intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

31
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng đồng thời chỉ ra các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH THỊ MAI TRÂM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TNHH MTV TÌNH THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH THỊ MAI TRÂM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TNHH MTV TÌNH THƢƠNG Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÀ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài Quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên TS.Nguyễn Phú Hà là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Tác giả luận văn Đinh Thị Mai Trâm
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận văn, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, cơ quan và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Phú Hà – giảng viên hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi về kiến thức, tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Trƣờng Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Tôi xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, các Phòng chuyên môn thuộc Trụ sở chính – Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng (TYM) đã tạo điều kiện để tôi đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ ........4 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................4 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................6 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị RRTK của Tổ chức tài chính vi mô ...........................7 1.2.1. Khái quát về Tổ chức Tài chính vi mô ..............................................................7 1.2.2. Rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô ..............................................12 1.2.3. Quản trị rủi ro thanh khoản tại TCTCVM ......................................................16 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến RRTK cho Tổ chức tài chính vi mô ...................24 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM ........................................27 1.3.1. Trƣờng hợp RRTK của NHTM ở Việt Nam ...................................................27 1.3.2. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................28 1.3.3. Phân biệt rủi ro thanh khoản tại TCTCVM và Ngân hàng .............................29 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................31 2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................32 2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin .......................................................................34 2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin ......................................................................35 2.3.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ....................................................................35
  6. 2.3.2. Phƣơng pháp thống kê, mô tả ..........................................................................36 2.3.3. Phƣơng pháp so sánh.......................................................................................37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TNHH MTV TÌNH THƢƠNG ...................................38 3.1. Giới thiệu khái quát về Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng ...39 3.1.1. Tổng quan về Tài chính vi mô tại Việt Nam...................................................39 3.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng ...............................................................................................................40 3.1.3. Mô hình kinh doanh của TYM ........................................................................43 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản trị ..............................................................................45 3.1.5. Sản phẩm, dịch vụ ...........................................................................................49 3.1.6. Kết quả kinh doanh của Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng giai đoạn 2017-2019 ..................................................................................................53 3.2. Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng .......................................................................................59 3.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản ............................................................59 3.2.2. Tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng..............................................................................................................60 3.2.3. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng ....................................................................................................63 3.2.4. Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng ....................................................................................................66 3.2.5. Đánh giá kết quả quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng .......................................................................................72 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TNHH MTV TÌNH THƢƠNG.....................83 4.1. Định hƣớng của Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng về quản trị rủi ro thanh khoản .....................................................................................................83 4.1.1. Định hƣớng chung toàn hệ thống giai đoạn 2020-2022 ..................................83
  7. 4.1.2. Định hƣớng phát triển của Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng ...............................................................................................................86 4.1.3. Định hƣớng công tác quản trị rủi ro thanh khoản giai đoạn 2020-2022 .........88 4.2. Giải pháp tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng ...................................................................91 4.2.1. Kiểm soát sự ổn định của nguồn vốn ..............................................................91 4.2.1.1. Kiểm soát nguồn tiền gửi của khách hàng ...................................................91 4.2.2. Cân đối kỳ hạn của Tài sản Nợ, tài sản Có .....................................................93 4.2.3. Hoàn thiện mô hình điều chuyển vốn nội bộ ..................................................94 4.2.4. Tăng cƣờng dự báo tình hình kinh tế vĩ mô ....................................................94 4.2.5. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin an toàn, hiệu quả để đo lƣờng, giám sát rủi ro thanh khoản ................................................................................................95 4.2.6. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản ............................................95 4.2.7. Hoàn thiện hệ thống báo cáo rủi ro thanh khoản ............................................96 4.2.8. Kiểm tra độ chính xác của các công cụ quản trị rủi ro thanh khoản ...............98 4.2.9. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự .............................................................99 4.2.10. Tích cực điều hành hoạt động kinh doanh ..................................................100 4.3. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc............................................................101 4.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý .......................................................................101 4.3.2. Hỗ trợ thanh khoản cho các Tổ chức tài chính vi mô ...................................102 KẾT LUẬN .............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................105
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) 2 CBKT Cán bộ kỹ thuật 3 CGAP Nhóm tƣ vấn hỗ trợ ngƣời nghèo 4 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6 KH Khách hàng 7 HTXDSC Hỗ trợ xây dựng sửa chữa 8 PTKT Phát triển kinh tế 9 PAR Tỷ lệ chậm trả 10 QLRRTK Quản lý rủi ro thanh khoản 11 QLRR Quản lý rủi ro 12 QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản 13 RRHĐ Rủi ro hoạt động 14 RRTK Rủi ro thanh khoản 15 RRTD Rủi ro tín dụng 16 RRLS Rủi ro lãi suất 17 TCVM Tài chính vi mô 18 TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô 19 TCTD Tổ chức tín dụng 20 TKBB Tiết kiệm bắt buộc 21 TKCKH Tiết kiệm có kỳ hạn 22 TKTNKKH Tiết kiệm tự nguyện không kỳ hạn 23 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 24 TV Thành viên 25 TYM Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng 26 TSN-TSC Tài sản Nợ - Tài sản Có i
  9. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô 12 Danh sách tổ chức tài chính vi mô 2 Bảng 3.1 44 (Đến 31/12/2019) 3 Bảng 3.2 Mạng lƣới hoạt động của TYM 54 Bảng mô tả sản phẩm vốn TYM (Đến 4 Bảng 3.3 55-56 31/12/2019) Tình hình huy động vốn của TYM giai đoạn 5 Bảng 3.4 58 2014 – 2019 Tình hình dƣ nợ cho vay của TYM giai đoạn 6 Bảng 3.5 62 năm 2017 – 2019 Hoạt động cộng đồng của TYM giai đoạn năm 7 Bảng 3.6 63 2014-2019 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017- 8 Bảng 3.7 64 2019 Một số chỉ số đƣợc áp dụng tại TYM để quản lý 9 Bảng 3.8 71-72 thanh khoản 10 Bảng 3.9 Phân bổ vào các dải kỳ hạn 73 11 Bảng 3.10 Các chỉ số thanh khoản 78 12 Bảng 3.11 Trạng thái thanh khoản tại 31/12/2017 81 13 Bảng 3.12 Trạng thái thanh khoản tại 31/12/2018 82 14 Bảng 3.13 Trạng thái thanh khoản tại 31/12/2019 83 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 37 2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của TYM 51 3 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu nguồn vốn của TYM 61 Một số chỉ tiêu chính tring hoạt động của TYM 4 Biểu đồ 4.1 92-93 giai đoạn 2020-2022 ii
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sự biến động của nền kinh tế khiến cho hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó có các Tổ chức tài chính vi mô luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Những rủi ro này nếu phát sinh sẽ ảnh hƣởng nặng nề đến tính thanh khoản - yếu tố quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nhận thức và nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng đối với rủi ro thanh khoản trong bối cảnh hiện nay. Từ năm 2010, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đƣợc Quốc hội thông qua đã chính thức công nhận Tổ chức tài chính vi mô là một loại hình tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng (viết tắt là TYM) là tổ chức tài chính vi mô đầu tiên đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp phép hoạt động chính thức. Ngay từ khi đƣợc cấp phép, TYM đã nhận thức rõ đƣợc vai trò của việc duy trì khả năng thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Quản trị rủi ro thanh khoản luôn là một bài toán khó đối với các Tổ chức tín dụng và đặc biệt đối với một tổ chức tín dụng mới đƣợc cấp phép nhƣ TYM. Mặc dù TYM đã quan tâm hơn và có nhiều cải thiện liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản nhƣng hệ thống quản trị rủi ro của TYM nói riêng và các Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam nói chung còn bộc lộ yếu kém về nhiều mặt nhƣ: nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt khả năng chống đỡ rủi ro. Hiện nay, các TCTCVM thƣờng xuyên phải duy trì một lƣợng tiền gửi tại các Ngân hàng thƣơng mại để đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của Pháp luật và “chờ” đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản của tổ chức. Việc xác định đƣợc lƣợng tiền dự trữ thanh khoản hợp lý là một vấn đề lớn đối với tổ chức tài chính vi 1
  11. mô do khả năng dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô, nhu cầu giao dịch của khách hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, các Tổ chức tài chính vi mô chƣa đƣợc tham gia thị trƣờng liên Ngân hàng nên chƣa thể huy động nguồn vốn vay ngắn hạn trên thị trƣờng 2 (thị trƣờng giao dịch giữa các tổ chức tín dụng) nhằm ứng phó với các trƣờng hợp áp lực thanh khoản tăng đột xuất. Nhận thức đƣợc tính cấp thiết của vấn đề và với mong muốn công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng (TYM) đƣợc cải thiện hơn trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Rủi ro thanh khoản ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô? - Thực trạng rủi ro thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng nhƣ thế nào? - Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: đánh giá thực trạng đồng thời chỉ ra các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng từ đó đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức này. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tổng hợp các lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô. + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng. 2
  12. + Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng cao kết quả quản lý rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng bao gồm Hội sở chính, chi nhánh phòng, điểm giao dịch trên phạm vi Việt Nam - Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Các phƣơng pháp dự kiến sử dụng: điều tra-khảo sát, phân tích- tổng hợp, so sánh. - Nguồn số liệu dự kiến: số liệu tài chính của Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng và số liệu khảo sát. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu theo 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng 3
  13. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các tổ chức tài chính không phải là một đề tài nghiên cứu có tính mới. Hầu hết các đề tài về quản trị rủi ro thanh khoản đều tập trung viết trong phạm vi không gian các Ngân hàng thƣơng mại, chƣa tập trung đi sâu vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các tổ chức tài chính vi mô. Trong quá trình nghiên cứu, học viên tổng kết đƣợc một số đề tài về quản trị rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thƣơng mại nhƣ sau: - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Duy Sinh năm 2009 với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” đã phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, đồng thời tác giả cũng đánh giá tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và đƣa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ở các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. - Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng của tác giả Trần Thị Thu Trang năm 2012 với đề tài “Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp” đã làm rõ thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt dựa trên các cách tiếp cận hiện đại từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp nhất. Đóng góp cho quy trình quản trị tài sản Nợ - tài sản Có của các NHTM. - Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng năm 2015 với đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” đã hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM nói chung. Đồng thời đánh giá thực trạng của quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới. 4
  14. - Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Bảo Huyền năm 2016 với đề tài “Rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã phân tích và đánh giá thực trạng RRTK và quản lý RRTK tại các NHTM Việt Nam, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến RRTK cho các NHTM Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế RRTK và nâng cao năng lực quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. - Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng của tác giả Trịnh Ngọc Dũng năm 2018 với đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á” đã phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, ảnh hƣởng của nó đến trạng thái thanh khoản hiện tại của ngân hàng. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á. Đối với lĩnh vực Tài chính vi mô, các đề tài nghiên cứu đến vấn đề Tài chính vi mô chƣa nhiều và chủ yếu tập trung ở vào việc phát triển hoạt động của Tổ chức tài chính vi mô nhƣ: - Năm 2006, Ngân hàng thế giới với nghiên cứu: “Việt Nam phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận (của hộ nghèo) đối với các dịch vụ tài chính vi mô. Tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững” thực hiện khảo sát và đánh giá về bức tranh chung tài chính nông thôn Việt Nam và đƣa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệt việc thực Nghị định 28/2005 của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Hƣơng Giang năm 2007 với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” phân tích thực trạng hoạt động TCVM của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, từ đó xây dựng các giải pháp định hƣớng trong hoạt động TCVM của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Đề tài “Phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo của nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam” của tác giả Dƣơng Ngọc Linh trong Luận văn thạc sỹ năm 2006. Tác giả nghiên cứu thực trạng rủi ro và sản phẩm 5
  15. tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn, phân tích kết quả thí điểm một số sản phẩm quản lý rủi ro từ đó đề xuất một số các giải pháp phát triển các sản phẩm này, tiêu biểu là tiết kiệm, vay vốn khẩn cẩm và bảo hiểm với những cách làm phù hợp với hộ nghèo. - Luận án tiến sỹ của Lê Thanh Tâm năm 2008 với đề tài: “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam” thực hiện phân tích sự phát triển hoạt động của tổ chức tài chính nông thôn, tập chung vào ba tổ chức tài chính lớn là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Minh Trâm năm 2019 với đề tài: “Quản trị rủi ro hoạt động tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương (TYM)” phân tích thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thƣơng, đánh giá các kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đối với công tác này. Qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro hoạt động tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng. 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu Mặc dù có nhiều đóng góp có giá trị nhƣng nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đều chƣa tiếp cận đƣợc toàn diện về quản lý RRTK tại TCTCVM, bao gồm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ mục tiêu và những nội dung cơ bản của quản lý RRTK, làm rõ thực trạng thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản tại một TCTCVM cụ thể từ đó đề xuất các giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực trạng của bản thân TCTCVM. Những “khoảng trống” trên đây đã mở ra cho tác giả những hƣớng nghiên cứu với mong muốn đây là luận văn nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các nội dung của RRTK và quản lý RRTK tại TCTCVM, là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng RRTK và quản lý RRTK tại Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động quản trị RRTK của TYM. 6
  16. 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị RRTK của Tổ chức tài chính vi mô 1.2.1. Khái quát về Tổ chức Tài chính vi mô 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tổ chức Tài chính vi mô Khái niệm về TCVM đƣợc rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đƣa ra. Theo Legerwood J (2001) “Tài chính vi mô bao gồm cả trung gian tài chính và trung gian xã hội, có nghĩa là tài chính vi mô không chỉ đơn thuần là công cụ ngân hàng mà còn là công cụ phát triển”. Theo Nhóm tƣ vấn hỗ trợ ngƣời nghèo (CGAP): “Tài chính vi mô là việc cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiêm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm…”. Trong khi đó, quan điểm của ADB cho rằng: “Tài chính vi mô là một hình thức phát triển tài chính chủ yếu tập trung xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo. Tài chính vi mô là việc cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, và bảo hiểm cho người nghèo và các hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp vi mô của họ”. Nhƣ vậy, có thể hiểu TCVM là một cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho các đối tƣợng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ cho nhu cầu đầu tƣ, phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Tài chính vi mô vừa là công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển. Tại Việt Nam, Theo Nghị định 28/2005/NĐ-CP: “Tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCTCQMN): là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp” (Chính phủ 2005). Tại khoản 5 điều 4 luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2016 quy định: “Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (Quốc Hội, 2016). 7
  17. Nhƣ vậy, dù có các cách diễn đạt khác nhau nhƣng TCTCVM luôn đƣợc dùng để mô tả hoạt động của các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho các đối tƣợng là ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ. Các khoản tín dụng này thƣờng có giá trị nhỏ và đây cũng là đặc trƣng cơ bản của TCVM. Tài chính vi mô là bộ phận của tài chính vì vậy nó có thể đƣợc cung ứng bởi tất cả các trung gian tài chính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một trung gian tài chính nào có cung ứng dịch vụ TCVM đều là tổ chức tài chính vi mô. Tổ chức tài chính vi mô có một số đặc điểm chính nhƣ sau: Thứ nhất, tổ chức TCVM là một trung gian tài chính. Đối tƣợng cung cấp tín dụng chủ yếu của các tổ chức TCVM là ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp (bao gồm cả các hộ gia đình). Ngoài ra, phụ nữ cũng là đối tƣợng chính của TCVM. Thứ hai, giá trị các khoản vay của các tổ chức TCVM thƣờng nhỏ, các khoản vay đƣợc thế chấp bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc. Khách hàng đƣợc vay các vòng vốn liên tục và tăng dần theo thời gian tham gia; Thứ ba, địa bàn hoạt động chủ yếu của các tổ chức này là khu vực nông thôn, hoạt động thu, phát vốn, tiết kiệm... thƣờng đƣợc thực hiện hiện tại ngay khu dân cƣ (thôn/xóm/tổ dân phố) tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính; Thứ tư, quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức TCVM đơn giản, thuận tiện. Hoạt động cho vay gắn với cơ chế giám sát của cộng đồng. Nhƣ vậy, hoạt động TCVM là ứng dụng hoạt động ngân hàng, nhƣng ở mức đơn giản hơn cho khách hàng phân khúc thị trƣờng thu nhập thấp. 1.2.1.2. Phân loại Tổ chức tài chính vi mô Mạng lƣới cung ứng dịch vụ TCVM tại Việt Nam gồm 3 khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức. Mặc dù cùng phục vụ cho một nhóm đối tƣợng khách hàng, nhƣng mỗi khu vực lại có mục tiêu, tính chất hoạt động riêng. 8
  18. Bảng 1.1. Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô Khu vực phi chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực chính thức - Các hiệp hội tiết kiệm - Các Hợp tác xã tín dụng - Các ngân hàng thƣơng - Các công ty tài chính, và tiết kiệm mại, đầu tƣ, tiết kiệm, đầu tƣ phi tài chính - Các hiệp hội tín dụng phát triển - Những ngƣời cho vay cá - Các ngân hàng nhân dân - Các ngân hàng phục vụ nhân thƣơng mại (ví dụ: không đăng ký chính thức nông thôn ngƣời cho vay nặng lãi); là TCTD - Các tổ chức phi ngân và phi thƣơng mại (anh - Các ngân hàng hợp tác hàng khác em, họ hàng…) xã - Các tổ chức tiết kiệm - Các thƣơng gia - Các quỹ tiết kiệm tạo theo hợp đồng, quỹ hƣu trí việc làm - Các TCTCVM chính - Các nhóm tƣơng hỗ thức đăng ký theo luật TCTD Các đơn vị thuộc khu vực chính thức đƣợc chính phủ ủy quyền và phải tuân thủ theo các quy định và sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nƣớc. Các đơn vị bán chính thức tuy không phải tuân thủ quy định hoạt động của ngành ngân hàng nhƣng lại cho cơ quan chính phủ cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của cơ quan này. Các đơn vị phi chính thức hoạt động ngoài quy định và kiểm soát của Chính phủ. 1.2.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Tổ chức tài chính vi mô Với đặc điểm là trung gian về tài chính, các tổ chức tài chính vi mô cung cấp cho khách hàng các sản phẩm bao gồm: Tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô, thanh toán, dịch vụ thẻ, cho thuê vi mô và các dịch vụ phi tài chính khác.  Tín dụng vi mô Đây là sản phẩm cơ bản của tất cả các tổ chức tài chính vi mô. Mặc dù mang tên gọi là sản phẩm tín dụng, song các tổ chức tài chính vi mô thực chất tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các khoản vay nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình có thu nhập thấp, hộ nghèo hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ. TCTCVM cho phép khách hàng vay tiền và hoàn trả dần số tiền gốc, lãi cho khoản vay. Các khoản 9
  19. vay đƣợc thiết kế dựa trên nhu cầu và khả năng hoàn trả của Thành viên. Về phương thức cho vay: các tổ chức TCVM cung cấp các khoản vay thông qua hình thức cho vay theo nhóm hoặc cho vay theo cá nhân. Giá trị khoản vay: các sản phẩm tín dụng vi mô thƣờng nhỏ và tăng dần theo thời gian. TV sẽ đƣợc vay các mức vay khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng trả nợ, lịch sử tín dụng. Thời hạn hoàn trả: Tùy tuộc vào mục đích cho vay của các khoản vay khác nhau, các tổ chức sẽ yêu cầu TV hoàn trả theo thời hạn khác nhau.Thông thƣờng thời hạn hoàn trả của các khoản vay có thể kéo dài từ 6 tháng đến 36 tháng. Phương thức hoàn trả: theo phƣơng pháp trả dần định kỳ bao gồm cả gốc và lãi (các khoản hoàn trả thƣờng có giá trị bằng nhau trong suốt thời hạn cho vay). Các khoản hoàn trả có thể đƣợc thực hiện theo tuần/tháng/quý phụ thuộc vào khả năng hoàn trả và dòng tiền của TV. Mức lãi suất/chi phí sử dụng vốn: Lãi suất có thể đƣợc xác định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần hoặc lãi phẳng. Các điều kiện về thế chấp: các TCTCVM áp dụng phƣơng án thay thế thế chấp bằng hình thức bảo lãnh nhóm (đối với cho vay theo nhóm) hoặc yêu cầu ngƣời bảo lãnh khoản vay (đối với cho vay cá nhân). Ngoài ra các tổ chức có thể yêu cầu TV phải duy trì một số tiền tiết kiệm bắt buộc nhất định khi vay vốn tại các tổ chức TCVM (thƣờng tính theo phần trăm của khoản vay), không đƣợc rút tiền tiết kiệm khi khoản vay chƣa đƣợc thanh toán. Bằng cách này, tiết kiệm cũng đƣợc coi nhƣ một hình thức thế chấp cho khoản vay của khách hàng.  Tiết kiệm Bên cạnh sản phẩm tín dụng vi mô, tiết kiệm cũng đƣợc coi là một sản phẩm không thể thiếu của các TCTCVM với mục đích chính là huy động nguồn vốn cho tổ chức và là một phần của bảo lãnh vốn vay. Với đặc điểm là các khoản tiết kiệm nhỏ, việc thu trả linh hoạt, sản phẩm đa dạng, đây là sản phẩm tạo cơ hội cho khách hàng đƣợc tiết kiệm từ những món nhỏ từ đó khách hàng có thể chủ động đối phó với các sự kiện rủi ro xảy ra trong cuộc sống. Hai hình thức huy động tiết kiệm 10
  20. thƣờng đƣợc áp dụng là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện.  Bảo hiểm vi mô Bảo hiểm vi mô bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm vốn vay, y tế, nhân thọ, nông nghiệp…trong đó bảo hiểm vốn vay gắn với nhân thọ là một trong những loại bảo hiểm đƣợc các tổ chức tài chính vi mô quan tâm và áp dụng cho khách hàng của mình.  Dịch vụ thanh toán Bao gồm các thể thức nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… Tuy vậy tùy theo quy định của mỗi nƣớc, các tổ chức tài chính vi mô sẽ đƣợc cung cấp các dịch vụ thanh toán khác nhau.  Thẻ tín dụng Việc cung cấp dịch vụ này cho phép khách hàng tiếp cận với hệ thống tín dụng, nó đƣợc sử dụng trong mua sắm hàng hóa, rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động.  Cho thuê vi mô Là loại sản phẩm có thể cho phép khách hàng thuê và sử dụng các máy móc, thiết bị và họ chỉ phải thanh toán cho phần chi phí sử dụng dịch vụ. Ở nông thôn cho thuê vi mô thƣờng đƣợc yêu cầu cho hoạt động nông nghiệp theo nhóm khi các thành viên trong cùng một nhóm nông dân cùng thuê máy móc, thiết bị và cùng sử dụng, đóng góp từng phần chi phí theo tỷ lệ.  Các dịch vụ phi tài chính Với vai trò là trung gian xã hội, các TCTCVM còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính nhằm hỗ trợ toàn diện cho khách hàng, thành viên. Một số dịch vụ phi tài chính đƣợc các tổ chức thực hiện gồm dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và dịch vụ xã hội. Trong đó dịch vụ phát triển doanh nghiệp gồm các hoạt động nhƣ: đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, marketing…. Đối với dịch vụ xã hội: các TCTCVM cung cấp các dịch vụ cải thiện các lĩnh vực đời sống, xã hội nhƣ giáo dục, xóa mù chữ, chăm sóc sức khỏe…Việc cung cấp các dịch vụ này sẽ làm tăng thêm giá trị cho khách hàng, thành viên giúp họ cải thiện chất lƣợng cuộc sống một 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2