intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

66
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" được thực hiện nhằm xác định và định lượng các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại; đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các nhà quản trị các ngân hàng thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước để cải thiện được khả năng sinh lời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN GIAO PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN GIAO PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Tuyết Trinh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả trong luận văn Tài chính ngân hàng: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Tuyết Trinh. Tôi cam đoan về tính trung thực trong nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này. Các tài liệu tham khảo trong nghiên cứu được cung cấp nguồn rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2022 Tác giả Lê Văn Giao
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Tuyết Trinh đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thiện bài luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2022 Tác giả Lê Văn Giao
  5. iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 2. Tóm tắt Nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", tác giả đã tổng kết và kế thừa các nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Thành Đạt (2019), Lâm Chí Dũng & Võ Hoàng Diễm Trinh, (2020), Nguyễn Thành Đạt & Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2021), Batten & Vo (2019), Farkasdi và c.s. (2021). Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập dữ liệu bảng của 24 NHTM trong giai đoạn 2005 - 2021. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Eviews 10 với các mô hình hồi quy theo Pooled OLS, FEM, và REM. Theo kết quả nghiên cứu, mô hình Pooled OLS phù hợp với phân tích ROA trong nghiên cứu này. Tác động của các yếu tố đến ROA đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, có sáu yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ROA, đó là CAP, INF, LIQ, SIZE và GDP, và hai yếu tố là COST và LLR có ảnh hưởng tiêu cựu. Trong hồi quy mô hình cố định với biến phụ thuộc ROE, kết quả thỏa mãn các điều kiện kiểm định. Kết quả phân tích cho thấy D (GDP) có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ROE và LLR. ROE bị ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa thống kê bởi yếu tố này. Theo kết quả của nghiên cứu, các NHTM do nhà nước sở hữu nắm cổ phần chi phối (trên 50% - theo Quốc Hội, 2020) sẽ có lợi thế về quy mô, dẫn đến hiệu quả hoạt động tốt hơn. Dựa trên đặc điểm của từng yếu tố tác động và hướng tác động, tác giả cũng đề xuất các hàm ý chính sách đối với việc nâng cao lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, cũng như đối với NHNN và Chính phủ Việt Nam. 3. Từ khóa Khả năng sinh lời, ROA, ROE, NHTM.
  6. iv ABSTRACT 1. Title Factors affecting the business performance of Vietnam Joint Stock Commercial Banks. 2. Abstract In order to build a research model on "factors affecting the profitability of the Vietnamese commercial banking system", the author summarized and inherited previous studies such as Ho Thi Hong Minh & Nguyen. Thi Canh (2015), Nguyen Thanh Dat (2019), Lam Chi Dung & Vo Hoang Diem Trinh (2020), Nguyen Thanh Dat & Nguyen Thi My Duyen (2021), Batten & Vo (2019), Farkasdi và c.s ( 2021). In this study, the author collected panel data from 24 commercial banks during the period 2005–2021. The data was analyzed using Eviews 10 software with Pooled OLS, FEM, and REM regression models. According to the research findings, the Pooled OLS model is appropriate for ROA analysis in this study. The impact of these factors on ROA is Giá trị thống kêally significant. Six factors have a positive influence on ROA, namely CAP, INF, LIQ, SIZE, GDP, and two factors, COST and LLR, have a negative influence. In the regression of the FEM model with the Biến phụ thuộc ROE, the results satisfy the test conditions. The results of the analysis show that D (GDP) has a positive and Giá trị thống kêally significant impact on ROE and LLR. ROE is negatively and Giá trị thống kêally significantly affected by this factor. According to the results of the study, public commercial banks with majority ownership (more than 50%, according to the National Assembly, 2020) will enjoy scale advantages, leading to better operational efficiency. Based on the characteristics of each influencing factor and the direction of impact, the author also proposes policy implications for improving the profitability of Vietnamese commercial banks, as well as for the State Bank of Vietnam and the Government of Vietnam. 3. Keywords: Profitability, ROA, ROE, commercial banks.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 INF Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 2 FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định 4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 NHTW Ngân hàng trung ương 9 NNIM Non Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 10 KNSL Khả năng sinh lời 11 Pooled OLS Pooled Ordinary Least Squares Mô hình hồi quy gộp theo phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường 12 REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 14 ROA Return On Asset Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 15 ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TMCP Thương mại cổ phần 18 TSSL Tỷ suất sinh lợi 20 VAMC VietNam Asset Management Công ty quản lý tài sản của tổ Company chức tín dụng Việt Nam 21 VSCH Vốn chủ sở hữu 22 WB World Bank Ngân hàng thế giới
  8. vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 3.1 Diễn giải các biến và đo lường ................................................................. 30 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả ............................................................................ 34 Bảng 4.2 Ma trận tương quan .................................................................................. 36 Bảng 4.3 Kiểm tra tính dừng các biến ..................................................................... 37 Bảng 4.4 Ước lượng mô hình ROA lần 1 theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM ............................................................................................................... 37 Bảng 4.5 Ước lượng Pooled OLS ........................................................................... 38 Bảng 4.6 Kiểm định so sánh hai mô hình Pooled OLS và FEM ............................. 39 Bảng 4.7 Ước lượng mô hình REM ........................................................................ 39 Bảng 4.8 Kiểm định so sánh giữa FEM và REM .................................................... 40 Bảng 4.9 Kiểm định so sánh giữa Pooled OLS và REM ........................................ 40 Bảng 4.10 Kết quả chạy mô hình Pooled OLS ....................................................... 41 Bảng 4.11 Ước lượng mô hình ROE lần 1 theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM ............................................................................................................... 43 Bảng 4.12 Kiểm định so sánh hai mô hình Pooled OLS và FEM ........................... 44 Bảng 4.13 Ước lượng mô hình REM ...................................................................... 45 Bảng 4.14 Kiểm định so sánh giữa FEM và REM .................................................. 45 Bảng 4.15 Chạy mô hình FEM................................................................................ 46 Bảng 4.16. Kiểm định Lagrange ............................................................................. 46 Bảng 4.17 Kết quả chạy mô hình FEM ................................................................... 47 Bảng 4.18 Tóm tắt kết quả tác động các biến độc lập đến ROA ............................ 49 Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả tác động các biến độc lập đến ROE ............................. 52 Hình 4.11: Đồ thị phân tán phần dư ......................................................................... 48
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ..............................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vi MỤC LỤC ............................................................................................................... vii CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4 Kết cấu luận văn .................................................................................................. 5 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC....... 6 Ngân hàng thương mại và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại..... 6 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ................................................................ 6 2.1.2 Khái niệm về khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.................. 7 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời....................................................... 8 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại......... 10 2.2.1. Các yếu tố nội tại........................................................................................ 10 2.2.2. Các yếu tố vĩ mô ........................................................................................ 13 Các nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến KNSL của NHTM .. 14 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 14 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 16
  10. viii Kết luận chương 2 .................................................................................................... 22 CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23 Giả thiết nghiên cứu .......................................................................................... 23 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 26 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu......................................................... 27 3.3.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................... 27 3.3.2. Biến độc lập................................................................................................ 27 Phương pháp ước lượng .................................................................................... 31 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34 Phân tích thống kê mô tả ................................................................................... 34 Phân tích tương quan ......................................................................................... 36 Kiểm định tính dừng của các biến ..................................................................... 36 Phân tích các yếu tố tác động đến ROA ............................................................ 37 4.4.1 Lựa chọn mô hình phù hợp ........................................................................ 37 4.4.2 Các kiểm định ............................................................................................ 42 Phân tích các yếu tố tác động đến ROE ............................................................ 43 4.5.1 Lựa chọn mô hình phù hợp ........................................................................ 43 4.5.2 Các kiểm định ............................................................................................ 47 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 48 Kết luận chương 4 .................................................................................................... 53 CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 55 Kết luận ............................................................................................................. 55 Hàm ý chính sách .............................................................................................. 56 5.2.1 Rủi ro tín dụng ........................................................................................... 56 5.2.2 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản (COST) ...................................... 57 5.2.3 Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) .................................. 57 5.2.4 Tỷ lệ vốn (CAP) ......................................................................................... 58 5.2.5 Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) ............................................................................ 59 5.2.6 Quy mô ngân hàng (SIZE) ......................................................................... 59
  11. ix 5.2.7 Tỷ lệ lạm phát............................................................................................. 60 5.2.8 Loại ngân hàng (TYPE) ............................................................................. 61 5.2.9 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................... 62 Những điểm còn hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai . ........................................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... I PHỤ LỤC .................................................................................................................. V
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của đề tài Là huyết mạch của nền kinh tế, tất cả các nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính. Chính các ngân hàng là cầu nối cho việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, từ những người thừa đến những người có nhu cầu. Thông qua sức khỏe của các ngân hàng cũng là thước đo sức mạnh của nền kinh tế. Sức khỏe của các ngân hàng thường được đo lường bằng khả năng sinh lời (KNSL). Cho nên, để đánh giá vấn đề hiệu quả của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì và lợi nhuận vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá. Lợi nhuận các ngân hàng được coi là thước đo hiệu quả, do đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng được cho là cần thiết. Là thành viên của các tổ chức quốc tế (WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN) và là nước ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế, Việt Nam đã từng bước hội nhập kinh tế toàn cầu. Với sự mở rộng của nền kinh tế, chúng ta cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn, và các ngân hàng của chúng ta cũng đang trải qua một thời kỳ tương tự. Ngày càng có nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế tham gia vào thị trường tài chính, sẽ cung cấp các nguồn vốn tiềm năng, công nghệ hiện đại, sản phẩm tài chính đa dạng, trình độ quản lý chuyên nghiệp và với mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. Cạnh tranh trên trường quốc tế đòi hỏi các ngân hàng phải hiểu nhau và hiểu chính bản thân, phát huy lợi thế, khắc phục nhược điểm của mình. Như vậy, các ngân hàng mới có thể đưa ra các định hướng phát triển phù hợp, đáp ứng được các quy định của nhà nước và các cổ đông vẫn, có thể được hưởng lợi từ tăng trưởng và lợi nhuận. Mỗi thời kỳ khác nhau, các ngân hàng xác định chiến lược trong hoạt động của mình nhằm đánh giá và tìm kiếm các yếu tố làm cho hoạt động của mình hiệu
  13. 2 quả hơn. Các nhà nghiên cứu và kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng như: Tan & Floros (2012), Sufian & Habibullah (2009), Yip và c.s. (2010), Syafri (2012), Dawood, (2014), Saeed (2014), Menicucci & Paolucci (2016), Batten & Vo (2019), Farkasdi và c.s. (2021), Trần Việt Dũng (2014), Nguyễn Minh Sáng và c.s. (2014), Nguyễn Phạm Nhã Trúc & Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2015), Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2016), Nguyễn Thành Đạt (2019), Nguyễn Thành Đạt & Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2021) v.v. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL (KNSL) của ngân hàng thương mại (NHTM), hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp định lượng. Bên cạnh việc xem xét các yếu tố bên trong như đặc điểm và quy mô giao dịch, các nghiên cứu này cũng tính đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, theo tác giả, các nghiên cứu này mới chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng nói chung và chỉ có ý nghĩa đối với một số quốc gia có đặc điểm kinh tế nhất định. Các nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia có đặc điểm kinh tế khác nhau có thể cho kết quả khác nhau. Các nghiên cứu về KNSL tại các quốc gia đang phát triển (tại Anh, Dức, Trung Quốc..) cho kết quả là yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời, trong khi một số nghiên cứu tại các nước đang phát triển (như Parkistan, Việt Nam..) thì lại cho cho thấy bằng chứng không có sự tác động của các biến vĩ mô đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngoài ra, rất ít các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng gắn với loại hình sở hữu vốn đến KNSL của các NHTM khác nhau như thế nào trong trường hợp có sự góp vốn của nhà nước. Vì vậy, để có thể đánh giá một cách thực tế và phù hợp hơn về các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Việt Nam, và để có một góc nhìn mới hơn trong giai đoạn 2005 – 2021 về các các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL ra sao trong các NHTM Việt Nam, trên cơ sở kế thừa các nghiên
  14. 3 cứu trước đây, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.” Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến KNSL của các NHTM Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất là xác định và định lượng các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM. Thứ hai là đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các nhà quản trị các NHTM, các cơ quan quản lý nhà nước để cải thiện được KNSL. Câu hỏi nghiên cứu. Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau đây: Thứ nhất là các yếu tố nào ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM và mức độ tác động của từng yếu tố đến KNSL của NHTM là như thế nào? Thứ hai là các hàm ý chính sách nào được đề xuất nhằm cải thiện được KNSL của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Việt Nam. Luận văn nghiên cứu về KNSL của các NHTM Việt Nam, không nghiên cứu về tính hệ thống của KNSL này. Phạm vi không gian: Dữ liệu từ 24 NHTM Việt Nam được sử dụng để phân tích và đánh giá. Lý do chọn 24 NHTM trong nghiên cứu này đại diện cho hơn 95% tổng tài sản của các ngân hàng ở Việt Nam, nên mô hình này đạt được sự tin cậy cần thiết. Các NHTM này được phân chia thành các nhóm theo tiêu chí có vốn nhà nước tham gia vào NHTM, cụ thể nhóm thứ nhất là nhóm không có cổ
  15. 4 phần vốn nhà nước, nhóm thứ hai là các ngân hàng có vốn góp nhà nước dưới 50% và nhóm thứ ba có vốn nhà nước chi phối hơn 50%, và tìm hiểu thêm có sự khác biệt nào về KNSL từ ba nhóm ngân hàng này hay không. Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập dựa trên Báo cáo tài chính trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2021 của 24 NHTM Việt Nam. Đây là khoảng thời gian đủ dài để có được số quan sát cần thiết để thực hiện nghiên cứu . Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận định lượng để xác định các biến ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Sử dụng các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM, tác giả đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Sử dụng kiểm định Hausman và kiểm định F, tác giả sẽ xác định mô hình nào sẽ sử dụng (Pooled OLS, FEM hoặc REM). Sau khi chọn mô hình tối ưu, cần phải kiểm tra nó về phương sai sai số thay đổi, vấn đề đa cộng tuyến và tự tương quan. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp quy nạp, phân tích và để rút ra kết luận và hàm ý chính sách. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2021. Giá trị tài sản của các ngân hàng này đại diện cho một phần lớn tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam và do đó có tính đại diện cao cho nghiên cứu tổng thể (Phụ lục). Đóng góp của đề tài Nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Việc tác giả đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Việt Nam để cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các nhân tố vi mô (nhân tố bên trong hoạt động kinh doanh) và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Tuy vấn đề nghiên cứu không mới, nhưng tác giả hy vọng sẽ đóng góp một cái nhìn toàn diện và cập nhật hơn trong giai đoạn (2005 - 2021) vào hệ thống nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Việt Nam.
  16. 5 Kết cấu luận văn Bài nghiên cứu bao gồm 5 Chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
  17. 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Ngân hàng thương mại và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong các ngành công nghiệp ra đời sớm nhất vào thế kỷ 17, hoạt động độc lập và thuộc sở hữu tư nhân và đặc biệt đều phát hành loại tiền riêng cho ngân hàng mình và thực hiện các nghiệp vụ giống nhau là cho vay, thanh toán, vvv…. Đến đầu thế kỷ 19 nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng. Tại các nước khác nhau thì định nghĩa về NHTM cũng khác nhau, tuy nhiên thường được dựa vào tính chất và mục đích hoạt động để đưa ra các định nghĩa về ngân hàng. Tại Pháp theo luật ngân hàng năm 1941 thì NHTM là một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhận tiền từ công chúng, dưới hình thức tiền gửi và sử dụng tiền đó cho các hoạt động tài chính, cấp vốn và tín dụng của chính mình. Tại Ấn Độ, theo Đạo luật Ngân hàng năm 1950, được bổ sung năm 1959, quy định: Các khoản tiền gửi được ngân hàng nhận để cho vay, tài trợ và đầu tư. Đạo luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930, nó bao gồm nhận tiền gửi, kinh doanh vàng và bạc, bất động sản, cơ sở tín dụng, hối phiếu, chuyển tiền và bảo hiểm. Ở Việt Nam, ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 6 tháng 5 năm 1951, với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, sử dụng các chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Nghị định 59/2009/NĐ – CP ngày 16 tháng 7 năm 2009 định nghĩa NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH 10): “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng trực
  18. 7 tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm… cho vay và các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”. Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tóm lại NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, làm công tác tín dụng và các nghiệp vụ huy động vốn, cung cấp phương tiện thanh toán, thực hiện cung cấp các nghiệp vụ chiết khấu, dịch vụ tài chính khác với mục tiêu tồn tại, lợi nhuận và phát triển HĐKD của mình cả trong và ngoài nước. 2.1.2 Khái niệm về khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Theo Rose (1999) định nghĩa KNSL của ngân hàng là phần thu nhập ròng sau thuế hoặc lợi nhuận ròng của ngân hàng. Cân bằng tài chính được duy trì bằng hiệu quả tiền tệ. Và hiệu quả tiền tệ được đo lường bằng KNSL. Việc đánh giá KNSL phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng số 7/2010 (2017), NHTM là ngân hàng được phép thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng vì lợi nhuận. Theo ECB (2011) thì khả năng sinh lời chính là yếu tố quan trọng, là tấm đệm để ngân hàng đối phó với các rủi ro bất thường hay các khoản lỗ trong các trường hợp cấp bách. Chính khả năng sinh lời giúp ngân hàng bổ sung vào nguồn vốn tự có một số vốn đáng kể với chi phí sử dụng vốn là thấp. Với khả năng sinh lời của ngân hàng cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn lực chủ động trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cũng như cải thiện cơ sở vật chất, tăng các dịch vụ phục vụ cho khách hàng cũng như đem lại lợi nhuận từ những dịch vụ này. Cho nên, chính khả năng sinh lời cao sẽ giúp các nhà đầu tư an tâm đầu tư, vì nếu có xảy ra rủi ro thì ngân hàng vẫn có thể bù đắp các khoản tổn thất này. Theo Aburime (2008) thì KNSL của NHTM chính là thước đo phản ảnh HQHĐ của các ngân hàng trong kinh doanh. Ở góc độ vĩ mô thì việc các ngân hàng có lợi nhuận hoạt động cao sẽ đồng thời giúp các ngân hàng vượt qua các bất ổn và rủi ro trong quá trình hoạt động, chính điều này đã tạo ra sự ổn định của toàn nền
  19. 8 kinh tế. Ở góc độ vi mô thì khi các ngân hàng có lợi nhuận tốt sẽ là tạo ra một nguồn vốn tự có từ lợi nhuận giữ lại cũng là nguồn vốn an toàn với chi phí rẻ nhất. Theo (Rose, 1999) đưa ra khái niệm về KNSL của ngân hàng chính là trong quá trình hoạt động, KNSL là sự chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi, và các hoạt động đầu tư khác trừ đi các khoản chi phí phát sinh Từ những khái niệm trên, ta có thể gọi lợi nhuận là thước đo cho sự thành công trong hoạt động của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời 2.1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) Do không bị ảnh hưởng bởi đòn bẩy tài chính nên ROA được coi là thước đo định lượng tốt nhất đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng (Rose, 1999). Thước đo này cho biết mỗi đô la tài sản được sử dụng trong hoạt động kinh doanh tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, vì vậy nó có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Theo Rivard & Thomas (1997), lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là chỉ tiêu tốt nhất đánh giá KNSL của ngân hàng. Với quy mô tài sản như nhau, ngân hàng nào có tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) cao thể hiện chính sách đầu tư và kinh doanh hiệu quả (Nguyễn Thành Đạt & Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2021), Batten & Vo (2019), Farkasdi và c.s. (2021). Theo nghiên cứu của Davydenko (2010), ROA cũng có một số hạn chế, bao gồm việc loại bỏ các yếu tố ngoại bảng đóng góp vào lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế (2.1) ROA = Tài sản bình quân 2.1.3.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROE) ROA của một ngân hàng cho biết sức khỏe tổng thể của nó, trong khi ROE của nó cho biết giá trị của nó đối với các cổ đông. Nói cách khác, ROE đo lường
  20. 9 mức độ hiệu quả và hiệu quả của một ngân hàng sử dụng vốn và chất lượng quản lý vốn của ngân hàng. Hệ số ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong nghiên cứu của Gul và c.s. (2011b), đã chỉ ra cách các ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ vốn đầu tư của họ. Theo Nguyễn Thị Cành (2009), ROE là thước đo hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên tỷ suất sinh lợi tài chính. Ở ngân hàng có ROE cao thì vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đầu tư vào ngân hàng có ROE thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư. Một ngân hàng có ROE cao cũng có thể có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và dễ dàng vi phạm luật tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế (2.2) ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân 2.1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường khác Trên tài sản sinh lãi bình quân, Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng cách lấy tổng chi phí lãi (thu nhập lãi ròng) trừ đi tổng thu nhập từ lãi. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng và các tổ chức tín dụng khác xác định tổng tài sản có KNSL bình quân. Bằng cách kiểm soát các tài sản sinh lời và xác định các nguồn vốn ít tốn kém nhất, NIM đo lường sự cân bằng giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi vay, do đó NIM càng cao thì KNSL của ngân hàng càng cao. Tỷ lệ này cho phép ngân hàng đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất và giám sát các tài sản sinh lời. Các nghiên cứu của Gul và c.s. (2011b), Liu và c.s. (2013) sử dụng NIM như một biến phụ thuộc để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng. Mặc dù vậy, dòng tiền không phản ánh KNSL của các ngân hàng, vì nó không bao gồm thu nhập ngoài lãi hoặc các chi phí hoạt động khác (Ben Naceur & Goaied, 2008). Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên – NNIM: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) đo lường thu nhập ngoài lãi trừ đi chi phí ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi chủ yếu đến từ các chi phí liên quan đến sản phẩm và dịch vụ, trong khi chi phí ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2