![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đại dịch đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ở khu vựa Châu Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu đặt ra của đề tài "Tác động của đại dịch đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ở khu vựa Châu Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" là muốn thông qua thực nghiệm nghiên cứu trên một số quốc gia khu vực Châu Á để xác định xem đại dịch có thực sự ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đại dịch đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ở khu vựa Châu Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM NGUYỄN THỊ BÍCH TIỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC CHÂU Á – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM NGUYỄN THỊ BÍCH TIỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC CHÂU Á – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THÙY AN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn với đề tài: “Tác động của đại dịch Covid-19 đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ở khu vựa Châu Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” được thực hiện bởi chính tôi với sự hướng dẫn của TS.Dương Thị Thùy An. Ngoài ra, tôi cam đoan các dữ liệu thông tin được dùng trong luận văn là hoàn toàn trung thực, nguồn gốc số liệu đáng tin cậy. Các hàm ý được rút ra từ nghiên cứu này là khách quan, công trình nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP.HCM, tháng 05 năm 2024 Người cam đoan Nguyễn Thị Bích Tiền
- ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành một cách tốt nhất luận văn với đề tài "Tác động của đại dịch COVID-19 đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực Châu Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" tôi đã được giúp đỡ từ nhiều tập thể, cá nhân và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô. Trước tiên, tôi rất biết ơn sự quan tâm của tập thể Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, giúp tôi có được nền tảng vững chắc cho quá trình nghiên cứu, xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên khoa Sau Đại học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS.Dương Thị Thùy An - giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi. Cô đã tận tình hướng dẫn, góp ý và định hướng, giúp tôi chỉnh sửa để hoàn thành luận văn nghiên cứu một cách tốt nhất. Trân trọng.
- iii TÓM TẮT 1. Tên đề tài: “Tác động của đại dịch COVID-19 đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực Châu Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” 2. Tóm tắt: Tương tự như các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Châu Á và trên thế giới, Việt Nam xem dòng vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó mà còn bởi các chính sách hành chính có thể tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI phát triển hoặc đầu tư sinh lợi trên thị trường chứng khoán. Tại khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, diễn biến về các dòng vốn đầu tư nước ngoài cho thấy sự biến động khá lớn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra. COVID-19 ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Châu Á và Việt Nam như thế nào? COVID-19 có tác động đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Châu Á và Việt Nam hay không? Vì vậy, nghiên cứu này kiểm tra thực nghiệm tác động của khủng hoảng y tế COVID-19, đối với dòng vốn FI ở 08 nước Châu Á trong giai đoạn từ quý 01/2013 đến quý 01/2022 bằng các phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM và thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp. Kết quả cho thấy đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến cả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào các nước được nghiên cứu, ngoài ra nghiên cứu cũng chứng minh được rằng đối với các nước đang phát triển thì đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng mạnh hơn. Đồng thời, thông qua nghiên cứu, tác giả có những khuyến nghị nhằm cải thiện dòng vốn đầu tư nước ngoài sau đại dịch tại Việt Nam. 3. Từ khoá: Đại dịch Covid-19; Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; Châu Á; Việt Nam
- iv ABSTRACT 1. Thesis title: “The effect of COVID-19 pandemic on foreign investment inflows in Asia - Experiences for Vietnam” 2. Abstract: Like developing economies in Asia and the world, Vietnam views foreign investment capital flows as playing a decisive role in socio-economic development and promoting economic growth. Attracting foreign investment flows that does not only depends on that country's economy but also on administrative policies that can generate conditions supporting FDI enterprises to develop or invest profitably in the stock market. In the Asian region in general and Vietnam in particular, the revolution in foreign investment flows illustrates significant fluctuations during the Covid-19 pandemic. How does the COVID-19 pandemic affect foreign direct investment inflows in Asia and Vietnam? Does the COVID-19 impact foreign indirect investment capital inflows in these places? Therefore, this study empirically examines the impact of the COVID-19 health crisis on FI capital flows in eight Asian countries in the period from the first quarter of 2013 to the first quarter of 2022 using regression methods. OLS, FEM, REM and perform tests to select the appropriate model. The results give information that COVID-19 harms both direct and indirect foreign investment flows into the studied countries. In addition, the study also proves that the developing countries, COVID-19 has a stronger impact. At the same time, through research, the author has recommendations to improve foreign investment capital flows after the pandemic in Vietnam. 3. Keyword: Covid-19 Pandemic; FDI; FII; Asia; Viet Nam.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt Covid-19 Coronavirus disease 2019 Bệnh virus corona 2019 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng EP Export Xuất khẩu FEM Fixed effect model Mô hình tác động cố định FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FI Foreign Investment Đầu tư nước ngoài FII Foreign indirect Đầu tư gián tiếp nước ngoài investment GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IIP Index of Industrial Chỉ số sản xuất công nghiệp production IP Import Nhập khẩu IMF International Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế Fund OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất SARS Severe acute respiratory Hội chứng suy hô hấp cấp syndrome REM Random effect model Mô hình tác động ngẫu nhiên WHO World Health Tổ chức y tế thế giới Organization UNCTAD United Nations Hội nghị Liên hợp quốc về Conference on Trade and Thương mại và Phát triển Development
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1 Mô hình đề xuất............................................................................. 27 Bảng 4. 1 Thống kê mô tả .............................................................................. 39 Bảng 4. 2 Thống kê mô tả đối với nhóm các quốc gia đang phát triển ......... 40 Bảng 4. 3 Thống kê mô tả đối với nhóm các quốc gia phát triển .................. 40 Bảng 4. 4 Ma trận tương quan đối với mô hình (1) ....................................... 41 Bảng 4. 5 Kết quả hồi quy OLS đối với mô hình (1) .................................... 42 Bảng 4. 6 Kết quả hồi quy FEM đối với mô hình (1).................................... 43 Bảng 4. 7 Kết quả hồi quy REM đối với mô hình (1) ................................... 44 Bảng 4. 8 Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình (1) ......................... 45 Bảng 4. 9 Kết quả hồi quy GLS đối với mô hình (1) .................................... 47 Bảng 4. 11 Kết quả hồi quy FEM đối với mô hình (2).................................. 50 Bảng 4. 12 Kết quả hồi quy REM đối với mô hình (2) ................................. 51 Bảng 4. 13 Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình (2) ....................... 52 Bảng 4. 14 Kết quả hồi quy GLS đối với mô hình (2) .................................. 52 Bảng 4. 17 Kết quả hồi quy OLS trong mô hình (1) ..................................... 54 Bảng 4. 15 Kết quả hồi quy OLS trong mô hình (2) ..................................... 55 Bảng 4. 16 Ma trận tương quan ..................................................................... 55 Bảng 4. 18 Kết quả hồi quy OLS trong mô hình (1) ..................................... 56 Bảng 4. 20 Kết quả hồi quy OLS trong mô hình (2) ..................................... 56
- viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................... iii ABSTRACT ...................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .........................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 5 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 6 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................... 6 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 1.5. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 8 1.5.1. Ý nghĩa khoa học: .................................................................................. 8 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 8 1.6. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 9
- ix CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .......................................................................................................... 11 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 11 2.1.1. Đầu tư nước ngoài................................................................................ 11 2.1.2. Covid-19 .............................................................................................. 15 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ........................ 16 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội ....................................... 16 2.2.2. Nhập khẩu ............................................................................................ 17 2.2.3. Xuất khẩu ............................................................................................. 18 2.2.4. Chỉ số hàng tiêu dùng .......................................................................... 18 2.2.5. Nhóm các nhân tố khác tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài tại quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài................................................................ 19 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan ............................................ 20 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................... 25 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 27 3.1. Mô hình ................................................................................................... 27 3.2. Giả thiết nghiên cứu................................................................................ 31 3.2.1. Đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ........................................................ 31 3.2.2. Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp ....................................................... 31 3.2.3. Tác động đối với các nền kinh tế khác nhau........................................ 31 3.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu .............................................................. 32 3.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu ........................................................................ 32 3.3.2. Phân tích ma trận hệ số tương quan ..................................................... 32 3.3.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................... 33 3.3.4. Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................... 34 3.3.5. Kiểm định và xử lý các khiếm khuyết của mô hình ............................ 35 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 36
- x Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 36 CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................... 37 4.1. Cơ sở thực tiễn - Thực trạng dòng vốn FI ở khu vực Châu Á trong giai đoạn nghiên cứu ............................................................................................. 37 4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 39 4.2.1. Thống kê mô tả .................................................................................... 39 4.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................................................... 41 4.2.3. Tác động của đại dịch Covid-19 đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ............................................................................................................... 47 4.2.4. Tác động của đại dịch Covid-19 đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại 02 nhóm nước: nhóm các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển ................................................. 53 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................. 57 4.3.1. Ưu điểm của mô hình........................................................................... 59 4.3.2. Hạn chế của mô hình ........................................................................... 60 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................... 60 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 61 5.1. Kết luận ................................................................................................... 61 5.2. Một số kiến nghị để gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực Châu Á và bài học cho Việt Nam .................................................................. 62 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 64 Tóm tắt chương .............................................................................................. 65 MỤC LỤC THAM KHẢO ...............................................................................i PHỤ LỤC .......................................................................................................ix
- 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Coronavirus được phát hiện lần đầu tại Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, khi các nhà chức trách thông báo về một nhóm người mắc bệnh viêm phổi lạ, số người nhiễm bệnh liên tục tăng và lan ra nhiều khu vực khác của Trung Quốc trước khi lây lan sang các nước khác vào năm 2020. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần quan tâm của quốc tế. Đến ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO đã tuyên bố COVID-19 là một đại dịch toàn cầu do mức độ lan rộng của một dịch bệnh truyền nhiễm từ cấp độ địa phương lan ra toàn cầu. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến ngày 28 tháng 8 năm 2020, WHO đã báo cáo hơn 24 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và 820 nghìn trường hợp tử vong. Đại dịch COVID-19 là cú sốc ngoại sinh đầu tiên trong thế kỷ này sau kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người và điều này khiến hầu hết các quốc gia phải phong tỏa một phần hoặc toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Điều này ngụ ý rằng, COVID-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu (Fairlie, 2020). Các chính phủ trên khắp thế giới và các nước khu vực Châu Á nói riêng đã thông qua các biện pháp như kiểm soát biên giới, giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc, di chuyển và ra vào lãnh thổ quốc gia để có thể giảm thiểu nguồn lây từ bên ngoài, bảo vệ mọi người khỏi sự tàn phá của virus. Trong giai đoạn bùng phát mạnh mẽ của đại dịch thì các hoạt động sản xuất trong nước, thương mại quốc tế bị hạn chế, phong tỏa ở một số nơi, làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Do đó, “toàn cầu hóa kinh tế là một trong những khía cạnh bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đại dịch này và dòng vốn đầu tư nước ngoài (FI) là một trong những biến số bị ảnh hưởng do đại dịch” (Lee và cộng sự, 2020).
- 2 Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) năm 2020 báo cáo rằng các biện pháp phong tỏa có ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng đầu tư và khiến các doanh nghiệp đa quốc gia phải đánh giá lại các dự án mới. Để xác nhận điều này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi cuối tháng 3 đã báo cáo rằng “Các nhà đầu tư đã rút hơn 100 tỷ USD đầu tư danh mục đầu tư khỏi các nước đang phát triển kể từ khi COVID-19 bùng phát. Điều này hỗ trợ dự báo của UNCTAD rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu sẽ giảm 40% từ năm 2020 đến năm 2021. Đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng đối với sự phát triển kinh tế khi các chuỗi cung ứng và thương mại đã bị phá vỡ, đòi hỏi các quốc gia cần đưa ra phản ứng thống nhất trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh”. Một vấn đề quan trọng đối với các chính phủ ở khắp mọi nơi là tìm ra cách để giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế. Và đầu tư nước ngoài trở thành yếu tố quan trọng hỗ trợ phục hồi kinh tế trước tình trạng nội lực ngày càng cạn kiệt. Dòng vốn đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp (Foreign direct investment - FDI) và đầu tư gián tiếp (Foreign indirect investment - FII). Trong khi dòng vốn FDI có vai trò thúc đẩy sản xuất, thì FII sẽ giúp kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới. Nhiều chính phủ đã bổ sung các chính sách và quy định mới nhằm phát triển các chiến lược thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài để đáp ứng sự phát triển, đặc biệt là đối với các lĩnh vực cần được cập nhật, không chỉ về vốn mà cả khoa học và công nghệ. Câu hỏi đặt ra là đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và FII tại khu vực Châu Á không? Mức độ tác động của COVID-19 đối với các nước có thu nhập bình quân đầu người khác nhau trong cùng khu vực? Làm cách nào để có thể đánh giá, đo lường được mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đối với FDI và FII để có những biện pháp khôi phục, thu hút lại dòng vốn đầu tư nước ngoài sau đại dịch? Mặc dù các nước đang phát triển là những nước ít bị tổn thương nhất, nhưng các nước này lại có sự sụt giảm mạnh hơn về dòng vốn FDI khi so sánh với các
- 3 nước phát triển (Ajide và Osinubi, 2020). FDI vào các nước đang phát triển sẽ co lại nhiều hơn mức trung bình toàn cầu được dự báo vì (i) các lĩnh vực thu hút FDI vào các nước đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch, (ii) các nước đang phát triển trong thời gian gần đây phụ thuộc phần lớn vào FDI. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe con người được cho là sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm ban đầu về mối quan hệ này, đặc biệt là tác động của nó đối với dòng vốn FI vào các nền kinh tế. Trong khi đó, một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng bất kỳ hình thức khủng hoảng nào; có thể là kinh tế hoặc tài chính, đều gây bất lợi cho dòng vốn FDI. Khi điều tra mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính (khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng lạm phát) và FDI, các tác giả Dornean và cộng sự, (2012), Alfaro và Chen (2010), (Ucal và cộng sự (2010) đã thực hiện nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau như các nước thuộc Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Community – CEE), ở các quốc gia đang phát triển, hay khu vực châu Á và tất cả đều cho ra một kết luận rằng khủng hoảng có thể làm tình hình FDI trở nên xấu đi. Dòng vốn FDI tăng trong những năm trước và giảm trong những năm sau khủng hoảng tài chính, chi tiêu vốn, đầu tư vào các lĩnh vực mới và mở rộng đều bị cản trở bởi việc đóng cửa thương mại của một số khu vực. Phù hợp với những điều trên, cuộc khảo sát của Nhóm Ngân hàng Thế giới vào tháng 3 năm 2020 cho thấy đại dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến FDI ở các nước đang phát triển (Saurav và cộng sự, 2020). Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến FDI. Ví dụ, sử dụng dữ liệu bảng về các nền kinh tế thuộc các nước Trung và Đông Âu (CEE), Radu và cộng sự (2020) cho thấy dòng vốn FDI đang giảm do cuộc khủng hoảng COVID-19 và điều này có thể dẫn đến sự thu hẹp các nền kinh tế CEE. Trong khi đó, FDI của thế giới có thể phục hồi sau đại dịch COVID-19 do kết quả của “chuỗi giá trị toàn cầu”, “bổ sung vốn dự trữ”, “phục hồi nền kinh tế toàn cầu” và “tái cấu trúc để có khả năng phục hồi” theo Jelilov và cộng sự (2020). Ngoài ra, cũng có các nghiên cứu có kết
- 4 quả ngược lại, như: ước lượng bình phương nhỏ nhất và hồi quy lượng tử của Ajide và Osinubi (2020) ghi nhận rằng có mối quan hệ tích cực giữa các trường hợp được xác nhận COVID-19 và dòng vốn FDI ở các nước được nghiên cứu (chủ yếu là các nước phát triển). Sự gia tăng trong các trường hợp được xác nhận COVID-19 làm tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu này kết luận rằng khủng hoảng sức khỏe COVID-19 ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của hầu hết các nền kinh tế khiến các công ty đa quốc gia phải chuyển dịch đầu tư của họ trong giai đoạn đầu. Đối với dòng vốn FII, ngày càng có nhiều tài liệu chứng minh tác động của COVID-19 đối với sự biến động và tính thanh khoản của thị trường tài chính. Albulescu (2021) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các thông báo chính thức liên quan đến COVID-19 như các trường hợp mắc mới và tỷ lệ tử vong đối với sự biến động của thị trường tài chính ở Hoa Kỳ, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng đại dịch COVID-19 gây ra sự biến động lớn trên thị trường tài chính. Baig và cộng sự (2021) nhận thấy rằng sự gia tăng các trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19 ở Hoa Kỳ có liên quan đến sự gia tăng đáng kể về tính thanh khoản và biến động của thị trường, trong khi việc thực hiện các hạn chế giao dịch dẫn đến sự suy giảm tính thanh khoản và sự ổn định của thị trường. Li và cộng sự (2022) nhấn mạnh rằng cả trường hợp được xác nhận COVID-19 và trường hợp tử vong do COVID-19 đều gây ra sự sụt giảm đáng kể trong chỉ số của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Ashraf (2020) nhận thấy rằng thị trường chứng khoán ở 64 quốc gia phản ứng tiêu cực và nhanh chóng với sự tăng trưởng trong các trường hợp được xác nhận COVID-19. Từ những điều đã đề cập ở trên, cho thấy việc quan trọng nhất là phải cung cấp bằng chứng càng sớm càng tốt để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách bằng cách xem xét tác động của COVID-19 đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Thực tế là FDI được dự đoán sẽ giảm trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, nhưng có rất ít hoặc không có bằng chứng thực nghiệm chứng minh điều này, mà chính phủ của tất cả các quốc gia cần phải thực hiện các bước thích hợp để khắc phục tình trạng FDI ngay cả khi đại dịch đang diễn ra. Tương tự, cũng có nhiều dự
- 5 đoán FII sẽ giảm khi số trường hợp được xác nhận và số ca tử vong do COVID-19 tăng lên. Liên quan đến bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam, mặc dù dịch Covid-19 để lại những hậu quả tiêu cực về kinh tế xã hội. Nhưng khi so sánh với các các quốc gia trong khu vực đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển thì Việt Nam vẫn là một trong số ít các nền kinh tế có nền tăng trưởng dương năm 2020 khi có tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product (GDP) tăng khoảng 2,91% (theo Tổng cục Thống kê, GSO) Tại Việt Nam, nghiên cứu về tác động của COVID-19 đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu là đánh giá trên phương diện xem xét tác động và triển vọng của COVID-19 lên FI. Đối với các bài viết thực hiện cho khu vực Châu Á, phạm vi dữ liệu nghiên cứu phần lớn là trong giai đoạn COVID- 19 xảy ra. Dựa trên những phân tích trên cho thấy vẫn còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu tác động của đại dịch COVID-19 đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực Châu Á. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm kiểm tra thực nghiệm tác động của khủng hoảng y tế COVID-19, đối với dòng vốn FI ở các nước Châu Á, đồng thời có những khuyến nghị nhằm cải thiện dòng vốn FI sau đại dịch tại Việt Nam. Trên cơ sở đã nêu, luận văn đã chọn đề tài “Tác động của đại dịch COVID- 19 đến dòng vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực Châu Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Căn cứ các lý thuyết và nghiên cứu trước đây về tác động của các cuộc khủng hoảng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, mục tiêu đặt ra của công trình này là muốn thông qua thực nghiệm nghiên cứu trên một số quốc gia khu vực Châu Á để xác định xem đại dịch COVID-19 có thực sự ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với khu vực nghiên cứu. Nếu có thì xu hướng tác động sẽ như thế nào,
- 6 dòng vốn đầu tư trực tiếp và dòng vốn đầu tư gián tiếp có chịu tác động như nhau. Bên cạnh đó, từ thực tiễn bối cảnh đại dịch COVID-19 đã diễn ra tại khu vực Châu Á nói chung, tại Việt Nam nói riêng và những gì nghiên cứu được của đề tài, hướng đến việc rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể ứng phó với các biến cố tương tự xảy ra trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây cũng như đánh giá khả năng hiện tại, mục tiêu cụ thể của luận văn như sau: Xác định xu hướng tác động của đại dịch COVID-19 đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Châu Á; Xác định xu hướng tác động của đại dịch COVID-19 đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Châu Á; Rút ra hàm ý kiến nghị cho việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực nghiên cứu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu thực nghiệm. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu: Xu hướng tác động của đại dịch COVID-19 đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Châu Á là như thế nào? Xu hướng tác động của đại dịch COVID-19 đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Châu Á là như thế nào? Từ kết quả của nghiên cứu, rút ra được hàm ý gì cho việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và bài học gì cho Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của đại dịch COVID-19 đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài tại một số nước Châu Á, từ đó phân tích, tìm hiểu, đánh giá về xu hướng tác động và rút ra các kiến nghị phù hợp.
- 7 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ Quý I/2013 đến Quý I/2022. Không gian nghiên cứu: 08 quốc gia khu vực Châu Á (đính kèm phụ lục). Đây là những quốc gia có dữ liệu công bố tương đối đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài việc thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu chung của cả 08 quốc gia, tác giả còn phân dữ liệu ra thành 02 nhóm, bao gồm: Nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển và Nhóm các nước đang phát triển với nền kinh tế ổn định. Để có căn cứ lựa chọn và phân chia dữ liệu nghiên cứu thành các nhóm như trên, tác giả đã tham khảo qua “Danh sách các quốc gia theo GDP được công bố bởi OECD năm 2022”, bên cạnh đó tác giả cũng dựa theo công bố của “Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF 2020”, trong đó: Các nước đang phát triển với nền kinh tế ổn định ở Châu Á có các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,…; Các nước công nghiệp phát triển gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,.... Riêng đối với Trung Quốc, theo IMF 2020 thì Trung Quốc thuộc nhóm các nước công nghiệp hóa, là nhóm đã cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp, được xếp trên các nước đang phát triển với nền kinh tế ổn định, bởi vì Trung Quốc là nước có ca nhiễm bệnh được công bố đầu tiên tại Châu Á và có diễn biến của đại dịch khá phức tạp, nên tác giả cũng muốn thu thập dữ liệu của quốc gia này đưa vào dữ liệu nghiên cứu và để tiện trong quá trình xử lý mô hình thì tác giả xếp Trung Quốc vào nhóm các nước công nghiệp phát triển. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh và định lượng. Các mô hình hồi quy có thể được sử dụng là: Pooled OLS, Fixed effect model – FEM, Random effect model – REM, GLS,… Trong đó: Mô hình Pooled OLS: một phương pháp hồi quy linh hoạt dùng để phân tích dữ liệu thời gian và dữ liệu bảng. Tuy nhiên, Pooled OLS không thể phân biệt giữa các thời điểm hay các nhóm vì mô hình này giả định rằng hiệp biến không thay đổi theo thời gian và sẽ được giữ nguyên giá trị, do đó các đặc điểm riêng của mỗi yếu tố trong mẫu nghiên cứu không kiểm soát được.
- 8 Mô hình FEM: là phương pháp phổ biến được sử dụng cho dữ liệu bảng với ưu điểm là có thể kiểm soát được các điểm khác nhau không thay đổi theo thời gian của mỗi quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Trong mô hình FEM có điều chỉnh tác động của các yếu tố không ổn định nhưng sẽ không làm thay đổi tác động của các yếu tố ổn định trong mô hình. Mô hình REM: là phương pháp phổ biến được sử dụng cho dữ liệu bảng với ưu điểm là có thể kiểm soát được các điểm khác nhau không thay đổi theo thời gian của mỗi quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Trong mô hình REM không có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập. Vì nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng, việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào việc thực hiện kiểm định trực tiếp trên dữ liệu. Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê sau đó phân tích, xử lý bằng phần mềm Stata và dùng mô hình hồi quy phù hợp để phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến dòng vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. 1.5. Đóng góp mới của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học: Đối với các nghiên cứu trong nước, vẫn chưa có nhiều phân tích chuyên sâu về tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế, cụ thể là FDI và FII. Sau khi nghiên cứu thành công, kết quả của phân tích có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chiến lược trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau đại dịch, bao gồm cả cho các cuộc khủng hoảng y tế có tính chất tương tự xảy ra trong tương lai. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế đất nước, do đó việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nó, nhất là trong các bối cảnh đặc biệt là rất cần thiết. Đề tài góp thêm một góc nhìn khác, cụ thể và chi tiết hơn về tác động của đại dịch COVID-19 đối với FI tại các nước khu vực Châu Á nói chung và với Việt Nam nói riêng, ngoài việc nghiên cứu tác động đối với từng dòng vốn đầu
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p |
78 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p |
25 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p |
65 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p |
51 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p |
33 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p |
99 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p |
57 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p |
27 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p |
31 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p |
58 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p |
26 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p |
116 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p |
86 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p |
23 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p |
44 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p |
18 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p |
44 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p |
91 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)