intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

29
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng" nhằm đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa, tất cả những số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, đáng tin cậy và được phân tích xử lý trung thực, khách quan. Các giải pháp, ý kiến đề xuất là của cá nhân tôi đúc kết từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá và kinh nghiệm công tác thực tế tại Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Tp. HCM, tháng năm 2023 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Bích
  3. ii LỜI CÁM ƠN Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành nội dung luận văn thạc sĩ. Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học CH23C3, chuyên ngành tài chính ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh niên khóa 2021 – 2023. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, PGS.TS Lê Thị Tuyết Hoa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cùng một số lãnh đạo phòng ban đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
  4. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Nội dung: Lý do chọn đề tài: Là một trong những ngân hàng lớn trên địa bàn Lâm Đồng, nhưng hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng vẫn chưa phát triển xứng tầm so với quy mô và số lượng khách hàng của Agribank Lâm Đồng. Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp giúp phát triển hiệu quả hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng. Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2019-2021 và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng cả về quy mô và chất lượng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã đạt được những kết quả sau: Lý luận về hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2019-2021, từ đó đánh giá những thành công và hạn chế, nguyên nhân hạn chế của hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2019-2021. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị giúp phát triển hiệu quả hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng. Kết luận và giải pháp: Nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, và đã đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể cho Agribank Lâm Đồng về dịch vụ, về cơ sở hạ tầng, công nghệ, về thông tin tuyên truyền, giải pháp cụ thể đối với từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển hoạt động quảng cáo, quảng bá cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Từ khóa: Thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank, phát triển, Lâm Đồng.
  5. iv ABSTRACT Topic: Development of non-cash payment services at Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam - Branch of Lam Dong province. Content: Reason for choosing the topic: As one of the major banks in Lam Dong province, the non-cash payment service activities at Agribank Lam Dong have not yet developed commensurate with the size and number of customers of Lam Dong. Agribank Lam Dong. The study was conducted to find out the causes and solutions to help develop the performance of non-cash payment services at Agribank Lam Dong. Research on the development of non-cash payment services at Agribank Lam Dong in the period of 2019-2021 and propose some solutions to develop non- cash payment services at Agribank Lam Dong in terms of both size and quality. Research methods are used to complete the proposed research objectives, the topic uses descriptive statistics, comparative methods, analytical and synthesis methods. Research results: The study achieved the following results: Theory of non-cash payment service activities of commercial banks. Analyze and evaluate the current situation of non-cash payment service activities at Agribank Lam Dong in the period of 2019-2021, thereby assessing the successes and limitations, causes and limitations of payment service activities cashless at Agribank Lam Dong in the period of 2019-2021. Proposing solutions and recommendations to help develop the efficiency of non-cash payment services at Agribank Lam Dong. Conclusion and solutions: The study has achieved the research objectives, and has proposed specific groups of solutions for Agribank Lam Dong in terms of services, infrastructure, technology, information and propaganda. communication, specific solutions for each non-cash payment method and development of advertising and promotion activities for non-cash payment activities. Keywords: Non-cash payment, Agribank, development, Lam Dong
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tỉnh Lâm Đồng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt BIDV Nam BQ Bình quân DVTTKDTM Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt EXIMBANK Nam NAPAS Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại POS Point of Sale – Điểm bán hàng PTĐT Phương tiện điện tử QTDND Quỹ tín dụng nhân dân SACOMBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Hà nội TKTGTT Tài khoản tiền gửi thanh toán TMCP Thương mại cổ phần TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt VIETCOMBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt nam VIETINBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động POS Point of Sale Điểm bán hàng
  8. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................ii LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..................................................... vi MỤC LỤC ....................................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. xi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ ..........................................................................xii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 7. Khảo lược các nghiên cứu .................................................................................. 6 7.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 6 7.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 10 7.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 13 8. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................... 15 1.1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM ...................................... 15 1.1.1. Khái niệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM ................... 15 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM ............... 16 1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng .......................... 16 1.1.4. Các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM .............. 18 1.2. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM ..................... 20
  9. viii 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 20 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM ........................................................................................................................... 20 1.2.2.1. Chỉ tiêu về quy mô ........................................................................................... 20 1.2.2.2. Chỉ tiêu về hiệu quả ......................................................................................... 22 1.2.2.3. Chỉ tiêu về chất lượng ..................................................................................... 23 1.2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM .................................................................................................................... 25 1.2.3.1. Nhân tố khách quan ........................................................................................ 25 1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan ..................................................................................... 26 1.3. Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ..... 28 1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại ............................................. 28 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ..................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG ........................... 34 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng .......................................................................................... 34 2.1.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng .......................................... 34 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019-2021 ........................................ 34 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng .... 35 2.2.1. Các sản phẩm TTKDTM tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ................................................................ 35 2.2.1.1. Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi ................................................................... 35 2.2.1.2. Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu ................................................................... 35 2.2.1.3. Dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ .................................................................... 36 2.2.1.4. Dịch vụ chuyển tiền ......................................................................................... 36 2.2.1.5. Dịch vụ thanh toán bằng séc ........................................................................... 36 2.2.1.6. Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ........................................................................... 36
  10. ix 2.2.2. Về quy mô TTKDTM .......................................................................................... 37 2.2.2.1. Tăng trưởng doanh số TTKDTM ................................................................... 37 2.2.2.2. Doanh số TTKDTM bình quân khách hàng .................................................. 38 2.2.2.3. Tăng trưởng số lượng khách hàng được trả lương qua tài khoản ............... 39 2.2.2.4. Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt ........................................................ 40 2.2.3. Về hiệu quả dịch vụ TTKDTM........................................................................... 44 2.2.3.1 Tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ TTKDTM .......................................... 44 2.2.3.2 Tỷ trọng doanh thu dịch vụ TTKDTM ............................................................ 45 2.2.4. Về chất lượng dịch vụ TTKDTM ....................................................................... 45 2.2.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ....................................................................... 46 2.2.4.2. Kết quả khảo sát khách hàng về chất lượng dịch vụ TTKDTM tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................ 48 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ..................................................................................................................... 54 2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................... 54 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 56 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ..................................................................... 58 2.3.3.1. Các nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 58 2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan ........................................................................ 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM-CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG ............................. 65 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt .................... 65 3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đến năm 2025 ...................................................................................................... 65 3.1.2. Định hướng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ................................................................................. 65 3.2. Giải pháp đề xuất với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ........................................................................ 66
  11. x 3.2.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ TTKDTM ............................................................. 66 3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới kênh phân phối ............................... 66 3.2.3. Phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ cho dịch vụ TTKDTM ........................... 67 3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và quảng bá về dịch vụ TTKDTM…..68 3.2.5. Cải thiện chính sách khách hàng dịch vụ TTKDTM ....................................... 69 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... i TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................ii PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG ...................................................... iv
  12. xi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................................. 35 Bảng 2.2: Tình hình doanh số TTKDTM tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng37 Bảng 2.3: Doanh số TTKDTM bình quân khách hàng ............................................ 39 Bảng 2.4: Tình hình khách hàng được trả lương qua tài khoản của Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ................................................................................................. 39 Bảng 2.5: Cơ cấu TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng .................. 40 Bảng 2.6: Doanh thu từ phí của dịch vụ TTKDTM tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng .....................................................................................................................44 Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh thu từ phí của dịch vụ TTKDTM so với tổng doanh số thu từ dịch vụ tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ........................................... 45 Bảng 2.8: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ............................................................. 46 Bảng 2.9: Giá trị các biến quan sát của chỉ tiêu Sử dụng dễ dàng.......................... 48 Bảng 2.10: Giá trị các biến quan sát của chỉ tiêu Dịch vụ khách hàng .................. 49 Bảng 2.11: Gá trị các biến quan sát của chỉ tiêu Sự dảm bảo an toàn ................... 51 Bảng 2.12: Giá trị của các biến quan sát của chỉ tiêu Chi phí phù hợp ................. 52 Bảng 2.13: Thống kê các giá trị của các biến quan sát thuộc yếu tố Sự đáp ứng.. 52
  13. xii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số TTKDTM tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ........... 38
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng phát triển chung của thế giới. Việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thu hút nhiều hơn các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội; tăng nguồn vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất; tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế góp phần thúc đẩy điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế, nâng cao lòng tin của nhân dân vào Ðảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng chung của Chính phủ nhằm đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến làm thay đổi tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước đồng thời đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và vai trò của Agribank đối với nền kinh tế xã hội tại địa phương. Mặt khác, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hiện nay, thì việc thiết kế các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng cần được ưu tiên. Những bước tiến về công nghệ và số hóa đã mang đến cơ hội cho thanh toán kỹ thuật số trong việc kết nối giữa người mua và người bán trong thời gian giãn cách xã hội và ở góc độ nào đó, góp phần không nhỏ trong việc ổn định nền kinh tế - xã hội trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đại dịch Covid-19 đóng vai trò như cú hích làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Việc thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế còn gặp những trở ngại do thói quen, tâm lý của người dân, cơ sở hạ tầng và sự kết nối, tích hợp giữa đơn vị cung ứng dịch vu với các hệ thống thanh toán tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch ̣ vu thanh toán còn nhiều hạn chế. Sự thiếu đồng bộ giữa các trung gian thanh toán ̣
  15. 2 và các đơn vị cung ứng hàng hóa , dịch vụ cũng đang là rào cản khiến cho người tiêu dùng chưa sử dụng hình thức TTKDTM. Bên cạnh đó, mặc dù số lươṇg người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng đã tăng mạnh (từ khoảng 30% năm 2015 lên trên 60% năm 2019) song tại các khu vực vùng sâu , vùng xa thì điều kiện tiếp cận với dịch vu ngân hàng của người dân vẫn còn khá hạn chế. ̣ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là một chi nhánh có nhiều địa điểm giao dịch tại vùng xa, việc tiếp cận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng còn nhiều hạn chế. Mặc dù dẫn đầu trên địa bàn nhưng doanh thu phí dịch vụ nói chung và phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu của Chi nhánh (chưa được 10%). Cho nên phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Trong thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về đề tài phát triển dịch vu thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại, như nghiên cứu của: Kumari, N., & Khanna, J. (2017); Ishak, N. (2020); Ahman và cộng sự (2020); Nguyễn Thanh Thảo (2020); Ngô Việt Hương (2017); Lê Thị Thanh (2020); Đỗ Thị Thu Quỳnh (2022); Nguyễn Thị Thùy Hương (2021)….Tuy nhiên, các nghiên cứu về thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn đại dịch COVID19 rất hạn chế. Đặc biệt, học viên chưa tìm thấy nghiên cứu nào về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, tìm kiếm các giải pháp trong thực tiễn hoạt động nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và
  16. 3 Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn cao học. 2. Mục tiêu của đề tài • Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng • Mục tiêu cụ thể - Phân tích được thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.. - Đánh giá được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng như thế nào? - Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là gì? - Giải pháp gì để phát triển dịch vụ thanh toán không không dùng tiền tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu
  17. 4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại một ngân hàng thương mại • Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi về không gian; Ngân hàng thương mại mà đề tài thực hiện nghiên cứu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu được thống kê từ năm 2019 đến 2022. Số liệu sơ cấp được tập hợp thông qua khảo sát khách hàng từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2022 5. Đóng góp của đề tài • Về khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ góp phần thêm những bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại. Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu tiếp theo • Về thực tiễn: Luận văn góp phần đưa ra một số giải pháp để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có thể tham khảo trong việc cải tiến và hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu các tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá thông tin thu thập được để làm sáng tỏ phần cơ sở lý luận. Nghiên cứu thực tiễn căn cứ vào các báo cáo tài chính, các dữ liệu, số liệu thống kê hàng năm đã được công bố… phản ánh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho đề tài của luận văn. Cụ thể là: 6.1. Phương pháp thống kê Được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, NHNN Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, nhằm phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm
  18. 5 Đồng giai đoạn năm 2019-2022 thiết lập các bảng thống kê những kết quả đạt được, xác định tốc độ tăng trưởng, mức độ phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh. 6.2. Phương pháp khảo sát - Mục đích khảo sát: thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng - Thời gian khảo sát: từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2022 - Thiết kế mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu dự kiến là 500 quan sát. Tác giả khảo sát đối tượng các khách hàng không phân biệt giới tính, trình độ, công việc,… tuy nhiên có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên đã từng và đang sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. - Thực hiện khảo sát để thu thập số liệu khảo sát phục vụ cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ TTKDTM tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được thu thập từ tháng 04/2022 đến tháng 06/2022. Tác giả sử dụng hình thức khảo sát thông qua gửi bảng câu hỏi qua e-mail cũng được sử dụng. Tổng số bảng câu hỏi gửi đi là 500 bảng câu hỏi. Sau đó sẽ tiến hành nhập số liệu và làm sạch số liệu để tiến hành phân tích. Sự phù hợp của mẫu nghiên cứu: Theo nguyên tắc kinh nghiệm số quan sát trong mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. Số biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu sơ bộ là 23 biến quan sát (bao gồm cả 3 biến quan sát của nhân tố chất lượng dịch vụ). Do đó, kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 x 23 = 115 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Vậy kích thước mẫu thu thập được để phân tích bao gồm 500 quan sát dự kiến là thỏa mãn. Sau khi đã gửi đi 500 bảng câu hỏi thì thu về 433, trong đó có 26 bảng trả lời không đúng thông tin và sai quy định cần loại ra. Do đó, số mẫu chính thức từ số bảng câu hỏi thu về là 407 quan sát, do đó mẫu chính thức là 407 mẫu.
  19. 6 - Thang đo: sử dụng thang đo Linket 5 mức độ từ 1 đến 5 lựa chọn. Với lựa chọn số 1 nghĩa là ‘’Hoàn toàn không đồng ý’’ với câu phát biểu cho đến lựa chọn số 5 nghĩa là ‘’Hoàn toàn đồng ý’’. 6.3. Phương pháp phân tích Từ thông tin, số liệu và khảo sát thực tế, tiến hành phân tích thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Qua đó đánh giá những hạn chề và nguyên nhân của các hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. 7. Khảo lược các nghiên cứu 7.1. Các nghiên cứu nước ngoài Thanh toán không dùng tiền mặt được các nhà quản trị ở các quốc gia nghiên cứu, khảo sát và đúc kết lại rất nhiều. Nổi bật lên như các bài báo, nghiên cứu hay các cuộc khảo sát như: Kredina và cộng sự (2022). “Assessing the relationship between non- cash payments and various economic indicators”: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố quyết định thanh toán không dùng tiền mặt (máy ATM, số chi nhánh ngân hàng và số lượng người sử dụng điện thoại di động) và các chỉ số kinh tế khác nhau (tiền rộng, lạm phát, giá tiêu dùng) cũng như nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nhau trong các thời kỳ khác nhau. Các máy ATM cung cấp thanh toán không dùng tiền mặt. Mẫu xem xét dữ liệu của hội đồng về chín quốc gia đang phát triển.. Theo đó, nghiên cứu này chỉ ra rằng những phát triển hiện đại khác với những phát triển được cung cấp trước đó và quá trình chuyển đổi công nghệ tài chính vẫn đang trong quá trình. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra sự cần thiết của các nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp phi truyền thống về phát triển tài chính, có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững.
  20. 7 Świecka và cộng sự (2021). Consumer Financial Knowledge and Cashless Payment Behavior for Sustainable Development in Poland: Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét các yếu tố liên quan đến hành vi thanh toán không dùng tiền mặt với trọng tâm là vai trò của kiến thức tài chính của người tiêu dùng. Tổng số 1100 cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với các công dân Ba Lan từ 15 tuổi trở lên. Dữ liệu thu thập được được phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê, bao gồm phân tích phương sai (ANOVA), để kiểm tra kiến thức tài chính của người tiêu dùng theo các yếu tố kinh tế và phi kinh tế cơ bản. Ngoài ra, một phương pháp khai thác dữ liệu được gọi là Rừng ngẫu nhiên đã được thực hiện để tìm ra tầm quan trọng thay đổi trong mối tương quan giữa kiến thức tài chính của người tiêu dùng và phương thức thanh toán ưa thích. Kết quả cho thấy sự đa dạng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Trong số các đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng, kiến thức tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến lựa chọn thanh toán của họ. Kết quả có ý nghĩa đối với việc thiết kế các quy trình thanh toán. Ahman và cộng sự (2020). "Analysing consumer adoption of cashless payment in Malaysia.": Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt ở Malaysia bằng cách sử dụng lý thuyết thống nhất về áp dụng và sử dụng công nghệ, UTAUT2. Tổng số 301 bảng câu hỏi đã hoàn thành và có thể sử dụng được đã được thu thập từ người tiêu dùng Malaysia để kiểm tra các giả thuyết. Phân tích cấu trúc thời điểm (AMOS) đã được áp dụng cho dữ liệu bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc. Kết quả cho thấy rằng tuổi thọ hiệu suất và điều kiện tạo điều kiện có ảnh hưởng đáng kể nhất đến việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Bảo mật công nghệ được nhận thức cũng có mối quan hệ chặt chẽ với việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Kết quả cũng cho thấy rằng động lực hưởng thụ, ảnh hưởng xã hội và tính đổi mới có liên quan tích cực đến việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Những phát hiện này có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách giải quyết các mối quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0