Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế
lượt xem 8
download
Mục đích của luận văn là nhằm phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............…/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC CHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............…/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC CHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGHÂN HÀNG MÃ SỐ: 60 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: LÊ CHI MAI THỪA THIÊN HUẾ - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Chi Mai. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu. Luận văn không sao chép, không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được công bố nào. Học viên Nguyễn Đức Chung
- LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo đang công tác Học viện Hành Chính Quốc Gia đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Lê Chi Mai đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu, văn bản tài liệu,… tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Học viên Nguyễn Đức Chung
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình, biểu đồ MỤC LỤC ................................................................................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. 11 MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................. 3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................. 3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: ............................................................................................................................ 5 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ......................................... 5 TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................ 5 1.1.Tíndụng và rủi ro tín dụng tạingânhàng thương mại .......................................... 5 1.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại .............................................................. 5 1.1.2.Rủiro tíndụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại....................... 6 1.1.2.1.Kháiniệm rủi ro tín dụng ................................................................................. 6 1.1.2.2.Phânloạirủirotíndụng ....................................................................................... 7 1.1.2.3.Nguyênnhângâyra rủirotíndụng ..................................................................... 8 1.1.2.4. Thiệt hại do rủi ro tín dụng ........................................................................... 11 1.1.3. Chính sách tín dụng ................................................................................ 12 1.1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................... 12
- 1.1.3.2. Sự cần thiết của chính sách tín dụng............................................................ 13 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ......................................... 14 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .......................................................... 14 1.2.2. Nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng ............................................... 16 1.2.2.1. Nguyên tắc chấp nhận rủi ro......................................................................... 16 1.2.2.2. Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép ......................................................... 16 1.2.2.3. Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung và khả năng đáp ứng của ngân hàng ........................................................................................................................ 16 1.2.2.4. Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt ........................................ 16 1.2.2.5. Nguyên tắc xây dựng đầy đủ hệ thống để đo lường, kiểm soát rủi ro...... 17 1.2.2.6. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế ......................................................................... 17 1.2.2.7. Nguyên tắc hợp lý về thời gian .................................................................... 17 1.2.2.8. Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập .. 17 1.2.2.9. Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép ............................ 17 1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basell II ..................... 18 1.2.3.1. Nhận dạng và phân loại rủi ro ...................................................................... 18 1.2.3.2. Đánh giá rủi ro ............................................................................................... 18 1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro ............................................................................................. 20 1.2.3.4.Tài trợ rủi ro .................................................................................................... 20 1.2.4. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng .................................................... 21 1.2.4.1.Môhìnhđịnhtínhvềđolườngrủiro tíndụng ..................................................... 21 1.2.4.2Cácmôhìnhlượnghóarủiro tín dụng ............................................................... 23 1.2.5 Cácchỉsốđánhgiá quản trịrủirotíndụng .................................................... 26 1.2.5.1. Hệ số nợ quá hạn: .......................................................................................... 26 1.2.5.2.Tỷ lệ nợ xấu: ................................................................................................... 26 1.2.5.3. Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu: ................................................................ 27 1.2.5.4. Nợ xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro:.............................................. 27 1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................... 28 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới ...... 28
- 1.3.1.1 Thái Lan .......................................................................................................... 28 1.3.1.2 Mỹ .................................................................................................................... 31 1.3.2. Bàihọckinhnghiệmđốivớingân hàng thươngmạicổ phần Sài Gòn Thương Tín .......................................................................................................... 32 Tóm tắtchương1 .................................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2: .......................................................................................................................... 36 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................................... 36 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế ................................................................................... 36 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................. 36 2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................. 36 2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế ............................................... 38 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn .............................................................................. 39 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng ........................................................................................ 41 2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................... 44 2.2. Thực tra ̣ng quản trị rủi ro tiń du ̣ng ta ̣i Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thừa Thiên Huế ................................................. 47 2.2.1. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế........................................ 48 2.2.1.1. Chính sách tín dụng hiện nay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ...................................................................................................................... 48 2.2.1.2. Quy trình thẩm định cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thừa Thiên Huế ....................................................................... 50 2.2.1.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.............................................................. 58 2.2.1.5. Các biện pháp xử lý rủi ro ............................................................................ 59
- 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế ................................................................................................................ 61 2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn .................................................................................... 61 2.3.1 Những kết quả đạt được .......................................................................... 71 2.3.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế .................... 74 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ................................................................................................................ 75 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 75 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng .......................................................... 77 2.3.3.3. Những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng ............................................ 79 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................................. 80 CHƯƠNG 3: ......................................................................................................................... 81 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ................................ 81 3.1. Định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín .............................................................................. 81 3.2Giảipháp tăng cường quản lý,phòng ngừarủiro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín .................................................................. 82 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để phòng ngừa rủi ro .............................................................................. 82 3.2.1.1 Hoàn thiê ̣n quy trình quản lý rủi ro du ̣ng ta ̣i chi nhánh .............................. 82 3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................... 87 3.2.1.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự...................................................... 88 3.2.1.4. Nâng cao kỹ năng thu thâ ̣p, xử lý thông tin và xây dựng hệ thống quản lý thông tin khách hàng ............................................................................................................... 90 3.2.1.5. Thực hiện công tác khảo sát ý kiến của khách hàng theo định kỳ............ 91 3.2.1.6. Tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng văn hóa phòng tránh rủi ro ............. 91
- 3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro ............................................ 92 3.2.2.1. Sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay ........................................ 92 3.2.2.2. Phát triển các dịch vụ, sản phẩm phái sinh ................................................. 93 3.2.2.3. Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp94 3.2.2.4. Trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, đúng qui định ........................................ 95 3.3Đềxuấtvàkiếnnghị ............................................................................................. 96 3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan ...................................................... 96 3.3.1.1. Với Chính phủ và các Bộ ngành .................................................................. 96 3.3.1.2. Với Ngân hàng Nhà nước............................................................................. 96 3.3.2. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ............. 98 Tóm tắtchương3 .................................................................................................................. 100 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 102
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân HĐTD Hội đồng tín dụng HSTD Hồ sơ tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn PGD Phòng giao dịch RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ Tài sản bảo đảm Sacombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TÍn
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 -2016 ............................................................................................................................... 40 Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 -2016 ............................................................................................................................... 42 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế... 45 Bảng 2.4: Nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế .................................... 62 Bảng 2.5 Nợ quá hạn kéo theo tại chi nhánh theo Thông tin CIC năm 2016.................... 63 Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế ................... 66 Bảng 2.7: Phân loại nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế .................... 70 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Sacombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế ................. 37 Hình 2.2 Quy trình thẩm định cấp tín dụng tại Sacombank ...................................... 51 Biểu đồ 2.2 Nợ quá hạn kéo theo tại chi nhánh theo Thông tin CIC năm 2016 ............... 63 Biểu đồ 2.3 Nợ quá hạn tại Sacombank Thừa Thiên Huế theo thời hạn ......................... 65 Biểu đồ 2.4 Nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế theo đối tượng khách hàng ................................................................................................................. 67
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt kể từ khi Việt Namchính thức trở thành thành viên của WTO, vấn đề quản trị doanh nghiệp đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong đó các ngân hàng thương mại với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính tiền tệ thì vấn đề quản trị lại càng phải được quan tâm. Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng, mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng đã góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặc dù vậy, đây là lĩnh vực có rủi ro rất lớn. Rủi ro tín dụng khiến các ngân hàng phải gia tăng chi phí, chậm thu lãi, thậm chí là thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính, làm tổn hại đến uy tín và vị thế, sự tồn tại và phát triển của chính họ, của cả hệ thống ngân hàngvà toàn bộ nền kinh tế. Rủi ro là tất yếu, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng liên tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Có rất nhiều vấn đề lớn đặt ra cho ngành ngân hàng như thanh khoản của các tổ chức tín dụng chưa vững chắc, nợ xấu và rủi ro tín dụng có xu hướng tăng,... Do đó, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định và bền vững đối với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng.
- 2 Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínChi nhánh Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tìnhhình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng: - “Nâng cao hiê ̣u quả quản tri ̣ rủi ro tiń du ̣ng ta ̣i Ngân hàng TMCP Ngoa ̣i Thương Viê ̣t Nam ” của tác giả Trầ n Tiế n Chương – Học viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - “Hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thùy Trang - Học viên Đại học Đà Nẵng. - “Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định” của tác giả Nguyễn Anh Dũng– Học viên trường Đại học Đà Nẵng. Tuy nhiên, các đề tài trên có đặc thù riêng của từng ngân hàng khác nhau, trên các địa bàn khác nhau. Tác giả chọn đề tài này không trùng lắp nội dung với các đề tài trên và cam đoan là công trình khoa học độc lập của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Nhiệm vụ: Đềtàinghiêncứugiảiquyết3vấnđề cơbảnnhưsau: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế. +Đề xuất những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện công tác
- 3 quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu:Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian:Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. + Về thời gian: Số liệu được thu thập tại các phòng ban của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. + Về nội dung:Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế để từ đó tìm ra những điể m ha ̣n chế trong quá trin ̀ h quản tri,̣ đề xuấ t các giải pháp quản tri ̣ hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng mô ̣t cách có hiê ̣u quả. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tức là tiến hành nghiên cứu các hiện tượng trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng đó, trong mối quan hệ tương quan với các sự vật hiện tương liên quan, trong mối quan hệ về thời gian và không gian của các hiện tượng. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp này để nghiên cứu những đề tài, luận văn và báo cáo khoa học về quản trị rủi ro tín dụng đã được thực hiện để tham khảo và học tập kinh nghiệm. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các văn bản pháp qui về ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng, các tài liệu của Sacombank để phục vụ cho việc phân tích sau này.
- 4 + Phương pháp thu thập số liệu: được thu thập từ báo chí, internet, các quyết định, các báo cáo thống kê của ngân hàng và các cơ quan liên quan ở địa phương và trung ương. + Phương pháp xử lý số liệu: Dựa vào số liệu của ngân hàng, tính toán các chỉ số phản ánh quy mô, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu.Từ đó, ta có thể thấy được sự biến động số liệu qua mỗi năm, nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá. + Phương pháp phân tích số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh các chỉ số để tìm xu hướng vận động của các con số, giá trị, tìm các hiện tượng nổi bật, từ đó rút ra các nhận xét xung quanh thực trạng của đối tượng nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Đề tài hệ thống hóa một cách ngắn ngọn nhưng khá đầy đủ những vấn đề lý luận căn bản về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy, kết quả của đề tài này có thể được sử dụng như là tài liệu tham khảo về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài nghiên cứu này là một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản lý tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế để đưa ra các quyết định, chính sách phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong tương lai, góp phần đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Chương 2:Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3:Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Tíndụng và rủi ro tín dụng tạingânhàng thương mại 1.1.1.Tín dụng ngân hàng thương mại Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc Latinh Creditum có nghĩa là một sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian quay về với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Theo quan điểm này thì tín dụng có 3 nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả. Như vậy, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Hành vi tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốn cần đầu tư và người cần vốn để sử dụng. Trên thực tế hai người này khó có thể phù hợp được với nhau về quy mô, thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng vốn; hoặc cũng có thể phù hợp được nhưng phải tốn kém chi phí để tìm kiếm. Do vậy, cần thiết phải có một người thứ ba đứng ra tập trung được tất cả số vốn của những người tạm thời thừa, cần đầu tư kiếm lãi (dưới hình thức huy động); trên cơ sở vốn tập trung được phân phối cho những người cần vốn (dưới hình thức cho vay) để sử dụng. Người đó không ai khác chính là các tổ chức tín dụng, mà chủ yếu là các NHTM, người môi giới tài chính trên thị trường tài chính. Việc các NHTM tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dưới hình thức cho vay được gọi là tín dụng ngân hàng.
- 6 Có thể nói, Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức tiền tệ. Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định. 1.1.2.Rủiro tíndụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.2.1.Kháiniệm rủi ro tín dụng Rủi ro là những sự kiện mang tính chất ngẫu nhiên xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người. Có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như: Theo cuốn Risk Management in Banking của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là những khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay. Theo World Bank:“Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ, điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.” TheoQuyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, rủi ro tín dụng được định nghĩa:“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”[19] Từ đó, có thể hiểu: Rủi ro tín dụng là những thiệt hại kinh tế mà ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả
- 7 nợ vốn gốc và nợ lãi hoặc không hoàn trả được nợ vay của ngân hàng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tài chính cho ngân hàng, đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá thị trường của vốn, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trong thị trường tài chính, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng vì các khoản tín dụng thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 70-90% thu nhập cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro phức tập nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu đẻ ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiếu tối đa những thiệt hại có thể gây ra. 1.1.2.2.Phânloạirủirotíndụng Nếucăncứvàonguyênnhânphátsinhrủiro,rủirotíndụngđượcphânchia thànhcácloạisau:rủiro giaodịchvà rủiro danhmục. -Rủirogiaodịch:Làmộthìnhthứccủarủirotíndụngmànguyênnhânphát sinhlàdonhữnghạnchếtrongquátrìnhgiaodịchvàxétduyệtchovay,đánhgiá kháchhàng.Rủiro giaodịchcó ba bộphận: + Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủirobảođảm:phátsinhtừcáctiêuchuẩnđảmbảonhưcácđiềukhoảntrong hợpđồng chovay,cácloạitàisảnđảmbảo,chủthểđảmbảo,cáchthứcđảmbảovà mứcchovaytrêntrị giácủatàisảnđảmbảo. + Rủironghiệpvụ:làrủiroliênquanđến công tácquảnlýkhoảnvayvàhoạt độngchovay,baogồmcảviệcsửdụnghệthốngxếphạngrủirovàkỹthuậtxửlýcác khoảnchovaycó vấnđề. -Rủirodanhmục:Làmộthìnhthứccủarủirotíndụngmànguyênnhânphát sinhlàdonhững hạnchếtrongquảnlýdanhmụcchovaycủangânhàng,đượcphân chiathànhhailoại:Rủironộitạivàrủirotậptrung.
- 8 + Rủironộitại:xuấtpháttừcácyếutố,cácđặcđiểm riêngcó,mangtínhriêng biệtbêntrong củamỗichủthểđivayhoặcngành,lĩnhvựckinhtế.Nóxuấtpháttừ đặcđiểmhoạtđộnghoặcđặcđiểmsửdụngvốncủakháchhàngvayvốn. + Rủirotậptrung: làtrườnghợpngânhàngtậptrungvốnchovayquánhiềuđối vớimộtsốkháchhàng,chovayquánhiều doanhnghiệphoạtđộng trong cùngmột ngành,lĩnhvựckinhtế;hoặctrongcùngmộtvùngđịalýnhấtđịnh;hoặccùngmột loạihìnhchovaycó rủiro cao. Nếucăncứvàokhảnăngtrảnợcủakháchhàng,rủirotíndụngđượcphânchia thànhcácloạisau: + Rủirokhônghoàntrảnợđúnghạn(rủirođọngvốn):Khithiếtlậpmốiquanhệ tíndụng,ngânhàngvàkháchhàngphảiquyướcvềkhoảngthờigianhoàntrảnợvay. Tuynhiênđếnthờihạnmàngânhàngvẫnchưathuhồiđượcvốnvay,những tổnthất xảyra trongtrườnghợpnàyngườita gọiđólàrủiro khônghoàntrảnợđúnghạn. + Rủi ro do không có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài sản của khách hàng để thu nợ. 1.1.2.3.Nguyênnhângâyra rủirotíndụng a) Nguyên nhân khách quan ● Môi trường kinh tế Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của người đi vay. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuât nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu) dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Những khó khăn do bị khống chế hạn ngạch trong ngành dệt may, hay những vụ kiện bán phá giá trong ngành thủy sản…làm ảnh hưởng trực tiếp đến họat động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Không chỉ xuất khẩu, những mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép bị ảnh hưởng
- 9 rất lớn bởi giá thép thế giới, việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất lớn trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. Quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên do khách hàng có tiềm lực tài chính lớn đã bị các ngân hàng nước ngòai thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn. ● Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, các chính sách quản lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khiến nhiều tổ chức kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doanh. Ví dụ như vào thời điểm năm 2001, họat động kinh doanh xe máy phát triển mạnh với các dòng sản phẩm xe từ Trung Quốc, Hàn Quốc, rất nhiều doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên sang năm 2002, nhà nước ban hành quy định mỗi người chỉ được đứng tên sở hữu một xe máy, làm cho sức mua bán xe giảm xuống đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng. ● Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh Đây là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường trước đối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Đối với khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng phải có thời gian để ổn định lại quá trình kinh doanh thì mới có khả năng trả nợ ngân hàng, còn với các khách hàng có tiềm lực yếu thì khoản tín dụng có khả năng rất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 147 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn