Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
lượt xem 16
download
Luận văn đi sâu tìm hiểu ba vấn đề cơ bản: Quan niệm văn chương và chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư; thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư; đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Văn học Việt Nam Hà Nội – 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS Mai Hương Nơi công tác : Viện Văn học Hà Nội – 2012
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề: ........................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 13 4. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 14 5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................... 14 6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 14 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 16 CHƯƠNG 1: NHÌN LẠI CHẶNG ĐẦU SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ............................................................................................................... 16 1.1 Đôi nét về con người và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ....................... 16 1.2. Quan niệm văn chương và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ................... 18 1.2.1. “Tôi viết như cảm xúc của mình” ....................................................... 18 1.2.2. “Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường” ...................................................... 21 1.2.3. Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn ............................................ 23 1.2.4 “ Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…" .... 24 1.2.5 “Chậm thôi, giữ lửa và chờ đợi” ......................................................... 26 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư.................. 27 1.3.1. Con người sống là để yêu thương ....................................................... 27 1.3.2. Con người “Sống là luôn hy vọng…” ................................................ 29 1.3.3. “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng mới quý” ............................. 30 1.4. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới . 31 1.5. Nguyễn Ngọc Tư – một cây bút độc đáo đậm chất Nam Bộ .................... 35 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ............................................................................................. 38 2.1 Khái lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ....... 38 2.1.1. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về nhân vật văn học......................... 39 2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư với nhân vật của một số nhà văn nữ cùng thời ............................................................................ 40 1
- 2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ........................... 42 2.2.1. Nhân vật kiếm tìm ................................................................................... 43 2.2.2. Nhân vật sám hối .................................................................................... 47 2.2.3. Nhân vật lưu lạc ...................................................................................... 50 2.2.4. Nhân vật cô đơn ...................................................................................... 55 2.2.5. Nhân vật nghèo khổ, bất hạnh ............................................................... 62 Tiểu kết .......................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ............................................................................................. 66 3.1 Người kể chuyện ...................................................................................... 66 3.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất ........................................................... 66 3.1.2. Người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba ......................................................... 67 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 68 3.2.1. Đặt nhân vật vào những tình huống “có vấn đề”................................. 68 3.2.2. Chú ý đến ngoại hình và nội tâm nhân vật trong xây dựng tính cách nhân vật.............................................................................................................. 69 3.2.3. Các nhân vật bộc lộ tính cách của mình qua lời nói và hành động. ... 72 3.3 Giọng điệu trần thuật................................................................................ 74 3.3.1 Giọng điệu dân dã, mộc mạc, tự nhiên ................................................... 74 3.3.2. Giọng điệu ấm áp, chan chứa yêu thương ............................................ 78 3.3.3. Giọng điệu trữ tình, mượt mà ................................................................ 81 3.4. Ngôn ngữ ............................................................................................... 84 3.4.1 Ngôn ngữ đời thường đậm chất Nam Bộ ................................................ 84 3.4.2 Ngôn ngữ của một vùng “văn hóa sông nước” ..................................... 88 Tiểu kết .......................................................................................................... 89 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 92 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hơn hai mươi năm trở lại đây, văn học Việt Nam có nhiều biến chuyển đa dạng và phức tạp. Khác với văn học của những thời kì trước, văn học thời kì này đã thể hiện những cái nhìn mới về hiện thực đời sống, về con người. Đề tài thay đổi và mở rộng, cảm hứng đời tư, thế sự được đề cao. Cái nhìn của tác giả cũng có sự thay đổi, hiện thực được khai thác sâu hơn, chân thực hơn, đa chiều hơn. Bởi thế văn học thời kì này có những màu sắc phong phú đồng thời cũng từng gây nhiều tranh luận. Sự chuyển đổi của văn học có được nhờ sự đóng góp của nhiều cây bút ở các thế hệ khác nhau, trong đó có phần đóng góp đáng quý của những cây bút nữ trẻ và đầy sáng tạo. Thế mạnh của những cây bút nữ ngày càng được khẳng định. Từ sáng tác của những cây bút quen thuộc: Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Thuận…đến những cây bút mới xuất hiện như Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư… đều thực sự gây được sự chú ý của công luận. Sự gia tăng một cách đáng kể và nét riêng đặc sắc trong sáng tác của những cây bút nữ trên văn đàn khiến nhiều ý kiến cho rằng, văn học thời kì đổi mới là nền văn học “mang gương mặt nữ”. Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI người yêu văn chương cũng như giới phê bình nghiên cứu không còn xa lạ với Nguyễn Ngọc Tư. Tên tuổi của chị gắn với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc và giới phê bình. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến những “hương vị lạ” và nhanh chóng tạo được một phong cách riêng độc đáo. Từ đó, Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước tiến khá tự tin và vững chắc trong văn đàn Việt Nam. Dường như mỗi tác phẩm của chị đều được công chúng đón đọc, quan tâm, đặc 3
- biệt Cánh đồng bất tận đã tạo được những cuộc tranh luận khá thú vị trên văn đàn, đã được chuyển thể kịch bản điện ảnh và đoạt giải thưởng cao trong Liên hoan phim. Là cây bút trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã đoạt được nhiều giải thưởng cao quý của Hội Nhà văn Việt Nam và các cơ quan ngôn luận, diễn đàn văn nghệ có uy tín. Chị cũng là cây bút trẻ nhất được vinh dự nhận giải thưởng văn học Asean. Với những thành công và đóng góp của chị, Nguyễn Ngọc Tư thực sự là một “hiện tượng” rất cần được quan tâm nghiên cứu thấu đáo. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù số lượng bài viết về Nguyễn Ngọc Tư khá nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là các bài viết về những tác phẩm cụ thể đăng tải trên một số báo, tạp chí và Internet. Thực tế cũng đã có một vài luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng cũng mới chỉ đi vào một số phương diện cụ thể. Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư xứng đáng là một đối tượng cho một đề tài nghiên cứu kĩ càng hơn, hệ thống và đầy đủ hơn. Hơn nữa, từ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư cũng có thể thấy được phần nào những vấn đề chung của văn xuôi đổi mới. Những lý do đó, cùng với sự yêu thích đặc biệt đối với nhà văn nữ này, khiến chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ”. 2. Lịch sử vấn đề: Ngay từ đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút được công chúng với một phong cách mới lạ và độc đáo đậm dấu ấn Nam Bộ. Khi tập Ngọn đèn không tắt đến với công chúng, “Nhiều bài báo, nhiều tiếng khen trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu” (Dạ Ngân - Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm mà thấu đáo). Huỳnh Kim trong bài Gặp Nguyễn Ngọc Tư nhận xét: “Văn chương sâu sắc mà dung dị, tinh tế mà tràn đầy tính nết của người dân Nam Bộ trong khi tác giả mới hai mươi bốn tuổi…Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện nhà quê. Ở trong đó, ai đọc, dù không hợp gu cũng như tìm được 4
- bóng dáng nhà quê của riêng mình”. Đối thoại với Cánh đồng bất tận, Chu Lai đánh giá “Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của văn học Việt Nam”. Trong bài Khi cánh đồng mở ra, Phạm Xuân Nguyên khẳng định bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc “đào sâu vào hiện thực đời sống và khơi sâu vào thân phận con người…” “Nguyễn Ngọc Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người…Thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người ”. Trong Lời giới thiệu tập truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận xét: Ngọn đèn không tắt “đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc – mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá…Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế”. Trần Phỏng Diều trong bài Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt quan tâm đến “vùng thẩm mĩ ” đặc sắc trong sáng tác của chị: “Có thể nói, thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được biểu hiện qua hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình tượng con sông uốn khúc chở nặng tình người”. Cũng đã có những ý kiến quan tâm đến vấn đề nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư. Trong bài Hãy nâng niu và trân trọng một nhân tài, Lê Vĩnh Trang nhận xét: “Những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư giống như bức ảnh chân dung nghệ thuật của một nhà nhiếp ảnh cừ khôi. Sống động và ấn tượng. Là người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, Nguyễn Ngọc Tư bao dung trong xây dựng nhân vật của mình, cái xấu cái tốt cũng đều có nguyên nhân của nó, nhưng không vì thế mà nó làm giảm đi giá trị của câu chuyện, trái lại, nó làm tăng thêm tính nhân bản của con người”. Coi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ tài năng của Nam Bộ, Huỳnh 5
- Công Tín đánh giá “Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người Nam Bộ với những cái tên hết sức bình dị, chân chất kiểu Nam Bộ…Họ mang những tâm tư, nguyện vọng hết sức đời thường. Đó là những người sinh sống bằng những ngành nghề cũng gắn liền với quê hương sống nước Nam Bộ. Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị”. Yêu mến văn tài của Nguyễn Ngọc Tư, Giáo sư Trần Hữu Dũng – một Việt kiều tại Mỹ đã lập riêng một trang web có tên là: www.Vietstudies.org để thu thập các bài viết, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Chính ở trang web này, trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – Đặc sản miền Nam Giáo sư Trần Hữu Dũng đã đánh giá về nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Theo ông “Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khai mở những sinh hoạt trước mắt. Nguyễn Ngọc Tư không “vén màn” cho người đọc thấy cái hay từng có, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội tâm mà chưa từng thấy. Cô đưa ra một tấm gương rất trong, thật sáng. Và qua đó lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính chúng ta. Cái khác biệt của Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác ở chỗ đó”. Riêng về nhân vật, ông nhận xét: “Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư hay khóc và nhiều khi cô khuyến khích nhân vật của mình khóc…nhưng để ý, cái khóc của Nguyễn Ngọc Tư là vì yêu thương, không oán giận. Không phải cái khóc nghẹn ngào, day dứt. Đây là cái khóc ào ào như cơn mưa miền Nam, và người đọc biết (hay mong mỏi) chỉ khoảnh khắc thì mưa sẽ tạnh, nắng sẽ lên và nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sẽ quẹt nước mắt xông vai trở lại cuộc sống bận rộn của mình ”. Trong bài Im lặng thế đấy Đỗ Hồng Ngọc đã nhận xét: “Người đọc bất ngờ trước những kiếp người, phận người hôm nay, tại đây như trong 6
- truyện kể, và bất ngờ trước một văn bút khá lạ của người viết truyện. Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chạm vào những vỉa tầng cuộc sống của những vùng đất cô sống và viết văn. Dữ dội và nhân tình, văn Tư bắt đầu là như thế”. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận được coi là một hiện tượng của năm 2005, đã tiêu tốn bao giấy mực của bạn đọc và các nhà nghiên cứu văn học. Dư luận nhiều chiều khen có, chê có nhưng nhìn chung là tác phẩm đã được đánh giá cao và đã nhận được giải thưởng cao. Nguyễn Hòa – nhận xét: “Trong bối cảnh văn chương năm 2005 truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư trở thành một điểm sáng không cần tới bất cứ sự lăng xê nào”. Trong cuộc trao đổi cùng các nhà văn Trung Trung Đỉnh và Chu Lai, nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh: “Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên bất ngờ thú vị cho giới nhà văn…Cánh đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính cách đặc thù: Chân thực, chất phác, hồn nhiên và bản năng…Hai nhân vật đứa trẻ trong tác phẩm là nạn nhân lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu thốn sự quan tâm và những cử chỉ yêu mến của người thân. Điều đó đã lay động trái tim của hàng nghìn độc giả”. Hữu Thỉnh đặc biệt quan tâm và đánh giá cao “không khí của tác phẩm: cuộc sống Nam Bộ, hơi thở Nam Bộ, nhân vật Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ thấm đẫm, nồng nàn trong “cánh đồng”. Đi sâu vào nội dung của tác phẩm Cánh đồng bất tận tác giả Hữu Thỉnh viết: “Thông điệp của Tư ở đây là con người sống phải biết khoan dung và tha thứ. Chỉ có lấy ân báo oán thì con người mới có thể nguôi ngoai được lòng thù hận nỗi đau, nhờ đó người sẽ người hơn, sẽ lớn lên ”. Hữu Thỉnh cũng đánh giá cao nghệ thuật thể hiện của Nguyễn Ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận. Theo Hữu Thỉnh, Nguyễn Ngọc Tư “đã tiến 7
- thêm một bước về nghệ thuật và xây dựng được những nhân vật đa diện; nhiều góc cạnh và xây dựng được bối cảnh của câu chuyện rất Nam Bộ”. Từ Australia, Phạm Tuấn trân trọng và yêu quý sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt Cánh đồng bất tận: “Đọc toàn bộ tác phẩm tôi thấy rõ mồn một những cảnh đời có thực xung quanh tôi được tái hiện đầy đủ nhất…Nhân vật trong tác phẩm dù được miêu tả một cách đê hèn, nghèo nàn, lạc hậu thì thẳm sâu trong tâm khảm họ vẫn còn cháy bỏng lên một khát vọng tình cảm lớn lao”. T.Phương trong bài Đẹp - xấu trong “Cánh đồng bất tận” nhận xét “Nhân vật trong tác phẩm vẫn thật nhân hậu, biết yêu thương, biết tha thứ và khao khát một cuộc sống không thù hận”. Tác giả Hoàng Thiên Nga với bài Cánh đồng bất tận và những vấn đề liên quan dành cho Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị những nhận xét thiện cảm: “Vẫn bút pháp giản dị, gọn ghẽ đầy âm sắc Nam Bộ, cách chọn lọc ngôn ngữ, cử chỉ sống động như đẽo như tạc, trên bối cảnh tiêu sơ ruộng đồng sông nước Cửu Long vẫn là những mảnh đời nghèo khó xiêu dạt bơ phờ vì áo cơm. Nhưng không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết bởi nhiều chi tiết, hình ảnh thú vị, cốt truyện hình thành theo dòng suy tưởng của nhân vật xưng “tôi” nhẫn nhịn lặng lẽ mà xuyên mỗi lúc một sâu phơi mở tận đáy tâm hồn, tính cách, số phận con người”. Và cuối cùng tác giả dành những lời nhận xét đầy hi vọng cho Nguyễn Ngọc Tư “Tôi tin với tư chất thông minh và văn tài thiên phú, Nguyễn Ngọc Tư đủ bản lĩnh để tỉnh táo trên quãng đường dài văn nghiệp vốn không hiếm cạm bẫy danh vọng và vô số khen chê luôn dễ khiến người nghe ngộ nhận đánh mất mình”. Bài viết: Ngày đầu năm đọc Cánh đồng bất tận với sức hút kì lạ nhận xét: “…đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc chỉ nên đọc một truyện rồi gấp lại, ngẫm nghĩ về nỗi đau thân phận người, thấu hiểu tâm 8
- trạng của nhân vật và một chút trải nghiệm của tác giả hơn phần nào thấm thía cái giọng văn đặc sệt miền Tây. Đó chính là nỗi đau mà dẫu vô tình hoặc cố ý xây dựng nhân vật, Tư tạo nên một phong cách không lẫn vào ai - ấy là chỗ văn Tư đọng vào lòng người sau những giờ phút mệt nhọc với cuộc sống cơm áo gạo tiền, đọc thư giãn, đọc nghiền ngẫm thấy thật hay và tinh tế ” (66). Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được đặt dưới góc nhìn văn hóa. Tác giả Nguyễn Trọng Bình trong Bài viết truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa đã viết: ý thức trân trọng, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trước hết được thể hiện ở sự khẳng định và niềm tự hào của nhà văn về những phẩm chất và giá trị văn hóa của vùng sông Cửu Long. Hay tác giả Phạm Phú Phong lại đi sâu vào lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư . Tác giả nhận thấy lời đề từ có thể là danh ngôn, một câu hát dân gian, ... thể hiện chiều sâu của tư tưởng, ý đồ sáng tạo của tác giả và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm Nhà văn Dạ Ngân đánh giá cao tài năng của Nguyễn Ngọc Tư. Theo Dạ Ngân: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, nhân hậu. Đọc cái nào cũng phải nhoẻn miệng cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay”. Theo Dạ Ngân, truyện của Nguyễn Ngọc Tư là “chuyện về những cảnh ngộ, những thân phận, những mảnh đời thường nhật. Nó cho thấy tác giả có thể dài hơi về kiểu nhân vật này. Tất cả được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ Nam Bộ lấp lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm áp ”. Tác giả còn khen ngợi khả năng vận dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư: “Cái cách của Tư là tuyệt vời. Tôi thấy phương ngữ mà Nguyễn Ngọc Tư đưa vào truyện bao giờ cũng có sự cân nhắc cho sự đóng góp vào vốn liếng chung của ngôn ngữ quốc gia. Những người bẩm sinh có tài năng 9
- lớn thì họ mới làm được cái đó chứ! Nó tự nhiên như không thôi! Thả cái chữ ra thì đúng là cái chữ đó thôi không phải cái chữ nào khác”. Quả thực Nguyễn Ngọc Tư đã có sự sáng tạo về ngôn ngữ dựa trên nền chung là ngôn ngữ mang đậm bản sắc Nam Bộ. Tác giả Văn Công Hùng cũng có nhận xét về góc độ ngôn ngữ trong tác phẩm Hai đứa trẻ “Các câu thoại cũng thế. Đầy bất ngờ và lí thú, đậm đặc bản sắc Nam Bộ. Đậm đặc tới mức dẫu chưa một lần tới Nam Bộ cũng thấy nó hiện ra mồn một khi đọc văn Nguyễn Ngọc Tư. Chất Nam Bộ ấy ẩn chứa trong tâm hồn những con người sống nơi tận cùng của Tổ quốc, phóng khoáng và nhân hậu, thẳng thắn, trung thực hết mình trong cuộc sống… Số phận cột họ vào mảnh đất này và sống chết với nó một cách dung dị, cương trực”(52). Báo Tiền phong ra ngày 31 tháng 1 năm 2006 có bài đánh giá về văn Nguyễn Ngọc Tư “Văn phong giản dị, ngôn ngữ truyện cứ như được kể vào từ đời thường, nhưng chính những nỗi đau của những kiếp người, những số phận nhỏ bé ở một vùng quê nghèo và triết lí nhân quả của cuộc đời làm nên sức ám ảnh lớn cho truyện” (47). Nhìn chung, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số hiếm những tác giả trẻ nhận được những lời nhận xét, đánh giá cao, được coi là một “hiện tượng” của đời sống văn học. Trong một bài viết của mình, tác giả Bùi Đức Hào khẳng định “Nguyễn Ngọc Tư là một tài năng. Cô ấy không còn là người của một vùng đất Cà Mau cụ thể nữa. Cô ấy là tài sản quốc gia, là của Việt Nam. Mà tài năng dù ở đâu cũng vậy, chỉ có thể phát triển được nếu được sự phát hiện, nâng niu, bồi dưỡng, vun đắp của toàn xã hội”. 10
- Tác giả Lê Thiếu Nhơn trong bài Nguyễn Ngọc Tư – Nhìn từ đỉnh cao văn chương đánh giá Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ xứng tầm với các tác giả Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thịệp, Bảo Ninh… Cũng như vậy, nhiều độc giả chọn chị là người của thế hệ kế tục nhà văn Sơn Nam. Bà Quách Thu Nguyệt, Giám đốc nhà xuất bản Trẻ cảm nhận: “Tôi thích những sáng tạo trong phong cách của tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm của họ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ và tạo văn hóa đọc”. Năm 2008 là năm đánh dấu thành công của Nguyễn Ngọc Tư. Chị là một tác giả trẻ vinh dự giành được giải thưởng văn học ASEAN 2008. Cuốn sách Cánh đồng bất tận đã gây được ấn tượng tốt. Không chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm này đã được chuyển thể thành kịch bản sân khấu và kịch bản phim nhựa. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị đang ngày càng có một vị thế cao. Năm 2008, cũng được coi là một năm đặc biệt với Nguyễn Ngọc Tư. Chị cho xuất bản tập truyện ngắn Gió lẻ và chín câu chuyện khác. Tác phẩm này cũng nhận được sự quan tâm của các nhà phê bình và đông đảo bạn đọc. Trong bài viết dài Thử nhận định về Gió lẻ sau hiện tượng Cánh đồng bất tận, Bùi Đức Hào cho rằng đây là một sự sáng tạo mang tính đột phá “Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng, là cơ may cho một nền văn học dễ chừng đang bí lối, trong một xã hội buông chèo, mắc cạn”. Những tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, Biển người mênh mông, Gió lẻ và chín câu chuyện khác, Cánh đồng bất tận đem lại cho Nguyễn Ngọc Tư nhiều giải thưởng cao. Bên cạnh đó chị còn là một cây bút viết tạp văn, tản văn khá hay. Một số tạp văn :Ngày mai của những ngày mai (2007), Sống chậm thời @ (In chung với Lê Thiếu Nhơn), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Biển của mỗi người (2008), Yêu người ngóng núi (2009), 11
- Khói trời lộng lẫy (2010) và Gáy người thì lạnh (2012) có sức thu hút đông đảo bạn đọc. Những vấn đề được đặt ra trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư tưởng như rất nhỏ nhặt, nhưng đầy suy ngẫm. Tất cả đều bắt nguồn từ những gì chị từng nếm trải, chứng kiến và chiêm ngưỡng. Các bài viết về tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư đều khá thống nhất trong sự khẳng định: Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây tạp bút nổi bật trên văn đàn hiện nay. Các bài viết phê bình, nghiên cứu còn nhiều song chúng tôi xin dừng lại ở những bài tiêu biểu. Cùng với những bài viết đó, còn có một số công trình khoa học, luận văn, khóa luận về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị như: 1. Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học, văn hóa, Luận văn thạc sĩ văn học, của Dương Thị Kim Thoa. 2. Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuô i thời kì đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ văn học của Bùi Phương Anh. 3 Gia đình hiện đại trong truyện ngắn một số cây bút nữ Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Lan Phương. 4. Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thu Hà, 2006. 5. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp của Lương Thúy Hà, 2009. 12
- 6. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp của Phú Thùy Hương. 7. Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 – 2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy)… Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy, các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú, tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở từng tác phẩm, hoặc đi vào một số khía cạnh trong sáng tác của chị. Với luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng khảo sát một cách hệ thống, thấu đáo sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đúc rút những nét riêng độc đáo cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện, khẳng định những đóng góp đáng quý của tác giả Nguyễn Ngọc Tư với nền văn học nước nhà. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu ba vấn đề cơ bản: - Quan niệm văn chương và chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. - Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. - Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ở các thể loại truyện ngắn, ký, tản văn, tạp văn. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn, luận văn chủ yếu tập trung vào thể loại truyện ngắn. 13
- - Để có điều kiện so sánh làm nổi bật nét riêng trong phong cách sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi cũng khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các cây bút chuyên viết về Nam Bộ như Sơn Nam, Phi Vân, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi, Dạ Ngân…và một số nhà văn nữ cùng thời. 4 . Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm 4.2. Phương pháp cấu trúc hệ thống 4.3. Phương pháp phân loại, thống kê 4.4. Phương pháp so sánh. 5. Những đóng góp mới của đề tài Với đề tài Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, luận văn sẽ làm nổi bật một số vấn đề sau đây: 1. Làm rõ quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương, con người và sự chi phối của những quan niệm đó đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 2. Khảo sát và hệ thống các kiểu nhân vật và những đặc điểm nổi bật trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư. 3. Chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: 14
- Chương 1: Nhìn lại chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Chương 2: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 15
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHÌN LẠI CHẶNG ĐẦU SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 1.1 Đôi nét về con người và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 trong một gia đình nghèo tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư có một tuổi thơ khá vất vả. Khi còn nhỏ chị vừa học vừa phải làm việc nhà, việc ruộng vườn giúp gia đình. Đến năm 15 tuổi, khi chị mới học hết lớp 9 thì gia đình gặp biến cố: Ông ngoại mất, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn nên chị phải rời ghế nhà trường. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư vẫn không hề nản lòng. Chị bắt đầu viết tại làng quê với sự động viên của người cha: “Nghĩ gì viết nấy, viết những gì con đã trải qua”. Và cũng chính cha của chị đã mang ba truyện đầu tay của chị gửi đến tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và được chọn đăng. Sau đó chị được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên tại báo này. Sau chuyến đi công tác trong cơn bão số năm tại Đất Mũi chị đã hoàn thành tập kí sự mang tên Nỗi niềm sau cơn bão dữ. Tác phẩm này đoạt giải ba Giải Báo chí toàn quốc năm 1997 và chắp cánh cho những mơ ước của chị. Nguyễn Ngọc Tư chính thức bước vào nghề văn với nhiều giải thưởng: Giải nhất văn học tuổi hai mươi do báo Tuổi trẻ tổ chức; giải B của Hội Nhà văn Việt Nam về truyện ngắn 2000 với tác phẩm Ngọn đèn không tắt; giải tác giả trẻ nhất của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Chị đã gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam, được đánh giá là một trong những nhà văn trẻ được chú ý ở Việt Nam hiện nay. Chị lập gia đình với một thợ kim hoàn và hiện đang cùng chồng con cư ngụ tại thành phố Cà Mau, làm phóng viên cho tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau. 16
- Trong bút kí của Trần Hữu Dũng - một Việt kiều tại Mỹ, tác giả đã nhận xét về Nguyễn Ngọc Tư “phong cách ngoan hiền nhưng kiên quyết, cuộc sống giản đơn nhưng thấp thoáng một nội tâm phức tạp và bí ẩn ”. Đó là trong đời thường còn trong văn chương, Nguyễn Ngọc Tư thường ví truyện của mình “như trái sầu riêng” – nhiều người thích nhưng cũng không ít người dị ứng. Mỗi trang văn của Nguyễn Ngọc Tư không đơn giản là một bức tranh để ngắm mà ở mỗi câu mỗi chữ đều ẩn chứa những tiếng lòng, tiếng thổn thức về cuộc sống của những số phận, những mảnh đời”. * Các tác phẩm chính đã xuất bản: 1. Ngọn đèn không tắt (Tập truyện – NXB Trẻ - 2000) 2. Ông Ngoại (Tập truyện thiếu nhi – NXB trẻ - 2001) 3. Biển người mênh mông (Tập truyện – NXB Kim Đồng – 2003) 4. Giao thừa (Tập truyện – NXB Trẻ - 2005) 5. Nước chảy mây trôi (tập truyện và kí – NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2004) 6. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện – NXB Văn hóa Sài Gòn – 2005) 7. Cánh đồng bất tận (Tập truyện - NXB Trẻ - 2005) 8. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ - 2005) 9. Ngày mai của những ngày mai (Tạp văn – NXB Phụ nữ - 2007) 10. Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện – NXB Trẻ - 2008) 11. Yêu người ngóng núi (Tản văn – Nhà xuất bản Trẻ - 2009). 12. Khói trời lộng lẫy (tập truyện hay tạp văn? – Sài Gòn truyền thông và Nhà xuất bản Thờì đại – 2010). 13. Gáy người thì lạnh (Tạp văn – Nhà xuất bản (tên ?) – 2012). 17
- * Giải thưởng: 1. Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn đèn không tắt – 2000. 2. Giải B Hội Nhà văn Việt Nam – tập truyện Ngọn đèn không tắt – 2000. 3. Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ với truyện Đau gì như thể. 4. Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do Trung ương Đoàn trao tặng. 5. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2006, Tác phẩm Cánh đồng bất tận. 6. Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á (ASEAN) 2008. Thời gian gần đây tác phẩm Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể thành phim và được công chúng nồng nhiệt đón nhận. 1.2. Quan niệm văn chương và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ luôn có ý thức bộc lộ một cách thẳng thắn những quan niệm về văn chương và sáng tác của mình. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có một số quan niệm độc đáo và nổi bật sau: 1.2.1. “Tôi viết như cảm xúc của mình” Cho dù viết về mảng nào, lĩnh vực nào thể loại nào thì với Nguyễn Ngọc Tư, điều quan trọng vẫn là cảm xúc. Cảm xúc thật từ đời sống chỉ có được khi trực tiếp sống, thực sự hòa nhập với đời sống. Trong một bài phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư, người phỏng vấn đặt câu hỏi : “Các nhà văn hay nói về kĩ thuật viết. Chị có nghĩ mình cũng tạo “kĩ thuật “viết riêng” gây hấp dẫn bạn đọc”. Nguyễn Ngọc Tư thẳng thắn 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn