intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi Tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

54
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức này. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em của các bậc cha mẹ ở các vùng miền núi nói riêng và trên cả nước nói chung. Mời các bạn tham khảo chi tiết luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi Tỉnh Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGÔ THỊ KIỀU TRANG NHẬN THỨC VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM CỦA CHA MẸ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGÔ THỊ KIỀU TRANG NHẬN THỨC VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM CỦA CHA MẸ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THỊ XUÂN MAI HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Bùi Thị Xuân Mai - Khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Lao động Xã Hội Hà Nội. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Ngô Thị Kiều Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn cao học này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học. Tôi cũng xin trân thành cảm ơn PGS.TS.Bùi Thị Xuân Mai, người đã tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý phụ huynh, các thầy cô giáo, các cán bộ công tác xã hội và các em học sinh trên địa bàn thị trấn Qùy Hợp, xã Châu Quang, xã Châu Lộc, Xã Thọ Hợp – Huyện Qùy Hợp – Tỉnh Nghệ An. Đó là những người đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tôi có được những số liệu quý báu để góp phần vào việc hoàn thành luận văn cao học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 07 năm 2016 Học viên Ngô Thị Kiều Trang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3 4. Khách thể nghiên cứu..............................................................................................3 5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 8. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................5 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu .........................................................................5 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................5 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................6 1.2. Một số khái niệm công cụ ..................................................................................10 1.2.1. Khái niệm Trẻ em. ...........................................................................................10 1.2.2. Khái niệm Quyền trẻ em và Thực hiện Quyền trẻ em .....................................10 1.2.3. Khái niệm nhận thức .......................................................................................13 1.3. Một số lí luận cơ bản về nhận thức việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ. ..20 1.3.1. Vai trò của cha mẹ trong việc thực hiện quyền trẻ em. ..................................20 1.3.2. Nhận thức về việc thực hiện Quyền trẻ em của cha mẹError! Bookmark not defined. 1.3.3. Các mức độ nhận thức về việc thực hiện Quyền trẻ em của cha mẹ ...... Error! Bookmark not defined. 1.4. Các yêu tố ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện Quyền trẻ em của cha mẹ ..............................................................................................................................29 1.4.1. Yếu tố chủ quan ...............................................................................................29 1.4.2. Yếu tố khách quan ...........................................................................................30
  6. Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................33 2.1. Đặc điểm địa bàn và mẫu khảo sát .....................................................................33 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .........................................................................33 2.1.2. Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................................36 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................38 2.2.2. Phương pháp chuyên gia.................................................................................38 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .............................................................38 2.2.4. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................40 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM CỦA CHA MẸ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN .................................................................................................................43 3.1. Thực trạng nhận thức về quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi Nghệ An ..............................................................................................................................43 3.1.1. Nhận thức về công ước quốc tế về quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi Nghệ An ...............................................................................................................43 3.1.2. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền trẻ em. .47 3.2. Thực trạng nhận thức về quyền được bảo vệ của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An .............................................................................................................47 3.2.1. Thực trạng mức độ biết về quyền được bảo vệ của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An ........................................................................................................47 3.2.2.Thực trạng mức độ hiểu về quyền được bảo vệ của cha trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An. .............................................................................................................49 3.2.3. Thực trạng mức độ vận dụng quyền được bảo vệ của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An. ..............................................................................................51 3.3. Thực trạng nhận thức về quyền được tham gia của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An .............................................................................................................60 3.3.1. Thực trạng mức độ biết về quyền được tham gia của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An ...............................................................................................60
  7. 3.3.2. Thực trạng mức độ hiểu về quyền được tham gia của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An. ..............................................................................................62 3.3.3. Thực trạng mức độ vận dụng quyền được tham gia của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An. ..............................................................................................64 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An ..............................................................................................72 3.4.1. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An ..............................................................73 3.4.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An .......................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................87 PHỤ LỤC .................................................................................................................87
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1: Mức độ hiểu biết về công ước quốc tế về quyền trẻ em của cha 47 mẹ Bảng 3.2 : Mức độ hiểu biết về các nội dung của công ước quốc tế về 52 quyền trẻ em của cha mẹ Bảng 3.3: Thực trạng mức độ hiểu của cha mẹ về quyền được bảo vệ của 52 trẻ em Bảng 3.4. Mức độ vận dụng thường xuyên những hành động đúng với 54 quyền bảo vệ trẻ em của cha mẹ Bảng 3.5: Mức độ áp dụng thường xuyên những hành vi vi phạm quyền bảo vệ trẻ em của cha mẹ 59 Bảng 3.6: Thực trạng mức độ hiểu về quyền đượczz tham gia của cha mẹ 64 Bảng 3.7: Mức độ vận dụng thường xuyên những hành vi đúng với quyền 67 tham gia đối với trẻ của cha mẹ Bảng 3.8: Mức độ vận dụng thường xuyên những hành vi vi phạm quyền 70 tham gia của trẻ Bảng 3.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện quyền 73 trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An Bảng 3.10: So sánh trình độ học vấn với mức độ thực hiện quyền bảo vệ 75 trẻ em của cha mẹ của cha mẹ Bảng 3.11: Kênh tiếp cận quyền trẻ em của cha mẹ 81
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát cha mẹ theo trình độ học vấn 40 Biểu đồ 2.2. Đặc điểm mẫu khảo sát cha mẹ theo nghề nghiệp 40 Biểu đồ 2.3. Đặc điểm mẫu khảo sát theo điều kiện kinh tế của gia đình 41 Biểu đồ 3.1 : Mức độ biết của cha mẹ về quyền được bảo vệ 51 Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ vận dụng những hành vi đúng với quyền 58 bảo vệ trẻ em của cha mẹ với sự thụ hưởng của trẻ Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ vận dụng những hành vi vi phạm quyền bảo 61 vệ trẻ em của cha mẹ với sự thụ hưởng của trẻ Biểu đồ 3.4 : Mức độ biết về quyền được tham gia của cha mẹ 63 Biểu đồ 3.5 : So sánh mức độ vận dụng những hành vi đúng với quyền 69 tham gia của cha mẹ với sự thụ hưởng của trẻ Biểu đồ 3.6 : So sánh mức độ vận dụng những hành vi vi phạm quyền 72 tham gia của cha mẹ với sự thụ hưởng của trẻ Biểu đồ 3.7: So sánh nghề nghiệp với mức độ thực hiện quyền tham gia 77 của cha mẹ Biểu đồ 3.8 : So sánh điều kiện kinh tế gia đình với mức độ thực hiện 79 quyền trẻ em của cha mẹ
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, vấn đề quyền trẻ em đang là mối quan tâm lớn không chỉ của từng quốc gia mà là của toàn xã hội. Tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, tình trạng trẻ em phải tự lao động kiếm sống, bị lừa gạt, bạo lực, bóc lột sức lao động và sa vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề quyền trẻ em được đặt ra như một nhu cầu bức bách cần được giải quyết, nhằm giành lại cho các em quyền được sống, quyền được học hành, vui chơi, được chăm sóc và bảo vệ. Ngày 20/11/1989, Liên hợp quốc đã thông qua và phê chuẩn “Công ước về quyền trẻ em” bao gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 02/09/1990. Trong lời mở đầu, công ước đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông…Trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết”. [6] Ngày 20 tháng 02 năm 1990, Việt Nam đã ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em mà không kèm theo bảo lưu nào. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và cũng là quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước này. Việc phê chuẩn Công ước đã tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc Việt Nam đối với việc thực thi Công ước. Cũng ngay từ khi phê chuẩn, UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và nỗ lực triển khai thực hiện. UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao thái độ về việc thực hiện quyền trẻ em của những người có vai trò và ảnh hưởng đối với trẻ. Thêm vào đó, việc ban hành và triển khai Luật "Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” trong 10 năm qua đã có nhiều tiến bộ, nhất là các nhóm quyền cơ bản của trẻ em. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành các Chương trình hành 1
  11. động vì trẻ em, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng về các chính sách hỗ trợ đối với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các bộ, ngành như Bộ Y tế triển khai các chương trình về tiêm chủng mở rộng, chương trình về dinh dưỡng cho trẻ em, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình phổ cập giáo dục tiểu học; triển khai chương trình phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi; các chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo, sinh sống ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ tiền ăn ở để trẻ em có thể đi học. Việc phòng chống bạo lực đối với trẻ em đang được chú trọng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp xã hội… Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng những cơ hội tốt đẹp hơn so với trước đây. Mức sống của nhiều gia đình được cải thiện, các bậc cha mẹ có sự lựa chọn dễ dàng hơn trong việc tổ chức cuộc sống và điều này có ảnh hưởng tích cực tới lợi ích của trẻ em. Nhưng để có được sự lựa chọn đi tới quyết định đúng đắn trong việc chăm sóc trẻ em, các gia đình cần được tiếp cận thông tin nhiều hơn nữa. Với sự tham gia tích cực của truyền thông, các vấn đề trẻ em được truyền tải nhiều hơn tới dân chúng cả nước về chất lượng và số lượng. Mặc dù vậy, nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em trong gia đình hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Việc quán triệt nội dung các Quyền của trẻ em từ nhận thức, tình cảm đến hành vi vẫn chưa thực sự đồng đều. Các bậc cha mẹ vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quyền trẻ em cũng như chưa có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện những quyền mà con em họ đáng được hưởng. Đặc biệt ở những vùng nông thôn và miền núi, mức độ tiếp cận với các nguồn thông tin đại chúng còn thiếu thốn, điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội kém hơn so với các vùng đồng bằng và thành thị, vấn đề quyền trẻ em trong gia đình cũng chưa thật sự được đề cao. Tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về việc thực hiện Quyền trẻ em sẽ góp phần làm cơ sở để các nhà làm công tác truyền thông- vận động về quyền trẻ em, các nhà hoạch định chính sách đưa ra kế hoạch cũng như chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về quyền trẻ em cho các bậc cha mẹ ở các vùng miền núi nói riêng và trên cả nước nói chung. 2
  12. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, đề tài “Nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi Tỉnh Nghệ An” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức này. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em của các bậc cha mẹ ở các vùng miền núi nói riêng và trên cả nước nói chung. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Mức độ nhận thức về việc thực hiện các quyền đối với trẻ em của cha mẹ và những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đó. 4. Khách thể nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn là cha mẹ, trẻ em và các cán bộ làm công tác dân số - trẻ em. Cụ thể là: -Trẻ em : 110 trẻ -Cha mẹ của trẻ : 110 người -Cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em : 5 người 5. Giả thuyết nghiên cứu Nhận thức của các bậc cha mẹ về việc thực hiện Quyền trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng vấn đề quyền trẻ em vào thực tế. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ trong việc thực hiện quyền trẻ em như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ; công tác tuyên truyền vận động về vấn đề quyền trẻ em tại địa phương; phương tiện thông tin đại chúng… 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quyền trẻ em; tổng quan các tài liệu và xây dựng các khái niệm liên quan đến nhận thức về quyền trẻ em của các bậc cha mẹ. 3
  13. 6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn Đánh giá mức độ nhận thức của cha mẹ trong các hoạt động liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhận thức này. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa bàn miền núi. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn về về nội dung Nhận thức của cha mẹ về việc thực hiện quyền trẻ em có nhiều mức độ khác nhau về nhiều nhóm quyền khác nhau dành cho trẻ em. Trong phạm vi của luận văn này chúng tôi tập trung tìm hiểu nhận thức của cha mẹ đối với việc thực hiện 2 nhóm quyền của trẻ em là Quyền được tham gia và Quyền được bảo vệ ở 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng vấn đề quyền trẻ em vào thực tế. 7.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn - Về khách thể: Khảo sát trên cha mẹ của trẻ và trẻ em trong độ tuổi 12– 16 tuổi. - Về địa bàn: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Qùy Hợp – Tỉnh Nghệ An. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tiến hành nghiên cứu tài liệu sách báo liên quan đến quyền trẻ em. Tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhận thức của cha mẹ về vấn đề thực hiện quyền trẻ em. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp thống kê trong toán học. 4
  14. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhận thức của cha mẹ đối với quyền trẻ em. Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt luôn chiếm được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Chính phủ và các tổ chức xã hội, do đó có nhiều công trình nghiên cứu về trẻ em. Tuy nhiên những nghiên cứu về nhận thức của cha mẹ về việc thực hiện quyền trẻ em thì có rất ít. 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới UNICEF là một trong những tổ chức quốc tế có nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ các hoạt động của Chính phủ liên quan tới trẻ em. Các chương trình của UNICEF được hình thành theo định hướng của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (CRC). Trên cơ sở đó, UNICEF đưa ra mục tiêu chung là: vì sự sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia của trẻ em trong khuôn khổ Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Hằng năm, UNICEF đều có những báo cáo về tình hình trẻ em trên toàn thế giới và vấn đề bảo vệ trẻ em ở các quốc gia. Các nghiên cứu của UNICEF chủ yếu là về các vấn đề: Vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ, vấn đề giáo dục và trẻ em tàn tật. Nghiên cứu của Liên hợp quốc về tình trạng bạo hành đối với trẻ em: Bạo lực diễn ra hàng ngày đối với trẻ em phải chấm dứt (2001-2006) là nghiên cứu đầu tiên cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các hình thức và quy mô của nạn bạo hành diễn ra hàng ngày với trẻ em trên toàn thế giới. Nghiên cứu xem xét vấn đề ở các khía cạnh về nhân quyền, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ trẻ em trong năm khung cảnh khác nhau mà ở đó nạn lạm dụng thường xảy ra: tại nhà và trong gia đình, ở trường học và các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cơ quan, và tại cộng đồng. [22] Báo cáo Thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em của các tác giả Margie Peden, Kayode Oyegbite, Joan Ozanne-Smith, Adnan A Hyder, Christine Branche, AKM Fazlur Rahman, Frederick Rivara và Kidist Bartolomeos (2008) đã chỉ ra tình trạng thương tích ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng ngày càng phát 5
  15. triển trên phạm vi toàn cầu. Đây là một lĩnh vực đáng lo ngại cho trẻ từ khi trẻ mới sinh ra cho đến khi trẻ em đến tuổi trưởng thành. Báo cáo đã nâng cao nhận thức về tầm cỡ, các yếu tố rủi ro và các ảnh hưởng của thương tích ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu; đồng thời thu hút sự chú ý về khả năng phòng chống thương tích ở trẻ em và trình bày những hiểu biết về tính hiệu quả của các chiến lược can thiệp. Thông qua đó tác giả đưa ra các khuyến nghị có thể được thực hiện bởi tất cả các quốc gia để giảm thương tích ở trẻ em một cách có hiệu quả. [25] Báo cáo Tình hình Trẻ em khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2008 của tổ chức UNICEF cho biết sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên với tốc độ đáng lo ngại trong các tiểu vùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khiến cho rất nhiều bà mẹ và trẻ em có nguy cơ bị lấn sâu vào đói nghèo và tiếp tục bị loại trừ khỏi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, báo cáo còn nhấn mạnh một xu hướng đáng lo ngại trong toàn khu vực đó là chi phí cho y tế vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức bình quân trên toàn thế giới. Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu hơn nữa tỷ lệ tử vong ở trẻ em như : Tập trung các nguồn lực y tế vào các khu vực có tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao nhất; Tăng cường các hệ thống y tế; Tăng tối thiểu 2% chi phí cho y tế công (dựa vào các mức của năm 2001) để người nghèo nhất có thể được sử dụng các dịch vụ y tế công có chất lượng; Giải quyết tình trạng bất bình đẳng về giới thông qua giáo dục cộng đồng…[24] Báo cáo của Liên Hợp Quốc tập trung về Quyền Trẻ em ngày 22-10-2015 do Heiner Bielefeldt trình bày, đã nhấn mạnh rằng các quốc gia phải chú ý đến hành vi vi phạm các quyền của trẻ em và cha mẹ của họ. Trong báo cáo, Heiner Bielefeldt nói rằng mọi trẻ em phải được tôn trọng như một "chủ thể quyền". Bản báo cáo chỉ ra vấn đề cần phải giải quyết khẩn trương đó là các tình huống bạo lực và phân biệt đối xử có ảnh hưởng đến nhiều trẻ em. [26] 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam Mặc dù công tác Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm, phong trào toàn dân chăm lo cho trẻ em luôn luôn được đẩy mạnh tại các địa phương trong cả nước, nhưng trong một thời gian dài, những nghiên cứu, những khảo sát đánh giá về công tác này còn ít ỏi. Điều đáng mừng là 6
  16. trong những năm những năm gần đây, đã có những công trình nghiên cứu về trẻ em nói chung, về những vấn đề xung quanh quá trình thi hành Luật BVCS&GDTE, truyền thông – vận động về quyền trẻ em nói riêng được triển khai và đem lại những giá trị, ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: Nghiên cứu “Một số khó khăn và cản trở qua 10 năm thực hiện Luật BVCS&GDTE (1991-2000)” do Trung tâm Thông tin - Tư liệu và Nghiên cứu - UBBV&CSTE Việt Nam thực hiện với mục đích tổng kết 10 năm thi hành Luật BVCS&GDTE. Nghiên cứu đã đánh giá sự chuyển biến nhận thức và tình hình thực hiện Luật của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, các đoàn thể xã hội và đặc biệt là việc thực hiện chủ trương, chính sách cho trẻ em của các cấp chính quyền địa phương. Từ đó, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2001. [16] Cùng đó, báo cáo “Hoạt động, tư vấn – xây dựng chương trình truyền thông- vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001 – 2005” do Plan International Hà Nội tài trợ được thực hiện bởi Trịnh Hoà Bình và cộng sự đã đánh giá nhận thức của người dân về Luật BVCS&GDTE và một số quyền cơ bản của trẻ em trên 9 tỉnh/thành phố. Từ đó xây dựng chương trình truyền thông – vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001 – 2005. [13] Năm 2001, PGS.TS Trịnh Hòa Bình và các cộng sự tiếp tục thực hiện nghiên cứu: “Nhận thức và dư luận xã hội qua 10 năm thực hiện Luật BVCS&GDTE”. Với mục đích tổng hợp những kết quả chính về mặt nhận thức và đánh giá của các nhóm đối tượng về Luật BVCS&GDTE (dư luận xã hội) từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cho chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của Việt Nam trong thời gian tới. [14] Luận văn ThS/Trần Thị Thuý Hảo (2005) : “Báo in với vấn đề quyền tham gia của trẻ em hiện nay” đã tìm hiểu, đánh giá việc tuyên truyền và thực hiện nhóm quyền tham gia của trẻ em trên báo Thiếu niên tiền phong, Thiếu nhi dân tộc, Hoa học trò, Tạp chí Gia đình & Trẻ em. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền và thực hiện Quyền tham gia của trẻ em trên 4 sản phẩm báo chí trên. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo môi 7
  17. trường thuận lợi nhất để trẻ em có cơ hội thể hiện suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng và mục đích tác động tới các đối tượng có liên quan mật thiết với trẻ em. [12] Công trình nghiên cứu: “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” (Qua cuộc điều tra kiến thức, thái độ, hành vi, của cộng đồng về quyền trẻ em 2004 - 2005) của tác giả Trịnh Hòa Bình đăng trên tạp chí xã học số 4 (2005) tập trung điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em trên quy mô 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với sự tham gia của 3000 cha mẹ. Một trong những phát hiện quan trọng trùng khớp với những vấn đề nói trên là sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái còn nhiều bất cập thể hiện qua những mâu thuẫn cơ bản trong gia đình Việt Nam hiện nay qua việc phân tích những thông tin định tính và định lượng từ cuộc khảo sát. [15] Bên cạnh đó, “Báo cáo Những vấn đề cơ bản của quyền trẻ em trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập – Thực trạng và giải pháp” của cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2009 đã làm rõ những vấn đề cơ bản của trẻ em và nội hàm của nó trong giai đoạn 2009 - 2010 (quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới). Từ đó đúc rút thành vấn đề lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng luật pháp, hoạch định chính sách, chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em. Báo cáo cũng đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề cơ bản của trẻ em, hạn chế những tác động tiêu cực đến việc thực hiện quyền trẻ em trong những năm 2010 - 2020. [2] Với những hoạt động tích cực của mình trong vấn đề quyền trẻ em, năm 2010, UNICEF đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và thực hiện “Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại viêt nam 2010”. Báo cáo này được xây dựng trong 2 năm 2009- 2010 với sự cộng tác chặt chẽ giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam và bắt nguồn trong bối cảnh đánh giá giữa kỳ chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF. Báo cáo đã tập hợp các kiến thức, ý tưởng và phân tích trên cơ sở các bằng chứng liên quan tới trẻ em Việt Nam. Việc đánh giá và phân tích việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam được dựa trên số liệu định tính và định lượng sẵn có của thống kê quốc gia và các phân tích từ nhiều nguồn quốc tế và trong nước. Báo cáo đã đóng góp vào nghiên cứu quốc gia, thiết lập chính sách, pháp luật và ngân 8
  18. sách vì lợi ích của trẻ em; Góp phần làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các kế hoạch quốc gia, các chương trình và các quá trình khác. [17] Bên cạnh đó, thời gian gần đây cũng có nhiều những nghiên cứu có giá trị của nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau về vấn đề Quyền trẻ em tại Việt Nam. “Báo cáo: Hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam” do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thực hiện năm 2011 đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bảo vệ trẻ em; Đánh giá thực trạng hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Thông qua đó, đề xuất định hướng, giải pháp và những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em ở nước ta trong thời gian tới. [3] “Nghiên cứu về mua bán trẻ em trai tại Việt Nam” của bà Trần Thị Hằng - Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê và ông Jobst Koehler - Cán bộ phát triển chương trình cấp cao, Tổ chức Di cư Quốc tế tháng 1/2012. Nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng ban đầu khẳng định tình trạng mua bán trẻ em trai ở Việt Nam, cả trong nước và ra nước ngoài. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá thái độ của chính quyền địa phương và cộng đồng đối với tình trạng mua bán trẻ em, đồng thời tìm hiểu các yếu tố dẫn đến những tổn thương ở trẻ và các loại hình mua bán trẻ. Thông qua đó đã đưa ra những biện pháp để ngăn ngừa tình trạng mua bán trẻ em trai tại Việt Nam, góp phần bảo vệ quyền của các em. [5] “Báo cáo quốc gia về lao động trẻ em 2012” do Viện khoa học Lao động và xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO – IPEC/SIMPOC, đặc biệt là ông Bijoy Raychaudhuri, chuyên gia cao cấp về thống kê và điều phối viên của chương trình giám sát và thống kê số liệu của văn phòng ILO Thụy Sỹ đã đưa ra những con số thống kê cụ thể về tình trạng trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh tế, lao động trẻ em theo độ tuổi, tình trạng đi học, quy mô làm việc, điều kiện làm việc của trẻ em khi tham gia lao động. [19] Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về trẻ em nói chung và quyền trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên lại tập trung đi sâu vào vấn đề truyền thông vận động về quyền trẻ em hay đánh giá quá trình thực hiện quyền trẻ em (trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật BVCS&GDTE) mà chưa đi sâu tìm hiểu xem nhận thức của các bậc cha mẹ về việc thực quyền trẻ em trong gia 9
  19. đình như thế nào. Với nghiên cứu “Nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An” tác giả muốn đi sâu tìm hiểu nhận thức của cha mẹ - người đóng vai trò chính, quan trọng đầu tiên trong việc thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt là các cha mẹ ở vùng núi mà đại diện là tại Quỳ Hợp – Nghệ An. Từ đó đưa ra được các kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ về việc thực hiện quyền trẻ em. 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm Trẻ em. Trên thực tế khi đưa ra khái niệm về trẻ em nói chung người ta tuỳ theo điều kiện về địa lý, kinh tế – xã hội, trình độ phát triển dân trí hay do phong tục tập quán từng địa phương. Mỗi một quốc gia đều xác định lứa tuổi của trẻ em để phân biệt với người trưởng thành. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phương tây thường lấy mốc dưới 18 tuổi để xác định ranh giới giành cho em. Theo Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc thì “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi Luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”. [6] Ở Việt Nam do nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ em trong Dân số học thường lấy mốc 15 tuổi để phân biệt trẻ em với tuổi trưởng thành. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 của Quốc hội khóa X quy định như sau: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. [9] Với việc xác định rõ ranh giới lứa tuổi giành cho trẻ em ở nước ta đã tạo đà cho việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong các lĩnh vực học tập, vui chơi, giải trí. Vậy dựa trên tinh thần của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, khi đề cập đến khái niệm trẻ em trong luận văn này bao gồm những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. 1.2.2. Khái niệm Quyền trẻ em và Thực hiện Quyền trẻ em 1.2.2.1. Khái niệm Quyền trẻ em Quyền trẻ em là một bộ phận hợp thành của Quyền con người. Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện. Quyền trẻ 10
  20. em chính là biện pháp nhằm đảm bảo trẻ em không những là người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt của bất kì ai mà trở thành chủ thể của quyền. Các quyền và bổn phận của trẻ em nói chung đã ghi nhận một cách rõ ràng trong Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính chức thông qua ngày 20/11/1989 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thông qua “Tuyên ngôn về quyền trẻ em” (1959 - 1989) và kỷ niệm 10 năm “Năm quốc tế thiếu nhi” (1979 - 1989). Văn bản quốc tế quan trọng này được đại diện 61 nước ký vào ngày 26/1/1990 đến nay đã có 195 nước ký và phê chuẩn. [23] Các Quyền trẻ em trong Công ước được quy định ở 40 điều khác nhau. Tựu chung các quyền của trẻ em được chia thành 4 nhóm chính. a. Nhóm quyền được sống còn Do trẻ em là những cá thể còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, không thể tự nuôi sống được bản thân nên trong Công ước, khái niệm “ đảm bảo sự sống còn” của trẻ em được mở rộng không chỉ bao gồm việc đảm bảo tính mạng mà còn bao hàm việc cung cấp chất dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em ở mức độ cao nhất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời. Một số điều khoản liên quan đến quyền được sống còn: Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch. Điều 19: Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng. Điều 26: Quyền được bảo đảm an ninh xã hội. Điều 27: Quyền được hưởng mức sống thích hợp cho sự phát triển toàn diện. Điều 38: Quyền được bảo vệ khỏi các cuộc xung đột vũ trang. b. Nhóm quyền được bảo vệ Bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ cho tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ. Theo Công ước, nhóm quyền này bao gốm các quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi các 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1