intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

40
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam" nhằm phân tích những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng VŨ THỊ KIM OANH Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Vũ Thị Kim Oanh Người hướng dẫn: TS Phạm Ngọc Anh Hà Nội – 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, trình bày dựa trên những quan điểm của cá nhân, dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Ngọc Anh. Số liệu nêu trong luận văn là trung thực, kết quả phân tích trong luận văn xuất phát từ khảo sát thực tế, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình, nghiên cứu nào. Tác giả Vũ Thị Kim Oanh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Ngọc Anh đã hướng dẫn tận tình, nhiệt huyết và đầy trách nhiệm để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học, Khoa Tài chính ngân hàng, các Phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tài liệu và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Tác giả Vũ Thị Kim Oanh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC)........................................................................................................8 1.1 Khái niệm định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) .................................8 1.2 Khái niệm phát triển định danh khách hàng trực tuyến ...........................10 1.2.1 Khái niệm ..................................................................................................10 1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của định danh khách hàng trực tuyến 10 1.3 Tầm quan trọng của định danh khách hàng trực tuyến ............................13 1.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại .........................................................13 1.3.2 Đối với nền kinh tế - xã hội......................................................................14 1.4 Các mô hình định danh khách hàng trực tuyến phổ biến trên thế giới ...15 1.4.1 Xác thực và nhận diện danh tính ............................................................15 1.4.2 Xác nhận qua video ..................................................................................18 1.4.3 Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia số hóa .....................................................18 1.4.4 Thẩm định khách hàng giản đơn và thẩm định khách hàng chi tiết ....21 1.5 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại .22 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại.........................................................................23 1.6.1 Hành lang pháp lý ....................................................................................23 1.6.2 Mô hình phát triển....................................................................................25 1.6.3 Nguồn nhân lực ........................................................................................26 1.6.4 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................26 1.7 Rủi ro khi triển khai định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại............................................................................................................26 1.7.1 Rủi ro về mạo danh khách hàng..............................................................27
  6. iv 1.7.2 Rủi ro về công nghệ ..................................................................................27 1.7.3 Rủi ro về an ninh mạng, an toàn hệ thống .............................................27 1.7.4 Rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố .........................................................28 1.7.5 Rủi ro bảo mật thông tin và quyền riêng tư của khách hàng ................28 1.8 Kinh nghiệm triển khai định danh khách hàng trực tuyến tại một số ngân hàng trên thế giới .................................................................................................29 1.8.1 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại ở Ấn Độ ................................29 1.8.2 Kinh nghiệm tại ngân hàng ở Hồng Kông ..............................................32 1.8.3 Kinh nghiệm tại ngân hàng Nigeria ........................................................32 1.8.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) ...........................................................35 2.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..35 2.1.1 Thông tin chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................................................................................35 2.1.2 Sản phẩm dịch vụ và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .............................................36 2.2 Tình hình hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..............................................41 2.2.1 Quy định và quy trình định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .............................................41 2.2.2 Các công nghệ định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .......................................................50 2.2.3 Quy mô định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ...................................................................52 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..........................58 2.3.1 Kết quả đạt được .......................................................................................58 2.3.2 Hạn chế và tồn tại.....................................................................................60 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế .......................................................................60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .......................................................................63
  7. v 3.1. Xu hướng phát triển định danh khách hàng trực tuyến trong thời gian tới ...........................................................................................................................63 3.2 Định hướng phát triển định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..............................................64 3.3 Giải pháp phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..............................................67 3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................................................67 3.3.2 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng ............................................................................................................................68 3.3.3 Phát triển đa dạng định danh khách hàng trực tuyến ...........................69 3.3.4 Cân bằng giữa việc tuân thủ các quy định và tăng trải nghiệm cho khách hàng ........................................................................................................69 3.3.5 Tăng cường công tác truyền thông..........................................................70 3.3.6 Nâng cao hình ảnh, thương hiệu ngân hàng .........................................71 3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý để phát triển định danh khách hàng trực tuyến..............................................................................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên văn 1 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2 AML/CFT Tổ chức phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố 3 BVN Cơ sở dữ liệu sinh trắc học 4 EC Ủy ban châu Âu 5 eKYC Định danh khách hàng trực tuyến 6 EU Liên minh châu Âu 7 FATF Tổ chức lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền 8 IDP Nhà cung cấp dịch vụ danh tính 9 ICAO Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế 10 KYC Định danh khách hàng 11 NHNN Ngân hàng nhà nước 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 OCR Công nghệ nhận diện ký tự quang học 14 OTP Mật khẩu dùng một lần 15 SP Nhà cung cấp dịch vụ 16 SPID Hệ thống Danh tính kỹ thuật số công cộng 17 UIDAI Cơ quan nhận dạng duy nhất của Ấn Độ
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 2.1 Số lượng tài khoản mở mới tại Agribank từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 ......................................................................................................................52 Bảng 2.2 Số lượng tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến bị từ chối từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 .................................................................53 Bảng 2.3 Số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng eKYC .....................54 tại Agribank từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 theo độ tuổi ...............................54 Bảng 2.4 Số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng eKYC .....................55 tại Agribank từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 theo giới tính .............................55 Bảng 2.5 Giá trị tài khoản tiền gửi mở từ eKYC từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 ......................................................................................................................56 Bảng 2.6 Phí dịch vụ của tài khoản thanh toán mở bằng eKYC từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 .....................................................................................................57 Hình 1.1 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại ngân hàng thương mại .............................................................................................................................18 Hình 1.2 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến trên Aadhaar tại ngân hàng thương mại ................................................................................................................27 Hình 2.1 Thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021 .....................................37 Hình 2.2 Cơ cấu thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021 ..........................38 Hình 2.3 Số lượng thẻ phát hành của Agribank từ năm 2017 đến 2021 ...................40 Hình 2.4 Bước 1 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến ...40 Hình 2.5 Bước 3 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến ...41 Hình 2.6 Bước 4 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến ...41 Hình 2.7 Bước 5 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến ...42 Hình 2.8 Bước 8 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến ...43 Hình 2.9 Quy trình hậu kiểm định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ................................................................48
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn: “Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” được tác giả phân tích một cách hệ thống trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng định danh khách hàng trực tuyến tại Việt Nam. Luận văn đã đưa ra một loạt các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển định danh khách hàng trực tuyến bao gồm hành lang pháp lý, sự lựa chọn mô hình phát triển eKYC của ngân hàng thương mại, nguồn nhân lực hiểu biết về eKYC, cơ sở hạ tầng để triển khai eKYC và các tiêu chí đánh giá sự phát triển định danh khách hàng trực tuyến. Hiện nay, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phát triển eKYC theo mô hình xác thực và nhận diện danh tính. Đây là mô hình sử dụng công nghệ sinh trắc học, phát hiện giả mạo và xác minh người thật để định danh danh tính khách hàng. Tuy nhiên, khi triển khai eKYC, các ngân hàng thương mại cần nhận diện và khắc phục được các rủi ro về mạo danh khách hàng, rủi ro về công nghệ, rủi ro về an ninh mạng, an toàn hệ thống, rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro bảo mật thông tin và quyền riêng tư của khách hàng. Từ các dữ liệu thu thập về các văn bản triển khai, quy trình thực hiện eKYC của Agribank, luận văn đánh giá hoạt động phát triển định danh khách hàng trực tuyến thông qua các chỉ tiêu: số lượng khách hàng mở tài khoản trực tuyến theo giới tính, số lượng khách hàng mở tài khoản trực tuyến theo độ tuổi, doanh số tiền gửi của tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến, phí dịch vụ của tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy Agribank đã có được những thành tựu nhất định về định danh khách hàng trực tuyến, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về đối tượng khách hàng triển khai eKYC, quy mô eKYC chưa đa dạng, quy trình eKYC chưa tự động hoàn toàn. Từ đó, luận văn cũng đề xuất các giải pháp phát triển cho Agribank như: (i) tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, (ii) đổi mới công nghệ ứng dụng trong ngân hàng, (iii) phát triển đa dạng định danh khách hàng trực tuyến, (iv) cân bằng giữa việc tăng trải nghiệm của khách hàng với việc tuân thủ các quy định pháp luật, (v) tăng cường công tác truyền thông thương hiệu, hình ảnh ngân hàng của Agribank đến khách hàng nói chung và các dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến nói riêng, và một số đề xuất kiến nghị cho cơ quan
  11. ix quản lý như: tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý, cơ chế chính sách về quy trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu định danh quốc gia, đánh giá rủi ro công nghệ về eKYC, xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng, từ đó đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng và tạo môi trường giao dịch số an toàn trong kỷ nguyên số.
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập toàn cầu của các nước trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế. Không chỉ được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi phương pháp sản xuất kinh doanh và nhận thức của con người. Các phương pháp kinh doanh truyền thống dần được thay thế bằng các phương pháp mới, các ngành sản xuất và kinh doanh đứng trước những thách thức và cơ hội lớn, đòi hỏi phải chuyển đổi theo hướng số hóa, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm sáng tạo. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong ngành tài chính và ngân hàng toàn cầu khi nhu cầu của khách hàng đã dịch chuyển đáng kể từ trực tiếp sang trực tuyến. Trong hai năm xảy ra đại dịch (2020 – 2021), các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến hàng loạt trung tâm giao dịch ngân hàng phải đóng cửa, đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng mới và khả năng chăm sóc khách hàng hiện tại. Điều này tạo ra một thách thức lớn cho các ngân hàng về sứ mệnh đạt được các mục tiêu duy trì và tăng trưởng. Đặc biệt là sự cấp thiết đòi hỏi các ngân hàng thực hiện theo Thông tư số 16/2020/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 04/12/2020 hướng dẫn về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ, trong đó bổ sung quy định và hướng dẫn mở tài khoản thanh toán qua phương tiện điện tử để đảm bảo đạt hiệu quả cao và thống nhất trong quá trình thực hiện. Quá trình chuyển đổi ngân hàng số dần trở thành xu hướng tất yếu của ngành ngân hàng. Việc triển khai eKYC được coi là bước tiến đầu tiên để phát triển mô hình ngân hàng số. Xác định và xác minh thông tin khách hàng khi mở tài khoản thanh toán đóng vai trò quan trọng, giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đồng thời cho phép ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Như vậy, không chỉ giúp ngân hàng biết rõ nhu cầu, thông tin của khách hàng, xác minh danh tính khách hàng còn góp
  13. 2 phần nâng cao công tác phòng, chống rửa tiền, ngăn chặn kịp thời các giao dịch trái phép, giao dịch không rõ nguồn gốc. Được xem như cửa ngõ giúp triển khai hệ thống ngân hàng số, định danh khách hàng trực tuyến là giải pháp nhận diện khách hàng một cách toàn diện, liên tục giữa người dùng với các tổ chức tài chính. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã triển khai định danh khách hàng trực tuyến và đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, do tính phức tạp của công nghệ, cùng sự thiếu kinh nghiệm đã khiến cho công tác phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại Agribank còn gặp nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính ngày càng gay gắt hơn nên việc tìm giải pháp để phát triển định danh khách hàng trực tuyến, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ,… trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn: “Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về định danh khách hàng. Đa phần các bài viết nghiên cứu về kinh nghiệm triển khai eKYC tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó phân tích thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp phát triển eKYC ở Việt Nam. Điển hình như nghiên cứu của Nguyễn Duy Việt (2021) tổng hợp và phân tích các mô hình triển khai eKYC tại một số quốc gia trên thế giới theo bốn mô hình chính: Xác thực và nhận diện danh tính, cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia số hóa, xác thực qua video và thẩm định khách hàng giản đơn và thẩm định khách hàng chi tiết. Bài nghiên cứu cũng cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về thực tiễn áp dụng eKYC tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp để phát triển định danh khách hàng trực tuyến ở Việt Nam. Lưu Minh Sang và Lê Thị Thùy Dương (2021) phân tích và đưa ra các rủi ro ngân hàng có thể gặp khi triển khai eKYC bao gồm: rủi ro mạo danh, rủi ro bảo mật thông tin và quyền riêng tư của khách hàng, rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro về an ninh mạng, an toàn hệ thống và đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý để khắc phục các rủi ro này. Trần Phạm Hữu Châu
  14. 3 (2021) giúp người đọc biết về thực trạng triển khai eKYC trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài nghiên cứu cũng phân tích các hạn chế, khó khăn trong việc triển khai eKYC tại các NHTM, sau đó đưa ra các kiến nghị đề xuất nhằm giải quyết các hạn chế còn tồn tại. Tài liệu của World Bank (2015) đã đưa ra khuyến nghị về các loại dịch vụ định danh điện tử phù hợp và tiên tiến có thể được triển khai để chuyển đổi và nâng cao hiệu suất cung cấp dịch vụ tại nhiều lĩnh vực. Những khuyến nghị đó dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và xác định các khả năng trên cơ sở đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và khuôn khổ thể chế của Việt Nam. Trên quốc tế, các bài viết tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động tới eKYC. Ví dụ như bài nghiên cứu của Elinzano và Ching (2022) đã sử dụng lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ làm nền tảng lý thuyết để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và áp dụng eKYC. Kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện hỗ trợ và tính bảo mật là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng eKYC. GSMA (2019) đã nghiên cứu về hệ thống ID quốc gia và hệ thống ID chức năng để định danh khách hàng trực tuyến. Dựa trên kết quả phân tích triển khai hệ thống ID để định danh khách hàng trực tuyến tại Estonia, Ấn Độ, Kenya, Singapore, Philipin và thực trạng hệ thống ID tại các nước Châu Phi, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các kiến nghị đối với các quốc gia có mức độ ID cao nên tập trung vào việc xây dựng khả năng của hệ thống ID thành các nền tảng kỹ thuật số có thể hỗ trợ một loạt các hoạt động kỹ thuật số và eKYC. Các quốc gia có mức độ bao phủ ID thấp hơn nên tập trung vào việc tìm kiếm một cơ chế quản lý thẩm định đơn giản và khả thi, họ có thể xây dựng hệ thống ID chức năng và cộng tác với khu vực tư nhân, các đối tác phát triển trong việc cung cấp ID. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng một số công ty đang tập trung vào việc sử dụng blockchain làm nền tảng của ID nhằm mục đích chuyển quyền kiểm soát cho các cá nhân bằng cách cho phép họ lưu trữ, sở hữu dữ liệu nhận dạng trên thiết bị của riêng họ và cung cấp dữ liệu một cách hiệu quả cho những người cần xác thực dữ liệu đó mà không cần dựa vào kho lưu trữ dữ liệu trung tâm. Tuy nhiên, blockchain lại chưa giải quyết được vấn đề chứng minh danh tính ban đầu
  15. 4 tại thời điểm đầu tiên khi xác minh vào hệ thống, vì vậy cần khuyến khích sự phối hợp giữa các bên liên quan để tích hợp blockchain trong hệ thống ID để định danh khách hàng trực tuyến an toàn, bảo mật và đa dạng hơn. Có thể thấy rằng, cho đến thời điểm hiện tại đã có một số nghiên cứu về eKYC và thực trạng hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước chưa phân tích sâu thực trạng hoạt động eKYC tại một ngân hàng xác định. Xuất phát từ khoảng trống đó, luận văn này sẽ thực hiện nghiên cứu, đánh giá và đưa ra giải pháp phát triển hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu khái quát một số lý luận về eKYC, phát triển eKYC và thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mục tiêu của luận văn là phân tích những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn tới. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về định danh khách hàng, định danh khách hàng trực tuyến, phát triển định danh khách hàng trực tuyến và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển định danh khách hàng trực tuyến, rủi ro khi triển khai eKYC, kinh nghiệm triển khai eKYC tại một số nước. - Nghiên cứu thực trạng định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2021. Luận văn nêu rõ quy trình định danh khách hàng trực tuyến qua mở tài khoản thanh toán tại Agribank, các công nghệ đang được ứng dụng trong định danh khách hàng trực tuyến, đồng thời đưa ra các đánh giá về chất lượng định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua các tiêu chí đánh giá phát triển định danh khách hàng trực tuyến. - Đưa ra các giải pháp phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2027, và các
  16. 5 kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để góp phần phát triển hoạt động định danh khách hàng trực tuyến cho các ngân hàng thương mại nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động định danh khách hàng trực tuyến bao gồm các quy định, công nghệ ứng dụng và quy trình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu định danh khách hàng trực tuyến dựa trên số liệu thực tế và các tài liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2022 (từ 01/09/2021 đến 31/03/2022) do Agribank bắt đầu triển khai eKYC từ 01/09/2021. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ tổng hợp số liệu theo từng tháng để đánh giá quy mô hoạt động định danh khách hàng trực tuyến của Agribank qua các chỉ tiêu: số lượng khách hàng mở tài khoản trực tuyến; doanh số tiền gửi của tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến, phí dịch vụ của tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến. Từ nghiên cứu trên, luận văn đưa ra giải pháp để phát triển định danh khách hàng trực tuyến trong giai đoạn 2022 – 2027. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về định danh khách hàng trực tuyến: Khái niệm về định danh khách hàng trực tuyến, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại, rủi ro khi triển khai eKYC tại ngân hàng thương mại.
  17. 6 Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo triển khai mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên các số liệu, thông tin thu thập được, phân tích, đánh giá hoạt động định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần danh mục tham khảo, lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) Hệ thống hoá cơ sở lý luận về định danh khách hàng trực tuyến, phát triển định danh khách hàng trực tuyến, các mô hình triển khai, quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển eKYC, rủi ro khi triển khai eKYC và kinh nghiệm triển khai eKYC tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam khi triển khai eKYC. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Phần nội dung chương hai, luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) trong giai đoạn 2020 – 2021. Luận văn nêu rõ quy trình định danh khách hàng trực tuyến qua mở tài khoản thanh toán tại Agribank, các công nghệ đang được ứng dụng trong định danh khách hàng trực tuyến, đánh giá hoạt động định danh khách hàng trực tuyến qua các chỉ tiêu: số lượng khách hàng mở tài khoản trực tuyến theo độ tuổi, số lượng khách hàng mở tài khoản trực tuyến theo giới tính, doanh số tiền gửi của tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến, phí dịch vụ của tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến.
  18. 7 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ở chương 2, chương 3 sẽ nghiên cứu về xu hướng phát triển định danh khách hàng trực tuyến trong thời gian tới và định hướng phát triển định danh khách hàng trực tuyến của Agribank đến năm 2030. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển để đạt được mục tiêu và đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý để phát triển định danh khách hàng trực tuyến.
  19. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) 1.1 Khái niệm định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) Định danh khách hàng (Know your customer - KYC) là quá trình xác minh danh tính và các rủi ro liên quan đến khách hàng. KYC đề cập đến nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính phải hiểu khách hàng của họ là ai và họ tham gia vào những hoạt động tài chính nào, đây cũng là một trong những thách thức chính mà các công ty và tổ chức thuộc bất cứ khu vực nào phải đối mặt. KYC ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, cần thiết khi bắt đầu một mối quan hệ kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Hầu hết các tổ chức ngân hàng, công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân như một phần của quy trình KYC. Thông tin đó được sử dụng để thiết lập danh tính của họ, cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro và đảm bảo rằng những khách hàng đó không liên quan đến tội phạm tài chính như tham nhũng, hối lộ, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Khi chi phí rửa tiền toàn cầu tăng lên, các chính sách KYC sẽ phát triển để phát hiện và ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp. KYC sẽ bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khỏi trách nhiệm hình sự, hình phạt tuân thủ của tổ chức phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố (Anti – Money Laundering/ Combating the Financing of Terrorism - AML/CFT) và thiệt hại về danh tiếng cũng như các khách hàng cá nhân có thể bị tổn hại bởi tội phạm tài chính. Quy trình KYC có thể khác nhau, do các yêu cầu quy định khác nhau giữa các quốc gia và các yêu cầu cụ thể của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên một số hoạt động cốt lõi của KYC bao gồm: - Thu thập dữ liệu: Quá trình này khách hàng cần có mặt trực tiếp tại văn phòng của tổ chức tài chính để cung cấp các thông tin và lấy chữ ký. Các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, ngày sinh, mã số ID,… được lấy từ các giấy tờ do chính phủ cấp như chứng minh thư, giấy phép lái xe hay hộ chiếu. Cũng có thể sử dụng các giấy tờ từ các công ty khác trong lĩnh vực tài chính hay các tài liệu khác liên quan đến việc nhận dạng con người, ví dụ như hóa đơn điện thoại,… - Xác minh: Ngân hàng sẽ kiểm tra xem người đó có liên quan đến các tội phạm tài chính hay không. Điều này bao gồm việc so khớp với danh sách những kẻ khủng
  20. 9 bố, danh sách tội phạm. Quá trình này cũng có thể bao gồm việc so sánh thông tin do khách hàng cung cấp với thông tin thu thập được từ các cơ quan báo cáo hay cơ sở dữ liệu công cộng. - Đánh giá rủi ro: Các tổ chức tài chính sẽ sử dụng thông tin KYC mà họ đã thu thập được để đánh giá rủi ro của một khách hàng cá nhân có liên quan đến tội phạm tài chính. Kết quả đánh giá sẽ giúp các tổ chức tài chính xác định rủi ro của khách hàng và đưa ra các dự đoán về hành vi tài chính trong tương lai của họ. Các ngân hàng cũng có thể sử dụng hồ sơ rủi ro đã thiết lập của khách hàng để theo dõi các hoạt động tài khoản của họ và phát hiện các giao dịch bất thường hoặc đáng ngờ. Tổ chức lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial Action Task Force - FATF) khuyến nghị các tổ chức tài chính nên cân bằng tuân thủ KYC với nguồn ngân sách của họ. Những khách hàng được xác định có độ rủi ro cao hơn cần thực hiện các biện pháp KYC chuyên sâu hơn, trong khi những khách hàng có độ rủi ro thấp hơn có thể nhận được sự giám sát tối thiểu. Quá trình giám sát các giao dịch tài chính và đánh giá rủi ro của khách hàng phải được cập nhật theo định kỳ và liên tục trong suốt mối quan hệ. Các quy tắc được xem xét theo từng thời điểm phù hợp với động thái của ngành. Những đánh giá này nhằm cung cấp một môi trường thuận lợi cho một hệ thống tài chính lành mạnh phù hợp với các thông lệ ngân hàng tốt nhất trên toàn thế giới. Quá trình KYC truyền thống có những hạn chế về thời gian xác minh, sự thiếu linh hoạt khi phải cung cấp một thông tin nhiều lần, sự giới hạn khi tiếp cận khách hàng. Đặc biệt khi đại dịch Covid-19 lại bùng phát nghiêm trọng càng chứng tỏ sự kém hiệu quả của quy trình KYC truyền thống. Các biện pháp ngăn chặn bằng giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, không khuyến khích khách hàng xác minh danh tính trực tiếp. Do đó, các tổ chức tài chính đặt ra nhu cầu cấp thiết về tự động hóa quy KYC. Đây cũng là nguyên nhân định danh khách hàng trực tuyến ra đời. eKYC (electronic know your customer) – định danh khách hàng trực tuyến là quá trình thẩm định khách hàng, xác minh khách hàng thông qua các phương tiện điện tử, cho phép nhận dạng khách hàng trực tuyến tự động mà không cần tương tác trực tiếp, thông qua các công nghệ bao gồm kiểm tra và đối chiếu thông tin cá nhân ngay lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2