Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn
lượt xem 5
download
Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin và việc đáp ứng nhu cầu tin để đề xuất các giải pháp nhằm thỏa mãn và kích thích nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TẠ NGỌC ANH NHU CẦU TIN TẠI THƢ VI N TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRẦN QUỐC TUẤN C u nn n :K o T n tn–T ƣv n M số: 6 LUẬN VĂN THẠC SĨ G ản v n ƣ n ẫn: PGS TS Trần T Mn N u t HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn” là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt. Các tư liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có điều gì sai sót tôi xin chịu mọi trách nhiệm. Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2016 Tác giả Tạ N An
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt, người đã luôn bên cạnh để khuyến khích và tận tình chỉ dạy cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Tiếp đó, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến quý thầy giáo, cô giáo, giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và khoa. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, cán bộ tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu để tôi có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Tá ả Tạ N An
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LI U ................................................ 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 6 2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 10 4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 10 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 11 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ............................................................. 11 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 12 CHƢƠNG 1: NHU CẦU TIN VÀ NGƢỜI D NG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VI N TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRẦN QUỐC TUẤN . 13 2 1 N ữn vấn ề un về nhu cầu tin ............................................................... 13 1.1.1. Khái niệm về nhu cầu tin ................................................................................ 13 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin ............................................................ 14 1.2. Khái quát về trƣờn Đại h c Trần Quốc Tuấn ............................................. 16 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường ......................................... 16 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường ................................ 18 1.3. Khái quát về T ƣ v n trƣờn Đại h c Trần Quốc Tuấn ............................ 21 1.3.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Thư viện ................................... 21 1.3.2. Cơ sở vật chất .................................................................................................. 23 1.3.3. Nguồn lực thông tin của Thư viện .................................................................. 25 1 4 Đặ ểm n ƣời dùng tin tạ T ƣ v n trƣờn Đại h c Trần Quốc Tuấn .. 28 1.4.1. Nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý .......................................................... 28 1.4.2. Nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy .................................................. 29 1.4.3. Nhóm chiến sĩ, học viên .................................................................................. 29 15 V trò ủ n u ầu t n tron oạt ộn t n t n - t ƣ v n…………..29 1 5 1 Đ ều ỉn oạt ộn t n t n - t ƣ v n……………………………… 9 15 Nân o ất lƣợn ản ạ , tập……………………………… 1
- CHƢƠNG : THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN TẠI THƢ VI N TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRẦN QUỐC TUẤN .................................................................................... 32 2.1. Nội dung nhu cầu tin ........................................................................................ 32 2.1.1 Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học.................................................................... 32 2.1.2. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu ..................................................................... 34 2.1.3. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu ...................................................................... 36 2.2. Tập quán khai thác thông tin .......................................................................... 41 2.2.1. Thời gian tìm kiếm thông tin .......................................................................... 41 2.2.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin chủ yếu được sử dụng để tìm kiếm thông tin ....... 43 2.2.3. Các nguồn khai thác thông tin ......................................................................... 49 2.3. Nhận xét chung ................................................................................................. 55 2.3.1. Đặc điểm nhu cầu tin....................................................................................... 55 2.3.2. Mức độ thỏa mãn nhu cầu ............................................................................... 56 2.3.3. Nguyên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của người dùng tin........................ 62 CHƢƠNG : CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN CHO NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VI N TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRẦN QUỐC TUẤN .......................................................................................................... 70 3.1. Nhóm giải pháp thỏa mãn nhu cầu tin ........................................................... 70 3.1.1. Phát triển nguồn lực thông tin ......................................................................... 70 3.1.2. Đa dạng hóa và tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin ..................... 73 3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................................. 74 3.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................... 77 3.1.5. Tăng cường kinh phí tổ chức hoạt động thư viện ........................................... 78 3.2. Nhóm giải pháp phát triển nhu cầu tin .......................................................... 79 3.2.1. Đào tạo người dùng tin.................................................................................... 79 3.2.2. Ứng dụng hoạt động marketing ...................................................................... 79 3.2.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ....................................................... 81 3.2.4. Đổi mới phương pháp giảng dạy và thúc đẩy hình thức tự học ...................... 82 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO ............................................................... 86 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 89 2
- DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CBTV Cán bộ thư viện CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CSVC Cơ sở vật chất ĐH Đại học NCKH Nghiên cứu khoa học NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin KHKT Khoa học kỹ thuật KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội SP - DV Sản phẩm - dịch vụ TV Thư viện TV - TT Thư viện - thông tin TV trường ĐH TQT Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn 3
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Trần Quốc Tuấn .............................. 19 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn .............. 21 Sơ đồ 1.3: Các phòng của Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn ..................... 24 Biểu đồ 2.1: Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học................................................... 33 Biểu đồ 2.2: Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu .......................................................... 35 Biểu đồ 2.3: Nhu cầu tin về loại hình tài liệu ........................................................... 37 Biểu đồ 2.4: Nhu cầu tin về các dạng tài liệu ........................................................... 40 Biểu đồ 2.5: Thời gian tìm kiếm thông tin ................................................................ 42 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ NDT sử dụng các SP & DV thông tin để tìm kiếm thông tin .... 44 Biểu đồ 2.7: Các nguồn khai thác thông tin .............................................................. 50 Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng Internet ...................................................................... 52 Biểu đồ 2.9: Mục đích truy cập Internet ................................................................... 53 Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng yêu cầu tin ............................................................... 57 Biểu đồ 2.11: Tần suất NDT đến Thư viện .............................................................. 59 Biểu đồ 2.12: Lý do đến Thư viện ............................................................................ 60 Biểu đồ 2.13: Đánh giá giờ mở cửa của Thư viện .................................................... 62 Biểu đồ 2.14: Tần suất yêu cầu tin bị từ chối............................................................ 64 Biểu đồ 2.16: Ý kiến bổ sung tài liệu ........................................................................ 66 Biểu đồ 2.17: Lý do không đến khai thác tài liệu ở Thư viện................................... 68 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LI U Bảng 2.1: Thống kê nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học ..................................... 32 Bảng 2.2: Thống kê nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu ........................................ 35 Bảng 2.3: Thống kê nhu cầu tin về loại hình tài liệu .............................................. 37 Bảng 2.4: Thống kê nhu cầu tin về các dạng tài liệu .............................................. 39 Bảng 2.5: Thống kê về thời gian tìm kiếm thông tin .............................................. 42 Bảng 2.6: Tỷ lệ NDT sử dụng các SP&DV thông tin để tìm kiếm thông tin ......... 44 Bảng 2.7: Thống kê các nguồn khai thác thông tin ................................................ 50 Bảng 2.8: Thống kê mức độ sử dụng Internet ........................................................ 52 Bảng 2.9: Thống kê mục đích truy cập Internet ..................................................... 53 Bảng 2.10: Thống kê mức độ đáp ứng yêu cầu tin ................................................. 57 Bảng 2.11: Thống kê về tần suất NDT đến Thư viện ............................................. 58 Bảng 2.12: Thống kê về lý do đến thư viện ............................................................ 60 Bảng 2.13: Thống kê đánh giá về giờ mở cửa của Thư viện .................................. 61 Bảng 2.14: Thống kê về tần suất yêu cầu tin bị từ chối .......................................... 63 Bảng 2.15: Thống kê về nguyên nhân yêu cầu tin bị từ chối ................................. 64 Biểu đồ 2.15: Nguyên nhân yêu cầu tin bị từ chối.................................................. 65 Bảng 2.16: Thống kê về ý kiến bổ sung tài liệu ..................................................... 66 Bảng 2.17: Lý do không đến khai thác tài liệu ở Thư viện .................................... 68 5
- MỞ ĐẦU 1 Tín ấp t ết ủ ềt Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ - nhất là sự bùng nổ thông tin, với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, người ta dễ dàng nhận ra nhu cầu của con người về thông tin ngày càng tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó, sự bùng nổ thông tin trong kỷ nguyên Internet (world wide web) đã mang lại cuộc cách mạng công nghệ trên diện rộng và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thông tin - thư viện. Ở Việt Nam, hoạt động giáo dục đại học luôn gắn liền với hoạt động chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng và đóng vai trò quyết định chất lượng chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học là khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện đại học, nhằm thỏa mãn tốt nhất, thuận lợi nhất cho người dạy, người học. Đây được xem là sứ mệnh của các thư viện đại học trong nước trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay. Theo quan điểm tâm lý học Mác xít, có thể coi nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, tập thể, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Khi đòi hỏi về thông tin của con người trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất hiện. Nhu cầu nói chung của con người rất đa dạng và phong phú. Mỗi cá nhân khác nhau đều có nhu cầu về vật chất và tinh thần khác nhau. Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Trong hoạt động thông tin - thư viện, việc điều tra nhu cầu tin bao giờ cũng là bước cơ bản đầu tiên để xác lập các bước hoạt động tiếp theo. Đây cũng là cơ sở để có thể nắm bắt được mức độ đáp ứng thông tin trên nhiều phương diện của cơ quan thư viện đối với người dùng tin. Nghiên cứu, nắm vững nhu cầu tin có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động thông tin – thư viện. Tìm hiểu và đánh giá đúng nhu cầu tin của người dùng tin sẽ giúp cho các cơ quan phục vụ 6
- thông tin định hướng chính xác hoạt động của mình, đồng thời cũng là cơ sở để mỗi cơ quan thư viện xây dựng chính sách, chiến lược và hoạch định kế hoạch, mục tiêu phát triển lâu dài. Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn không phải là trường hợp ngoại lệ. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc ngày càng được quan tâm hơn, bởi đây là cái đích cuối cùng trong hoạt động thông tin thư viện mà bất kể thư viện nào cũng đều mong muốn đạt được một cách hiệu quả nhất. Có thể nói, Thư viện của Nhà trường là một trong những thư viện quân đội được đầu tư lớn, có chức năng đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực khoa học quân sự. Trong những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của Nhà trường, hưởng ứng xu thế hội nhập và liên kết khu vực ASEAN, Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn được quan tâm với mục đích đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin một cách tốt nhất, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo kỹ thuật quân sự, nâng cao năng lực trình độ của bạn đọc, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu thế hội nhập sâu rộng, để đáp ứng đầy đủ hơn, nhằm thỏa mãn nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin, thư viện đang đứng trước nhiều thách thức. Vì vậy, việc điều tra nhu cầu tin để xác định được hướng đi tốt nhất nhằm phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả, chất lượng nhất là một vấn đề đặt ra ngày càng một cấp thiết hơn. Việc đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn chưa theo kịp so với tốc độ gia tăng nhu cầu tin của người dùng tin, chưa đáp ứng kịp thời những thông tin mới; nguồn tài liệu hiện có của thư viện không được cập nhật thường xuyên; các tài liệu quý hiếm chưa khai thác triệt để; phương thức tiếp cận thông tin còn vướng mắc. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được đầu tư nhưng cách bảo quản, sử dụng còn sai sót, thiếu kinh nghiệm; nguồn nhân lực của thư viện chưa được phát huy hết khả năng. Ngoài ra, công tác tin học hóa thông tin chưa được thực hiện một cách đồng bộ; việc ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ vào hoạt động thư viện còn yếu kém cùng với nhiều nguyên nhân khác đã hạn chế rất nhiều việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin 7
- một cách hiệu quả. Trước những đòi hỏi cấp bách về việc đáp ứng nhu cầu tin cho cán bộ, chiến sĩ nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quân sự trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu nhu cầu tin và tìm hiểu thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu tin đa dạng của người dùng tin là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên và nhận thức được vai trò to lớn của việc đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thư viện tại đây. Bằng việc vận dụng những kiến thức về lý luận và thực tiễn của mình, tôi đã chọn đề tài: “Nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Mặc dù đề tài nghiên cứu về nhu cầu tin đã trở thành một đề tài quen thuộc, đã được nghiên cứu nhiều trong những cơ quan thông tin - thư viện cụ thể khác nhau, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn. Thực hiện đề tài, tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện của Nhà trường trước những thách thức cần đổi mới trong công cuộc hội nhập và phát triển toàn cầu như hiện nay. 2. Tình hình n n ứu Có thể nói, nắm vững nhu cầu tin, đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị thông tin khoa học và thư viện trong các trường đại học. Nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Hiểu được vai trò và ý nghĩa để cấu thành hoạt động thông tin thư viện và đi đến mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin hiệu quả nhất mà trong những năm gần đây, đã xuất hiện rất nhiều đề tài luận văn nghiên cứu về vấn đề này tại các trường Đại học như: - Bài giảng “Người dùng tin và nhu cầu tin” của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt. (Đại học Văn hóa Hà Nội, 2010) đã cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin - thư viện. 8
- Ngoài ra, liên quan đến nghiên cứu NDT và NCT ở từng địa bàn cụ thể có khá nhiều luận văn thạc sĩ như: - Đề tài luận văn “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại Học Thành Đô” của Thạc sĩ Nguyễn Trường Giang bảo vệ năm 2010. - Đề tài luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội” của Thạc sĩ Nguyễn Bích Hạnh bảo vệ năm 2011. - Đề tài luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Học viện Kỹ thuật Quân sự” của Thạc sĩ Phạm Thị Lan Ngọc bảo vệ năm 2011. - Đề tài luận văn "Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội" của Thạc sĩ Cung Thị Thúy Hằng bảo vệ năm 2011. - Đề tài luận văn “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của Thư viện các trường Đại học ở Hà Nội” của Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết bảo vệ năm 2012. - Đề tài luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội” của Thạc sĩ Linh Thị Thắm bảo vệ năm 2012. - Đề tài luận văn “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của Thư viện các trường Đại học Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Phan Thị Dung bảo vệ năm 2012. - Đề tài luận văn "Nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên" của Thạc sĩ Lê Thị Thanh Thủy bảo vệ năm 2013. - Đề tài luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng” của Thạc sĩ Trần Thị Huệ bảo vệ năm 2013. - Đề tài luận văn "Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại" của Thạc sĩ Đỗ Thị Tầm Xuân bảo vệ năm 2014. 9
- Nhìn chung, các luận văn nêu trên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu nhu cầu tin, mức độ đáp ứng nhu cầu tin ở các đơn vị cụ thể. Tùy theo những nét đặc thù riêng của từng đơn vị mà có nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp khác nhau nhằm kích thích sự phát triển của hoạt động thông tin để đảm bảo nhu cầu tin một cách tối đa cho người dùng tin. Cho tới thời điểm này, nghiên cứu về nhu cầu tin tại trường Đại học Trần Quốc Tuấn chưa có công trình nào. Đây là đề tài nghiên cứu dựa trên tinh thần đưa kiến thức và kinh nghiệm của tôi để tìm hiểu về thực trạng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn, từ đó tìm ra những nguyên nhân chính, đề ra giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện. Mụ í v n m vụ n n ứu + Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin và việc đáp ứng nhu cầu tin để đề xuất các giải pháp nhằm thỏa mãn và kích thích nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn. + Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đưa ra các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung liên quan đến nhu cầu tin của người dùng tin. - Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn. - Phân tích các yếu tố, đánh giá chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn. - Đề xuất các giải pháp thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn. 4 G ả t u ết n n ứu Trước những yêu cầu đổi mới và sự bùng nổ thông tin, nhu cầu tin của NDT tại trường ĐH Trần Quốc Tuấn ngày càng đa dạng chuyên sâu và đòi hỏi được đáp 10
- ứng ở mức độ cao hơn. Nếu Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn đổi mới phương thức phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu tin; biết đa dạng hóa và tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện phù hợp tập quán của người sử dụng thông tin; nâng cao được trình độ cán bộ thư viện thì sẽ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin đầy đủ hơn. 5 Đố tƣợn v p ạm v n n ứu + Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn. + Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn trong giai đoạn hiện nay. 6 P ƣơn p áp n n ứu + Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác hoạt động thông tin - thư viện. + Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7 Ýn ĩ k o v ứn ụn ủ ềt + Về mặt khoa học: 11
- Góp phần hoàn thiện làm cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm phát triển nhu cầu tin của người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Trần Quốc Tuấn. + Về mặt ứng dụng: Kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nhu cầu tin cho người dùng tin, tăng cường hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện. Thông tin trong đề tài nghiên cứu luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập liên quan đến ngành thông tin - thư viện. 8 Cấu trú luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Trần Quốc Tuấn - Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn - Chương 3: Các giải pháp thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn 12
- CHƢƠNG 1 NHU CẦU TIN VÀ NGƢỜI D NG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VI N TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRẦN QUỐC TUẤN 1 1 N ữn vấn ề un về n u ầu tin 1.1.1. Khái niệm về nhu cầu tin Nhu cầu Trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhu cầu từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu đặc trưng, có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau. Theo tài liệu tâm lý học, nhu cầu được định nghĩa: "là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau". [10] Nhu cầu tin Theo TCVN 5453-2009, "nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, tổ chức, nhóm trong xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người".[24] Nhu cầu tin (NCT) là một dạng nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Nhu cầu tin thường nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người. Càng tham gia nhiều hoạt động khác nhau thì nhu cầu tin của con người càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Đối với các hoạt động càng phức tạp thì nhu cầu tin càng trở nên sâu sắc và phát triển. Nhu cầu tin là nhu cầu bậc cao của con người và xã hội nên nó vừa mang những đặc điểm của nhu cầu nói chung đồng thời lại vừa mang những đặc điểm đặc thù của chính nó. Nhu cầu tin mang tính xã hội, tính chu kỳ và tính cơ động. Tính xã hội Nhu cầu tin xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của con người trong điều kiện xã hội nhất định, cho nên khi điều kiện thay đổi thì nhu cầu tin cũng sẽ thay đổi. Nhu cầu tin phát triển dưới sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong một không gian và thời gian nhất định. Vì vậy, nội dung, mức độ của 13
- nhu cầu tin sẽ do trình độ văn hóa chung quyết định. Trình độ càng cao thì nhu cầu tin càng phong phú và phát triển, mức độ nhu cầu tin càng phức tạp và sâu sắc. Các quan hệ chính trị - xã hội sẽ chi phối hệ thống nhu cầu tin của người dùng tin, ảnh hưởng tới xu hướng hình thành và phát triển của nhu cầu tin. Tính chu kỳ Nhu cầu tin cũng tồn tại và phát triển theo một chu kỳ nhất định. Khi mới xuất hiện nhu cầu tin thường có cường độ thấp, chưa được chủ thể nhận thức, sau đó ngày càng tăng lên với cường độ cao hơn và tác động đến sự nhận thức của chủ thể, nảy sinh sự đòi hỏi thỏa mãn. Khi được thỏa mãn, nhu cầu sẽ tạm thời lắng xuống, rút ngắn lại nhưng sau một thời gian nhất định nó sẽ bắt đầu xuất hiện và lặp lại nhưng với mức độ ngày càng cao hơn. Nếu như nhu cầu tin được thỏa mãn tới mức tối đa thì chu kỳ của nhu cầu tin sẽ rút ngắn lại và ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Ngược lại, nếu không được thỏa mãn tối đa thì chu kỳ của nhu cầu tin sẽ kéo dài và không thể phát triển. Điều đó có nghĩa là độ bền vững của nhu cầu tin phụ thuộc vào điều kiện bên trong và các yếu tố bên ngoài tác động vào nó, trong đó có yếu tố tác động thỏa mãn nhu cầu tin. Tính cơ động Các phương tiện và cách thức để thỏa mãn nhu cầu của con người ngày càng biến đổi không ngừng, bởi nó là nhu cầu tinh thần nên rất dễ thay đổi. Khi được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu tin sẽ sẽ phát triển lên ở mức độ cao, sâu rộng hơn ở nội dung và đòi hỏi phương thức thỏa mãn cao hơn. Ngược lại, nếu không được thỏa mãn trong thời gian dài chu kỳ nhu cầu tin sẽ thoái hóa dần, tính nhạy cảm và cường độ nhu cầu tin sẽ giảm dần rồi biến mất. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin Nhu cầu tin dưới tác động của điều kiện kinh tế - xã hội biến đổi bởi hai yếu tố khách quan và chủ quan. Khách quan là môi trường xã hội, đặc thù văn hóa, giáo dục. Nhân tố chủ quan là nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nhân cách. Môi trường xã hội 14
- Các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội phát triển khiến cho đời sống tinh thần của con người ngày càng trở nên đa dạng và phong phú là tiền đề cho sự phát triển của nhu cầu tin. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin, thông tin ngày càng nhiều, phương tiện truyền tin ngày càng hiện đại kích thích nhu cầu tin của con người. Điều đó cũng bắt buộc con người tìm kiếm nhiều thông tin hơn để phục vụ cho các hoạt động lao động sản xuất, văn hóa xã hội và theo kịp sự phát triển của xã hội hiện đại. Đời sống được nâng cao ở nhiều mặt vật chất lẫn tinh thần kéo theo sự phát triển của nhu cầu tin. Chế độ dân chủ làm cho con người tự do hơn nên kích thích nhu cầu tin phát triển hơn. Nghề nghiệp Lao động là hoạt động chủ đạo trong thời gian dài của con người, gắn liền với cuộc đời mỗi con người mà tính chất của mỗi nghề nghiệp lại có một đặc thù nhất định ảnh hưởng và chi phối chủ thể nhu cầu tin. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có nhu cầu và yêu cầu cụ thể về thông tin khác nhau. Độ tuổi Ở những độ tuổi khác nhau sẽ có những đặc điểm tâm lý đặc thù do cấu trúc hoạt động chủ đạo chi phối. Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tin, sở thích tin và thị hiếu đọc. Điều này chi phối tới nội dung và phương thức thỏa mãn thông tin. Giới tính Giới tính khác nhau sẽ mang những đặc điểm tâm sinh lý không giống nhau, điều này cũng góp phần chi phối nhu cầu tin của bản thân đối tượng cần được thỏa mãn thông tin. Nội dung và cách thức thỏa mãn thông tin cũng vì vậy mà có những đặc điểm khác nhau. Trình độ văn hóa Trình độ văn hóa là thước đo tri thức và sự hiểu biết của con người, trình độ càng cao thì nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ càng phát triển. Nhu cầu tin do đó cũng tăng lên, người dùng tin có trình độ cao thì yêu cầu về thông tin và tài liệu 15
- càng mang tính chất chuyên sâu và phức tạp, yêu cầu về nội dung và phương thức thỏa mãn cũng tăng lên. Ngược lại, người dùng tin có trình độ thấp thì yêu cầu thông tin ở mức độ đơn giản và phổ thông, yêu cầu về nội dung và phương thức thỏa mãn cũng ở mức độ thấp. Nhân cách Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại. Nhân cách được thể hiện qua thái độ, tình cảm, hành động của con người đối với con người, sự vật, hiện tượng và thế giới. Toàn bộ đặc điểm và phẩm chất tâm lý của mỗi con người xã hội sẽ quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân họ. Nhân cách tồn tại và phát triển thể hiện ra ngoài thông qua trong hoạt động của con người. Nhân cách càng phát triển thì hoạt động càng phong phú. Những nét đặc trưng trong nhân cách mỗi người dùng tin sẽ quy định hành vi và thái độ của họ đối với quá trình tìm kiếm, tiếp cận, truy cập và tập quán khai thác thông tin. Mức độ và phương thức thỏa mãn Khi được thỏa mãn bằng phương thức hiện đại đầy đủ (kèm theo cảm xúc và hứng thú) nhu cầu tin và nhu cầu đọc sẽ ngày càng phát triển. Chu kỳ của nhu cầu tin sẽ ngày càng rút ngắn nếu như nhu cầu đó được thỏa mãn tối đa. Sau đó nhu cầu tin sẽ tiếp tục xuất hiện lại dưới dạng cao hơn, mức độ sâu hơn những lần trước. Vì thế, để kích thích nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng phát triển hơn nữa, các cơ quan thông tin cần phải có chính sách và hoạt động thiết thực để tạo ra những phương thức phục vụ mới. Như vậy, nhu cầu tin ngày càng phát triển và chất lượng phục vụ của thư viện ngày càng được nâng cao. 1 K á quát về trƣờn Đạ Trần Quố Tuấn 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường Trường Đại học Trần Quốc Tuấn - tiền thân là trường Sĩ quan Lục quân 1 được thành lập theo nghị quyết của Hội nghị Quân sự Bắc kỳ (15/4/1945) và chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường quân sự cách mạng đầu tiên của quân đội. Trường sinh ra và lớn lên gắn liền với sự ra đời, trưởng thành và chiến thắng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như nhận xét của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trường Sĩ quan Lục 16
- quân Việt Nam đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung, xứng đáng là một trung tâm đào tạo cán bộ cho lực lượng vũ trang, một nơi nghiên cứu và phát triển khoa học quân sự của quân đội ta, một nơi tập trung và phát huy truyền thống quyết chiến quyết thắng của quân đội ta”[13]. Nhận thức được tầm quan trọng này, nhà trường đã đào tạo ra những sĩ quan có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực quân sự, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng của Đảng. 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương và chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhà trường đã quán triệt và vận dụng đúng đắn đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, nắm vững phương hướng, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong từng giai đoạn cách mạng, bám sát yêu cầu chỉ huy tác chiến trên các chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo, cung cấp cho các đơn vị trong toàn quân trên 10 vạn cán bộ ở các mặt trận, trên mọi chiến trường trong suốt quá trình chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ mái trường này, các thế hệ cán bộ, học viên của đã không ngừng tô thắm lịch sử truyền thống vẻ vang của nhà trường. Nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ cao cấp giữ những cương vị trọng trách của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nhiều đồng chí đã hy sinh một phần xương máu hoặc cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc. Đặc biệt, vào những thời điểm lịch sử có ý nghĩa quyết định của cuộc chiến tranh cách mạng như chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà trường đã kịp thời đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo sát yêu cầu nhiệm vụ, cung cấp kịp thời cho quân đội, góp phần tạo nên sức mạnh để giành thắng lợi quyết định trên chiến trường. Sau hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, từ năm 1980, thực hiện chỉ thị của Thường trực Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về đào tạo chỉ huy phân đội binh chủng hợp thành theo các chuyên ngành bộ binh, bộ binh cơ giới, trinh sát, trinh sát cơ giới, trinh sát đặc nhiệm, theo hướng cơ bản, toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
126 p | 187 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Xây dựng thư viện số tại Học viện Hành chính Quốc gia
120 p | 86 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện tại Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
137 p | 65 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
148 p | 61 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng
100 p | 47 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
121 p | 51 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân
138 p | 65 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Quy trình quản trị thông tin tại Công ty cổ phần Ô tô KCV Thăng Long
107 p | 79 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
188 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Tổ chức hoạt động của Trung tâm Lưu trữ và Thư viện trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
92 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Tổ chức và hoạt động thông tin - Thư viện tại Học viện Chính sách và Phát triển
132 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải
130 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin-Thư viện: Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Ilib 3.6 tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Học viện Ngoại giao
101 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Cơ chế chia sẻ nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ giữa các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam
193 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Tổ chức và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại Trung tâm Lưu trữ và Thư viện Đại học Phòng cháy Chữa cháy
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
152 p | 44 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Chia sẻ nguồn tin điện tử về KH&CN giữa các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam
193 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Đào tạo kiến thức thông tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
111 p | 53 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn