intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

67
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nhằm tổng quan những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn QLNN đối với công tác quản lý chi thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước tại các cơ quan nhà nước để: Phân tích, đánh giá chính sách liên quan đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nƣớc trong khu vực Hành chính Nhà nước; Khái quát bức tranh về quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước một cách trung thực, khách quan;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ THU HƢỜNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ THU HƢỜNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Dũng HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Tên tôi là: Hoàng Thị Thu Hƣờng Học viên lớp: TC10.B1 Trong thời gian học tập tại trƣờng, nhờ sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô giáo đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Hữu Dũng là giáo viên hƣớng dẫn trực tiếp và cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện Luận văn này. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hƣờng
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 0 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC .............. 8 1.1. Chi thƣờng xuyên và đặc điểm của chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc ......................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc ............................................................................................................ 8 1.1.2. Nội dung chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc10 1.2. Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại các cơ quan nhà nƣớc ...... 11 1.2.1. Xây dựng, hƣớng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc............................................ 12 1.2.2. Công tác lập kế hoạch, dự toán, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc ............................................................... 12 1.2.3. Công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc ............................................................................................ 19 1.2.4. Công tác quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc .......................................................................................................... 21 1.2.5. Công tác kiểm tra chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc .......................................................................................................... 24 1.3. Kinh nghiệm của một số đơn vị trong nƣớc về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc và bài học vận dụng cho Tổng cục Thuế Việt Nam .......... 25 1.3.1. Kinh nghiệm của một số đơn vị trong nƣớc ......................................... 25 1.3.2. Bài học kinh nghiệm choTổng cục Thuế Việt Nam ............................. 28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................. 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỔNG CỤC THUẾ .................... 30
  6. 2.1. Tổng quan về Tổng cục Thuế .................................................................. 30 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển ngành Thuế ......................................... 30 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................. 31 2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn ............................................................................ 33 2.2. Thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế................................................................................................. 34 2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng, hƣớng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc .................................................... 34 2.2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch, dự toán, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế ................................................ 42 2.2.3. Thực trạng công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc ................................................................................................................. 51 2.2.4. Thực trạng công tác quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế............................................................................................ 56 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế................................................................................................. 61 2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Tổng cục Thuế .......................................................................................................... 63 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc .................................................................................. 63 2.3.2. Những hạn chế ......................................................................... 66 ững hạn chế .......................................................... 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 74 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜ CỤC THUẾ....................................................................................................... 75 3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển công tác quản lý và sử dụng chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của Ngành Thuế đến năm 2025 ........................... 75 3.1.1. Mục tiêu................................................................................................. 75 3.1.2. Định hƣớng............................................................................................ 77
  7. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế................................................................................... 78 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng, hƣớng dẫn cụ thể hóa các chế độ chính sách chi thƣờng xuyên NSNN .......................................................... 78 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch, dự toán, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc ............................................................ 81 3.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ........................... 82 3.2.4. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý tài chính ở các đơn vị ........................................................................................................ 83 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc .......................................................................................................... 84 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ và tổ chức quản lý công tác chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc ...................................................... 85 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 87 3.3.1. Đối với Chính phủ ................................................................................. 87 3.3.2. Đối với Bộ Tài chính............................................................................. 88 3.3.3. Đối với Kho bạc Nhà nƣớc ................................................................... 90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................. 93 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 96
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nƣớc SL Số lƣợng TL Tỉ lệ HCSN Hành chính sự nghiệp UBND Ủy ban nhân dân KBNN Kho bạc nhà nƣớc MLNS Mục lục ngân sách TCT Tổng cục thuế QLNN Quản lý nhà nƣớc NSĐP Ngân sách địa phƣơng NSTW Ngân sách trung ƣơng ĐTPT Đầu tƣ phát triển KBNN Kho bạc nhà nƣớc XDCB Xây dựng cơ bản CSHT Cơ sở hạ tầng BTC Bộ tài chính
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng cục Thuế Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình giao dự toán ngành thuế năm 2016 - 2018 Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình thực hiện dự toán ngành Thuế năm 2016- 2018 Biểu đồ 2.1. Dự toán BTC giao đầu năm chi thƣờng xuyên Biểu đồ 2.2. Tình hình thực hiện dự toán chi thƣờng xuyên của Tổng cục thuế
  10. MỞ ĐẦU Cơ quan nhà nƣớc là bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nƣớc, có chức năng thực thi công tác quản lý của Nhà nƣớc, hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc (NSNN) cho cơ quan nhà nƣớc là tất yếu khách quan, là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc, để tăng cƣờng công tác quản lý của Nhà nƣớc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. Trong những năm qua, kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN dành cho các cơ quan nhà nƣớc ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN. Tuy nhiên, chi thƣờng xuyên NSNN vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu thực tế phát sinh tại các cơ quan Nhà nƣớc để đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, mặt khác tình trạng sử dụng lãng phí kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN ở các cơ quan nhà nƣớc vẫn còn khá phổ biến. Đây là mâu thuẫn và bất cập trong công tác quản lý đối với các cơ quan nhà nƣớc tại Việt Nam. Để giải quyết mâu thuẫn này không thể chỉ thực hiện bằng biện pháp tăng chi thƣờng xuyên NSNN cho cơ quan nhà nƣớc, mà vấn đề đặt ra là phải xây dựng đƣợc cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN dành cho lĩnh vực hành chính để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, đồng thời thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN. Tổng cục Thuế là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực Thuế với các đơn vị thuộc và trực thuộc trên phạm vi toàn quốc, từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của Tổng cục Thuế luôn đƣợc Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính quan tâm, dành một nguồn kinh phí lớn trong tỷ trọng chi ngân sách của ngành Thuế. Để đảm bảo cho việc sử dụng 1
  11. kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN tại Tổng cục Thuế hợp lý, công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi Tổng cục Thuế phải từng bƣớc hoàn thiện, tăng cƣờng công tác quản lý và sử dụng tiết kiệm hiệu quả kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác này tại Tổng cục Thuế vẫn còn một số bất cập cần phải đƣợc hoàn thiện và tăng cƣờng quản lý, vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” làm đề tài để nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua tìm hiểu quản lý ngân sách nhà nƣớc nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc nói riêng, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài nhƣ sau: - Đinh Thị Lan Doanh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân. Đinh Thị Lan Danh đã hệ thống hoá và phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN, kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Trong luận văn cũng trình bày thực trạng Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Huyện Minh Hóa giai đoạn 2016-2018. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các quan điểm, định hƣớng và các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi thƣờng xuyên tiết kiệm, hiệu quả tại đơn vị. Tác giả đã đƣa ra các bằng chứng cho thấy, Phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại cơ quan nhà nƣớc là cấp thiết cần phải đƣợc hoàn thiện. - Trần Văn Vạn (2014), Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã chứng minh rằng, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN luôn gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính 2
  12. trị, xã hội của nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Việc khai thác, huy động nguồn thu vào NSNN và sử dụng vốn NSNN, chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không thể tách rời của phát triển KT-XH. Đồng thời, tác giả luận văn cũng lý giải cơ sở khoa học của hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN và các hình thức quản lý NS áp dụng ở tỉnh Hải Dƣơng. - Nguyễn Bá Trì (2016), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về chi NSNN qua kho bạc Nhà nước, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Bá Trì đã hệ thống hoá và phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN, kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Tác giả cũng tập hợp kinh nghiệm kiểm soát chi của Cộng hoà Pháp, Canada, Singapore, Malaysia, Cộng hoà liên bang Đức và kinh nghiệm tổ chức thực hiện các sáng kiến cải cách ngân sách ở các quốc gia thuộc OECD, rút ra 5 bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Trong luận án cũng trình bày thực trạng chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN của chính quyền địa phƣơng các cấp tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các quan điểm, định hƣớng và sáu nhóm giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi NSNN của chính quyền địa phƣơng các cấp qua KBNN tại Việt Nam gồm: đổi mới tổ chức chi ngân sách; đổi mới quy trình thực hiện chi ngân sách của chính quyền địa phƣơng các cấp qua KBNN; hoàn thiện hệ thống công cụ sử dụng trong chi ngân sách; Đổi mới công tác tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách kiểm soát chi ngân sách; Nâng cao năng lực, trình độ của công chức kiểm soát chi; kiểm soát chi ngân sách theo phƣơng thức quản lý chƣơng trình, dự án trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. - Đỗ Thị Xuân (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 98 (8/2010). Trong bài viết này này tác giả đã làm rõ vai trò của quản lý NSNN và đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý NSNN, trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu nhƣ: kết quả, hiệu quả NSNN. Tác giả cũng trình bày kết quả khảo sát chu 3
  13. trình quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán cho đến khâu kiểm tra, thanh tra, đánh giá chƣơng trình đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Lê Chi Mai, 2006. "Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp".Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia.NXB Chính trị Quốc gia. Đề tài đã đƣa ra những nghiên cứu về phân cấp ngân sách và quản lý ngân sách theo phân cấp ngân sách.. Tác giả đã đƣa ra các bằng chứng cho thấy, Phân cấp ngân sách nhà nƣớc của Việt Nam khá thấp và kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả Phân cấp ngân sách nhà nƣớc của Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau - Lê Toàn Thắng (2011), “Phân cấp quản lý ngân sách của một số Quốc gia”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 113(11/2011) Trong bài báo này tác giả đã trình bày những bất cập trong việc thực thi quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN theo các điều khoản quy định trong Luật NSNN năm 2002. Tác giả đi sâu phân tích những bất cập và đƣa ra kết luận: hạn chế lớn nhất của quy trình NSNN là tính lồng ghép trong hệ thống các cấp NSNN. - Hoàng Thị Hiền (2012), Quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ. Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. Bài viết đã trình bày thực trạng NSNN, nợ công và chi thƣờng xuyên ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2011. Tác giả nhấn mạnh: tình trạng bội chi NSNN ảnh hƣởng không tốt đến phát triển KTXH. Tác giả cũng đƣa ra những đánh giá về hiệu quả Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc và gợi ý một số phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Hà Nam - Ngoài ra, liên quan đến vấn đề đang đƣợc đề cập nghiên cứu tại luận văn cũng có một số tài liệu hội thảo nhƣ: "Kiểm soát và nâng cao hiệu lực của chi NSNN"- hội thảo ngày 02/06/2009 tại Hà Nội; "Nâng cao hiệu quả và tăng trưởng bền vững"- Hội thảo ngày 30,31/10/2013 tại Viện Chiến lƣợc phát 4
  14. triển, Bộ KH & ĐT, Hà Nội. Tại các hội thảo này đã đánh giá tình hình kiểm soát chi, chỉ ra các tồn tại, chỉ ra hiệu quả của công tác đầu tƣ công và các kinh nghiệm học tập theo một số nƣớc. - Các Tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết liên quan đến quản lý vốn NSNN, hay công tác kiểm soát chi NSNN. Tuy nhiên các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính, hoặc về cơ chế quản lý, hoặc về tình hình cụ thể ở một đơn vị, địa phƣơng và giải pháp áp dụng cho các địa phƣơng đó. Hoặc có đề cấp đến các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý chi thƣờng xuyên hay kiểm soát chi NSNN nhƣng chƣa đề cập đến các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi thƣờng xuyên và còn ít, chƣa hiệu quả. Một số công trình nghiên cứu có đề cập nhƣng cũng không đặt những vấn đề lý luận đã nghiên cứu đó trong bối cảnh cụ thể của ngành Thuế và không có giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế. Từ những vấn đề nêu trên học viên nghiên cứu đề tài “Quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách Nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế - Bộ tài Chính”, với kết quả nghiên cứu thực tiễn từ năm 2016- 2018 và phƣơng hƣớng đến năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ góp phần làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận văn này nhằm tổng quan những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn QLNN đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc tại các cơ quan nhà nƣớc để: - Phân tích, đánh giá chính sách liên quan đến quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc trong khu vực Hành chính Nhà nƣớc; - Khái quát bức tranh về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc một cách trung thực, khách quan; 5
  15. - Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN * Nhiệm vụ - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc trong ngành Thuế. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế. 4 - : tập trung nghiên cứu tại Tổng cục Thuế- Bộ Tài chính. - 6-2018 25 Không gian: Đề tài nghiên cứu tại Tổng cục Thuế bao gồm các đơn vị dự Toán cấp 2 và cấp 3 Thời gian: 6-2018 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp , bảng, biểu a luận văn đặt ra. 6 6
  16. quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế tiết kiệm, có hiệu quả hơn. 7. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề cơ bản về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc; Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế; Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế. 7
  17. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC 1.1. Chi thƣờng xuyên và đặc điểm của chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại cơ quan nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên NSNN tại cơ quan nhà nước Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nƣớc nhằm trang trải những nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nƣớc về lập pháp, hành pháp, tƣ pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà nhà nƣớc vẫn phải cung ứng. Chi tiêu của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng về hình thức. Trong quản lý NSNN ta hiện nay chủ yếu phân loại nội dung chi theo một số nhóm lớn, nhƣ: chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, chi trả nợ, chi viện trợ và chi khác. Chi thƣờng xuyên NSNN đối với cơ quan nhà nƣớc là các khoản duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan nhà nƣớc, đảm bảo cho cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, trong đó bao gồm nội dung chi: chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, dịch vụ công cộng, chi nghiệp vụ chuyên môn đƣợc giao của từng cơ quan nhà nƣớc, chi mua sắm, sửa chữa tài sản và chi thƣờng xuyên khác. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, các nhiệm vụ thƣờng xuyên mà cơ quan nhà nƣớc phải đảm nhận càng tăng, đã làm phong phú thêm nội dung chi thƣờng xuyên NSNN. Tuy vậy, trong công tác quản lý có thể lựa chọn một số cách phân loại các hình thức chi để tập hợp chúng vào nội dung chi thƣờng xuyên một cách nhanh và thống nhất. 8
