intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

53
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện cảm nhân hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lý hiện nay tại TP.HCM. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao cảm nhân hạnh phúc ở người làm tham vấn tâm lý tại TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Tâm Đan CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Tâm Đan CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ TƯỜNG VY Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP.HCM, ngày 30 tháng 9 năm 2019 Tác giả Hồ Tâm Đan
  4. LỜI CẢM ƠN Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: TS. Võ Thị Tường Vy, người hướng dẫn khoa học, một nhà giáo với sự tận tâm và bề dày kinh nghiệm, đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn này. Ban Giám hiệu, các Thầy Cô khoa Tâm lí học, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn. Gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÍ .................................................. 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc ......................................................................................................... 7 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ................................................... 7 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................... 16 1.2. Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí ......... 21 1.2.1. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc............................................................ 21 1.2.2. Lý luận về người làm tham vấn tâm lí .................................................. 28 1.2.3. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí ......... 41 1.2.4. Các yếu tố có mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí ...................................................................................... 44 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 49 Chương 2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÍ TẠI TP.HCM ............. 50 2.1. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................................... 50 2.1.1. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 50 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 51 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu.............................................................................. 60 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM ................................................................... 60
  6. 2.2.1. Thực trạng biểu hiện chung về cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM ................................................................. 61 2.2.2. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí qua các mặt biểu hiện ................................................................................... 62 2.2.3. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc ở người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM ............................................... 79 2.2.4. Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM xét theo giới tính, độ tuổi, số năm làm tham vấn và thu nhập .............. 81 2.2.5. Các yếu tố có mối tương quan với cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM .......................................................... 83 2.2.6. Tính hiệu quả của các biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí ..................................................... 91 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt CNHP Cảm nhận hạnh phúc NLTVTL Người làm tham vấn tâm lí ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn Nxb Nhà xuất bản TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố khách thể tham gia nghiên cứu (N=63) ................................ 50 Bảng 2.2. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo RPWB .............................. 54 Bảng 2.3. Cách thức quy đổi đổi điểm của các tiểu thang đo trong thang RPWB ................................................................................................. 54 Bảng 2.4. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo SWLS ............................... 55 Bảng 2.5. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo GQ-6 ................................ 56 Bảng 2.6. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo RES .................................. 56 Bảng 2.7. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo LOT-R .............................. 57 Bảng 2.8. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo tính hiệu quả của các biện pháp ............................................................................................. 57 Bảng 2.9. Hệ số tin cậy của các thang đo ............................................................ 59 Bảng 2.10. Biểu hiện chung CNHP của NLTVTL tại TP.HCM........................... 61 Bảng 2.11. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ................ 63 Bảng 2.12. So sánh mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ theo độ tuổi ......................................................................................... 65 Bảng 2.13. So sánh mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ theo số năm làm tham vấn .................................................................. 65 Bảng 2.14. So sánh mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ theo trình độ đào tạo ........................................................................... 66 Bảng 2.15. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt làm chủ hoàn cảnh ............................................................................................ 68 Bảng 2.16. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt phát triển bản thân ...................................................................................................... 70 Bảng 2.17. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt mối quan hệ tích cực ................................................................................................ 73 Bảng 2.18. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt mục tiêu sống ............................................................................................................. 75 Bảng 2.19. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chấp nhận ..... 77
  9. Bảng 2.20. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của CNHP ở NLTVTL tại TP.HCM .............................................................................................. 80 Bảng 2.21. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo giới tính.......................... 81 Bảng 2.22. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo độ tuổi ............................ 81 Bảng 2.23. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo số năm làm tham vấn ..... 82 Bảng 2.24. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo thu nhập ......................... 82 Bảng 2.25. Mức độ hài lòng với cuộc sống của NLTVTL tại TP.HCM ............... 83 Bảng 2.26. Tương quan giữa CNHP và sự hài lòng với cuộc sống của NLTVTL tại TP.HCM ........................................................................ 84 Bảng 2.27. Mức độ trải nghiệm lòng biết ơn của NLTVTL tại TP.HCM ............ 85 Bảng 2.28. Tương quan giữa CNHP và lòng biết ơn của NLTVTL tại TP.HCM .............................................................................................. 86 Bảng 2.29. Mức độ trải nghiệm lòng tự trọng của NLTVTL tại TP.HCM ........... 87 Bảng 2.30. Tương quan giữa CNHP và lòng tự trọng của NLTVTL tại TP.HCM .............................................................................................. 88 Bảng 2.31. Mức độ lạc quan của NLTVTL tại TP.HCM...................................... 89 Bảng 2.32. Tương quan giữa CNHP và thái độ lạc quan của NLTVTL tại TP.HCM .............................................................................................. 90 Bảng 2.33. Mức độ hiệu quả của các biện pháp nhằm nâng cao CNHP của NLTVTL tại TP.HCM ........................................................................ 91
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ chung về CNHP của NLTVTL tại TP.HCM ......................... 62 Biểu đồ 2.2. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt tự chủ ............................................ 62 Biểu đồ 2.3. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt làm chủ hoàn cảnh........................ 67 Biểu đồ 2.4. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt phát triển bản thân ........................ 70 Biểu đồ 2.5. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt mối quan hệ tích cực .................... 72 Biểu đồ 2.6. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt mục tiêu sống ............................... 74 Biểu đồ 2.7. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt tự chấp nhận ................................. 77
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hạnh phúc dù cho ở thời đại nào thì vẫn luôn là một giá trị nhân sinh quan trọng bậc nhất mà con người theo đuổi. Ngay từ rất sớm trong lịch sử, hạnh phúc đã là đối tượng được mọi tôn giáo và nhiều trường phái triết học quan tâm. Như Aristote đã từng nói: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là mục tiêu và cũng là giới hạn tận cùng của sự tồn tại của con người”. Những câu hỏi như: “Điều gì khiến cuộc sống trở nên đáng sống?”, “Hạnh phúc thật sự là gì?”, “Làm thế nào để có được hạnh phúc?” đã dẫn đến vô số cuộc tranh luận, và đến nay vẫn chưa thật sự được trả lời một cách thỏa đáng. Suốt một khoảng thời gian dài trước đây hạnh phúc hoàn toàn chỉ được nghiên cứu theo kiểu định tính. Bắt đầu từ thế kỷ 19, cùng với sự tiến bộ của các ngành khoa học, hạnh phúc mới được nghiên cứu theo hướng định lượng bởi nhiều ngành khoa học khác nhau như: kinh tế học, xã hội học, sinh học, hóa học… kể cả tâm lí học. Đến cuối thế kỷ 19, nhà tâm lí học người Mỹ, Martin Seligman đã sáng lập ra một phân ngành mới của tâm lí học đó là tâm lí học tích cực, chuyên nghiên cứu định lượng về hạnh phúc, và hướng đến định hướng cho cuộc sống con người đạt đến sự hưng thịnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạnh phúc có mối liên hệ với sự thành công của một cá nhân. Trong bài viết “The Benefits of Frequent Positive Affect: Does Happiness Lead to Success?” đăng trên tạp chí Psychological Bulletin do Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kỳ xuất bản, Sonja Lyubomirsky, Laura King và Ed Diener ghi nhận sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu về sức khỏe con người đã có hàng loạt các nghiên cứu cho thấy những cá nhân hạnh phúc thì thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như hôn nhân, bạn bè, thu nhập, sự nghiệp và sức khỏe. Mối quan hệ giữa hạnh phúc và thành công không hẳn là mối quan hệ một chiều, một mặt, thành công sẽ tạo nên hạnh phúc, ngược lại, hạnh phúc cũng sẽ dẫn đến thành công (Lyubomirsky và Diener, 2005). Tham vấn tâm lí là một quá trình trong đó NLTVTL giúp cho thân chủ hiểu ra vấn đề của họ, biết nhận lấy trách nhiệm của bản thân, có khả năng tự chủ và tự đưa ra quyết định. Do bản chất của công việc, NLTVTL thường phải có những buổi làm việc riêng tư cùng thân chủ, lắng nghe và thấu cảm với những khó khăn, thất bại, đặc
  12. 2 biệt là những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, sợ hãi, thất vọng… của chính họ, trong khi vẫn phải duy trì mối quan hệ trị liệu một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, cũng trong tiến trình hỗ trợ thân chủ, bản thân NLTVTL còn phải làm việc với những suy nghĩ, cảm xúc và vấn đề của riêng mình. Từ lý luận đến thực tiễn đều cho thấy, bản thân của NLTVTL và phẩm chất mà họ biểu hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình tham vấn. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tham vấn tâm lí chính là khả năng bị kiệt sức nghề nghiệp ở NLTVTL. Một nghiên cứu đã cho thấy mức độ kiệt sức rất cao ở những NLTVTL. Những người làm tham vấn đã nói rằng cảm giác kiệt sức đã ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ cá nhân và công việc của họ, dẫn đến giảm cảm giác hài lòng trong công việc và có những nhận định tiêu cực về khả năng tham vấn của bản thân. Khi xét đến tầm quan trọng của NLTVTL trong hiệu quả tham vấn và những yêu cầu cơ bản của việc thực hành lâm sàng cần đảm bảo rằng người làm tham vấn đang làm việc trong tình trạng tối ưu nhất. Nhiều vấn đề cá nhân và chuyên môn có thể ảnh hưởng đến chất lượng tham vấn. Ba khía cạnh đã thu hút được những sự chú ý đáng kể trong nghiên cứu chính là: CNHP, sự hài lòng trong công việc và tình trạng kiệt sức. Sự ổn định về mặt cảm xúc của người làm tham vấn không chỉ quan trọng đối với riêng họ mà đó còn là một phần nền tảng tạo nên tính hiệu quả trong công việc. Có một sự tương quan đồng nhất giữa kết quả tham vấn thành công với CNHP và sự điều chỉnh tích cực về mặt tâm lí của NLTVTL. Ngược lại, những người làm tham vấn có chỉ số CNHP thấp lại có xu hướng gợi lên sự tiêu cực ở những thân chủ của mình. Chính những NLTVTL đã thừa nhận tầm quan trọng của CNHP ở cá nhân đối với sự hiệu quả trong chuyên môn và nhận ra rằng chất lượng tham vấn của mình có thể bị suy giảm khi mức độ kiệt sức của họ gia tăng. (O'Donovan và May, 2007) Có thể thấy, mức độ CNHP ở NLTVTL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình tham vấn tâm lí, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tham vấn tâm lí. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về CNHP, và hoàn toàn chưa có nghiên cứu nào về CNHP của NLTVTL. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu: “Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập, với mong
  13. 3 muốn tìm hiểu thực trạng các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện CNHP của NLTVTL hiện nay tại TP.HCM, cùng các yếu tố có mối liên hệ với CNHP. Từ đó, đề ra một số biện pháp giúp cải thiện mức độ CNHP của NLTVTL, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc tham vấn đồng thời giúp họ cân bằng trong đời sống tâm lí của bản thân. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện CNHP của NLTVTL hiện nay tại TP.HCM. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao CNHP ở NLTVTL tại TP.HCM. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện CNHP của NLTVTL tại TP.HCM. 3.2. Khách thể nghiên cứu 60 người hiện đang làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu Có sự khác nhau về mức độ giữa các mặt biểu hiện CNHP của NLTVTL tại TP.HCM. Có sự khác biệt về mức độ CNHP của NLTVTL tại TP.HCM xét theo số năm làm tham vấn và thu nhập. Trong những yếu tố có mối tương quan với CNHP của NLTVTL tại TP.HCM thì yếu tố lòng tự trọng có mối tương quan chặt chẽ nhất. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về CNHP của NLTVTL. Khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện CNHP của NLTVTL tại TP.HCM. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao CNHP ở NLTVTL tại TP.HCM.
  14. 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn và phạm vi về nội dung Có nhiều lý thuyết về CNHP của nhiều tác giả khác nhau. Trong nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu CNHP dưới góc độ là CNHP tâm lí (psychological well-being) theo lý thuyết của Carol D. Ryff và cộng sự. Đồng thời cũng có nhiều yếu tố có mối liên hệ với CNHP của NLTVTL nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố chủ quan như: lòng biết ơn, sự hài lòng trong cuộc sống, lòng tự trọng, thái độ lạc quan; và các yếu tố khách quan như: giám sát chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp. 6.2. Giới hạn và phạm vi về khách thể Trong điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu 60 NLTVTL tại thành phố Hồ Chí Minh. 7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận Quan điểm hệ thống – cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận về CNHP của NLTVTL. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập theo quan điểm hệ thống cấu trúc toàn vẹn nhưng có tính động. Quan điểm hoạt động – nhân cách Tham vấn tâm lí là một hoạt động nghề nghiệp. Với tư cách là chủ thể trong hoạt động tham vấn tâm lí, CNHP của NLTVTL diễn ra và hình thành trong chính hoạt động đó. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi NLTVTL có những phẩm chất và năng lực nhất định như có khả năng tự định hướng, tự điều chỉnh, tự kiểm tra nhận thức, thái độ, hành vi của mình. Vì vậy, nghiên cứu về CNHP của NLTVTL phải đồng thời nghiên cứu cả hoạt động nghề nghiệp và một số đặc điểm nhân cách của họ.
  15. 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Mục đích Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến CNHP nói chung và CNHP của NLTVTL nói riêng để xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ cũng như những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu, thực thi quá trình tìm hiểu thực trạng các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện CNHP của NLTVTL. - Cách thực hiện Tham khảo, phân tích, tổng hợp, đánh giá các công trình nghiên cứu, sách, tạp chí chuyên ngành và thu thập thông tin trên internet về các nội dung có liên quan đến CNHP của NLTVTL. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích Đề tài xây dựng bảng hỏi nhằm đánh giá nhận thức của NLTVTL về CNHP; tác động của CNHP đến quá trình tham vấn tâm lí; các yếu tố có mối liên hệ với CNHP. - Cách thực hiện Bảng hỏi tự thiết kế được căn cứ trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp luận để đảm bảo phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi đưa vào khảo sát chính thức trên khách thể. Phương pháp phỏng vấn sâu - Mục đích Nhằm làm rõ, bổ sung, kiểm tra thông tin của những vấn đề thu được từ phương pháp bảng hỏi bằng cách phỏng vấn các khách thể nghiên cứu thông qua các mẫu phiếu phỏng vấn. - Cách thực hiện Sau khi thu số liệu và xử lí thống kê toán học, người nghiên cứu dự kiến tiến hành phỏng vấn 10 NLTVTL dựa theo bảng phỏng vấn chi tiết đã soạn sẵn.
  16. 6 Phương pháp thống kê toán học - Mục đích Phần mền SPSS phiên bản 20.0 sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa yêu cầu định lượng và tính khách quan trong quá trình nghiên cứu. - Cách thực hiện Các phép tính thống kê suy luận được sử dụng để tính hệ số tin cậy, tần số, tỉ số phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T – test, kiểm nghiệm Anova, tương quan Pearson để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp trắc nghiệm.
  17. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÍ 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng. Các tác giả nghiên cứu về hạnh phúc đã tiếp cận theo nhiều hướng và nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Sau đây, đề tài sẽ tóm lược những nghiên cứu có liên quan về hạnh phúc (happiness) và CNHP (psychological well-being). 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về hạnh phúc (happiness) Suốt một khoảng thời gian dài “chủ đề hạnh phúc” vẫn được xem là chủ đề thuộc về triết học, thần học, chính trị. Do tính chất mơ hồ, khó nắm bắt, hạnh phúc rất khó để trở thành đối tượng có thể phân tích một cách duy lý và định lượng của khoa học, mà chỉ là một khái niệm được nghiên cứu chủ yếu thiên về định tính. Vì không thỏa mãn với những cách giải thích đầy tính duy tâm và định tính về hạnh phúc như thế, việc quy giản hạnh phúc thành các đại lượng có thể đo lường đã trở thành tham vọng của các nhà khoa học nói chung. Những kết quả nghiên cứu ban đầu về hạnh phúc đều đến từ những ngành khoa học khác như: sinh lý học, xã hội học, kinh tế học… Các nhà nghiên cứu lúc này chủ yếu quan tâm các vấn đề như: nguồn gốc của hạnh phúc, cấu trúc của hạnh phúc, các yếu tố tác động đến hạnh phúc, ảnh hưởng của hạnh phúc đến cuộc sống cá nhân… Khi truy tìm nguồn gốc của hạnh phúc, một số nhà khoa học cho rằng con người cảm thấy hạnh phúc khi nhiều chất hóa học trong cơ thể tương tác với nhau. Năm 1872, nhà sinh vật học và bệnh lý học người Ý Camillo Golgi, đã phát hiện ra thành phần nền tảng nhất của não bộ là tế bào nơ-ron và cũng chính tế bào nơ-ron là tác nhân tạo ra cảm xúc. Đến năm 1954, hai nhà tâm lí học James Olds và Peter Milner, làm việc tại Đại học McGill ở Canada, đã thực hiện các thí nghiệm tiên phong của họ và khám phá ra “cơ chế” sản sinh ra hạnh phúc. Họ phát hiện ra rằng chuột sẽ liên tục nhấn đòn bẩy để nhận được những dòng điện nhỏ được truyền qua điện cực được cấy vào sâu trong
  18. 8 não của chúng. Đặc biệt là khi sự kích thích này nhắm vào các khu vực nhất định trong vùng nhân não - khu vực có chức năng tạo ra những xung thần kinh khiến ta có cảm giác dễ chịu khi được thỏa mãn - chuột sẽ liên tục nhấn cần gạt, thậm chí lên tới 2000 lần mỗi giờ (Olds, 1956). Những phát hiện ấn tượng này dường như cho thấy Olds và Milner đã khám phá ra trung tâm khoái cảm trong não. Nghiên cứu trong hai thập kỷ tiếp theo đã xác định rằng dopamine là một trong những hóa chất chính hỗ trợ tín hiệu thần kinh ở những vùng này, và trong nhiều năm, dopamine được đề xuất là hóa chất khoái cảm của não bộ. Ngoài ra, còn có một vài hóa chất khác cũng góp phần tạo ra cảm giác hạnh phúc, như serotonin, oxytocin và endorphin – một loại morphine “tự nhiên” do cơ thể sản xuất… (Kringelbach và Berridge, 2010). Như vậy, cho đến khoảng giữa thế kỷ thứ 20 thì các nghiên cứu về hạnh phúc chủ yếu tiếp cận vấn đề theo hướng sinh lý học, và nhiều bằng chứng đã cho thấy hạnh phúc được sinh ra từ não bộ, đồng thời còn có sự kết hợp của nhiều chất hóa học trong cơ thể. Mặc dù hạnh phúc rõ ràng là mối quan tâm cơ bản của con người, nhưng phải đến vài thập kỷ gần đây thì các ngành khoa học xã hội nói chung và ngành tâm lí học nói riêng mới thật sự quan tâm nghiên cứu chủ đề này. Tuy bắt đầu muộn, nghiên cứu về hạnh phúc đã tăng lên theo cấp số nhân trong những năm gần đây và kết quả của những nỗ lực này cho đến nay đang thực sự rất ấn tượng. Cuộc điều tra thực nghiệm đầu tiên về hạnh phúc là vào năm 1912 ở Anh trên khách thể là sinh viên và học sinh. Cuộc điều tra chủ yếu tập trung vào mức độ trải nghiệm cảm xúc vui vẻ của khách thể. Trong những thập kỷ sau nhiều nghiên cứu tương tự ở Mỹ cũng đã được tiến hành trên khách thể là sinh viên. Sau Thế chiến II, số lượng các cuộc điều tra đã tăng lên và trọng tâm đã chuyển sang điều tra về mức độ hạnh phúc nói chung và trên mẫu đại diện cho toàn bộ dân số của quốc gia. Chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1975, đã có 245 cuộc điều tra được ghi nhận (Veenhoven, 1984). Nhìn chung, các công trình này tập trung vào việc cố gắng mô tả một cách phổ biến ai là người hạnh phúc. Trong một bài bình luận về các công trình nghiên cứu này, Warner Wilson đã mô tả “người hạnh phúc là một người trẻ, khỏe mạnh, có học
  19. 9 thức, được trả lương cao, hướng ngoại, lạc quan, không lo lắng, có tín ngưỡng, có gia đình, có lòng tự trọng cao, có tinh thần làm việc, có khát vọng khiêm tốn, có sự thông thái bất kể giới tính” (Wilson, 1967). Trong khi khảo sát về thực trạng hạnh phúc nói chung của con người, các tác giả cũng bắt đầu nhận thấy rằng “hạnh phúc” không phải là một khái niệm đơn nhất, mà có thể được chia thành các yếu tố cấu thành khác nhau. Ví dụ, Bradburn và Caplovitz đã thực hiện các cuộc khảo sát lớn và họ đã nhận thấy sự khác biệt giữa “cảm xúc tích cực” (possitive affect) và “cảm xúc tiêu cực” (negative affect) mà họ phát hiện được không phải là hai thái cực đối lập như mọi người vẫn nghĩ. Bradburn và Caplovitz nhận thấy rằng hai loại cảm xúc này hình thành các kích thích riêng biệt và được gây ra bởi các yếu tố khác nhau (Bradburn và Caplovitz, 1965). Các cuộc điều tra lớn về hạnh phúc thường dựa trên phương pháp xã hội học, và do đó nhấn mạnh các yếu tố nhân khẩu học như thu nhập, giới tính, giáo dục, tình trạng hôn nhân và tuổi tác là có mối tương quan với hạnh phúc. Đồng thời, một số những nghiên cứu khác lại dựa trên các phương pháp xuất phát từ tâm lí học nhân cách. Ví dụ, Wessman và Ricks (1966) đã thu thập dữ liệu chuyên sâu về sinh viên Harvard, nghiên cứu tâm trạng của họ hàng ngày. Trái ngược với các nghiên cứu khảo sát, nghiên cứu cổ điển này tập trung vào các yếu tố bên trong liên quan đến động lực mang tính tâm lí, chẳng hạn như cơ chế phòng vệ và đặc điểm tính cách (Diener, 2009). Vào năm 1998, đã diễn ra một sự kiện có thể được xem là bước ngoặt quan trọng trong tâm lí học nói chung, và trong nghiên cứu hạnh phúc nói riêng. Nhà tâm lí học người Mỹ Martin Seligman vào năm 1998, khi ông đang là chủ tịch của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kỳ (APA), đã mời đến thành phố Akumal (Mexico) các nhà tâm lí học hàng đầu nước Mỹ để chia sẻ một mục tiêu mới của tâm lí học: nghiên cứu hạnh phúc. Trào lưu tâm lí học tích cực được xem như ra đời qua sự kiện này, mở ra một phân ngành mới của tâm lí học – tâm lí học tích cực, chuyên nghiên cứu định lượng về hạnh phúc, nhằm bổ sung, thay thế cho những lĩnh vực mà triết học, tôn giáo còn đang giải thích một cách rối rắm hoặc trừu tượng, hướng đến sự phát triển con người và hỗ trợ con người tận hưởng cuộc sống tích cực một cách trọn vẹn.
  20. 10 Khởi đầu sự nghiệp của mình như là một nhà tâm lí học, Seligman đã phát triển lý thuyết về sự bất lực học tập được (theory of learned helplessness), trong đó mô tả những phản ứng của một người khi người đó tin rằng hành động của mình là không có kết quả. Điều này đã dẫn ông đến khám phá một ý tưởng rằng nếu chúng ta có thể học cách bất lực, chúng ta cũng có thể học được cách lạc quan. Chính những nghiên cứu tiên phong này đã nhấn mạnh vai trò của quá trình nhận thức trong hạnh phúc của chúng ta. Trong sự nghiệp nghiên cứu hạnh phúc của mình, Seligman đã có rất nhiều cống hiến to lớn đáng được ghi nhận, một trong số đó là việc ông đã phát triển một cách sáng tạo quan điểm “cảm thụ lạc quan” (optimal experience) hay còn được gọi là lý thuyết FLOW, vốn đã được Mihaly Csikszentmihalyi đề xuất trước đó. Lý thuyết FLOW cho thấy một khía cạnh năng động nội tại của tâm lí con người, thể hiện trong việc một người lĩnh hội những thử thách khó khăn cũng đồng thời phát triển những kỹ năng cá nhân tương thích. Sự năng động thể hiện ở chỗ nhận thức các thử thách khó khăn thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng liên quan; đến lượt mình, sự phát triển năng lực lại khuyến khích cá nhân tìm kiếm những thách thức phức tạp hơn và sẽ đòi hỏi những khả năng cao hơn để giải quyết. Chu trình này thúc đẩy sự phát triển thông qua cả việc tiếp thu không ngừng các thông tin ngày càng phức tạp và hoàn thiện các kỹ năng trong các hoạt động và lĩnh vực cụ thể. Mặc dù chu trình này có thể xảy ra trong các hoạt động hoặc bối cảnh rất khác nhau của cuộc sống hằng ngày, như công việc, học tập, thể thao, nghệ thuật, thủ công và tương tác xã hội, nhưng chỉ ở trong những hoạt động đủ thách thức, phức tạp, đòi hỏi cá nhân phải phát huy các kỹ năng tương thích, huy động sự tập trung chú ý cao, thì mới có thể diễn ra chu trình FLOW. Chính trong những hoạt động như vậy, những người tham gia khảo sát đã báo cáo về việc trải nghiệm sự thích thú, kiểm soát hoàn cảnh, cảm nhận được mục tiêu rõ ràng và có sự hài lòng nội tại. Do đó, hạnh phúc theo lý thuyết này, chính là “sản phẩm phụ” của các hoạt động sáng tạo (Compton và Hoffman, 2012). Nhìn chung, phải đến cuối thế kỷ 20 thì hạnh phúc mới được khoa học xã hội nói chung và tâm lí học nói riêng quan tâm một cách thích đáng. Tuy nhiên, một số thành quả quan trọng cũng cần được ghi nhận. Trong nỗ lực ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định rằng hạnh phúc không phải là một khái niệm đơn nhất, mà được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh tác động của các yếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0