Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
lượt xem 5
download
Mục đích của việc nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- NGUYỄN THỊ KIM NGÂN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hà Nội – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- NGUYỄN THỊ KIM NGÂN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN-THƯ VIỆN Chuyên ngành: Thông tin-Thư viện Mã số: 60 32 02 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Phan Tân Hà Nội - 2015
- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS Trần Thị Quý
- LỜI CẢM ƠN Thông qua cuốn Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy-cô giáo Khoa Thông tin-Thư viện - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các giáo viên đang công tác trong và ngoài trường đã tận tình hướng dẫn và dạy bảo tôi trong suốt thời gian học Đại học và Cao học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo-PGS.TS.Đoàn Phan Tân-Giáo viên hướng dẫn luận văn và cũng là người thầy đã tận tình chỉ dạy cho tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, Giám đốc cùng toàn thể các cán bộ tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cám ơn người dùng tin của thư viện đã ủng hộ, giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát để tôi hoàn thành Luận văn với nh ng số liệu xác th c. Cuối cùng, xin cám ơn gia đình,người thân, bạn b đã bên cạnh, động viên, ủng hộ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học và th c hiện đề tài. Hà Nội, ngày 20 tháng11 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Ngân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 10 4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 10 5.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 11 6.Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 11 7. Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng ............................................... 12 8.Dự kiến kết quả nghiên cứu ...................................................................... 13 9. Bố cục nội dung luận văn ......................................................................... 13 NỘI DUNG..................................................................................................... 14 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI ............................................................................ 14 1.1 Khái niệm về tổ chức và hoạt động thƣ viện ........................................ 14 1.1.1 Khái niệm về tổ chức thư viện .............................................................. 14 1.1.2 Khái niệm về hoạt động thư viện .......................................................... 16 1.2 Vai trò của tổ chức và hoạt động thƣ viện ............................................ 18 1.2.1 Vai trò của tổ chức thư viện ................................................................. 18 1.2.2 Vai trò của hoạt động thư viện ............................................................. 20 1.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động thƣ viện ............. 22 1.3.1 Nguồn nhân lực .................................................................................... 22 1.3.2 Kinh phí hoạt động ................................................................................ 23 1.3.3 Cơ sở vật chất-kỹ thuật ......................................................................... 24 1.3.4 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ ............................................ 25 1.3.5 Trình độ và nhu cầu người dùng tin .................................................... 26 1.3.6 Các văn bản pháp quy và nhận thức về vai trò thư viện ..................... 27 1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức và hoạt động trong cơ quan thông tin-thƣ viện ..................................................................................................... 31 1.4.1 Tiêu chí về năng lực và tinh thần phục vụ của cán bộ thư viện......... 31
- 1.4.2 Tiêu chí về nguồn lực thông tin ........................................................... 32 1.4.3 Tiêu chí về mức độ ứng dụng khoa học công nghệ ............................ 32 1.4.4 Tiêu chí về tổ chức thư viện.................................................................. 33 1.5 Khái quát về Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải ........... 33 1.5.1 Lịch sử hình thành - phát triển ............................................................ 33 1.5.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 35 1.5.3 Mục tiêu đào tạo giai đoạn đổi mới ...................................................... 36 1.6 Khái quát về thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải ...38 1.6.1 Lịch sử hình thành - phát triển ........................................................... 38 1.6.2 Chức năng - nhiệm vụ .......................................................................... 40 1.6.3 Đặc điểm vốn tài liệu ............................................................................. 41 1.6.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ............................................. 44 1.7 Tầm quan trọng của tổ chức và hoạt động đối với sự nghiệp phát triển Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải............... 55 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI .. 57 2.1 Thực trạng công tác tổ chức củaThƣ viện Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải ........................................................................................ 57 2.1.1 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 57 2.1.2 Đội ngũ cán bộ ...................................................................................... 60 2.1.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật ....................................................................... 70 2.2 Thực trạng hoạt động của Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.................................................................................................. 73 2.2.1 Phát triển nguồn tin .............................................................................. 73 2.2.2 Xử lý tài liệu .......................................................................................... 82 2.2.3 Lưu trữ thông tin ................................................................................... 88 2.2.4 Tổ chức kho và bảo quản tài liệu ......................................................... 92 2.2.5 Tìm tin và phổ biến thông tin ............................................................... 97 2.2.6 Ứng dụng khoa học công nghệ .......................................................... 109 2.2.7 Các hoạt động khác ............................................................................. 112
- 2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải ...................................... 115 2.4 Những yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải ...................................... 117 2.5 Nhận xét công tác tổ chức và hoạt động của Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải ................................................................... 120 2.5.1 Ưu điểm................................................................................................ 120 2.5.2 Hạn chế ................................................................................................ 124 2.5.3 Nguyên nhân ....................................................................................... 126 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI ................................................ 128 3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức ................................................................... 128 3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức .................................................................. 128 3.1.2 Kiện toàn đội ngũ cán bộ .................................................................... 129 3.1.3 Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật ......................................................... 132 3.2 Nhóm giải pháp về hoạt động............................................................... 133 3.2.1 Phát triển nguồn lực thông tin ........................................................... 133 3.2.2 Hoàn thiện công tác xử lý tài liệu ...................................................... 135 3.2.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức kho và bảo quản tài liệu ........................ 136 3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ ......................................... 138 3.2.5 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ thông tin-thư viện ............................................................................................................... 140 3.2.6 Một số giải pháp khác ......................................................................... 142 KẾT LUẬN .................................................................................................. 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 146 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắtTiếng Việt TT Từ viết tắt Từ gốc 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 DV Dịch vụ 3 ĐHCN GTVT Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải 4 NDT Người dùng tin 5 KHCN Khoa học công nghệ 6 SP Sản phẩm 7 TC Tổ chức 8 TT-TV Thông tin – thư viện 9 TV Thư viện Từ viết tắt Tiếng Anh TT Từ viết tắt Từ gốc Khung phân loại thập phân Dewey. 1 DDC Dewey Decimal Classification Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tể. 2 ISBD International Standard Bibliographic Description Mạng cục bộ 3 LAN Local Area Network Khổ mẫu biên mục đọc máy 4 MARC Marchine Readable Cataloging Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến OPAC 5 Online Public Access Catalog
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Danh mục Bảng Bảng 1.1: Thống kê tài liệu (sách) theo lĩnh vực (2014) ................................ 42 Bảng 1.2: Thống kê tài liệu điện tử theo lĩnh vực (2014) .............................. 44 Bảng 2.1: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ thư viện ĐHCN GTVT. ................ 66 Bảng 2.2: Thống kê tài liệu đã biên mục ........................................................ 76 Bảng 2.3: Số lượng tài liệu được bổ sung (năm 2013) ................................... 79 Bảng 2.4: Danh sách các chủ đề trên tủ mục lục thư viện. ............................. 89 Bảng 2.5: Tỉ lệ các lĩnh vực tài liệu NDT có nhu cầu .................................. 135 Danh mục Hình Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. .. 35 Hình 1.2: TV Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (cơ sở Hà Nội) .......... 38 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức TV Trường ĐHCN GTVT (cơ sở Hà Nội) ............ 59 Hình 2.2: Biểu ghi đã được biên mục hiển thị theo MARC 21 ...................... 84 Hình 2.3 Mô tả quá trình tìm tin bằng tủ mục lục........................................... 98 Hình 2.4: Giao diện Trang chủ của TV ĐHCN GTVT................................. 100 Hình 2.5 Giao diện các phân hệ của phần mềm Libol ................................. 110
- Danh mục Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Phân bố các nhóm người dùng tin .............................................. 48 Biểu đồ 1.2: Phân bố tỉ lệ sinh viên sử dụng tài liệu cơ bản và tài liệu chuyên ngành - Giai đoạn 1 ......................................................................................... 50 Biểu đồ 1.3: Phân bố tỉ lệ sinh viên sử dụng tài liệu cơ bản và tài liệu chuyên ngành - Giai đoạn 2 ......................................................................................... 50 Biểu đồ 1.4: Phân bố nhu cầu tin của 4 nhóm NDT. ...................................... 53 Biểu đồ 1.5: Phân bố tỉ lệ khai thác thông tin của NDT tại TV. ..................... 54 Biểu đồ 2.1: Số lượng cán bộ thư viện từ năm 2009 đến 2014. ..................... 61 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ cán bộ thư viện theo độ tuổi (2014) ................................... 62 Biểu đồ 2.3: Phân bố trình độ học vấn của cán bộ TV ĐHCN GTVT. .......... 64 Biểu đồ 2.4: Phân bố trình độ tin học của cán bộ TV ĐHCN GTVT. ............ 67 Biểu đồ 2.5: Phân bố cán bộ tại các bộ phận trong TV ĐHCN GTVT. ......... 68 Biểu đồ 2.6 : Tỉ lệ đáp ứng tài liệu theo nhu cầu tin. .................................... 122 Biểu đồ 2.7 : Tỉ lệ đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của NDT. ...... 123
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự kiện “bùng nổ thông tin” đã đưa thế giới phát triển lên một tầm cao mới. Các phương tiện thông tin, truyền thông, các sản phẩm công nghệ tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong mọi hoạt động của con người hàng ngày: học tập, lao động tay chân, lao động trí óc, giải trí, ... Thông tin được xem là tiền đề để tiến tới xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Nhận thức được vai trò to lớn đó của thông tin, các trung tâm thông tin – thư viện trên thế giới và ở nước ta đã lần lượt được xây dựng để phát huy hết tiềm năng và vai trò của thông tin. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thông tin trở thành sản phẩm của nền kinh tế tri thức, là nguồn lực tiềm tàng và là động lực cho phát triển. Theo nhà bác học Wiener: “Sống có hiệu quả là sống với thông tin”.Những nhà kinh tế công tác tại phố Wall – Mỹ cho rằng: thông tin là “thứ hàng hoá có giá trị nhất mà họ biết”. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006, từ đó nước ta bắt đầu hội nhập toàn diện trên trường quốc tế, thực hiện hàng loạt các cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm bảo trợ trong nước, mở cửa thị trường.... Trong Giáo dục và đào tạo, việc các cơ sở đào tạo nước ngoài đầu tư 100% vốn vào ngành giáo dục vào Việt Nam sẽ làm tăng tính cạnh tranh đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Do đó yêu cầu các cơ sở đào tạo cần phải đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng, từng bước hội nhập với quốc tế, tạo sự cạnh tranh với các đối tác nước ngoài để có thể từng bước đổi mới và phát triển. Bên cạnh đó, vai trò của người cán bộ thông tin-thư viện (TT-TV) ngày nay đang thực hiện vai trò điều phối giữa một bên là dòng thác thông tin tăng trưởng nhanh chóng và một bên là nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng bức thiết và khắt khe. Nguồn tài nguyên thông tin và khả năng khai thác sử dụng thông tin có nguy cơ ngày càng tách rời xa nhau. Xã hội Việt Nam đã chịu sự 1
- tác động mạnh mẽ của nó, ít nhất trên lĩnh vực kinh tế, trên lĩnh vực đào tạo và trên lĩnh vực thông tin. Vì vậy việc hội nhập thế giới về phương diện thông tin – thư viện phải là sự lựa chọn mang tính đột phá của chiến lược “đi tắt đón đầu” bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Theo bản tin điện tử của Trung tâm Thông tin-Thư viện (TT-TV) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM: “ Kỷ nguyên thông tin vừa tôn vinh vừa đặt ra nh ng thách đố đối với nghề Thư viện Thông tin, đặt hoạt động thông tin-thư viện vào môi trường “nóng bỏng nhất” của xã hội để tiếp cận, khai thác, sở h u sử dụng và sản xuất ra thông tin- nguồn l c phát triển cơ bản và chủ l c của nền văn minh hiện đại ”. (Trích: Bản tin điện tử: “Hiện đại hoá thư viện và trung tâm thông tin ở Việt Nam” đăng trên website: http://www.lirc.udn.vn - Bản tin các Trung tâm Học liệu). [42] Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, lĩnh vực thông tin-thư viện phải có sự đổi mới mạnh mẽ và phải đi trước một bước mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin - tri thức cho nâng cao chất lượng đào tạo đảm bảo phát triển vững chắc các lớp trí thức kế cận, tăng cường công tác giải trí, bồi dưỡng kiến thức cho nhân dân. Như vậy sự thành bại trong sự phát triển của mỗi quốc gia tùy thuộc một phần vào khả năng với tới các nguồn thông tin phù hợp, phản ánh đúng hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế của đất nước, khu vực và toàn thế giới. Hiện nay, công tác tổ chức và hoạt động trong cơ quan thông tin-thư viện đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc đánh giá chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của cơ quan, cũng như đánh giá chất lượng phục vụ người dùng tin của cơ quan đó. Công tác tổ chức và hoạt động của từng cơ quan thông tin – thư viện thể hiện những đặc thù riêng biệt của loại hình cơ quan đó so với các cơ quan khác, đồng thời công tác tổ chức và hoạt động cũng đánh giá đúng khả năng, tiềm lực về: kinh tế, nhân lực, công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và đặc điểm người dùng tin của cơ quan. Chính vì vậy, đã đặt ra yêu cầu cho các nhà lãnh đạo về tổ chức và quản lý các cơ quan thông tin cần phải đưa ra 2
- những chính sách tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện khoa học, hợp lý, phù hợp để phát huy đúng vai trò của thông tin, nâng cao chất lượng tổ chức – hoạt động cơ quan thông tin – thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải(ĐHCN GTVT) được thành lập dựa trên Quyết định số 630/QĐ-TTG ngày 27 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Hiện tại đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường đã đáp ứng được tiêu chuẩn của một Trường Đại học, tuy nhiên về lâu dài để đáp ứng quy mô đào tạo ngày càng tăng, chiến lược phát triển của Nhà trường đã xác định: xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu; đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành ngoại ngữ, tin học; có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Mục tiêu đào tạo của Nhà trường là đào tạo đội ngũ kỹ sư, cử nhân có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe, năng lực tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng thực hành cần thiết để đáp ứng nhu cầu xã hội. Nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải mang đặc thù của tài liệu thuộc lĩnh vực: công trình, xây dựng, cơ khí, giao thông vận tải, thi công, cầu đường, vận tải, kinh tế, tài chính-ngân hàng, kế toán,... Đây là những lĩnh vực vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước ta hiện nay, do đó công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu, tổ chức và giảng dạy của người dùng tin là cán bộ, giảng viên, học sinh – sinh viên trong và ngoài trường. Nắm bắt mục tiêu đào tạo chiến lược đã được đề ra của Nhà trường, Thư viện Trường ĐHCN GTVT đã nhanh chóng đổi mới, dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị - kỹ thuật, nhân lực. Sau một thời gian đã nhanh chóng đi vào hoạt động phục vụ tất cả đối tượng người dùng tin của trường. Tuy nhiên, ở những bước đầu đổi mới và đi vào hoạt động, thư viện còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tổ chức và hoạt động, cơ cấu, đội 3
- ngũ cán bộ chuyên môn, cơ sở hạ tầng, kinh phí, ... Chính vì vậy, vẫn còn những khó khăn chưa thể giải quyết ngay lập tức trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khó khăn trong công tác tổ chức và hoạt động thư viện. Nhu cầu đặt ra thời điểm này là đổi mới, kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện. Chính vì những lý do trên, việc tiến hành nghiên cứu lĩnh vực “Tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải” là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với ygtêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội, cũng như phù hợp với yêu cầu của thư viện Trường ở thời điểm hiện tại, nhằm đánh giá đúng thực trạng, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Sau một thời gian nghiên cứu tại TV trường ĐHCN GTVT, tôi nhận định thấy lĩnh vực tổ chức và hoạt động của thư viện Trường thực sự là lĩnh vực còn nhiều vấn đề tồn tại, cần được nghiên cứu chuyên sâu để có cái nhìn tổng thể về công tác tổ chức và hoạt động, nhằm mang lại những kết quả nghiên cứu từ thực tế TV và đóng góp những đề xuất đổi mới thiết thực và có ích cho Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Xuất phát từ những ý nghĩa lý luận và thực tiễn, dựa trên những kiến thức được lĩnh hội trong quá trình học tập và công tác, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn đề tài Luận văn Thạc sĩ, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện, tiểu biểu có 2 cuốn sách: 4
- - Cuốn sách: “The really effective college library”=“Thư viện Trường Đại học hoạt động có hiệu quả”viết bởi 2 tác giả người Mỹ là Sharon Markless và David Streatfield, xuất bản năm 2000 (Nguồn: http://informat.org) - Cuốn sách: “A plan of Organization for Small Libraries”=”Một phương pháp tổ chức cho các thư viện nhỏ” của tác giả người Anh là Minnie Franklin, do nhà xuất bản The Tribune Company ấn hành năm 1910.(Nguồn: http://archive.org) Hai cuốn sách trên đã nghiên cứu và đưa ra những đóng góp đối với phương pháp tổ chức và hoạt động trong các thư viện trường học tại Anh và Mỹ. Hai cuốn sách có thể trở thành tài liệu nghiên cứu bổ ích cho các đề tài thuộc lĩnh vực tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện ở nước ta hiện nay. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước: Trong tiến trình nghiên cứu về lĩnh vực thông tin – thư viện đã có rất nhiều tài liệu, công trình đề cập đến lĩnh vực tổ chức và hoạt động, tiêu biểu có các tài liệu sau: Giáo trình, sách, báo-tạp chí, bài viết Theo tiến trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy có rất nhiều công trình là giáo trình,sách, báo-tạp chí đã nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của lĩnh vực tổ chức và hoạt động TT-TV, tiêu biểu có: Giáo trình “Quản lý thư viện và trung tâm thông tin”của 2 tác giả Nguyễn Tiến Hiển và Nguyễn Thị Lan Thanh, xuất bản năm 2002. Tài liệu “Tổ chức và quản lý công tác thư viện” của tác giả Âu Thị Cẩm Linh, xuất bản năm 2009. Giáo trình “Tổ chức và quản lý công tác thông tin – thư viện” của hai tác giả Bùi Loan Thuỳ và Đào Hoàng Thuý xuất bản năm 1998. Giáo trình “Tổ chức và bảo quản tài liệu” của hai tác giả Nguyễn Tiến Hiển và Kiều Văn Hốt xuất bản năm 2005. Tập bài giảng “Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin-thư viện” của Ths.Trần Hữu Huỳnh. Ngoài ra, lĩnh vực tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện còn được nghiên cứu trong cuốn sách “Cẩm nang nghề thư viện” của tác giả Lê Văn Viết, xuất bản năm 2000. 5
- Các tài liệu trên đã khái quát và cụ thể các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động TT-TV, giúp sinh viên ngành TT-TV nói chung và cá nhân tôi có được những kiến thức lý luận hữu ích trong quá trình nghiên cứu khoa học. Trong thời gian gần đây, do những đòi hỏi bức thiết trong công tác đổi mới tổ chức hoạt động thông tin-thư viện, nhiều cơ quan trong nước đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi các khía cạnh khác nhau trong công tác tổ chức thư viện và các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động trong các cơ quan thư viện. Theo hướng nghiên cứu của đề tài, có thể kể đến một số bài viết được đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo như: Bài: “Báo cáo tổng kết hoạt động của hệ thống thư viện công cộng toàn quốc 2 năm 1999-2000: phương hướng, nhiệm vụ năm 2001-2003” do Vụ trưởng Vụ Thư viện trình bày trong Hội nghị tổng kết 2 năm hoạt động (1990-2000) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm 2001-2003 của Hệ thống thư viện công cộng cả nước, diễn ra vào tháng 10 năm 2001 tại Hà Nội. Bài viết: “Đào tạo cán bộ thư viện hướng tới xã hội của nền văn minh thông tin” do Th.S Võ Công Nam trình bày trong Hội nghị tổng kết 2 năm hoạt động (1990-2000) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm 2001-2003 của Hệ thống thư viện công cộng cả nước, vào tháng 10 năm 2001 tại Hà Nội. Cũng trong hội nghị này, có các bài viết sau: “Xã hội hóa trong hoạt động thư viện tỉnh Cần Thơ” của tác giả Võ Thị Thu Hương; Bài viết: “Tình hình hoạt động của thư viện Quãng Ngãi 2 năm 1999-2000” của Giám đốc TV Tỉnh Quảng Ngãi; Bài viết “Tổ chức và hoạt động của Thư viện huyện Tràng Bảng tỉnh Tây Ninh” của tác giả Đào Mỹ Thanh. Tiếp đó, trên Kỷ yếu hội thảo Khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin-thư viện, xuất bản năm 2007 cũng có những bài viết tiêu biểu về các khía cạnh trong công tác tổ chức và hoạt động TT-TV hiện nay, tiêu biểu có các bài viết sau: Bài viết: “Xu hướng phát triển thư viện đại học trên thế giới và quá trình đổi mới hoạt động tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN” của tác giả Nguyễn Huy Chương, đăng trên Kỷ yếu hội thảo: Khoa học và 6
- thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện, xuất bản năm 2007. Hay bài viết: “Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện phục vụ học chế tín chỉ trong các trường đại học”của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt, đăng trên Kỷ yếu hội thảo: Khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện, xuất bản năm 2007. Bài viết: “Một vài suy nghĩ đầu năm về hướng hoạt động tương lai cả ngành thông tin – thư viện” của tác giả Vũ Văn Sơn, đăng trên Kỷ yếu hội thảo: Khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện, xuất bản năm 2007. Bài viết: “Th c trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện thời kỳ hiện đại” của tác giả Phùng Ngọc Sáng đăng trên website của Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên vào năm 2012 , hay bài viết “Hiện đại hóa công tác thư viện đại học-nh ng vấn đề đặt ra” của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà đăng trên Kỷ yếu hội thảo: Khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện, xuất bản năm 2007. Thông qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra những nhận định và những đánh giá riêng về công tác tổ chức và hoạt động trong cơ quan thông tin-thư viện, tác giả đưa ra những đóng góp xác thực nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thống thư viện, nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin trong giai đoạn hiện nay. Luận văn, Khoá luận tốt nghiệp Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình thuộc phạm vi Luận văn; Khóa luận nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của lĩnh vực tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện, một số công trình tiêu biểu như: đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Lao động - Xã hội” của tác giả Đào Thị Thanh Bình, bảo vệ năm 2008. “Tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện tại phòng tư liệu Khoa Quốc tế học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội”: Khoá luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hà, bảo vệ năm 2008. Hay đề tài luận văn: “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới 7
- s nghiệp đào tạo của nhà trường” của tác giả Phạm Lan Anh, bảo vệ năm 2010. Đề tài luận văn “Hiện đại hoá công tác tổ chức và hoạt động thông tin tại trung tâm học liệu Trường Đại học Điện l c” do tác giả Lê Đình Hoàng bảo vệ thành công năm 2013. Luận văn: “Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện Trường Đại học Y tế Công cộng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bùi Thị Ngọc Oanh, hoàn thành năm 2012. Hay đề tài luận văn “Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin khoa học tại Cục Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Công An” do tác giả Hà Hồng Anh bảo vệ thành công vào năm 2013. Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thư viện tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới”: Luận văn Thạc sĩ TT-TV do tác giả Phạm Thị Hồng Loan hoàn thành năm 2010. Ngoài ra, còn có đề tài nghiên cứu cấp trường mang tên “Mô hình tổ chức quản lý thư viện hiện đại qua khảo sát Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung, được bảo vệ thành công năm 2009. Có thể thấy, trong các công trình trên, tác giả đã đưa ra những nghiên cứu, đánh giá, nhận định, và các giải pháp riêng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện hiện nay. Các công trình nghiên cứu trên đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích đối với tôi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài luận văn của mình. Nhìn chung, các công trình đã mang những sắc thái mới hơn trong việc đề cập đến những vấn đề cơ bản trong hoạt động TT-TV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Mổi đề tài đã đi sâu nghiên cứu chi tiết vào lĩnh vực tổ chức và hoạt động của từng cơ quan thông tin-thư viện. Các đề tài nghiên cứu về Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: Trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, thật may mắn khi tác giả đã thu thập được một số đề tài nghiên cứu về Thư viện Trường Đại học Công 8
- nghệ Giao thông Vận tải, bao gồm: Đề tài “Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải”: Khoá luận tốt nghiệp do tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân bảo vệ thành công năm 2012. Tiếp đến có đề tài nghiên cứu cấp trường: “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin phục vụ việc nghiên cứu học tập của học sinh-sinh viên tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải khu v c Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thương hoàn thành năm 2011. Ngoài ra, phải nhắc tới đề tài khóa luận “Tìm hiểu công tác phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin-thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải” của tác giả Nguyễn Thị Giang, bảo vệ vào năm 2013. Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nghiên cứu đầy đủ về thực trạng của công tác tổ chức và hoạt động của từng cơ quan thông tin – thư viện cụ thể, tác giả đã đưa ra được các giải pháp thiết thực trong việc hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin – thư viện mà họ nghiên cứu. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đưa ra được các quan điểm khác nhau về khái niệm tổ chức – hoạt động nói chung và khái niệm tổ chức – hoạt động trong cơ quan TT-TV, đồng thời cũng trình bày được vai trò to lớn của công tác tổ chức và hoạt động đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơ quan thông tin – thư viện mà họ nghiên cứu. Đây chính là nguồn tài liệu vô cùng quý báu để tôi tham khảo, kế thừa, nghiên cứu và học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, trong các đề tài nghiên cứu nêu trên chưa xuất hiện công trình nghiên cứu chuyên sâu, bao quát, quy mô Luận văn thuộc lĩnh vực: Tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải tính đến thời điểm hiện tại. Chính vì vậy có thể khẳng định đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải” do tôi với vai trò tác giả là một đề tài luận văn hoàn toàn mới và không trùng lặp tư tưởng nghiên cứu với đề tài nào trong và ngoài nước. 9
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Trường. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mong muốn thực hiện được những mục đích trên, đề tài Luận văn đã xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ các khái niệm thuộc lĩnh vực tổ chức và hoạt động TV, vai trò của tổ chức và hoạt động thư viện, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động TV. - Nghiên cứu, làm rõ vai trò của công tác tổ chức và hoạt động đối với sự nghiệp phát triển Trường ĐHCN GTVT nói chung và sự nghiệp phát triển thư viện Trường ĐHCN GTVT nói riêng. - Trình bày và phân tích thực trạng của công tác tổ chức và hoạt động tại TV Trường ĐHCN GTVT. - Nêu bật các ưu điểm và chỉ ra các hạn chế cần khắc phục của công tác tổ chức và hoạt động của thư viện. - Đánh giá chính xác và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế để hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. 4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết đặt ra như sau: “Công tác tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải chưa thật s phát huy hết hiệu quả hoạt động, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của người dùng tin, khả năng bắt nhịp với xu hướng phát triển chung của các cơ quan thông tin-thư viện trong nước và trên thế giới còn hạn chế. Chính vì vậy, Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động, khắc phục nh ng hạn chế để hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện.” 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
126 p | 191 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Xây dựng thư viện số tại Học viện Hành chính Quốc gia
120 p | 86 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện tại Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
137 p | 65 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
148 p | 63 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng
100 p | 53 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
121 p | 51 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân
138 p | 84 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Quy trình quản trị thông tin tại Công ty cổ phần Ô tô KCV Thăng Long
107 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hải Dương
148 p | 52 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
188 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Tổ chức và hoạt động thông tin - Thư viện tại Học viện Chính sách và Phát triển
132 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ: Phân tích thông tin kế toán phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
181 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Cơ chế chia sẻ nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ giữa các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam
193 p | 49 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin-Thư viện: Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Ilib 3.6 tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Học viện Ngoại giao
101 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải
130 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
152 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Chia sẻ nguồn tin điện tử về KH&CN giữa các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam
193 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Đào tạo kiến thức thông tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
111 p | 55 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn