Luận văn Thạc sĩ: Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của viện nghiên cứu và phát triển vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm giải pháp về mặt tổ chức áp dụng vào việc thực hiện tái cơ cấu Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của viện nghiên cứu và phát triển vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _________***_________ PHAN LỆ NGA TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ Hà Nội, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _________***_________ PHAN LỆ NGA TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ Mã số: 60.34.04.12 Giảng viên hƣớng dẫn: TS TRỊNH NGỌC THẠCH Hà Nội, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Phan Lệ Nga
- BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHÁT TRIỂN VÙNG ___________________________ Hà Nội, ngày tháng năm 2014 GIẤY XÁC NHẬN Trong quá trình thực hiện xây dựng “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng theo hình thức tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên” bà Phan Lệ Nga là một trong các thành viên trực tiếp tham gia thực hiện chính. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý cho bà Phan Lệ Nga sử dụng số liệu của “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng theo hình thức tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên” của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng trong luận văn Thạc sỹ “Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP”. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 VIỆN TRƢỞNG Lê Tất Khƣơng
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập Chương trình cao học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ thầy cô giáo, gia đình, bạn bè. Đến nay, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp chương trình cao học với đề tài “Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/NĐ-CP”. Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trịnh Ngọc Thạch, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy giáo, cô giáo Khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, các chuyên gia, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ gúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cùng các đồng nghiệp đã cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Luận văn này tuy đã có cố gắng cao, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy, cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phan Lệ Nga
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do nghiên cứu........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 6 7. Phương pháp Nghiên cứu .............................................................................. 7 8. Các luận cứ .................................................................................................... 7 9. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ/CP. ................................................................................ 10 1.1 Các khái niệm .......................................................................................... 10 1.1.1 Tái cơ cấu ............................................................................................... 10 1.1.2 Tái cơ cấu hệ thống tổ chức ................................................................... 11 1.1.3 Tổ chức khoa học và công nghệ .......................................................... 13 1.1.4 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm ................................................................ 15 1.2 Cơ sở lý luận về tái cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức khoa học và công nghệ trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115. ....................................................................................... 17 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới hoạt động về KH&CN ................... 19 1.4 Kinh nghiệm tái cơ cấu kinh tế ......................................................... 285 1.5. Kết luận chƣơng 1 .................................................................................. 28
- CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG KHI CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP ..................................................................... 29 2.1 Tổng quan về Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng .......................... 29 2.1.2 Thông tin chung...................................................................................... 30 2.1.3 Nguồn lực và cơ sở vật chất ................................................................... 31 2.1.4 Nguồn thu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng ............................. 32 2.2 Định hƣớng hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng giai đoạn 2016 – 2020. .......................................................................................... 34 2.2.1 Về tổ chức bộ máy .................................................................................. 34 2.2.2 Về đội ngũ cán bộ ................................................................................... 34 2.2.3 Về cơ sở vật chất .................................................................................... 34 2.2.4 Về hoạt động khoa học và công nghệ .................................................... 34 2.3 Những khó khăn thách thức khi Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 ...... 36 2.3.1 Những khó khăn, thách thức .................................................................. 36 2.3.2 Những vấn đề phát sinh về thời gian khi thực hiện việc chuyển đổi .... 37 2.4 Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng... 38 2.4.1 Mô hình trước khi tái cơ cấu .................................................................. 38 2.4.2 Mô hình sau khi tái cơ cấu ..................................................................... 43 2.4.3 Lộ trình thực hiện tái cơ cấu .................................................................. 48 2.4.4 Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại của quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 .................. 50 2.5 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................. 53
- CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP. ........................................ 54 3.1 Mục tiêu, quan điểm phát triển của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng ..... 54 3.1.1 Mục tiêu .................................................................................................. 54 3.1.2 Quan điểm phát triển ............................................................................. 54 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. ....................................................... 57 3.2.1 Giải pháp về xây dựng tổ chức, xây dựng bộ máy ................................. 58 3.2.2 Các giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................... 60 3.2.3 Các giải pháp về tài chính ..................................................................... 64 3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất ................................................................... 64 3.2.5 Giải pháp về thị trường, khách hàng ..................................................... 65 3.3 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 702
- DANH MỤC VIẾT TẮT R&D Nghiên cứu và triển khai KH&CN Khoa học và Công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật WB Ngân hàng Thế giới UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc CAS Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc WFOP Chương trình làm cho bên ngoài USD Đô la Mỹ WEF Diễn đàn kinh tế thế giới KT-XH Kinh tế - xã hội TSCĐ Tài sản cố định HTQT Hợp tác quốc tế SXKD Sản xuất kinh doanh BHXH, YT Bảo hiểm xã hội, y tế IRRD Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng Công nghệ CAS Công nghệ bảo quản thực phẩm của Nhật Bản hệ thống tế bào sống (Cells Alive System) GIS Hệ thống thông tin địa lý
- MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Khoa học và Công nghệ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt hạn chế, còn có khoảng cách xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của khoa học và công nghệ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là sự yếu kém của các tổ chức KH&CN. Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao, cơ cấu nhân lực theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý; thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục – đào tạo và sản xuất – kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu – phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN. Việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động và sáng tạo của tổ chức KH&CN tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học với phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN, tạo điều kiện tập trung có đầu tư trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức KH&CN, góp phần tăng cường tiềm lực KH&CN của đất nước. Ngày 5/9/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 115) về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập. Theo tinh thần của Nghị định 115, kể từ ngày 1
- 31/12/2009, các tổ chức KH&CN công lập được hoàn toàn tự chủ và Nhà nước sẽ không cung cấp ngân sách chi cho hoạt động KH&CN theo kiểu bao cấp như trước đây. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này diễn ra chậm và bước đầu gặp phải nhiều vướng mắc. Đã có rất nhiều nghiên cứu, phân tích chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Nghị định 115, dẫn đến những tư tưởng e ngại và nhiều khó khăn dẫn đến việc các tổ chức KH&CN vẫn muốn tiếp tục được sự hỗ trợ theo hương thức bao cấp để hoạt động như: - Các tổ chức KH&CN có tiềm lực yếu, đặc biệt là các tổ chức KH&CN thuộc địa phương, tổ chức KH&CN mới thành lập, các tổ chức KH&CN chưa được tập trung đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực để đủ tiềm lực hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định 115. - Trên thực tế, nhiều tổ chức KH&CN hoạt động không vì mục đích vì lợi nhuận, đang thực hiện các dịch vụ công ích phục vụ quản lý nhà nước, không có nguồn thu để tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Các tổ chức này sẽ lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi phải chuyển sang hình thức tự trang trải kinh phí hoạt động. - Quy định tại Nghị định 115 và các văn bản hướng dẫn còn thiếu đồng bộ, nhiều chỗ chưa rõ ràng, chưa bao quát hết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đặc biệt cơ chế tài chính chưa tạo điều kiện để tổ chức KH&CN có thể xây dựng và phát triển quỹ lương của tổ chức, do đó chưa thực sự khuyến khích cán bộ KH&CN phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, dịch vụ, sản xuất và kinh doanh. - Và, còn nhiều hạn chế bị ràng buộc bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác mà đòi hỏi Nghị định 115 phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp như: thuế thu nhập, vay vốn từ ngân hàng, quy định pháp lệnh về công chức, viên chức, quy định về phân cấp quản lý … 2
- Vì vậy, ngày 20/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2010/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 96) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115 và Nghị định 80/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Nghị định 80) tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KH&CN khi chuyển đổi và khả thi khi được triển khai áp dụng thực hiện trong thực tế. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức KH&CN công lập được thành lập theo Quyết định số: 2595 QĐ/TCCBKH ngày 30 tháng 10 năm 1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định 115/2005/NĐ-CP là một tổ chức KH&CN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ ngày 1 tháng 1 năm 2004. Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiêm, Viện đã gặp một số những vướng mắc về mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, nguồn tài chính để phù hợp với cơ chế hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong khuôn khổ của Luận văn thạc sỹ, học viên đã lựa chọn đề tài “Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP” nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, trên cơ sở đó lựa chọn được các giải pháp hợp lý mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN công lập được triển khai thực hiện từ năm 2007. Tuy nhiên, việc triển khai còn nhiều bật cập và thực hiện chưa đúng đinh thần của Nghị định 115. Đã có nhiều 3
- công trình nghiên cứu về tình hình thực hiện Nghị định 115 nói chung và chuyển đổi của tổ chức KH&CN công lập nói riêng có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây: - Luận văn “Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35/HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) của tác giả Nguyễn Kim Công. - Luận văn “Nghiên cứu giải pháp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP và nghị định 96/2010/NĐ-CP” của tác giả Nguyễn Thị Đức Hạnh. - Luận văn “Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu – triển khai thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐCP)” của tác giả Phạm Tuấn Huy. - Luận văn “Tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)” của Phạm Thị Bích Ngọc. - Luận văn “Các yếu tố cơ bản để các Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh thực hiện thành công nghị định 15/2005/NĐ-CP của tác giả Cao Thanh Hùng. - Luận văn “Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ (nghiên cứu trường hợp cơ sở nghiên cứu triển khai có sử dụng ngân sách nhà nước)” của tác giả Trần Ngọc Hoa. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến hiện trạng, đánh giá tác động, tìm ra nguyên nhân, giải pháp của việc thực hiện Nghị định 35, Nghị định 115 và Nghị định 96 ở tầm vĩ mô nhưng chưa phân tích rõ hiện 4
- trạng, những yếu kém của hệ thống tổ chức để tìm ra các giải pháp cụ thể, cơ cấu lại hệ thống tổ chức để hoạt động có hiệu quả hơn, thích nghi với cơ chế mới, môi trường mới và xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế. Luận văn kế thừa có chọn lọc những tư tưởng, quan điểm và kết quả cứu đã được công bố, từ đó phân tích hiện trạng hệ thống cơ cấu tổ chức trong bối cảnh Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115, từ đó đề xuất được những giải pháp về tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng hoạt động hiệu quả khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, tìm giải pháp về mặt tổ chức áp dụng vào việc thực hiện tái cơ cấu Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Nội dung nghiên cứu Trong khuôn khổ của của Luận văn, nghiên cứu chủ yếu hướng đến việc nhận diện, đánh giá về hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng và các yêu cầu cần và đủ để bộ máy tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng hoạt động có hiệu quả sau khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 4.2 Không gian nghiên cứu Nghiên cứu trường hợp tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ. 4.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014. 5
- 5. Câu hỏi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài, cần phải trả lời 2 câu hỏi lớn: - Tại sao phải tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. - Giải pháp nào để tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng để hoạt động có hiệu quả cao. 6. Giả thuyết nghiên cứu Các chính sách trong Nghị định 115 là một hướng mở để thúc đẩy các tổ chức KH&CN công lập mạnh dạn tự chủ trong hoạt động KH&CN của đơn vị mình. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi thì Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng gặp phải một số các vướng mắc về hệ thống tổ chức như: - Cơ cấu tổ chức chưa phù hợp với hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ nghiên cứu và triển khai các hoạt động công nghệ. - Thiếu những chính sách phù hợp như: ưu đãi, đào tạo, phát triển nguồn lực, vốn, ….. Tìm những giải pháp để tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng trên cơ sở phân tích thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng nhằm: - Sắp xếp lại hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng để phù hợp với cơ chế hoạt động tự chủ, tự trang trải. - Xây dựng những quy định, quy chế nhằm quản lý, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, phát huy tiềm lực của Viện. - Đề xuất với Cơ quan quản lý cấp trên (Bộ Khoa học và Công nghệ) những nhu cầu nhằm tìm kiếm sự ủng hộ về cơ chế chính sách cũng như 6
- những đầu tư về cơ sở vật chất để Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng hoạt động có hiệu quả trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 7. Phƣơng pháp Nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu sẵn có như: sách báo, tài liệu, số liệu liên quan đến tái cấu trúc, tái cơ cấu, hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN. Phương pháp nghiên cứu này nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài này. - Thu thập thông tin, điều tra thực tế về hiện trạng hệ thống tổ chức thực tế tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng trên cơ sở các thông tin thực tế được Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cung cấp thông qua bộ phận quản lý nhân sự, bộ phận quản lý khoa học và Lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. - Phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp thông qua việc tổ chức thảo luận và thu thập thông tin từ các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. - Phương pháp quan sát: trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm mục đích thu thập thêm thông tin khách quan như mối quan hệ giữa tổ chức KH&CN với Cơ quan quản lý cấp trên, mối quan hệ giữa Lãnh đạo tổ chức KH&CN với các cán bộ nghiên cứu trong bối cảnh Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115. 8. Các luận cứ 8.1 Luận cứ lý thuyết Theo tinh thần Nghị định 115, các đối tượng áp dụng Nghị định 115 gồm: các tổ chức nghiên cứu khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các tổ chức dịch vụ KH&CN, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. 7
- Mục đích thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động sáng tạo của tổ chức KH&CN và Thủ trưởng tổ chức KH&CN; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN góp phần tăng cường tiềm lực KH&CN của đất nước. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng là tổ chức khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập, là một trong những tổ chức KH&CN nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định 115. Nhu cầu tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng là cấp bách, khi mà yêu cầu thực tiễn đòi hỏi Viện phải xác định rõ chiến lược, kế hoạch hoạt động và phát hiện những yếu tố làm kìm hãm sự phát triển của Viện như: cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính không hợp lý, thiếu công cụ kiểm soát, quản lý; đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu làm việc không hiệu quả làm hạn chế sự phát triển của Viện. 8.2 Luận cứ thực tế Trên thực tế, khi Nghị định 115 được đưa vào áp dụng vẫn còn nhiều tổ chức KH&CN vẫn còn tư tưởng e ngại khi chuyển đổi vì gặp phải một số các vướng mắc trong quá trình hoạt động khi chuyển đổi như: - Cơ cấu tổ chức chưa phù hợp với hình thức hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Nguồn nhân lực hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, thiếu những cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm…… để tìm kiếm và hoàn thành công việc. - Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng được yêu cầu thực tế khi chuyển đổi, thiếu công cụ để tự chủ và tìm kiếm công việc. 8
- - Chưa có những chính sách phù hợp để khuyến khích các cán bộ KH&CN phát huy hết khả năng của mình trong các hoạt động nghiên cứu sáng tạo, dịch vụ, sản xuất và kinh doanh. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị nghiên cứu và triển khai nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, trong quá trình chuyển đổi Viện đã gặp một số những vướng mắc về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, mô hình hoạt động, điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực khi chuyển đổi. Để trở thành một tổ chức KH&CN mạnh và phát triển, đáp ứng được yêu cầu KH&CN phục vụ thực tiễn sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế Vùng, địa phương đồng thời đảm bảo đời sống các cán bộ của Viện là một thách thức rất lớn. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tái cơ cấu hệ thống của tổ chức KH&CN trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ/CP. Chƣơng 2: Thực trạng tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 115/2005/NĐ-CP. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ/CP. 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Tái cơ cấu Theo Bách khoa toàn thư mở, tái cơ cấu (Reengineering) là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, thường là một công ty, doanh nghiệp…. Tái cơ cấu thường là được xem xét lại các quy trình từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, đến khâu sản xuất, tiếp thị, phân phối sản phẩm. Nhu cầu tái cơ cấu trở nên cấp bách khi hiện trạng của các tổ chức đang gặp nhiều vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến tổ chức hoạt động không hiệu quả; thậm chí trì trệ, đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản. Nhiều nguyên do là do vấn đề cơ cấu sai, không hợp lý, kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu được đặt ra; thậm chí là cấp bách nhất. Thể hiện cụ thể là: - Tổ chức không xác định nổi chiến lược và kế hoạch. - Đội ngũ lãnh đạo của tổ chức làm việc không hiệu quả. Các tố chất, bao gồm tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ lãnh đạo trong một tổ chức đóng một vai trò quan trọng. Nếu sai, kém... sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức. - Cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát cần thiết. Đây là một lý do mà nhiều tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp hiện nay cần tái cơ cấu nguồn tài chính để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất. 10
- - Quản trị nguồn nhân sự yếu kém. Có thể nói con người là một yếu tố có tính chất quyết định tới sự thành công của tổ chức và doanh nghiệp và nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề này thì cần phải được điều chỉnh kịp thời và phải có định hướng mang tính lâu dài. - Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý. Một cơ cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có khả năng cho phép đơn vị, công ty hay doanh nghiệp sử dụng các thông tin từ các bộ phận một cách hiệu quả nhất, và từ đó giúp cho hoạt động phối hợp giữa các đơn vị được chặt chẽ và lãnh đạo điều hành tốt hơn. Nội dung của tái cơ cấu quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện công việc, phối hợp công việc và điều hành công việc. Trong điều kiện hiện nay, tái cơ cấu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách về quản lý, tái cấu trúc lại các quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, theo quan điểm của học viên tái cơ cấu của một đơn vị, công ty hay doanh nghiệp là quá trình thay đổi định hướng chiến lược hoạt động của một tổ chức; thiết lập lại cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ cấu nguồn lực; cắt giảm chi phí hoạt động, một hoặc nhiều hơn một lĩnh vực hoạt động hay tăng đầu tư, mở rộng một hay nhiều lĩnh vực hoạt động; thiết kế lại quá trình hoạt động trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong một môi trường mới, thách thức mới. 1.1.2 Tái cơ cấu hệ thống tổ chức 1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức Có nhiều cách tiếp cận về cơ cấu tổ chức của một cơ quan, như: - Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiêm vụ rõ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh
26 p | 126 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long) qua tài liệu khai quật năm 2017-2019
165 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội
189 p | 51 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 34 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn