) ............................................... 24 1.3.3. Mô hình quan hệ nhân quả (Causal models) ...................................... 27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 30
  6. iv 2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 30 2.2. Xây dựng giả thuyết .................................................................................... 31 2.3. Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................................. 36 2.4. Mô hình và phƣơng pháp ứng dụng........................................................... 37 CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI ........................................................ 42 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội .................................................................................... 42 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 42 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban .............................. 44 3.1.3. Cơ cấu nhân sự giai đoạn 2019 – 2021................................................ 45 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 - 2021 ........................ 46 3.2. Tình hình trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội .............................. 47 3.3. Tình hình hoạt động chung của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội ........ 49 3.3.1. Theo loại hình sở hữu ........................................................................... 49 3.3.2. Theo quy mô vốn .................................................................................. 50 3.3.3. Theo ngành nghề ................................................................................... 52 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI ........................................................................................ 54 4.1. Thống kê mô tả biến ................................................................................... 54 4.2. Phân tích tƣơng quan giữa các biến ............................................................. 57 4.3. Mô hình hồi quy tổng quát .......................................................................... 58 4.3.1. Xây dựng mô hình tính toán xác suất trả nợ........................................ 58 4.3.2. Tính xác suất vỡ nợ .............................................................................. 65 4.3.3. Kiểm tra tính phù hợp của mô hình với mẫu dữ liệu đối chứng ......... 66
  7. v 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 67 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI .... 71 5.1. Định hƣớng phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội tới năm 2025 ............... 71 5.2. Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội ......................................................................................................... 72 5.2.1. Giải pháp về các yếu tố từ khách hàng .............................................. 72 5.2.2. Giải pháp về yếu tố từ khoản vay ...................................................... 73 5.2.3. Nâng cao chất lƣợng phân tích và thẩm định tín dụng .................... 73 5.2.4. Nâng cao kiểm soát các khoản vay sau khi giải ngân ...................... 74 5.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ .................. 75 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 78 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 81
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCNV Cán bộ công nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng DN Doanh nghiệp KHDN Khách hàng doanh nghiệp KNTN Khả năng trả nợ NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại TCTD Tổ chức tín dụng XHTD Xếp hạng tín dụng
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại khách hàng và khả năng trả nợ ..............................................16 Bảng 2.1. Danh sách biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ..................................32 Bảng 3.1. Cơ cấu nhân sự tại Agribank Đông Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021 .........45 Bảng 3.2. Kết quả tài chính của Agribank Đông Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021 ...46 Bảng 3.3. Dƣ nợ quá hạn của KHDN tại Agribank Đông Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021 ...........................................................................................................................48 Bảng 3.4. Số lƣợng KHDN có quan hệ tín dụng với Agribank Đông Hà Nội giai đoạn 2019-2021 theo loại hình sở hữu ......................................................................49 Bảng 3.5. Số lƣợng KHDN có quan hệ tín dụng với Agribank Đông Hà Nội giai đoạn 2019-2021 theo quy mô vốn .............................................................................51 Bảng 3.6. Số lƣợng KHDN có quan hệ tín dụng với Agribank Đông Hà Nội giai đoạn 2019-2021 theo ngành nghề .............................................................................52 Bảng 4.1. Tỷ lệ khả năng trả nợ của KHDN theo mẫu dữ liệu 599 quan sát .......54 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến ...........................................................................55 Bảng 4.3. Tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nƣớc trong mẫu nghiên cứu .........................56 Bảng 4.4. Ma trận tƣơng quan...................................................................................57 Bảng 4.5. Tốm tắt kết quả mô hình gốc ...................................................................58 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy các biến trong mô hình gốc ..........................................59 Bảng 4.7. Kiểm định Wald Test cho biến NHĐ ......................................................60 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy sau khi loại biến NHĐ ..................................................60 Bảng 4.9. Kiểm định Wald Test cho biến LNTT ....................................................61 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy sau khi loại biến LNTT ..............................................61 Bảng 4.11. Kiểm định Wald Test cho biến DTT ......................................................62 Bảng 4.12. Kết quả hồi quy sau khi loại biến DTT .................................................62 Bảng 4.13. Kiểm định Wald Test cho biến TSBĐ ....................................................63 Bảng 4.14. Kết quả hồi quy sau khi loại biến TSBĐ ..............................................63 Bảng 4.15. Tỷ lệ chính xác của mô hình nghiên cứu ..............................................64 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định Hosmer and Lemeshow ..........................................65 Bảng 4.17. Tỷ lệ chính xác của mô hình đối chứng..................................................66
  10. viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 30 Hình 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 31 Hình 2.3. Mô hình xác suất tuyến tính và mô hình hồi quy tuyến tính ................... 39 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội ............................ 44 Hình 3.2. Dƣ nợ quá hạn của KHDN tại Agribank Đông Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021 ...................................................................................................................... 48
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Để thực hiện đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội”, tác giả quyết định thực hiện phân tích các yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp dựa trên quy trình thẩm định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng. Trƣớc hết, tác giả tổng hợp các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp, tiếp đó là thực hiện hồi quy logit để xem xét mô hình nào có kết quả phù hợp nhất. Sau đó, tác giả khai thác sâu vào mô hình bằng cách thực hiện chẩn đoán mô hình trên. Kết quả của các kiểm định Pearson Chi2, Hosmer - Lemeshow Chi2 và khả năng dự báo đều cho thấy mô hình đƣợc lựa chọn là phù hợp với dữ liệu mẫu. Mô hình đƣợc thực hiện ban đầu là mô hình hồi quy gồm 9 biến: Thời gian vay; Tài sản đảm bảo; Tỷ lệ Vốn lƣu động/Tổng tài sản; Tỷ lệ lợi nhuận trƣớc thuế, trƣớc lãi vay/Tổng tài sản; Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản; Tỷ lệ Doanh thu thuần/Tổng tài sản; Quy mô tổng tài sản của khách hàng; Số năm hoạt động kinh doanh của khách hàng; Loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc sẽ là các biến độc lập. Đây là mô hình phù hợp nhất đối với mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Kết hợp với thực tế, mô hình hồi quy đã chứng minh đƣợc các yếu tố trên đều có tác động nhất định đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, đồng thời mô hình cũng có thể dự báo khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp chính xác đến 91.73%. Sau khi thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp dựa trên các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp nhằm giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Đông Hà Nội tăng cƣờng triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự cạnh tranh trong thị trƣờng tài chính đã trở nên vô cùng khốc liệt trong bối cảnh hội nhập thị trƣờng quốc tế và toàn cầu hóa (Ngân hàng thế giới 2009). Các ngân hàng thƣơng mại phát triển là cơ sở để phát triển nền kinh tế. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cƣờng uy tín của thƣơng hiệu, tăng trƣởng lợi nhuận, các ngân hàng cần phải thực hiện các chính sách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, mang lại lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, đây là hoạt động chƣa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng có nhiều nguyên nhân, trong đó khả năng trả nợ của khách hàng là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trên thế giới hiện nay, có nhiều mô hình ƣớc lƣợng xác suất vỡ nợ của khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng của các tổ chức uy tín nhƣ Standard&Poor, Moodys‟, Fitch,… Trong đó có thể nói mô hình Z-score ƣớc lƣợng xác suất vỡ nợ của Altman từ năm 1968 đƣợc áp dụng khá phổ biến và rộng rãi. Tiếp đến là rất nhiều những nghiên cứu sử dụng mô hình Logit dự báo xác suất vỡ nợ của đối tƣợng là khách hàng vay vốn. Nhƣ trong nghiên cứu của Irakli Ninua (2008), tác giả đã đánh giá rủi ro tín dụng của khoản vay thông qua một biến phụ thuộc - tỷ lệ khoản vay không hoàn trả (LLR). Chiara Pederzoli và Costanza Torricelli (2010) đã sử dụng các chỉ số tài chính và năng lực tài chính để dự đoán xác suất trả nợ của các DN nhỏ bao gồm bốn chỉ tiêu chính: tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản; lợi nhuận trƣớc lãi và thuế/tổng tài sản; tổng vốn cổ phần/tổng tài sản và tổng doanh thu/tổng tài sản. Kết quả ƣớc tính cho thấy rằng tất cả các biến đều nghịch biến với xác suất vỡ nợ (PD). Có thể thấy, đã có rất nhiều phƣơng pháp, mô hình đƣợc đề xuất, áp dụng và thu đƣợc những kết quả khá tốt trong thực tiễn. Tuy nhiên, mô hình Logit lại đƣợc đánh giá cao nhất trong quá trình phát triển các mô hình đánh giá khả năng trả nợ trong nghiên cứu cũng nhƣ thực tế xếp hạng.
  13. 2 Hiện nay các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam chủ yếu vẫn đo lƣờng rủi ro tín dụng dựa trên các khoản nợ xấu, nợ quá hạn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên kinh nghiệm chủ quan của cán bộ tín dụng (CBTD) để phân tích từng hồ sơ mà chƣa chú trọng chuẩn hóa các phƣơng pháp ƣớc lƣợng khả năng trả nợ của khách hàng từ khi khách hàng đề nghị vay vốn đến khi thu hồi nợ. Nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu đƣợc huy động từ ngân hàng. Theo báo cáo tài chính của Agribank năm 2021, hoạt động tín dụng có tỷ trọng 86% trên tổng lợi nhuận của ngân hàng. Sự tăng trƣởng của hoạt động tín dụng kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Agribank cũng tăng cao. Theo báo cáo kinh doanh năm 2020, tổng giá trị nợ quá hạn của Agribank Đông Hà Nội là 59,61 tỷ đồng, tăng 1,03% so với năm 2019. Để đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng, hoạt động kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Cùng với đó, để đánh giá khả năng trả nợ của KHDN đòi hỏi cán bộ tín dụng ngoài việc có những nghiệp vụ ngân hàng thì cần phải có những kiến thức, chuyên môn nhiều lĩnh vực kinh tế liên quan. Để làm đƣợc điều đó, hoạt động xác định, tính toán và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng khả năng trả nợ của từng khách hàng cần phải đƣợc thực hiện cẩn thận, kỹ càng đối với mỗi khoản vay. Tuy nhiên, hoạt động này của Agribank nói chung và Agribank Đông Hà Nội nói riêng chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu, cập nhật mà chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan theo kinh nghiệm của nhân viên tín dụng, nhân viên tín dụng chƣa thể thấy rõ yếu tố nào có ảnh hƣởng nhiều nhất đến khả năng trả nợ và chƣa thể đối chứng tính phù hợp của các trọng số gán cho từng yếu tố. Trong quá trình nghiên cứu các kết quả thực nghiệm đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của KHDN, học viên nhận thấy ngoài kết quả phân loại nợ của KHDN dựa theo hệ thống XHTD nội bộ của Agribank thì kết quả đánh giá khả năng trả nợ của KHDN còn phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố khác nhƣ: quy mô doanh nghiệp, thời gian vay, kinh nghiệm hoạt động của các doanh nghiệp, tài sản bảo đảm… Do đó, học viên nhận thấy cần phải xây dựng một mô hình có thể đƣa cùng lúc biến định lƣợng và biến định tính trong việc xác định khả năng trả nợ của KHDN.
  14. 3 Chính vì những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu *) Tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Năm 1940, John M. Chapman đã đặt những nền móng đầu tiên đối với việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân. Sau đó, nghiên cứu này đã đƣợc Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ đƣa vào tài liệu Commercial Banks and Consumer Instalment Credit. Để phân tích các rủi ro khi cấp tín dụng khách hàng cá nhân, ông đã thu thập 2,765 quan sát và thống kê các yếu tố cơ bản có ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay nhƣ sau: Lý do từ chối khoản vay, độ tuổi, giới tính, số ngƣời phụ thuộc, nghề nghiệp, liên kết công nghiệp, số năm kinh nghiệm, giá trị khoản vay, thu nhập hàng năm, tài sản tích lũy của ngƣời vay, thời gian vay, mục đích vay. Theo nghiên cứu của John M. Chapman (1940), các yếu tố trên cơ bản đều có những tác động nhất định đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân nhƣng nhƣợc điểm của nghiên cứu là chỉ đƣa ra các thống kê kết hợp với thực tế để phân tích chứ chƣa làm rõ các luận điểm thông qua các mô hình tính toán cụ thể. Tuy vậy, các yếu tố đƣa ra trong bài nghiên cứu đều là các yếu tố cơ sở cho các nghiên cứu khác sau này. *) Tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp Nghiên cứu của Chiara Pederzoli và Costanza Torricelli (2010), Nghiên cứu đƣợc dựa trên kết quả nghiên cứu khả năng vỡ nợ của E.I.Altman (1968), trong đó kết quả điểm tín dụng của doanh nghiệp vay vốn trên giả định rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng. Khi Alman sử dụng đại lƣợng Z và các trị số theo ngành nghề riêng biệt đối với các công ty trên thị trƣờng chứng khoán thì tác giả Chiara Pederzoli và Costanza
  15. 4 Torricelli sử dụng các chỉ số tài chính trên báo cáo tài chính của công ty để lƣợng hóa xác suất vỡ nợ của công ty trong quy mô nhỏ và siêu nhỏ có doanh thu một năm dƣới 50.000.000 € trên địa bàn nƣớc Ý. Tác giả thống kê số mẫu chọn theo cách phân loại của Base II về quy mô doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có mức doanh thu dƣới 50.000.000 € hàm ý một công ty có nhu cầu vốn ít hơn thƣờng tỷ lệ thuận với quy mô của công ty. Mô hình đƣợc tác giả xây dựng với biến phụ thuộc trên cơ sở nhóm nợ theo định nghĩa của Base II. Trong đó, biến phụ thuộc nhóm nợ, các biến độc lập gồm nhiều trị số khác nhau để đo lƣờng khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp nhƣ khả năng hoạt động, thanh khoản, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, khả năng trả lãi ngân hàng của doanh nghiệp. Nghiên cứu “Khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp ở Thành Phố Cần Thơ” tác giả PGS.,TS Lê Khƣơng Ninh và ThS. Lê Thị Thu Diềm. Tác giả dùng phƣơng pháp định lƣợng để khảo sát những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp. Tác giả dùng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, mẫu khảo sát gồm 250 doanh nghiệp. Trƣớc tiên từ danh sách doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Cần Thơ cung cấp, tác giá tiến hành chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên với bƣớc nhảy k=2 cho đến khi có đủ doanh nghiệp theo dự kiến. Sau đó tác giả sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm ba phần: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Từ thông tin trong báo cáo tài chính, các nhà nghiên cứu tính toán các chỉ số tài chính, sau đó đƣa vào mô hình hồi quy để ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của chúng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sau đó, tác giả thu thập thông tin về nhóm nợ của các doanh nghiệp theo phân loại ở Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc trên cơ sở dữ liệu cung cấp bởi Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Cần Thơ. Tuy nhiên do không thu thập đƣợc thông tin của tất cả 250 doanh nghiệp đƣợc chọn nên mẫu khảo sát đƣợc hình thành là 214 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ các nghiên cứu
  16. 5 trƣớc đây, tác giả đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó là đòn bẩy tài chính, dòng tiền tự do, ROA, ROE, dòng tiền, thanh khoản, quy mô của doanh nghiệp, kinh nghiệm, lĩnh vực hoạt động (thƣơng mại, công nghiệp). 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Luận văn tập trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội; từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh này. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ vay và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích tình hình khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thƣơng mại.
  17. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội. Phạm vi thời gian: Tác giả lựa chọn giai đoạn 2019 - 2021 để thực hiện luận văn do đây là khoảng thời gian có thể thu thập đƣợc tối đa các quan sát trong phân tích này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhằm phân tích, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trong cho vay đến khả năng trả nợ đối với KHDN. Ngoài ra, tác giả còn áp dụng thêm phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn để phân tích một số yếu tố khác tác động đến khả năng trả nợ của KHDN Phƣơng pháp phân tích định lƣợng đƣợc tiến hành với phân tích thống kê mô tả và phân tích tƣơng quan để xem xét đặc điểm về giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các biến cũng nhƣ mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy để ƣớc lƣợng sự ảnh hƣởng của các yếu tố trong cho vay đến khả năng trả nợ đối với KHDN tại Agribank Đông Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả, tổng hợp phân tích trên cơ sở dữ liệu, thông tin thu thập đƣợc. Cỡ mẫu: gồm 202 khách hàng, số quan sát là 606, đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank Đông Hà Nội từ năm 2019 - 2021. Số liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm của Agribank Đông Hà Nội, dữ liệu từ chƣơng trình xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank.
  18. 7 Bài nghiên cứu sử dụng mô hình binary logistic để tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Đông Hà Nội. Các số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để xác định các yếu tố liên quan đến khả năng trả nợ vay của KHDN tại Agribank Đông Hà Nội. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ vay và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Tình hình trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội. Chƣơng 4: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội. Chƣơng 5: Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội.
  19. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, doanh nghiệp và khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp 1.1.1. Tổng quan về tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ gốc Latinh Creditium có nghĩa là một sự tin tƣởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin. Nguyễn Minh Nhàn (2012) đã diễn giải quan điểm tín dụng theo Kmax nhƣ sau: “Tín dụng là quá trình chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị từ ngƣời sở hữu đến ngƣời sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu”. (Nguyễn Minh Nhàn 2012, tr. 16) Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế: “Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những ngƣời đi vay và những ngƣời cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống”. (Sử Đình Thanh 2008, tr. 67) Nguyễn Văn Tiến (2014) cho rằng: “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. (Nguyễn Văn Tiến 2014, tr. 21) Nguyễn Thị Thu Hà (2017), tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lƣợng giá trị sang cho bên kia đƣợc sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận đƣợc phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận. Hay nói cách khác, tín dụng là quan hệ vay mƣợn dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là sự
  20. 9 chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị với hình thức hiện vật hay tiền tệ từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lƣợng lớn hơn. (Nguyễn Thị Thu Hà 2017, tr. 19) Theo từ điểm Bách khoa toàn thƣ Việt Nam thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay. Trong quan hệ này ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho ngƣời đi vay trong một thời gian nhất định. Đến kỳ hạn trả nợ ngƣời đi vay có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hóa đã vay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi”. (Hứa Văn Nghị 2020, tr. 10) Theo văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về về hợp nhất luật các tổ chức tín dụng do văn phòng quốc hội ban hành, định nghĩa “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. (Trịnh Thị Mỹ An 2019, tr. 5) Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các pháp nhân và cá nhân, đƣợc thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. 1.1.1.2. Các hình thức tín dụng Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng và đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tƣơng đối. Trên cơ sở các căn cứ phân loại khác nhau sẽ có các hình thức tín dụng khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến trong giáo trình “Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại”, nhà xuất bản Thống kê (2014), các hình thức tín dụng bao gồm: Theo thời gian cấp tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: thời gian cấp tín dụng không vƣợt quá 12 tháng;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2