  18. 1.1.1.2. Đặc điểm chi thường xuyên NSNN tại cơ quan nhà nước Thứ nhất: Đại bộ phận các khoản chi thƣờng xuyên tại cơ quan nhà nƣớc mang tính ổn định khá rõ nét. Những chức năng vốn có của nhà nƣớc nhƣ: Bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, xã hội đều đòi hỏi phải đƣợc thực thi cho dù có sự thay đổi về thể chế chính trị. Để đảm bảo cho Nhà nƣớc có thể thực hiện các chức năng đó, tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ NSNN cho nó. Mặt khác, tính ổn định của chi thƣờng xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc guồng máy Nhà nƣớc phải thực hiện. Thứ hai: Xét theo cơ cấu chi NSNN tại cơ quan nhà nƣớc ở từng niên độ và mục đính sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Nếu chi đầu tƣ phát triển nhằm tạo ra các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong tƣơng lai, thì chi thƣờng xuyên lại chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm ngân sách hiện tại. Thứ ba: Phạm vi, mức độ chi thƣờng xuyên NSNN tại cơ quan nhà nƣớc gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nƣớc và sự lựa chọn của Nhà nƣớc trong việc cung ứng các hàng hoá công cộng. Với tƣ cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hƣớng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng của bộ máy nhà nƣớc đó. Nếu một khi bộ máy quản lý nhà nƣớc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thƣờng xuyên đƣợc giảm bớt và ngƣợc lại. Quyết định của nhà nƣớc trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hoá công cộng cũng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thƣờng xuyên của NSNN. 9
  19. 1.1.2. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại cơ quan nhà nước Nếu xét theo từng lĩnh vực chi, thì nội dung chi thƣờng xuyên NSNN của cơ quan nhà nƣớc bao gồm: - Chi cho hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa- xã hội. - Chi cho hoạt động sự nghiệp kinh tế nhà nƣớc. - Chi cho hoạt động quản lý nhà nƣớc. - Chi cho quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội. - Chi khác. Xét theo nội dung kinh tế của các khoản chi, thì nội dung chi thƣờng xuyên bao gồm: Các khoản chi cho con ngƣời thuộc khu vực hành chính sự nghiệp: Tiền lƣơng, tiền công, phục cấp phúc lợi tập thể. tiền thƣởng, các khoản đóng góp theo tiền lƣơng và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Ngoài ra, ở một số đơn vị đặc thù là các trƣờng có các khoản chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế độ nhà nƣớc đã quy định cho mỗi loại trƣờng hợp cự thể và mức học bổng mà mỗi sinh viên đƣợc hƣởng cũng đƣợc tính theo cơ cấu chi thƣờng xuyên thuộc nhóm mục này. - Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn: Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc đảm bảo bằng nguồn kinh phí thƣờng xuyên của NSNN ở mỗi ngành rất khác nhau. Đƣợc tính vào nghiệp vụ chuyên môn phải là những khoản chi mà nếu xét về nội dung kinh tế của nó phải thực sự phục vụ cho hoạt động này Chính vì vậy, trong quá trình hạch toán các khoản chi thƣờng xuyên phát sinh tại mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp rất cần có sự phân định theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng, chuẩn xác. Nhờ đó mà công tác thống kê, phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí ở mỗi đơn vị mới có thể lột tả đƣợc mức độ quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đã đạt đƣợc ở mức độ nào. 10
  20. - Các khoản chi mua sắm sửa chữa: Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp còn đƣợc NSNN cấp kinh phí để mua sắm thêm các tài sản hoặc sửa chữa các tài sản đang trong quá trình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng của các tài sản đó. Trong điều kiện hiện tại, đƣợc tính vào chi NSNN cho mua sắm, sửa chữa ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm: Các khoản chi để mua sắm thêm tài sản đƣợc hạch toán theo các mục 6550, 7000, 9000, 9050 và 7750 của Mục lục NSNN. Các khoản chi để thực hiện sửa chữa thƣờng xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định đƣợc hạch toán theo các mục 6900, 7750 của Mục lục NSNN. - Các khoản chi khác: Thuộc phạm vi các khoản chi khác nằm trong cơ cấu chi thƣờng xuyên của NSNN, có thể nói một cách khái quát nhất là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn nhƣng chƣa đƣợc đề cập đến ở 3 nhóm mục tiêu trên. Nếu tiếp cận theo góc nhìn của các đơn vị sử dụng ngân sách, thì cơ cấu chi thƣờng xuyên cho các đơn vị này còn thiếu những nội dung thuộc về chi phí chung cho hoạt động của mỗi đơn vị đó. Nên ở nhóm chi khác này phải bao gồm các khoản mục chi phí chung và chi khác. Các khoản thuộc về chi phí chung của mỗi đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì sự hoạt động quản lý điều hành của mỗi đơn vị đó. Nó thƣờng bao gồm các mục chi nhƣ: Thanh toán dịnh vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị định kỳ về quy định trong quản lý hành chính, công tác phí, chi phí thuê mƣớn phục vụ hoạt động quản lý hành chính… 1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các cơ quan nhà nước Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo một quy trình thống nhất gồm các giai đoạn chủ yếu: Lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc; chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc; kế toán, kiểm toán và quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2