Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường đại học Đồng Nai
lượt xem 23
download
Mục tiêu của đề tài là xác định thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook cho sinh viên trường Đại học Đồng Nai hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường đại học Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Mai Thị Duyên HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Mai Thị Duyên HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh – 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Thị Tứ. Các số liệu nghiên cứu được phân tích một cách trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn là sự thật. Nếu có gì sai, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016 Mai Thị Duyên
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý học, quý thầy cô đã tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viêc cao học Tâm lý học khóa 25 hoàn thành tốt luận văn của mình. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, thầy cô giáo và sinh viên tại Trường Đại học Đồng Nai cùng các chuyên gia hỗ trợ tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Tứ - người hướng dẫn khoa học đã luôn hướng dẫn tận tình, chỉ bảo, định hướng, luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Mai Thị Duyên
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN .................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu về hành vi con người ........................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook............................. 9 1.2. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................................19 1.2.1. Khái niệm hành vi ................................................................................................19 1.2.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook......................................................................25 1.2.3. Khái niệm hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên .................39 1.3. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên .............................39 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên............................................................................39 1.3.2. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên ..................43 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên................................................................................................................48 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................52 Chương 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI .....................................................................................................................53 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ...........................................................................53 2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ........................................................................53
- 2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...........................................................................54 2.2. Thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai. ..................................................................................................................59 2.2.1. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai về nhận thức ........................................................................59 2.2.2. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên về cảm xúc .........................................................................................................................72 2.2.3. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Đồng Nai qua hoạt động .....................................................................................75 2.2.4. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook qua cơ thể của sinh viên ........................................................................................................................88 2.2.5. Khả năng giải quyết các tình huống giả định của sinh viên đại học Đồng Nai ..............................................................................................................90 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên ..................................................................................................................96 2.3. Một số biện pháp tác động hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của Sinh viên ............................................................................................................................98 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 113 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Click : kích chuột ĐLC : độ lệch chuẩn ĐTB : điểm trung bình Like : thích MXH : mạng xã hội Status : trạng thái SV : sinh viên
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu .................................................................... 53 Bảng 2.2. Cách thức quy đổi điểm................................................................................... 57 Bảng 2.3. Bảng quy đổi điểm cho câu hỏi 4 sự lựa chọn ............................................. 57 Bảng 2.4. Cách thức quy điểm câu hỏi có 3 sự lựa chọn .............................................. 57 Bảng 2.5. Nhận thức của sinh viên về khái niệm MXH Facebook và hành vi sử dụng MXH Facebook ...................................................................................... 59 Bảng 2.6. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của MXH Facebook ............. 62 Bảng 2.7. Nhận thức của sinh viên về lợi ích, tác hại của MXH Facebook. .............. 68 Bảng 2.8. So sánh sự khác biệt về mức độ nhận thức của sinh viên về lợi ích và tác hại của MXH Facebook ............................................................................ 71 Bảng 2.9. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên về cảm xúc..... 72 Bảng 2.10. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên qua các hoạt động ................................................................................................................... 76 Bảng 2.11. So sánh sự khác biệt về biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook trong hoạt động................................................................................................. 80 Bảng 2.12. Thời điểm sử dụng MXH Facebook trong một ngày của sinh viên........... 85 Bảng 2.13. Cách giải quyết tình huống của sinh viên đại học Đồng Nai ..................... 90 Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên..................................................................................................................... 96 Bảng 2.15. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tác động đến hành vi sử dụng MXH Facebook của SV .......... 102
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhận thức về mục đích sử dụng MXH Facebook của sinh viên............... 64 Biểu đồ 2.3. Thời gian bắt đầu sử dụng MXH Facebook của sinh viên......................... 82 Biểu đồ 2.4. Thời gian sử dụng MXH Facebook của sinh viên trong một ngày........... 83 Biểu đồ 2.5. Thời điểm sử dụng MXH Facebook trong một ngày của sinh viên ......... 85 Biểu đồ 2.6. Những hoạt động sinh viên thường hay sử dụng MXH Facebook ........... 87 Biểu đồ 2.7. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên qua cơ thể ..... 88
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung Ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiếsn lược phát triển. Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức” [45]. Chúng ta cũng thấy được Đảng đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ trí thức trong đó có đội ngũ sinh viên là những trí thức tương lai và mục tiêu giáo dục hiện nay ở nước ta. Thực hiện theo mục tiêu của Đảng, trường Đại học Đồng Nai luôn tạo môi trường thuận lợi nhất cho sinh viên có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào và các hoạt động đoàn thể, xã hội khác. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Thanh niên sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Tất cả những điều này làm cho sinh viên có vai trò, vị trí xã hội rõ rệt. Tuy nhiên do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện và hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển ở mức độ tối ưu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào những định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Ở giai đoạn này, sự chi phối của thế giới quan và nhân sinh quan đối với hoạt động của sinh viên đã thể hiện rõ rệt. Nhìn chung phạm vi giao tiếp của các em được mở rộng và tính độc lập trong giao tiếp ngày càng tăng. Bao trùm lên tất cả các hoạt
- 2 động phong phú, đa dạng của sinh viên các trường đại học là những quan hệ giao lưu, giao tiếp với hàng loạt mối quan hệ xã hội đan xen với nhau [23]. Các em thường cố tìm cho mình ít nhất một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống cá nhân để khẳng định sự hiện diện của bản thân. Và đây cũng có thể lí giải được nguyên nhân các em đã làm quen và chọn các trang mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu của bản thân mình. Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội Facebook đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, mạng xã hội Facebook giúp thế giới “phẳng” hơn, nhỏ hơn, gần hơn vượt qua trở ngại về không gian hay thời gian. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Với chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội Facebook đã có tác động làm thay đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa đối với người sử dụng trong đó một bộ phận khá lớn là sinh viên. [13]. Đồng Nai trong ba năm trở lại đây, mạng xã hội ảo trở thành một hiện tượng nổi trội trong đời sống tinh thần của các em sinh viên. Hiện nay, mọi lúc mọi nơi chúng ta đều bắt gặp hình ảnh các em truy cập mạng xã hội Facebook, Có thể từ máy tính để bàn, laptop, hoặc từ điện thoại di động. Mục đích, mức độ và cách thức tham gia của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội tuy có điểm khác nhau, nhưng một điểm chung không thể phủ nhận rằng, sinh viên đã nhìn nhận mạng xã hội Facebook như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Đối với nhiều bạn trẻ việc lạm dụng thái quá mạng xã hội Facebook thì những mặt tích cực lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập, giảm sự tập trung trong học tập, hệ lụy đến sức khỏe, tinh thần của sinh viên, trường hợp nặng có thể nghiện mạng xã hội Facebook, các em có thể bị cuốn cuộc sống ảo mà rời xa hiện thực. Những tác hại tiêu cực của mạng xã hội Facebook đã phần nào hạn chế giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh niên sinh viên hiện nay. Tốc độ ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đang lan truyền rất rộng, thiết nghĩ cần phải có các đề tài nghiên cứu cụ thể nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng
- 3 mạng xã hội Facebook cho sinh viên. Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai.” 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook cho sinh viên trường Đại học Đồng Nai hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Đồng Nai. 4. Giả thuyết khoa học Mức độ biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai ở mức độ trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai, nhưng chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài (bạn bè, phương tiện liên lạc cá nhân) và các yếu tố bên trong (nhận thức bản thân về mạng xã hội Facebook, tác hại, lợi ích và thời gian rảnh rỗi). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: hành vi, mạng xã hội Facebook, hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Đồng Nai. 5.2. Khảo sát thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- 4 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai thông qua ba mặt: nhận thức, cảm xúc, hành động và một số biểu hiện trên bình diện sinh học. 6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Đề tài chỉ khảo sát khách thể là 400 sinh viên trường Đại học Đồng Nai. Trong đó 200 sinh viên năm nhất, 200 sinh viên năm hai. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm hành vi, phân loại hành vi, biểu hiện, nguyên nhân và những ảnh hưởng của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook. Xây dựng bảng hỏi được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook hiện là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác không ngừng đưa tin về một số thực trạng, một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ việc sử dụng một cách lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook quá mức, đặc biệt là giới sinh viên. Đáng báo động hơn là một số trang cá nhân của các em sinh viên nữ đăng ảnh “khoe thân” để gây sự chú ý, sự quan tâm của người khác đến những dòng trạng thái hay hình ảnh của bản thân và để họ có thể ấn “like”. Tác dụng tích cực của mạng xã hội Facebook được rất ít sinh viên khai thác. Vì vậy việc tìm hiểu hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, đề xuất một số biện pháp nhằm tác động đến nhận thức của các em để giảm thiểu việc sử dụng quá mức mạng xã hội Facebook là đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra. 7.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học.
- 5 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai. Cách thức thực hiện - Đọc, tham khảo, nghiên cứu các tài liệu lý luận như: sách, báo, tập chí, luận án, luận văn… - Đọc, tham khảo, nghiên cứu các kết quả nghiên cứu thực trạng của các công trình nghiên cứu có liên quan. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích - Tìm hiểu thực trạng về mức độ biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên. - Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook ở sinh viên. - Đề xuất các biện pháp nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook ở sinh viên. Cách thức thực hiện Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến thông qua ba bước: - Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở - Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm (chỉnh sửa nếu chưa đạt độ tin cậy) - Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích Tiến hành phỏng vấn sinh viên để làm rõ hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook. Cách thức thực hiện - Phỏng vấn nhóm: phỏng vấn một số nội dung gắn với bảng hỏi để làm tăng tính thuyết phục cũng như độ phong phú và thực tế của số liệu.
- 6 - Phỏng vấn cá nhân: chọn một vấn đề nào đó nổi trội trong các nội dung phỏng vấn nhóm để phỏng vấn sâu thêm ở một số đối tượng. - Nội dung câu hỏi phỏng vấn chủ yếu nhằm tìm hiểu biểu hiện hành vi mạng xã hội Facebook của sinh viên, những ảnh hưởng của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook. - Bảng hỏi gồm 2 phần: Phần thứ nhất là lời chào và những câu hỏi tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái cho buổi phỏng vấn. Phần thứ hai là những câu hỏi nhằm tìm hiểu biểu hiện hành vi sử dụng Facebook, yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Mục đích Xử lí số liệu thống kê có liên quan đến đề tài như: tính tần số, phần trăm, kiểm nghiệm T – Test, ANOVA,… Cách thức thực hiện Sử dụng phần mềm: SPSS for Window 16.0 để xử lý các số liệu thống kê.
- 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về hành vi con người Những nghiên cứu về hành vi con người trên thế giới Các nghiên cứu về hành vi được các nhà khoa học được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Đặc biệt ở thế kỷ 21, vấn đề nghiên cứu con người trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh từ đời sống tinh thần, vấn đề xã hội cũng như khai phá hết tiềm năng của con người nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nhà tâm lý học Gordon Olport (1897 – 1967) trong các công trình nghiên cứu của mình đã chứng minh ảnh hưởng của nhóm đến hành vi, tri giác và quan điểm của các thành viên. Những nghiên cứu này dựa trên quan điểm của thuyết hành vi cổ điển và hành vi theo cơ chế “kích thích – phản ứng” [11, tr.60]. Trong một nghiên cứu khảo sát về Hiện tượng học (Phenomenology) của hành vi mua hàng cưỡng bức, hai nhà nghiên cứu O’Guinn và Faber cho biết: tỉ lệ những người có mua hàng cưỡng bức lệch nhiều về phía phụ nữ giới, cụ thể là chiếm tới 92% trên tổng mẫu số khảo sát [2, tr.15]. Tại đại học Carnegie Mellon, Burke công bố một nghiên cứu cho thấy nói chuyện với bạn bè thân trên Facebook đã được kết hợp với cải thiện hạnh phúc. Năm 2013, Burke và Kraut công bố một nghiên cứu cho thấy người dùng Facebook đã liên lạc với bạn bè thân thiết về cơ hội việc làm có nhiều khả năng tìm được việc làm hơn là những người đã liên lạc với những người quen biết. Năm 2014, Burke và đồng nghiệp Robert Kraut vừa công bố một nghiên cứu theo chiều dọc của 3,649 người dùng Facebook sự tương tác với người dùng khác trên Facebook làm tăng sự gần gũi, bất kể bao nhiêu nỗ lực tương tác này mất [44]. Nghiên cứu của McLoughlin và Burgess cho rằng mô hình hành vi rủi ro được biết đến thường xuyên hơn ở Úc với hai từ “ Sexting” và “Texting” (tin nhắn văn bản).
- 8 Sexting liên quan đến việc sử dụng hình ảnh của bản thân hoặc với những người khác trong một hành vi sex thân mật hoặc phô trương thân thể. Các bức ảnh được chụp bằng điện thoại di động sau đó được phân tán cho bạn bè nhờ MXH [50]. Hành vi đã được quan tâm, nghiên cứu dưới góc độ tâm lý ngày càng được nghiên cứu sâu hơn, đa dạng hơn trên mọi lĩnh vực. Những nghiên cứu về hành vi con người ở Việt Nam Luận văn thạc sỹ Tâm lý học của tác giả Nguyễn Thị Diễm My nghiên cứu hành vi tương đối mới đó là “ Hành vi nói dối của học sinh THCS”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 79,8% học sinh thừa nhận mình đã nói dối ít nhất một lần và 5,2% học sinh tự đánh giá mình đã nói dối liên tục từ 2 tháng trở lên, 2,08% học sinh cho rằng mình đã nói dối liên tục trên 4 tháng và 12,9% học sinh thừa nhận liên tục nói dối trên 6 tháng. Tác giả đã làm cho lịch sử nghiên cứu vấn đề về hành vi thêm phong phú [19]. Một vấn đề mà giới trẻ đang bị cuốn vào cuộc sống của bản thân đấy là nghiện mạng xã hội Facebook. Tác giả Nguyễn Thị Đào Lưu đã đưa ra kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ “ Hành vi nghiện mạng xã hội – Facebook ở học sinh lớp 9 tại thành phố Hồ Chí Minh” là 61,5% các em học sinh (trong đó 57,6% đánh giá Facebook quan trọng và 3,9% đánh giá rất quan trọng) cho rằng Facebook có vai trò quan trọng và rất quan trọng. Các em cho rằng cuộc sống của mình sẽ thật sự nhàm chán thậm chí cuộc sống rất tẻ nhạt nếu không có Facebook [17]. Luận văn Thạc sĩ “Một số biểu hiện ở hành vi mua sắm của nữ doanh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Võ Huệ Anh cho thấy các nhóm sản phẩm ưu tiên trong việc mua sắm của nữ doanh nhân là: thực phẩm (88%), vật dụng sinh hoạt gia đình (69,5%), quần áo (58,5%), và sách, báo, tạp chí (54,5%). Mức độ nghiện mua sắm hay còn gọi là mua hàng cưỡng bức trong nữ doanh nhân lên đến 9% [2]. Tác giả Nguyễn Thụy Diễm Chi nghiên cứu “Biểu hiện hành vi hung tính của người nghiện rượu, bia đối với các thành viên trong gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh” Biểu hiện hành vi hung tính của người nghiện rượu bia bao gồm 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Có đến 53/87 khách thể được nghiên cứu biểu hiện hành vi hung tính ở
- 9 các mức độ “nhẹ”, “khá nặng”, và “nặng”. Trong đó, biểu hiện hành vi hung tính ở dạng nhẹ là cao nhất (chiếm 42,5%), kế đến là dạng vừa (chiếm 12,6%) và dạng nặng chiếm 5,7%. Điều đáng lo ngại là những người có xu hướng biểu hiện hành vi hung tính chiếm 1/3 mẫu. Trong khi đó nếu tất cả đều chưa có những giải pháp cai nghiện, nguy cơ họ sẽ tiếp tục có những hành vi hung tính với người thân với mức độ cao hơn là hoàn toàn xảy ra [4]. 1.1.2. Những nghiên cứu về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook Những nghiên cứu trên thế giới về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook Từ khi trang mạng xã hội (MXH) đầu tiên ra đời trên thế giới (Classmate, năm 1995), các trang MXH đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu thu hút đông đảo người dùng nhất là giới trẻ. Thanh thiếu niên sử dụng MXH để tiết lộ trên trang cá nhân các thông tin về bản thân như là tính cách, sở thích, nhu cầu, phản ánh xu hướng bản sắc xã hội của mình và nhận được phản hồi từ cộng đồng sử dụng MXH. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer thì năm 2013 có khoảng 1,6 tỷ người trên thế giới sử dụng MXH lớn. Trong đó phải kể đến sự hiện diện của những MXH lớn nhất như Facebook, Google +1, Twitter. Theo đó, lượng người sử dụng MXH trên toàn cầu hiện nay chiếm khoảng 22% tổng dân số toàn cầu. Những nước nằm trong danh sách những quốc gia có tỷ lệ người dùng MXH nhiều nhất trong năm 2013 là Hà Lan với tỷ lệ 63,5% dân số, đứng thứ 2 là Na Uy với 63,3%, tiếp theo là Thụy Điển (56,4%), Hàn Quốc (54,4%), Đan Mạch (53,3%), Mỹ (51,7%), Phần Lan (51,3%), Canada (51,2%) và cuối cùng là Anh (50,2%). Trong năm 2013, Ấn Độ là quốc gia có tốc độ người tham gia MXH tăng nhất với tỷ lệ tăng trưởng là 37,7% năm, mặc dù số người sử dụng MXH ở quốc gia chỉ chiếm 7,7% dân số. Tiếp theo là Indonesia (tăng 28,7%) và đứng thứ ba là Mexico (tăng 21,1%). EMarketer cho biết thêm, Mỹ vẫn đang là quốc gia có tỷ lệ người dùng Facebook lớn nhất thế giới với 146,8 triệu người. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia phân tích tại eMarketer, với lượng dân số đông đảo và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có số người dùng Facebook đông nhất thế giới vào năm 2016 [41].
- 10 Theo trung tâm rối loạn ăn uống tại Sheppard Pratt, 51% người sử dụng Facebook được khảo sát cho biết họ cảm thấy tự ý thức hơn về cơ thể sau khi nhìn thấy hình ảnh của mình trên mạng xã hội. “Facebook khiến cho những thành viên dành nhiều thời gian và năng lượng để chỉ trích cơ thể mình và họ muốn bản thân mình trông giống như một người khác hơn” - Tiến sĩ Harry Brandt nói. 80% những người được khảo sát cho biết họ đăng nhập vào Facebook ít nhất 1 lần/ngày và việc tiếp xúc với hình ảnh bản thân và bạn bè là thường xuyên. 44% nói rằng họ muốn có cơ thể hoặc trọng lượng như bạn mình khi nhìn vào các bức ảnh và 32% thừa nhận cảm thấy buồn khi so sánh hình ảnh Facebook của mình và người khác. 37% còn nói rằng họ cảm thấy cần thiết phải thay đổi các phần trên cơ thể họ nữa. Các phát hiện cho thấy rằng thật sự nguy hiểm khi nhìn vào hình ảnh trên Facebook có thể khiến cho mọi người ám ảnh về trọng lượng của mình dẫn đến việc cơ thể sẽ phải chịu những thay đổi từ việc giảm cân sai quy cách và các hành vi kiểm soát cân nặng gây nguy hiểm khác. Nghiên cứu đã lấy mẫu 600 Mỹ người sử dụng Facebook trong độ tuổi từ 16 đến 40 [29]. Granovetter – một nhà xã hội học người Mỹ nghiên cứu về vấn đề bạn bè trên MXH có tính “liên kết yếu” và “liên kết chặt”. Thông thường, bạn bè trên MXH của một số người nhiều hơn số bạn bè mà họ liên hệ thực sự trong đời sống thực. Kiểu kết nối trên được gọi là “liên kết yếu”. Các “liên kết yếu” theo Granovetter có tính chất hữu hiệu trong việc tìm kiếm việc làm so với các liên hệ chặt chẽ mà cá nhân có với bạn bè, gia đình. Đối với MXH, mỗi cá nhân vừa có thể mở ra hàng trăm, hàng nghìn các” liên hệ yếu” khác để tăng cường tính chất được người khác biết đến và lợi ích khi khai thác MXH. “Bạn bè” trên MXH được hình thành theo nguyên tắc: “Bạn của bạn anh cũng là bạn của tôi”. Rất nhiều MXH như Facebook, Plaxo, LinkedIn, Viadeo,… đều có tính năng gợi ý kết bạn [40]. Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp, xây dựng tình bạn ở SV Đại học sử dụng Facebook của tác giả Lampe, Ellison, và Steinfeld trên 1440 SV năm thứ nhất tại Đại học Michigan cho thấy: SV sử dụng Facebook để tìm kiếm đối tác quan hệ tình dục ở mức thấp nhất, tiếp theo là tìm người hẹn hò và xếp ở mức cao nhất là để kiểm tra những người mà hẹn hò và xếp ở mức cao nhất là để kiểm tra những người mà họ sẽ
- 11 hẹn hò, kiểm tra ra những người mà họ đã gặp mặt ngoài xã hội hoặc trong lớp học, hoặc những người sống trong ký túc xá của họ [36]. Qua những nghiên cứu việc sử dụng Facebook và My Space ở thiếu niên Mỹ, tác giả Boyd đã dùng khái niệm “ không gian cộng đồng hệ thống” để giải thích 3 đặc tính của không gian ảo (MXH) giúp thanh thiếu niên xây dựng bản sắc cá nhân như sau: 1/ Sự có mặc ở cộng đồng “ẩn”; 2/ Bối cảnh và 3/ Sự xóa nhòa ranh giới giữa cá nhân và cộng đồng. Những đặc tính ấy giúp cho thanh thiếu niên học cách hòa mình vào với xã hội, xây dựng bản sắc và dần đi vào thế giới của người trưởng thành [47]. Tác giả Choi cho biết trong nghiên cứu quy mô quốc gia của nhà tâm lý học Jean Twenge phát hiện ra rằng: 57% người trẻ tuổi tin rằng thế hệ của họ sử dụng trang MXH nhằm để tự quảng cáo, ái kỷ và thu hút sự chú ý. Như vậy, các phương tiện truyền thông xã hội cho phép giới trẻ dễ dàng công khai và tự quảng bá bản thân. Điều này có thể dẫn đến những hành vi hung hang và thù địch trong giai đoạn phát triển của vị thành niên. Những rắc rối này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như cuộc sống gia đình, trường học, ngoại hình và bạn bè đồng lứa. Phương tiện truyền thông có thể khoáy sâu vào sự bất an của trẻ thông qua những áp lực được hiển thị từ những bạn bè đồng lứa. Mức độ ái kỷ và hành vi gây hấn có tương quan với giá trị của một người trên MXH. Hơn nữa, những phiên bản cập nhật ấn tượng của MXH có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trí của giới trẻ [31]. Một trong những nghiên cứu về học thuật đầu tiên về sự riêng tư và MXH của Gross và Acquisti đã phân tích 4000 hồ sơ Facebook của Đại học Carnegie Mellon và vạch ra các mối đe dọc tiềm ẩn đến sự riêng tư chứa trong thông tin cá nhân trên trang web của SV, chẳng hạn như nguy cơ tái tạo sổ bảo hiểm xã hội của người sử dụng thông tin thường được tìm thấy trong các hồ sơ, như việc công khai nơi sinh và ngày sinh [48]. Hội đồng quốc gia về thông tin và quyền tự do của Pháp đã điều tra về sử dụng MXH ở trẻ từ 8-17 tuổi trên 1200 trẻ độ tuổi 8-17 tuổi tại các trường học công lập trên nước Pháp. Kết quả cho thấy 96% trẻ trong độ tuổi này sử dụng Internet, trong số đó, 48% trẻ sử dụng MXH (tuyệt đại đa số đó sử dụng Facebook). Mặc dù trử dưới 13 tuổi không có quyền sử dụng Facebook, tuy nhiên vẫn có 18% trẻ dưới 13 tuổi có trang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 367 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 503 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 437 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 268 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 161 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 155 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 120 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn