Luận văn Thạc sĩ Văn học: Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại nam thực lục
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là giới thiệu tới bạn đọc nói chung và những người yêu thích tài năng của Thiệu Trị nói riêng những đóng góp to lớn của tác giả về lĩnh vực văn học; góp phần bổ khuyết cho phả hệ văn học được hoàn chỉnh, đầy đủ hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại nam thực lục
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG CHÂN DUNG THIỆU TRỊ VỚI TƢ CÁCH LÀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC QUA ĐẠI NAM THỰC LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội-2013
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn........................................... 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10 6. Đóng góp của Luận văn ......................................................................... 10 7. Cấu trúc Luận văn ................................................................................. 11 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12 CHƢƠNG 1. THIỆU TRỊ - THỜI ĐẠI VÀ CUỘC ĐỜI .......................... 12 1.1. Khái quát ............................................................................................. 12 1.2. Bối cảnh thời đại nhà Nguyễn ............................................................ 13 1.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ............................................ 13 1.2.2. Tình hình văn học .......................................................................... 18 1.2.2.1. Văn học hoàng đế trong lịch sử Việt Nam ................................ 18 1.2.2.2. Văn chương hoàng phái nhà Nguyễn........................................ 22 1.3. Vài nét về Thiệu Trị ............................................................................ 26 1.3.1. Tuổi nhỏ mồ côi mẹ ....................................................................... 26 1.3.2. Tuổi trưởng thành ......................................................................... 27 1.3.3. Trị vì................................................................................................ 28 1.3.4. Gia quyến........................................................................................ 29 CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG TÁC PHẨM VÀ NỘI DUNG VĂN CHƢƠNG CỦA THIỆU TRỊ QUA ĐẠI NAM THỰC LỤC ........................................ 31 2.1. Hệ thống văn chƣơng Thiệu Trị ........................................................ 31 2.1.1. Theo Đại Nam thực lục ................................................................. 31 2.1.1.1. Thơ ............................................................................................ 32
- 2.1.1.2. Văn ............................................................................................ 36 2.1.1.3. Văn và thơ chung tuyển tập ..................................................... 37 2.1.1.4. Các thể loại khác ...................................................................... 38 2.1.2. Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu.................... 40 2.1.2.1. Thơ ............................................................................................ 40 2.1.2.2. Văn ............................................................................................ 41 2.1.2.3. Thể loại khác............................................................................. 41 2.2. Nội dung chính trong văn chƣơng của Thiệu Trị ............................ 42 2.2.1. Văn chương tỏ lòng ....................................................................... 43 2.2.1.1. Nỗi lòng với nước với dân ....................................................... 43 2.2.1.2. Tình yêu thiên nhiên ................................................................. 45 2.2.1.3. Tình cảm đối với người thân và quần thần .............................. 49 2.2.2. Văn chương tải đạo....................................................................... 55 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH - THI PHÁP VĂN CHƢƠNG CỦA THIỆU TRỊ QUA ĐẠI NAM THỰC LỤC ..................... 58 3.1. Lý luận phê bình ................................................................................. 58 3.1.1. “Sách nào cũng tin chi bằng không có sách” .............................. 58 3.1.2. Văn chương cổ “còn nhiều thiếu sót” .......................................... 62 3.1.3. Văn chương phải có ý nghĩa và nghệ thuật ................................. 65 3.1.4. “Văn vật nước ta không kém gì Trung Quốc” ............................. 67 3.2. Nghiên cứu về thi pháp văn chƣơng.................................................. 70 3.2.1. Thể thơ............................................................................................ 70 3.2.1.1. Thể thuyền liên .......................................................................... 70 3.2.1.2. Thể đảo ngược........................................................................... 72 3.2.1.3 . Thể cách của thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ và 9 chữ. 74 3.2.1.4. Thể cách của thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ....................................... 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nhiều năm trở lại đây, việc tìm lại, nhận thức lại những giá trị cổ trong văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung đã trở thành những băn khoăn trăn trở của nhiều nhà nghiên cứu. Để nhận thức đúng những giá trị của văn học, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhiều học giả đã không ngần ngại bỏ thời gian và công sức để tìm tòi và khảo cứu lại những giá trị đã bị bỏ qua. Trong số đó, văn học triều Nguyễn đặc biệt là sự góp mặt của các tác giả hoàng tộc như Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức là một trong những giá trị to lớn mà chúng ta đã bỏ qua trong một thời gian khá dài. Có lẽ khi nói đến triều Nguyễn, không ít người trong số chúng ta đã suy nghĩ rằng “triều đại nhà Nguyễn, đó là nhà nước chuyên chế nhất trong lịch sử” [22, tr. 13] là một triều đại bù nhìn, là tay sai cho giặc… Nhưng cũng không nhiều trong số chúng ta thừa nhận rằng, triều Nguyễn với sự tồn tại gần 150 năm1, bắt đầu từ khi Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn chính thức thành lập triều đại nhà Nguyễn (1802) cho đến khi Bảo Đại thoái vị (1945) lại là một triều đại có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Bên cạnh những hạn chế, những sai lầm thì triều đại nhà Nguyễn cũng được nói đến với những dấu ấn riêng mang phong cách văn hóa đặc trưng riêng cho dân tộc. Các ông vua nhà Nguyễn đặc biệt rất coi trọng sách vở cũng như quan tâm đến việc biên tập, in ấn và bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử. Năm Minh Mệnh (1821), lần đầu tiên mở ra Sử quán, sai quan Sử thần làm bộ Thực lục về các chúa triều Nguyễn và Gia Long Thế tổ Cao hoàng đế. Và từ đó các vua nhà Nguyễn sau khi lên nối ngôi đều lần lượt theo truyền thống này, vua sau làm lịch sử về vua trước, chính cách làm đó đã giúp cho nhà Nguyễn để lại một khối lượng di sản văn hoá cho Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói 1 Ở đây chúng tôi không tính cả giai đoạn các chúa Nguyễn (từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Ánh). 1
- chung. Nhà Nguyễn cũng để lại cho dân tộc Việt Nam nhiều tài liệu lịch sử quý giá và có ý nghĩa như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục, Lịch triều tạp kỷ, Lịch triều hiến chương loại chí… Không những chú trọng về bảo tồn các di tích văn hoá, ghi chép lại các sự kiện lịch sử mà các ông vua nhà Nguyễn còn rất quan tâm đến văn học, “thơ phú của các vua so ra chẳng kém với bất cứ một thi gia nào đương thời, nếu không nói là có phần lấn lướt”1. Theo Giáo sư Hà Như Chi trong cuốn Việt Nam thi văn giảng luận có viết: “Các ông vua như Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều có thi tập và bốn ông Siêu (Nguyễn Văn Siêu), Quát (Cao Bá Quát), Tùng (Tùng Thiện Vương), Tuy (Tuy Lý Vương) đã nổi tiếng là thi bá của thời ấy”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê cho rằng, “Huế có cả một di sản văn học có thể nói là đồ sộ của các ông vua và những thơ hoàng tộc trong đó tiêu biểu là vua Minh Mạng, Thiệu Trị…2. Theo ông, gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến văn chương nhà Nguyễn, nhưng đa phần tác phẩm của họ đều viết bằng chữ Hán, đòi hỏi nhiều công phu dịch thuật - độc giả rộng rãi đã mấy ai thấy, mấy ai “sờ” được những tác phẩm đó? Như trên chúng tôi đã nói, triều Nguyễn rất coi trọng và luôn luôn cổ vũ tinh thần sáng tạo văn học nên dưới thời nhà Nguyễn có một khối lượng tác giả nổi tiếng từ vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức… cho đến các hoàng tử, công chúa như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Vương Am, Mai Am Công chúa…và các vương tôn quan lại như Trương Đăng Quế, Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản… Trong số đó, Thiệu Trị là một minh chứng tiêu biểu. Thơ của ông được đánh giá cao trong giới học thuật, “tuy số lượng không nhiều bằng vua cha nhưng lại cao cấp về mặt chữ nghĩa” (Theo Trần Ngọc Vương). Cùng quan điểm đó, dịch giả Lê Nguyễn Lưu cũng 1 Nhóm tác giả, Thần kinh nhị thập cảnh – Thơ vua Thiệu Trị, Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế và Nxb Thuận Hóa, 1997. 2 Tham luận tham gia Hội thảo: “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hoá Huế - nhìn lại và phát triển” 2
- nghĩ rằng, thơ của vua Thiệu Trị còn hơn vua Minh Mệnh và Tự Đức về mặt nghệ thuật. Ví dụ, trong tập Ngự chế cổ cách thi pháp với 157 bài, nhà thơ đã sử dụng nhiều hình thức chơi chữ khác nhau rất trí tuệ. Hay chỉ với một bài thơ chữ Hán “Vũ trung sơn thuỷ” (Non nước trong mưa) mà theo tác giả, nếu dùng theo thể hồi văn liên hoàn, trắc bằng bốn vần, bài thơ có thể đọc thành 64 bài thất ngôn, ngũ ngôn. Bài thơ đã gây sự tò mò chú ý không chỉ các nhà nghiên cứu trong nước mà còn ở nước ngoài, không chỉ về nghệ thuật mà còn cả về nội dung. Thơ Thiệu Trị thường được viết với cả tấm lòng chân thành, tha thiết với tình yêu dành cho non sông đất nước, cho xứ Huế thân yêu, cho nhân dân, và cả cho người cha của mình. Thơ ông không những cao cấp về mặt chữ nghĩa, đặc sắc về nghệ thuật, hấp dẫn về nội dung mà còn có một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Thiệu Trị tuy chỉ làm vua có bảy năm (1841 - 1847), thọ 41 nhƣng số tuổi đó không thể tính hết đƣợc số tác phẩm mà nhà thơ để lại cho đời. Ngoài 4000 bài thơ được in trong rất nhiều tập khác nhau như Thiệu Trị ngự chế thi tập, Thiệu Trị thánh chế Bắc tuần thi tập, Ngự chế vũ công thi tập, Hoàng huấn cửu thiên… thì ông còn viết về văn, chế, biểu, bi, ký đặc biệt hơn là ông đã biên tập, chỉnh sửa và rút ra các quy tắc về âm, vận, luật trong nghệ thuật sáng tác với cuốn sách có nhan đề là Thiệu Trị văn quy tự vận hội tập… Bên cạnh đó ông còn dành thời gian để đọc và luận bàn về văn học Đông Tây cổ kim một cách uyên bác khiến cho nhiều học giả đương thời phải gật gù công nhận. Những điều đó đủ chứng minh rằng Thiệu Trị là một tác giả văn học, một học giả thực thụ mà chúng ta chưa có dịp tìm hiểu. Phải thừa nhận rằng nếu không có một tâm hồn yêu văn chương, mẫn cảm nghệ thuật, một tầm hiểu biết cũng như vốn văn chương rộng rãi thì Thiệu Trị không thể 3
- làm được những điều đó. Chính khả năng sáng tạo, sự nghiên cứu, tìm tòi đó của Thiệu Trị đã làm nên tư cách một tác giả văn học lớn ở ông. Với những nhận thức trên, chúng tôi thật sự khâm phục và ngạc nhiên trƣớc tài năng của vua Thiệu Trị. Ông xứng đáng được thế hệ hôm nay và mai sau biết đến không chỉ với tư cách là một vị vua mà còn với tư cách là một nhà thơ, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên vì những quan điểm lệch lạc trong quá khứ cũng như những khó khăn về mặt tư liệu mà ít học giả có cơ hội tìm hiểu về thi sĩ này, điều này sẽ là “bước cản” cho chúng tôi trong việc bước đầu tạo dựng nên chân dung của Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học. Nhưng nếu không nghiên cứu về Thiệu Trị có lẽ là một thiếu sót lớn trong việc hình dung về bức tranh văn học trung đại, vì vậy chúng tôi quyết định lấy Thiệu Trị làm đề tài cho luận văn của mình, với mong muốn bước đầu phác dựng chân dung một tác giả văn học lớn mà lịch sử nghiên cứu văn học đã “vô tình bỏ qua”, với hi vọng những giá trị thẩm mĩ đích thực sẽ được đưa về đúng vị trí của nó. Từ đó chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về triều Nguyễn - một triều đại hỗn hợp giữa công và tội - một triều đại gây sự tò mò khó lí giải cho các nhà nghiên cứu. Với những lí do trên, chúng tôi chọn Thiệu Trị làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình với tiêu đề: Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ khi thi nhân còn sống, các tác phẩm của ông đã được các học giả đương thời, đánh giá và biên tập và xin khắc in. Tháng 10 năm 1842 quan Nội các đã tập hợp các bài thơ vua làm khi đi tuần thú ra Bắc, biên tập thành tập Thánh chế Bắc tuần thi tập, các học giả đã cho rằng: “đó là văn của đất. Tiếng vàng, tiếng ngọc điều lí trước sau, đó là văn của thánh nhân. Nước ta, bờ cõi muôn dặm, núi sông thắng tích chỗ nào 4
- cũng có. Năm nay, ngự giá ra Bắc, thăm mùa màng, hỏi việc nông, xem dân tình, xét quan lại, làm phúc, ban ơn, dạy chính sự, sửa việc binh, phàm trải qua chỗ nào đều thơ để ghi việc, tính được gồm 173 bài”, “bút pháp của thánh thượng như tài khéo của thợ trời, thật nên tiêu biểu, khắc lời cao cả, ghi trên tấm đá để trấn một phương, và làm áng văn để lưu truyền muôn đời” [51, tr. 416-417], “đùn đùn như mây Đường Nghiêu bay, sang sảng như đàn Ngu Thuấn gảy, tiếng như vàng ngọc, phát làm thơ văn” [51, tr. 1061]. Tháng 9 năm 1847 vua Thiệu Trị mất, vua Tự Đức có làm bài văn bia ca ngợi công nghiệp cai trị, ca ngợi văn chương của người “trong bảy năm làm ra bốn tập thơ thánh chế, hai tập văn, cùng các tập Cổ kim thể cách, Tài thành phụ tướng đều giãi tỏ những nghĩa ẩn vi, phát triển những nghĩa huyền diệu, không phải những người chương cú tầm thường dòm được một phần muôn” [51, tr. 1077]. Sau đó, nhà vua tiếp tục cho các quan khắc in những tập thơ mà khi còn sống đang làm dở. Tự Đức cho rằng văn chương Thiệu Trị như “là đồ sông Hà, thư sông Lạc tỏ bày như ánh sáng Mặt Trời của ngôi sao, mở tỏ sự huyền bí của sáu kinh, mở ra đường lối dìu dắt cho trăm đời sau này. Cổ võ hết lòng là một vận hội lớn, chính trị và giáo hoá đều tốt đẹp tươi sáng, từ Đinh, Lý, Trần, Lê trở về trước, chưa có bao giờ” [52, tr. 101]. Đến tháng 12, vua Tự Đức bắt đầu cho quan tra cứu, biên tập và nhiều lần bổ khuyết bộ Thực lục Chính biên Đệ tam kỷ1 về Thiệu Trị. Đến 1877, cuốn sách được các Sử quán Tổng Tài là Trần Tiễn Thành, Phó Tổng tài là Lê Bá Thận, Toản tu Phạm Huy Bính biên tập xong và được Tự Đức cho khắc in trong năm đó. Cuốn sách lần lượt ghi chép chi tiết nhiều sự kiện lịch sử của nước ta cũng như tư tưởng, suy nghĩ và hành động của Thiệu Trị trong thời gian trị vì. Ngoài ra, Thực lục Chính biên Đệ tam kỷ cũng giành nhiều trang ghi lại các hoạt động văn chương, quá trình sáng tác, in ấn xuất bản và đặc biệt là cảm 1 Thực lục Chính biên đệ tam kỷ là một phần trong tuyển tập Đại Nam thực lục. 5
- nhận của các học giả đương thời về nhà văn này. Bộ sách là một tài liệu lịch sử quý giá đồng thời cũng được xem như là một tuyển tập về văn chương Thiệu Trị có tính chất trọn vẹn kể từ đó cho đến ngày nay. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của ông ở trong bộ sách này chỉ ghi chép tản mạn và không theo hệ thống và có phần giấu đi, vì vậy người đọc sẽ rất khó hình dung được chân dung của ông với tư cách là một nhà văn. Kể từ sau tuyển tập Đại Nam thực lục, nghiên cứu ở phương diện lịch sử về Thiệu Trị - với tư cách là một vị vua đã được nhiều công trình thực hiện, nhưng tư cách một nhà thơ, một học giả văn học của ông vẫn chưa có nhiều công trình. Chân dung văn học của Thiệu Trị đã được đề cập đâu đó trong một số bài báo, tạp chí nhưng khá mờ nhạt, ít ỏi, chưa có những phân tích sâu sắc, cụ thể và tường tận về những khía cạnh cụ thể của đối tượng. Phải đến 150 năm sau ngày Thiệu Trị mất (1847), người ta mới biết rằng ông là một nhà thơ đầy tài năng qua công trình Thần Kinh nhị thập cảnh của nhóm tác giả Phan Thuận Hóa, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải và Nguyễn Phước Hải Trung cùng phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu tới du khách - những người yêu mến Thiệu Trị nói riêng và yêu mến phong cảnh Huế nói chung, về một tài năng còn chưa được để ý đến. Đây là công trình đầu tiên giới thiệu về Thiệu Trị như một tác giả văn học. Cuốn sách gồm hai phần: phần một giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp, phần thứ hai là dịch và chú giải, giới thiệu 20 bài thơ nổi tiếng tác giả viết về phong cảnh Huế. Các nhà biên soạn đã “cố gắng nghiên cứu dịch thuật Thần Kinh nhị thập cảnh, với những tư liệu gốc cùng những lời chú giải rõ ràng kèm theo lời giới thiệu các thắng cảnh trên cùng nguồn gốc và diễn tiến lịch sử của thắng cảnh đó” [1, tr. 8]. Tuy nhiên tuyển tập chỉ phản ánh được một phần nhỏ trong tổng số sự nghiệp đồ sộ của Thiệu Trị. Ở đây vì một vài lí do riêng nên mục đích của các tác giả là mong giới thiệu phong cảnh Huế 6
- thông qua sáng tác của Thiệu Trị. Cuốn sách là sự tìm tòi tỉ mỉ và công phu, đòi hỏi mất nhiều thời gian của nhóm tác giả đồng thời thể hiện niềm yêu mến, sự tự hào của nhóm tác giả đối với người con đất Huế đầy tài năng văn chương mà không mấy ai dễ dàng phát hiện này. Năm 1972, đánh dấu sự phân tích về thi pháp văn chương Thiệu Trị bằng bài viết của một học giả phương Tây, Pierre Daudin, trên Tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương. Bài viết đã giải ra 12 bài thơ thất ngôn bát cú từ các cách đọc khác nhau của Vũ trung sơn thuỷ của Thiệu Trị. Đến, năm 1994, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tân Phong, tìm ra đúng 64 cách, đúng như Thiệu Trị đã từng nói khi sáng tác bài thơ này. Năm 1998, với cuốn sách Tìm hiểu kỹ xảo hồi văn liên hoàn trong bài “Vũ trung sơn thuỷ” của Thiệu Trị của cố Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã khiến người đọc bái phục trước đỉnh cao thi pháp của Thiệu Trị. Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu đã dành hết 450 trang để diễn giải, chú thích, sau đó đưa ra 128 cách đọc khác nhau về một bài thơ Vũ Trung sơn thủy của vua Thiệu Trị. Đây là công trình nghiên cứu công phu, mang tính chỉ dẫn rất cao đối với người nghiên cứu sau này, nhưng chỉ tiếc rằng công trình chỉ giới hạn nghiên cứu về thi pháp trong một bài thơ, chứ chưa đi vào khai thác Thiệu Trị ở quy mô rộng hơn, bao quát hơn. Trên đây là những công trình có giá trị, bước đầu khắc họa cho độc giả thấy được tài năng thơ của Thiệu Trị. Tuy nhiên, kể từ năm 1998 đến nay việc nghiên cứu về Thiệu Trị lại bị chìm lắng, tên tuổi của ông được nhắc đến trong những bài tham luận tại các hội thảo khoa học và tại một số bài báo được đăng rải rác trên một số trang điện tử, tập chí, có thể kể: Tham luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê trong Hội thảo “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - nhìn lại và phát triển”. Trong bài viết Giáo sư đã đề cập đến vai trò của các ông vua trong nền văn học Huế, trong 7
- đó có Thiệu Trị. Giáo sư đánh giá khá cao vai trò của Thiệu Trị nói riêng và văn chương hoàng phái nói chung. Nhưng bài viết của ông chỉ mới dừng lại ở ngưỡng giới thiệu khái quát. Bài viết này của Giáo sư đã gợi cho chúng tôi nhiều ý tưởng trong việc hoàn thiện luận văn của mình. Tiếp đó, trên Tạp chí Hán Nôm, số 5 (84) - 2007 có bài viết “Vũ Trung sơn thủy” - Bài thơ độc đáo của Thiệu Trị, bài viết nêu lên một số cách đọc khác nhau, từ những cách đọc ấy giúp chúng ta nhận ra những nét độc đáo, kỳ bí của bài thơ, giúp người đọc hiểu thêm về thú chơi thơ trong dòng văn hóa Việt. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về Thiệu Trị đã dần trở về dĩ vãng, mặc dù thỉnh thoảng chúng tôi cũng đọc được một vài bài báo đăng tải việc vừa tìm thấy bài văn bia Tây lãng hoàng thành của Thiệu Trị hay việc năm 2007, hai nhà nghiên cứu Hán Nôm Thái Huy Bích và Trần Đình Vân trong một chuyến điền dã đã phát hiện tấm văn bia gần hai trăm tuổi, trên đó có khắc in bài “Thiết cảng” (Kênh Sắt) của Thiệu Trị…Giới trẻ ngày nay, ngay cả các bạn bè của chúng tôi phần lớn không ai biết Thiệu Trị trên phương diện văn học. Có chăng đôi ba lần đến Huế nhìn thấy một vài bản khắc in trên các tấm bia ở cung điện, nhưng không mấy ai trong số họ có thể biết được đó là những bài thơ của Thiệu Trị. Như chúng tôi đã nói, ngoài một số công trình ít ỏi trên thì hầu như không có công trình nào chuyên khảo, hay nghiên cứu về tác giả này. Còn các bài báo, nghiên cứu, tham luận chủ yếu tập trung vào một tác phẩm chính đó là “Vũ Trung sơn thuỷ” hoặc “điểm danh” tên Thiệu Trị trong hệ thống văn chương hoàng phái mà thôi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn Xây dựng chân dung Thiệu Trị là một đề tài rộng và có nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận. Thiệu Trị vốn là một vị vua trong lịch sử dân tộc Việt Nam, sức ảnh hưởng của người không chỉ nằm trên phương diện của văn 8
- chương mà còn trên nhiều bình diện như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và quan trọng hơn nữa là ảnh hưởng trong tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc. Đối với nhiều nhà nghiên cứu, văn học chỉ là một bộ phận nhỏ trong tổng thể chân dung phức tạp của ông. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi hướng tới tìm hiểu ông với tư cách một nhà văn, cụ thể, chúng tôi hướng tới giới thiệu chân dung nhà văn Thiệu Trị và những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Xác định đối tượng như vậy, luận văn của chúng tôi, ngoài việc rà soát toàn bộ sự nghiệp văn chương Thiệu Trị, chúng tôi cũng hướng đến phác thảo một bối cảnh thời đại để thấy sức chi phối của nó đối với ông, đồng thời, phác dựng một cách khái quát thơ văn triều Nguyễn để thấy vị trí của Thiệu Trị trong tổng thể mạch nguồn thơ văn hoàng phái từ Lý, Trần, Lê đến Nguyễn. Xem xét những đóng góp của ông về mặt thi pháp đặc biệt là các thể thơ. Về mặt tư liệu, chúng tôi dựa chủ yếu vào bộ sử Đại Nam thực lục (10 tập, Quốc sử quán triều Nguyễn, Nxb. Giáo dục, 2007) . 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi làm luận văn này với mục đích trước hết là giới thiệu tới bạn đọc nói chung và những người yêu thích tài năng của Thiệu Trị nói riêng những đóng góp to lớn của tác giả về lĩnh vực văn học. Mục đích cao hơn nữa mà chúng tôi đang cố gắng hướng tới đó là góp phần bổ khuyết cho phả hệ văn học được hoàn chỉnh, đầy đủ hơn. Tác phẩm của Thiệu Trị chủ yếu được viết bằng chữ Hán, nên tôi hi vọng với những tập thơ mà chúng tôi đã hệ thống hóa được, sẽ có những nhà nghiên cứu, các tổ chức dịch và giới thiệu tác phẩm của ông tới cộng đồng, để nền văn hóa Huế nói chung và văn hóa Hoàng phái nói riêng tới tay bạn đọc. Đồng thời từ đó, cũng có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về các ông vua triều Nguyễn. Có thể họ có những sai lầm về chính trị nhưng chúng ta cũng không vì thế mà phủ nhận tài năng cũng như 9
- vai trò của họ trong lịch sử Việt Nam. Hi vọng, với luận văn này chúng tôi sẽ góp phần nhỏ của mình vào công cuộc nhìn nhận và xem xét lại những gì đã qua để con người trong hiện đại đánh giá khách quan về quá khứ và hành động đúng hơn trong tương lai. Chính vì thế nhiệm vụ của chúng tôi trong luận văn này là bước đầu sưu tầm tài liệu, sau đó xem xét các vấn đề sau: Thứ nhất, tìm hiểu nguyên nhân, động lực, hoàn cảnh để Thiệu Trị trở thành một tác giả, một học giả văn học. Thứ hai, đặt văn chương Thiệu Trị trong hệ thống văn chương Hoàng phái Việt Nam, để có cái nhìn khách quan theo chiều dài lịch sử. Thư ba, cố gắng dựng nên chân dung đầy đủ và trọn vẹn về một tác giả vốn chưa được mấy người biết đến. Thứ tư, hệ thống hoá về nội dung và quan niệm thi pháp văn chương của Thiệu Trị. Thứ năm, xem xét cách nhìn nhận của Thiệu Trị đối các tác giả cổ của Việt Nam và Trung Quốc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Do đặc trưng của đề tài, cũng như với mong muốn luận văn được trình bày một cách khoa học, logic và hoàn chỉnh phương pháp mà chúng tôi lựa chọn trước hết là tổng hợp, thống kê tài liệu dựa trên các tư liệu lịch sử để từ đó phân loại đánh giá. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, cùng cách tiếp cận văn hóa học trong phân tích, đánh giá.. 6. Đóng góp của Luận văn Với đề tài: Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua “Đại Nam thực lục”, luận văn có những đóng góp chủ yếu sau: - Nâng cao nhận thức của các bạn độc về văn chương Thiệu Trị nói riêng và văn chương hoàng phái nói chung. 10
- - Bổ sung thêm một chỗ khuyết trong dòng lịch sử văn học Việt Nam. - Góp phần làm cho lịch sử nghiên cứu về thi pháp văn chương trung đại Việt Nam phong phú và toàn diện hơn. 7. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo ra, phần Nội dung của Luận văn bao gồm ba chương chính như sau: Chương 1. Thiệu Trị - Thời đại và cuộc đời. Chương 2. Hệ thống tác phẩm và nội dung văn chương của Thiệu Trị qua Đại Nam thực lục Chương 3. Quan điểm lý luận, phê bình - thi pháp văn chương của Thiệu Trị qua Đại Nam thực lục. 11
- PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. THIỆU TRỊ - THỜI ĐẠI VÀ CUỘC ĐỜI 1.1. Khái quát Mỗi một nhà văn, nhà thơ dù muốn hay không cũng không thể tách rời thời đại và xã hội mà họ sống. Đời sống xã hội nuôi nấng tâm hồn, nhận thức, suy nghĩ của họ, và bản thân họ phản ánh thời đại, nhận thức thông qua tác phẩm - những đứa con tinh thần. Những đứa con tinh thần ra đời lại chịu quy luật phản ứng dây chuyền này. Nói như thế để thấy rằng, xã hội, nhà văn và tác phẩm không thể tách rời nhau mà luôn gắn bó khăng khít với nhau. Bối cảnh thời đại sẽ là tác nhân không nhỏ trong việc hình thành nhân cách cá nhân con người. Mặt khác, không gian văn hóa thời đại chi phối đến hành xử, thị hiếu và mĩ cảm… của con người. Tuy nhiên thời đại không phải là yếu tố duy nhất và quyết định mà quá trình hình thành nhân cách, tài năng còn là sự kết hợp của nhiều nhân tố khác - ý thức hệ chi phối đến tư tưởng, không gian văn hoá của gia đình, nền giáo dục và chính nội lực bên trong con người đó. Trở lại với tác giả Thiệu Trị, chúng ta thấy Thiệu Trị sinh ra trong một thời đại tương đối phức tạp về chính trị xã hội, thời đại của sự du nhập các luồng gió mới từ châu Âu đặc biệt là Pháp, Bồ Đào Nha. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà văn chương đạt được nhiều đỉnh cao, đặc biệt là góp mặt của nhiều tác giả, tác phẩm văn chương bằng chữ Nôm. Thiệu Trị ham mê sáng tác văn chương, ham mê tìm tòi, nghiên cứu về các tác phẩm Đông Tây kim cổ nhưng bản thân Thiệu Trị lại chủ yếu sáng tác văn chương bằng chữ Hán và đạt đến “tuyệt đỉnh” (Theo Trần Ngọc Vương) trong thể loại này. Theo chúng tôi, để làm nên một tác giả Thiệu Trị ngoài việc bị ảnh hưởng bối cảnh thời đại thì trong bản thân ông cũng có thiên bẩm nghệ thuật, tài năng sáng tạo cộng với những quan niệm, lý tưởng. 12
- 1.2. Bối cảnh thời đại nhà Nguyễn 1.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Cuối thế kỷ 18 nửa đầu thế kỷ 19 là giai đoạn mà lịch sử Việt Nam trải qua nhiều biến động, việc tranh giành quyền lực của hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm khiến cho lịch sử dân tộc rơi vào vực thẳm, đời sống nhân dân cực khổ. Nhà Tây Sơn vừa lên đã ra tay giết hại rất nhiều người thuộc phe phái Trịnh - Nguyễn, gieo rắc sự thù hằn ngày càng gay gắt. Chính quyền Tây Sơn dù đã đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, thành lập chính quyền mới, nhưng chiến tranh giữa Tây Sơn và các dư đảng của nhà Nguyễn tiêu biểu là Nguyễn Ánh vẫn tiếp diễn không ngừng. Nguyễn Ánh là cháu nội của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, ông phải chạy trốn và tìm cách khôi phục lực lượng để trả thù. Sau 25 năm với nhiều thất bại, phải cầu viện sự giúp đỡ Xiêm La và Pháp, ông lấy được Nam Hà, lật đổ triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam. Nguyễn Ánh lên ngôi, định đô tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, đổi quốc hiệu là Việt Nam. Thời đại này nước ta có cương thổ rộng lớn nhất, kéo dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan. Sau khi lên ngôi, ông thay thế các cải cách có xu hướng tự do của Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo xu hướng Nho giáo. Đây là giai đoạn mà Nho gia phát triển mạnh mẽ, khẳng định được vị thế của nó trong nghệ thuật cai trị của Gia Long. Gia Long cũng là người mở đường cho các ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam qua việc nhờ họ xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một quốc gia có thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng với Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp. Gia Long có rất nhiều lỗi lầm trong quá khứ như lưu vong ở Xiêm, kêu sự ủng hộ ngoại quốc, bắt tay với Pháp trong nội chiến, trả thù tàn bạo triều 13
- Tây Sơn nhưng nhờ chính sách “ngoại giao” với ngoại bang mà ông đã xây dựng một đất nước hùng mạnh về quân đội, ổn định chính trị - xã hội. Trong thời gian trị vì ông thực hiện nhiều công cuộc khai hoang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đào kênh thoát nước Thụy Hà và sông Vĩnh Tế tạo thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Triều đại của ông đã xây dựng khối lượng đê, kè, cống nhiều nhất so với trước. Sau nhiều năm chinh chiến trên chiến trường, Gia Long tập hợp được một đội ngũ quan võ hùng hậu, đến lúc lên ngôi ông nhận thấy triều đình rất ít quan văn vì vậy ông bắt đầu tuyển dụng quan văn, khuyến khích quần thần sáng tác thơ văn. Ông bắt đầu mở trường Quốc Tử giám ở Kinh đô để dạy con em triều đình, lập văn miếu ở các trấn, doanh để thờ đức Khổng Tử… Năm 1807, ông mở thêm 6 trường thi Hương, đặt chức Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo để coi việc giáo dục ở các trấn. Tuy trong lòng nhân dân lúc này vẫn hướng vọng về nhà Lê, nhưng tình hình chính trị trong những năm Gia Long về cơ bản là yên ổn. Trong không khí yên bình đó Thiệu Trị được sinh ra, ông sinh năm 1807 khi triều Gia Long chính thức tồn tại được năm năm. Đến năm Thiệu Trị 12 tuổi thì Gia Long mất. Sang thời Minh Mệnh tình hình chính trị chuyển biến theo một xu thế xấu. Trong nước, có nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình. Cụ thể, trong thời Minh Mệnh có đến 250 cuộc nổi dậy như nổi dậy của Phan Bá Vành, Lê Trọng Liên, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi… Tuy nhiên, những cuộc nổi loạn đó nhanh chóng bị Minh Mệnh dẹp tan. Minh Mệnh là ông vua năng động, quyết đoán, có nhiều cải cách trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Ông cho tổ chức lại quân đội, cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc Kỳ và Nam Kỳ, lập nên hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Năm 1832, ông còn cho mở ngành tơ tằm Đại 14
- Nam, bắt các quan lại ở các tỉnh phải xuất lúa giống ở trong kho cho nhân dân vay để làm mùa sau. Ngoài ra, ông còn khuyến khích cải cách kỹ thuật công nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng cải cách về kinh tế, nhưng vì đất nước đã trải qua một thời gian hoang tàn khá dài, cộng thêm chiến tranh liên miên nên mọi cố gắng của Minh Mệnh cũng không giúp được nhiều cho đời sống nhân dân, vì thế đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiếu đất đai để trồng trọt lại thêm nạn lũ lụt, hạn hán, vỡ đê. Minh Mệnh là một người am hiểu Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, ông rất quan tâm đến việc học tập đặc biệt là việc dạy dỗ các hoàng tử trong đó có Thiệu Trị . Năm 1822, ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Năm 1836, ông còn cho lập Tứ dịch quán để dạy ngoại ngữ. Vì vậy, dưới thời Minh Mệnh chế độ Nho học, thi cử phát triển mạnh mẽ. Minh Mệnh cũng là một học giả văn chương, từng làm thơ, soạn sách, khuyến khích quần thần sáng tác và biên soạn sử sách, các sách dâng lên đều được ông khuyến khích ban thưởng. Những khi có thời gian, ông có thói quen đàm đạo văn chương, làm thơ sai các quan hoạ vần. Điều này đã ảnh hưởng đến tư duy, suy nghĩ của Trường Khánh Công (sau này là vua Thiệu Trị) cũng như nhiều hoàng tử khác, họ phần lớn là những nhà thơ nổi tiếng. Một gia đình đế vương mà có nhiều tác giả nổi tiếng như thế này là một hiện tượng xưa nay chưa từng thấy. Về mặt ngoại giao, Minh Mệnh có chính sách hà khắc hơn Gia Long, ông khước từ tiếp xúc với phương Tây, đưa ra các chiếu chỉ cấm đạo, tàn sát hàng loạt các tín đồ Cơ Đốc giáo, ra sức củng cố chế độ lưu quan ở miền núi, chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài, kiểm soát Chân Lạp. Kết quả là Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh và có lãnh thổ rộng nhất so với các đời trước. Dù còn nhiều khó khăn, song về cơ bản tình hình kinh tế, chính trị, xã hội dưới thời Minh Mệnh đã đi vào nề nếp. 15
- Thiệu Trị lên ngôi (1841) may mắn được thừa hưởng một cơ nghiệp về cơ bản đã đi vào ổn định. Sau khi lên ngôi, vua cho các quan kê cứu, khảo sát những việc, những lệ từ triều Gia Long (1802 - 1819), Minh Mệnh (1820 - 1840), biên chép lại làm thành tắc lệ, về sau cứ thế mà làm. Mọi định chế về pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và quân đội đều được Thiệu Trị kế thừa từ thời Gia Long, Minh Mệnh. Mặt khác, nhà vua chú trọng về văn hoá, giáo dục và thi cử. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) bắt đầu mở Sử cục để biên tập, hiệu đính và khắc in các bộ sử. Thời đại của ông đánh dấu sự ra đời của nhiều bộ sử có giá trị. Ngoài việc khắc in các tập thơ của Minh Mệnh, của bản thân, ông còn cho in “Tiền biên và Chính biên, bộ Thực lục, sửa Thực lục chính biên về Thánh tổ Nhân hoàng đế” [51, tr. 579]. Năm 1844, cuốn Thực lục tiền biên về Liệt Thánh làm xong (tức là phần Thực lục về các đời chúa Nguyễn: từ Gia Dụ đến Hiếu Định). Ngoài ra, ông còn cho khắc in bộ Ngọc điệp, các bộ sách của các hoàng đế Trung Hoa cũ. Về giáo dục, cũng có nhiều thành tựu đáng kể. Ví dụ như tháng 4 năm 1847, nhà vua bắt đầu cho đặt chức đốc học tỉnh Phú Yên và giáo thụ, huấn đạo các phủ huyện ở những tỉnh duyên biên như Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên. Vua cho rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”, “văn phong ngày một chấn khởi, nên mở rộng việc tác thành nhân tài” [51, tr. 1000 - 1001]. Vì thế, dưới thời Thiệu Trị việc đặt nơi dạy học đã phát triển rộng rãi trên hầu hết các tỉnh thành. Năm 1847, ông cho đặt trường thi tại Gia Định. Từ khi lên ngôi chấn hưng văn trị, mở rộng khoa thi, trong khoảng bảy năm mở luôn 11 khoa thi Hội, thi Hương, các đời ít thấy có. Lâm Duy Thiếp một đại thần lúc bấy giờ nói rằng “từ đời cổ, đặt chế độ mở khoa thi lấy nhân tài, không đời nào thịnh bằng đời nay, cho nên đời nay, những người làm học trò đều muốn quyết thi cho đỗ, mà không muốn làm lại viên, sáu bộ và các nha phải cần đến người làm việc. Có thể biết được văn phong đời nay là thịnh” [51, tr. 1056]. 16
- Ngoài ra, ông còn khuyến khích quần thần sáng tác, hoạ vần. Mỗi khi coi chầu giải quyết công việc xong, bao giờ ông cũng tụ họp các quần thần để luận bàn văn chương thi pháp. Ông thường nói với quần thần “Ta muôn việc ở mình, dù lúc mặt trời đã xế bóng, hay ban đêm, chưa lúc nào được nhàn rỗi, còn ở những lúc chính sự thư thả, không lúc nào bỏ việc học, huống chi các ngươi? Người đời xưa học sách cổ rồi ra làm quan, nghiên cứu kinh điển đến cùng để sẽ dùng vào việc đời” [51, tr. 1038]. Cũng như thời Minh Mệnh, xã hội thời Thiệu Trị cũng phức tạp, chỉ trong bảy năm mà có đến 50 cuộc nổi dậy nhưng may mắn được sự giúp đỡ của các đại quan giỏi như Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Công Trứ, hầu hết các cuộc nổi dậy được dẹp yên. Về ngoại giao, ông giữ chủ trương hoà hảo nhưng không khuất phục đối với nhà Thanh. Đối với Chân Lạp, Xiêm La trong những năm đầu mối quan hệ có vẻ căng thẳng, nhưng sau khi Thiệu Trị cho rút quan lại và binh sĩ đóng ở Chân Lạp thì mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Mặc dù Thiệu Trị giữ thái độ hoà hảo đối với các nước bên ngoài, “để cho quân nhân được nghỉ ngơi” [51, tr. 968], nhưng trong những năm này nhà Nguyễn bắt đầu phải đối mặt các thế lực phương Tây, đặc biệt là Pháp. Thời Minh Mệnh, vua có những chính sách hà khắc đối với việc truyền đạo như giết các giáo sĩ truyền đạo, giam cầm một số thương gia người Pháp… nên cuối đời Thiệu Trị, người Pháp bắt đầu thực hiện “đường lối ngoại giao pháo hạm” tại cửa biển Đà Nẵng, tìm cách can thiệp vào nội tình nước ta. Đầu năm 1847 hai tàu chiến của nước Phật Lan Tây (Pháp) vào cửa Đà Nẵng, gây sự, bất chấp các quy định của quan chức nhà Nguyễn. Chúng nổ súng vào các hạm thuyền của quan quân, 5 - 6 người đạo trưởng công nhiên đeo chữ “thập”, đi lại nơi cửa biển. Không dừng lại ở đó Đầu mục Tây dương là Lạp Biệt Nhĩ còn đem vài 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn