intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm trường ca Thanh Thảo

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm trường ca Thanh Thảo nhằm nêu lên một số đặc điểm nổi bật nhất trong trường ca của ông để thấy được những đóng góp riêng của tác giả trong một thể loại còn là một thách thức với nhiều người cầm bút mà không phải ai cũng dám đặt chân vào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm trường ca Thanh Thảo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG LỆ THỦY ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA THANH THẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh- 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG LỆ THỦY ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA THANH THẢO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh- 2011
  3. DẪN NHẬP 1.Lí do chọn đề tài Trên thế giới này, chắc chắn không có dân tộc nào mà trong những trang sử hiện đại lại luôn khét mùi thuốc súng như dân tộc Việt Nam. Cũng không có dân tộc nào mà trong kí ức của nhiều thế hệ liền nhau lại phải chịu cảnh chia lìa, li tán vì bom đạn như Tổ quốc ta. Những mất mát để đổi lấy hai chữ Hòa Bình thật không có sách vở nào kể cho hết. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mãi mãi còn hằn sâu trong tâm thức của những người con mang dòng máu Việt. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vang vọng về nó còn vẹn nguyên trong nhiều trang viết của những nghệ sĩ- chiến sĩ. Với sự nhạy cảm vốn có của lực lượng cầm bút, lại đã từng chứng kiến biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc, mỗi tác phẩm ra đời trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại đã phản ánh nhiều mặt cả về thực tế lẫn nhận thức về dân tộc và nhân dân trong cơn bão táp cách mạng để rồi viết nên những trăn trở, suy tư và tiếng nói trách nhiệm với mỗi vấn đề quá khứ và hiện tại để xây đắp tương lai tốt đẹp hơn. Văn học Việt Nam hiện đại ghi nhận sự đóng góp tích cực của nhiều thể loại. Tận dụng những ưu thế của mình, mỗi thể loại đều đã có những tên tuổi được khẳng định trên văn đàn và trong lòng bạn đọc. Trường ca hiện đại cũng không nằm ngoài sự nỗ lực đó. Với dung lượng khá đồ sộ cùng sự đa dạng về cấu trúc, trường ca hiện đại có khả năng truyền chở những nội dung hoành tráng và cảm hứng mãnh liệt mà vẫn đậm chất trữ tình, giàu triết lí nên đã được nhiều nhà thơ lựa chọn thử sức. Nếu như trong chiến tranh ta biết đến những cây bút trường ca có vai trò mở đường như Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm…, thì giờ đây, trong nền văn học hậu chiến lại ghi nhận nhiều nhà thơ viết trường ca có tuổi đời còn khá trẻ như Hữu Thỉnh, Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo… Lực lượng sáng tác này đã có công tiếp tục đắp xây những giá trị của một thể loại còn khá mới mẻ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Lấy trường ca và những vấn đề liên quan làm đối tượng nghiên cứu đến nay thiết nghĩ còn cần thiết. Tìm hiểu đề tài này là cần thiết để tiếp tục nhận thức về một vấn đề của văn học hiện đại. Nhắc đến những nhà thơ viết trường ca thành công trong thời kì hậu chiến đến nay phải kể đến Thanh Thảo- người đã từng được nhận xét là “ông vua của trường ca”. Thanh Thảo bắt đầu có trường ca từ năm 1977 và đến năm 2009 với trường ca Metro đã ra mắt bạn đọc chín bản trường ca hoàn chỉnh, giờ đây vẫn còn nhiều hứa hẹn. Là một cây bút viết trường ca đã được thời gian và bạn đọc khẳng định, tác phẩm của ông ở thể loại này rất đáng được nghiên cứu một cách có hệ thống. Mặt khác, tìm hiểu trường ca Thanh Thảo để thấy được một hồn thơ biết sống và nghĩ nghiêm túc với lịch sử, với thời cuộc và với nhân cách làm người.
  4. Ngày nay, trong chương trình đào tạo môn Ngữ văn, nhiều trường ca đã được đưa vào để giáo viên, sinh viên, học sinh nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Tìm hiểu “Đặc điểm trường ca Thanh Thảo” sẽ góp phần đưa một cái nhìn tổng quát về thế giới nghệ thuật trường ca Thanh Thảo, có ích cho việc tham khảo giảng dạy và học tập ở trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Đặc điểm trường ca Thanh Thảo” để nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những đóng góp có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu đi trước. Từ đó có cái nhìn toàn vẹn hơn về một cây bút đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn hiện đại. 2.Mục đích nghiên cứu Trong sự cố gắng nghiên cứu về “Đặc điểm trường ca Thanh Thảo”, mục đích của chúng tôi ở đề tài này là nhằm nêu lên một số đặc điểm nổi bật nhất trong trường ca của ông để thấy được những đóng góp riêng của tác giả trong một thể loại còn là một thách thức với nhiều người cầm bút mà không phải ai cũng dám đặt chân vào. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Với mục đích khoa học đã đề ra, luận văn này chỉ tập trung xem xét và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài: “Đặc điểm trường ca Thanh Thảo”, cụ thể là ở các khía cạnh cảm hứng sáng tác, nhân vật trung tâm, đặc sắc nghệ thuật (ở phương diện kết cấu, hình ảnh biểu tượng, giọng điệu) để phần nào thấy được cá tính nghệ thuật của một cây bút viết trường ca hiện đại. 3.2. Phạm vi Với đề tài này, chúng tôi nhận thức được rằng, sẽ không có tham vọng để đi vào tìm hiểu kĩ càng và đầy đủ tất cả các đặc điểm của trường ca Thanh Thảo, điều đó có thể đem lại cái nhìn đầy đủ nhưng quá đi vào chi tiết tỉ mỉ e rằng sẽ không tránh khỏi sự chẻ nhỏ đối tượng nghiên cứu, khó đem lại cái nhìn khái quát cho một vấn đề chung, bởi vậy, trên cơ sở nghiên cứu các sáng tác trường ca của Thanh Thảo từ năm 1977 đến năm 2009 gồm các trường ca sau đây: Những người đi tới biển Trẻ con ở Sơn Mỹ Những nghĩa sĩ Cần Giuộc Bùng nổ của mùa xuân Đêm trên cát Khối vuông Rubich Trò chuyện với nhân vật của mình
  5. Cỏ vẫn mọc Metro luận văn chỉ đi vào tìm hiểu một vài đặc điểm tiêu biểu trong trường ca Thanh Thảo như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu. 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thanh Thảo là một cây bút viết trường ca dài hơi ngay từ sau kháng chiến chống Mỹ đến tận những năm gần đây. Trong tương lai, nhà thơ vẫn đang khẳng định là cây bút có nhiều triển vọng. Cho đến nay, “hiện tượng Thanh Thảo” cũng đã gây sự chú ý cho các nhà nghiên cứu ở một số phương diện. Vì thế, luận văn mong muốn góp thêm một ý kiến nhỏ trong việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật trường ca Thanh Thảo. Trên cơ sở kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong sẽ cung cấp cho các vị đồng nghiệp, sinh viên, học sinh và những người quan tâm có thêm tài liệu tham khảo, có cái nhìn tổng hợp về những giá trị của trường ca Thanh Thảo, phục vụ công việc giảng dạy và học tập. 5.Lịch sử vấn đề Xuất hiện chậm hơn so với thế giới, ở nước ta, mãi tới thập niên 30 của thế kỉ XX trường ca hiện đại mới có mặt. Dù thế nhưng phải đến những năm 80 cùng thế kỉ, thể loại trường ca mới được các nhà nghiên cứu quan tâm bàn đến. Đến nay có thể chia những công trình, bài nghiên cứu về trường ca thành hai nhóm. Nhóm nghiên cứu về thể loại và nhóm nghiên cứu về tác giả- tác phẩm trường ca. Cụ thể là: Nhóm nghiên cứu chung về thể loại: Đề cập đầu tiên về thể loại trường ca hiện đại là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân từ năm 1975. Với bài viết “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca”[1] ông đã đề nghị cách gọi cho những tác phẩm thơ dài là "trường ca". Năm 1980 tạp chí Văn nghệ Quân đội đã mở mục “Về thể loại trường ca” đã thu hút nhiều ý kiến trao đổi với các bài: “Trường ca – cảm hứng, bản lĩnh, sức vóc của người viết”[81] của Nguyễn Trọng Tạo, “Về mấy đặc điểm của trường ca”[115] của Vương Trọng, “Vài ý nghĩ nhỏ”[28] của Trần Mạnh Hảo, “Trường ca và người viết trường ca”[13] của Phạm Ngọc Cảnh, “Trường ca, một kiến trúc tổng hợp của thơ ca”[10] của Thu Bồn, “Vài suy nghĩ về thể loại trường ca”[104] của Hữu Thỉnh. Năm 1981, trên tạp chí này cũng đăng một số ý kiến về trường ca: Từ Sơn với bài “Về khái niệm trường ca”[71], Lại Nguyên Ân với ý kiến “Bàn góp về trường ca”[3], Hoài Thanh có bài “Thơ và chuyện trong thơ”[87], Trần Ngọc Vượng “Về thể loại trường ca và tính chất của nó”[119], Hồng Diệu với “Thêm vài ý nghĩ”[17]. Có thể nói trong hai năm này, khái niệm trường ca đã gây sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhưng các bài viết phần lớn mới chỉ quan tâm tranh luận về vấn đề tên gọi thể loại và phân biệt nó với truyện thơ .
  6. Tiếp sau các ý kiến đó, năm 1982 trên Tạp chí văn học, Mã Giang Lân có bài “Trường ca, vấn đề thể loại”[45], Vũ Đức Phúc với “Chung quanh vấn đề trường ca”[67], Lại Nguyên Ân tiếp ý kiến qua bài “Thể trường ca trong thơ gần đây”[4]. Đỗ Văn Khang đã lấy ý kiến của Hê-ghen làm cơ sở lí luận cho mình khi bàn về trường ca hiện đại Việt Nam qua bài “Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hê-ghen đến “trường ca” hiện đại ở ta”[44]. Năm 1983 Phạm Huy Thông, trong bản báo cáo khoa học về "Trường ca"[105] trong đó đề cao độ dài trường ca cho việc truyền chở cảm xúc nhà thơ. Năm1984, Hoàng Ngọc Hiến đã nêu những nhận định về đặc trưng thể loại trường ca của Biêlinxki trong bài viết “Về đặc trưng của trường ca”[30] trong đó khẳng định vấn đề trung tâm của thi pháp trường ca là "nội dung lớn và dung lượng lớn”, “tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự", "trong trường ca hiện đại, xu thế trữ tình lấn át tự sự". Năm 1988 Mã Giang Lân viết tiếp bài “Thử phân định giữa ranh giới trường ca và thơ dài”[46] nêu lên những điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại vốn có điểm giao thoa này; trong đó ông chỉ ra sự phân biệt chủ yếu kết cấu và nhân vật. Như vậy, từ năm 1982 đến năm 1988, các nhà nghiên cứu bước đầu đã thuyết phục giới chuyên môn ở một số vấn đề thi pháp trường ca như yếu tố nội dung, nhân vật, cảm xúc; khẳng định giá trị của các sáng tác trong đời sống văn học đương thời (Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Anh Ngọc, Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh...). Đến năm 1999 trong cuốn “Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam” [78], Vũ Văn Sỹ đã dành cả một chương để bàn về trường ca ở nội dung “Trường ca, sự mở rộng chức năng yếu tố tự sự trong thơ trữ tình”. Tác giả đã có những đóng góp nhất định trong sự lí giải quá trình mở rộng chức năng của trường ca hiện đại; sự phân loại nhân vật trường ca theo các tiêu chí hình thức và nội dung khác nhau đem lại cái nhìn tổng quát về lí luận ở thể loại trong nền văn học hiện đại nước ta. Năm 2002, Đào Thị Bình có bài “Góp phần tìm hiểu trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”[8]. Đây là một bài viết có những ý kiến sắc sảo, tổng kết về trường ca kháng chiến chống Mỹ. Đến năm 2008 với bài nghiên cứu “Trường ca với tư cách là một thể loại mới”[16], tác giả Nguyễn Văn Dân nhận định trường ca Việt hiện đại có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1932- 1975 là giai đoạn ra đời của trường ca, nó vẫn mang nặng tính sử thi của anh hùng ca. Giai đoạn sau 1975 xuất hiện xu hướng thiên về tính trữ tình, mang đậm dấu ấn cái tôi cá nhân. Tác giả nhận xét về đặc trưng của trường ca Việt Nam hiện đại “là sự nổi trội của tính trữ tình so với tính tự sự, T 1 nhưng tính tự sự vẫn không mất hẳn, mà nó vẫn tồn tại như một khung quy chiếu cần thiết để làm nên “tầm cỡ nội dung hoành tráng” mang tính sử thi cho một tác phẩm được gọi là trường ca.” 3 1T 3 1T Đến nay, nhiều luận văn, luận án ở các trường đại học và viện nghiên cứu chuyên ngành tiếp tục đi sâu hơn trong việc làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại. Nhìn chung, lịch sử vấn đề thể loại không phải hoàn toàn thống nhất các ý kiến nhưng đã đưa được những vấn đề gây tranh luận để hiểu rõ
  7. hơn về thể loại. Các bài viết này vẫn còn là những gợi ý nền tảng cho việc nghiên cứu về trường ca nói chung và trường ca Thanh Thảo nói riêng. Nhóm nghiên cứu về tác giả Thanh Thảo Thanh Thảo có trường ca ra mắt bạn đọc lần đầu vào năm 1977 với tác phẩm Những người đi tới biển. Từ đó đến nay, nhà thơ vẫn không ngừng cho ra đời những bản trường ca có giá trị nghệ thuật. Tác phẩm của ông đã có sự thu hút quan tâm của các nhà nghiên cứu. Năm 1980, Thiếu Mai có bài đăng trên Tạp chí Văn học (số 2), với nhan đề “Thanh Thảo, thơ và trường ca” đã đưa ra những nhận định về một cây bút còn rất trẻ. Tác giả đã cho rằng: “Ngòi bút Thanh Thảo tinh tế mà thanh thoát, phong phú mà nhẹ nhõm (…) lời thơ đẹp, không dễ dãi, buông thả (…) bao giờ cũng vượt qua những hiện tượng bên ngoài, để tìm đến cái bản chất đích thực, cái lõi của sự vật” [54, tr.153]. Tác giả nhận thấy rằng: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù một lần, thấy ngay dáng ấy (…) Thơ Thanh Thảo là nhà thơ của tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ (…) đầy đặn cả hai mặt cảm xúc và suy nghĩ”[54, tr.152]. Ở phần sau của bài viết, tác giả dành nhiều trang để khái quát những giá trị của trường ca Những người đi tới biển. Những nghiên cứu của Thiếu Mai giúp người đi sau có những gợi ý trong việc đi vào tìm hiểu kết cấu và giọng điệu của trường ca Thanh Thảo. Nguyễn Đức Quyền từ năm 1980 trong tập tiểu luận Những vẻ đẹp thơ (năm 2002 tái bản lần thứ nhất trong cuốn Nét đẹp thơ) đã có những nét phác họa về thơ Thanh Thảo: “Thơ chống Mỹ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu. Cái xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mỹ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường” [69, tr.172]. “Thơ Thanh Thảo không dừng lại ở những nét hiện thực dù là những nét hiện thực phong phú, kì thú hơn bất cứ nhà thơ nào viết về chiến tranh mà anh dẫn người đọc đến những suy tưởng, đến chiều sâu triết lí” [69, tr.172] Cùng năm đó, Lại Nguyên Ân trong Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo đã đưa ra ý kiến nhận xét về hình ảnh người lính trong thơ Thanh Thảo: “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ. Nhưng nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại nhiều lần đến thế thì quả không phải là sự vô tình; nó như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ “tuyên ngôn” [4, tr.49]. Ở góc độ khái quát, tác giả bài viết cũng nhận định: “Thơ anh đậm sắc thái bi hùng, trữ tình trong thơ anh không tách biệt mà hòa hợp ở mức khá cao với tính sử thi” [4, tr.55]. Trần Đình Sử và Trần Đăng Xuyền trong bài Suy nghĩ mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo năm 1982 nhận xét: “Thể loại trường ca nở rộ trong thời gian vừa qua là một đóng góp quan trọng của “những cây bút trẻ xuất hiện trong thời chống Mỹ” trong đó
  8. “Thanh Thảo là một trong những tác giả tiêu biểu” [74, tr.252]. “Những tập thơ của Thanh Thảo đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học” [74, tr.252- 253] Đến năm 1985, trên Tạp chí Văn học số 5-6, Bích Thu cũng có bài viết về Thanh Thảo: Thanh Thảo, một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975. Bài viết đánh giá: Thơ anh “là tiếng nói thâm trầm, thấm thía về hiện thực chiến tranh, về trách nhiệm và số phận của thế hệ mình trước Tổ quốc, nhân dân”, “đi sâu phát hiện khám phá ra chân dung tinh thần của một thế hệ người lính trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt mà hào hùng của dân tộc” [110, tr.67] . Nhận xét về trường ca của ông, tác giả bài viết cho rằng: “mỗi trường ca đều lí giải được những vấn đề sinh tử của một giai đoạn lịch sử đã qua đồng thời đặt được những vấn đề sinh tử trong một giai đoạn lịch sử đã qua đồng thời đặt được những vấn đề gắn với đời sống hôm nay” [110, tr.70-71]. “Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở ý tứ sâu xa và ở cấu trúc trữ tình- triết lí rất mực tâm trạng” [110, tr.70]. Tác giả bài viết khẳng định: “Thanh Thảo…xứng đáng là một gương mặt thơ tiêu biểu”. Những nhận xét của Bích Thu giúp chúng tôi có cái nhìn chung về thơ và trường ca Thanh Thảo. Năm 1990, Đông Hải với Khối vuông rubich và hình tượng tư duy thơ của Thanh Thảo nhận định: “Thi sĩ là người xác lập những vòng tròn chuyển động bằng hình tượng tư duy muôn màu, muôn vẻ. Và Thanh Thảo đã thành công qua khả năng tạo nên những“vòng quay” sáng tạo bằng một cấu trúc thơ mới mẻ, đa dạng để tự khẳng định mình, khẳng định cuộc sống” [26, tr.102-105] Ở Văn chương, cảm và luận (1998), Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Thanh Thảo là nhà thơ trẻ đã tạo được sự ứng xử đúng mực sau “mối tình đầu” của thơ chống Mỹ. Thơ Thanh Thảo không lạnh, thậm chí nóng bỏng, là giọt cồn ở nồng độ cao. Thơ anh là “những tia chớp từ trời cao làm hiện lung linh tất cả sự vật chung quanh ta” [83, tr.75] Nguyễn Thụy Kha nhận xét trường ca viết về chiến tranh của Thanh Thảo: “Với cảm hứng giao hưởng khoáng đạt, Thanh Thảo đã vẫy vùng ở thể loại đầy tính phức điệu này để viết nên sự thật về cuộc chiến tranh” [43, tr.78]. “Viết về những khúc ca lính Việt, Thanh Thảo đã “thực sự cắm được cái mốc trên chặng đường tìm kiếm đầy gian truân này” [43, tr.78] Tác giả Bùi Công Hùng trong Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại (2000) đã nhận xét về “tính giao hưởng, tính phức điệu” trong thơ Thanh Thảo. Ông cho rằng: “Thanh Thảo trong Những người đi tới biển bằng tính giao hưởng, phức điệu đã bộc lộ sự sung sức của tâm hồn, của kĩ năng thơ trên nhiều bậc thang khác nhau của sự biểu hiện, đồng thời nêu bật sự phong phú, đa dạng trong nội tâm, trong đời sống của con người Việt Nam hiện đại” [42, tr.92] Với bài nghiên cứu “Trường hợp Thanh Thảo” của tác giả Chu Văn Sơn được in trong “Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” (Nxb Giáo dục, 2006) đã có công đưa ra những luận điểm rất thuyết phục khi bàn về các sáng tác của Thanh Thảo. Ở phần nhận định về nội dung, tác giả cho rằng tác phẩm của nhà thơ này “Lấp lánh chất người”. Thanh Thảo hay viết
  9. về “những nghĩa quân, những ngọn nghĩa kì, những nhà thơ tiết nghĩa”. Về nghệ thuật, Chu Văn Sơn cô đọng trong phạm trù “lửa và nước” trong cách triển khai chủ đề của Thanh Thảo… Về cấu trúc, nhà thơ thường xây dựng cấu trúc tác phẩm một cách hỗn loạn xung quanh trục trật tự theo kiểu “rubich- thơ” hoặc “giao hưởng thơ”. Bài viết này có cái nhìn độc đáo về tác phẩm của Thanh Thảo, gợi ý cho hướng nghiên cứu phục vụ đề tài. Trong cuốn Trò chuyện với 100 nhà văn (2006), nhận xét về thơ Thanh Thảo như sau: “Thơ Thanh Thảo gần như dành cho người đọc, người xem hơn là cho người nghe” [63, tr.350] “Thơ Thanh Thảo thật tới mức khô quánh và dữ dội, có khi khách quan tới mức lạnh lùng (….), đọc thơ Thanh Thảo như đứng trước tháp Chàm” [63, tr.350] Đến năm 2007, Nguyễn Việt Chiến trong Thanh Thảo còn những bài thơ lẻ đã ghi nhận đóng góp của Thanh Thảo: “Thanh Thảo vẫn là một tài năng thơ đích thực với một trái tim luôn nồng nhiệt, chân thành và bất bình trước mọi trả giá, bất công và bạo lực” [14, tr.75]. Nhận xét về những cách tân nghệ thuật như sau: “Ông là một tài năng không chịu đựng nỗi những con đường mòn cũ, quen thuộc trong thi ca. Bởi tính năng sáng tạo của con người thơ ông luôn bật lên những ý tưởng, những khao khát khám phá” [14, tr.81] Nguyễn Đỗ trong lời giới thiệu tập thơ song ngữ Việt- Anh Thanh Thảo 123 (2007) nhận xét thơ anh là “tiếng nói đại diện cho cả một thế hệ nhận thức được sớm tính đa mặt (polyhedral) của chiến tranh, cụ thể là chiến tranh chống Mỹ, tiếng nói đa thanh (polyphonic) của số phận con người trong bất kì cuộc chiến nào.” [100, tr.7] Nguyễn Trọng Tạo đến năm 2009 một lần nữa nhận xét: “Thanh Thảo là một tài thơ của thế hệ tôi. Anh sớm thoát khỏi giọng điệu tiền chiến và tự thoát khỏi giọng thơ chống Mỹ của chính mình để tìm đến một tư duy cách tân với bút pháp đồng hiện của tiểu thuyết hay giao hưởng phương Tây mà rõ nhất là Khối vuông rubich giữa những năm 80 của thế kỉ trước”[63, tr.384] “càng đi vào cách tân, thơ anh càng mất dần đi những ấm nồng cảm xúc, thậm chí đôi khi có cảm giác lạnh. Nhưng cũng có thể cảm giác lạnh ấy là cảm giác lạnh của giọt cồn 90 độ rơi vào da thịt” [63, tr.384] Như vậy, các bài nghiên cứu đã khảo sát ở trên đã đề cập ít nhiều ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong thơ và trường ca Thanh Thảo. Khía cạnh nội dung, các tác giả đều ghi nhận đóng góp đặc sắc của nhà thơ khi góp tiếng nói thâm trầm về chân dung thế hệ. Góc độ nghệ thuật gây chú ý là một hồn thơ giàu suy tưởng, trí tuệ. Trên hết, Thanh Thảo luôn khát khao khám phá, tìm tòi để cách tân trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, các bài viết đều đưa ra nhận xét trên căn cứ khảo sát một hoặc một số trường ca. Trường ca Thanh Thảo đến nay đã có 9 bản hoàn chỉnh đã là một khẳng định cho sự nghiệp trường ca dài hơi của ông. Nghiên cứu Đặc điểm trường ca
  10. Thanh Thảo là việc làm cần thiết mong góp phần đem lại cái nhìn toàn cảnh và khu biệt về những sáng tác trường ca của một cây bút đã có nhiều đóng góp. 6. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi có những hướng tiếp cận tư liệu để triển khai như sau: Trước hết, tìm đọc tất cả các trường ca của Thanh Thảo cho đến nay Thứ hai, tìm các bài viết, các công trình nghiên cứu bàn về thể loại trường ca nói chung và trường ca Thanh Thảo nói riêng; các bài viết của chính tác giả thổ lộ xung quanh việc sáng tác trường ca của mình. Thứ ba, khảo sát từng trường ca để khái quát những đặc điểm tiêu biểu. Thứ tư, phân tích những đặc điểm được nhận định qua khảo sát. Thứ năm, so sánh với một số tác giả viết cùng thể loại, cùng thời. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp cần thiết khi căn cứ vào đặc trưng thể loại để tìm hiểu trường ca Thanh Thảo, nhất là khi tác giả và tác phẩm có vị trí nhất định trong giai đoạn thể loại được xác lập chính thức trong nền văn học nước nhà. Phương pháp so sánh: Là phương pháp không thể thiếu để chúng tôi làm rõ nét đặc sắc của trường ca Thanh Thảo và những đóng góp tích cực về thể loại của nhà thơ. Phương pháp lịch sử: Để tìm hiểu sự vận động, thay đổi của trường ca Thanh Thảo. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê cũng được sử dụng để đưa ra những số liệu minh họa, tạo sức thuyết phục cho các luận điểm được đưa ra. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần dẫn nhập và kết luận gồm có ba chương: Chương 1: Cảm hứng trung tâm trong trường ca Thanh Thảo Chương 2: Hình tượng nhân vật trung tâm trong trường ca Thanh Thảo Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong trường ca Thanh Thảo
  11. Chương 1: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRƯỜNG CA THANH THẢO Người xưa quan niệm làm thơ phải xuất phát từ hứng. Nguyễn Quýnh cho rằng: “Người như sông biển, chữ như nước, hứng thì như gió. Gió thổi tới sông biển cho nên nước lay động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào… người làm thơ không thể không có gió vậy… hứng đến khiến người ta bật ra thơ” [60, tr.103]. Cảm hứng là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu tác phẩm văn học. Trong các sáng tác, nó được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau nhưng ta thường chỉ gặp sự biểu hiện rõ nét cảm hứng ở những tác giả thực sự có tài năng. Thanh Thảo là một nhà thơ có tài. Trong các sáng tác trường ca của ông ta nhận thấy có hai dòng cảm hứng trung tâm là cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư thế sự. 1.1.Cảm hứng sử thi trong trường ca Thanh Thảo Cảm hứng được người sáng tác hiểu như sau: “Sự thực mà nói cảm hứng chính là thời điểm mà sức sống bên trong đã tích tụ ấp ủ lên men sáng tạo thời điểm mà ngọn lửa kì diệu của thơ ca bùng cháy. Không có cảm hứng thì ngòi bút không trơn mực” [106, tr.49]. Có thể nói, cảm hứng sử thi là một vấn đề trung tâm của văn học kháng chiến chống Mỹ, thậm chí có nhà nghiên cứu còn cho rằng đó là một đặc điểm của phong cách thời đại chống Mỹ (Nguyễn Khắc Sính). Điều này không phải không có lí khi thực tế cuộc chiến đấu đòi hỏi các văn nghệ sĩ phải phản ánh cho được không khí thời đại mà quan trọng hơn là từ đó các tác phẩm có động lực như “hồi kèn xung trận” đoàn kết toàn dân tộc một lòng đấu tranh vì độc lập. Các tác phẩm sử thi cổ đại mà xa xưa nhất là Iliat, Ôđixê của người Hy Lạp cổ hay sử thi Đăm San của dân tộc Êđê có kết hợp với các hình thức diễn xướng thì mục đích để thuật lại những sự kiện quan trọng của quá khứ liên quan đến vận mệnh cộng đồng, dân tộc, thể hiện niềm tự hào và là bài học cho thế hệ sau. Bởi thế ý thức cộng đồng rất được đề cao. Khi đó, quan điểm cá nhân đồng nhất với quan điểm nhân dân “không tách mình ra ngoài sự kiện đó” (theo cách nói của Bêlinxki). Cảm hứng sử thi (ở tầm bao quát) trước đến nay được các nhà nghiên cứu đồng tình ở đặc điểm lớn là: Tác phẩm sử thi thường không quan tâm đến những vấn đề của đời sống cá nhân, riêng tư hay sinh hoạt thế sự; mà chủ yếu hướng vào những vấn đề hệ trọng của dân tộc và thời đại, vận mệnh đất nước và nhân dân. Nhiều tác phẩm đã trực tiếp thể hiện hình ảnh nhân dân trong quá trình thức tỉnh cách mạng và hình ảnh cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Nhân vật trung tâm là những con người sử thi tiêu biểu cho khát vọng và ý chí chiến đấu, quyết thắng của cả dân tộc, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng thời đại. Nhân vật được xây dựng theo bút pháp lý tưởng hoá của sử thi: những anh hùng mang tầm vóc sử thi đại diện cho cả cộng đồng. E.G.Ruđneva khi căn cứ vào tính chất và đặc trưng của nó thì gọi là cảm hứng anh hùng, theo ông, nó “biểu hiện xu hướng của nghệ sĩ muốn
  12. thể hiện cái cao cả của con người làm nên chiến công vì sự nghiệp chung, muốn khẳng định tính cách của con người đó trong ý thức xã hội, khẳng định cái đạo đức sẵn sàng lập chiến công.” [65, tr.151]. Sự nghiệp sáng tác trường ca của Thanh Thảo đến nay đã ra mắt chín bản trường ca (mới đây tác giả mới cho in toàn tập). Trường ca của ông đều sáng tác khi đất nước đã thống nhất nhưng qua quá trình tìm hiểu chúng tôi vẫn khẳng định rằng, cảm hứng sử thi vẫn là một dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của ông. 1.1.1. Cảm hứng về lịch sử Có thể thấy rằng, cảm hứng sử thi trong văn học trước 1975, đặc biệt ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ được thể hiện khá đậm nét. Thực tế lịch sử lúc đó đã hình thành một nền văn học “sử thi hóa” hết sức khỏe khoắn. Đó là nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu: “Hoàn cảnh lịch sử, cuộc sống, tâm lí tinh thần, tư tưởng thời đại chi phối một cách chặt chẽ, chi tiết, chi phối đến từng con chữ của người nghệ sĩ” [118, tr.128]. Nền văn học đó không phải của những số phận cá nhân mà là tiếng nói của cả một cộng đồng dân tộc trước thử thách quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất. Đây là văn học của sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm là những con người gắn bó số phận mình với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Người cầm bút nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ, ngợi ca người anh hùng với những chiến công chói lọi. Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn. Trong mất mát, gian khổ, tâm hồn con người vẫn luôn hướng về lí tưởng, tương lai với sự lạc quan, tin tưởng: Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội (Tố Hữu- Bài ca mùa xuân năm 1961) Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà còn cả trong văn xuôi. Từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến bút kí, tuỳ bút đến kịch bản sân khấu đều rất giàu chất thơ. Hướng vận động của cốt truyện, số phận nhân vật, dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn. Ở thể loại văn xuôi, những tác phẩm tiêu biểu là Xung kích, Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), tập truyện Tây bắc (Tô Hoài), Đất nước đứng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc- Nguyễn Trung Thành), Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Họ sống và chiến đấu (Nguyễn Khải)… Các nhà thơ tiêu biểu cho đặc trưng này là Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Chính Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân… Hình tượng thơ luôn mang tầm khái quát, thể hiện sức mạnh của nhân dân, niềm tin vào
  13. cách mạng, vào ngày toàn thắng của dân tộc. Vì thế, hình tượng Tổ Quốc, người anh hùng được ngợi ca giòn giã: Thơ ta ơi! hãy cất cao tiếng hót Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta! (Tố Hữu- Mùa thu mới) Đất nước Của những dòng sông Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn (Nam Hà- Chúng con chiến đấu) Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và anh chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng (Lê Anh Xuân- Dáng đứng Việt Nam) Cho nên, đúng như tác giả Trước đèn… thơ nhận xét: “toàn bộ thơ chống Mỹ là khúc hát “giọng cao”, trong đó mỗi con người và giọng điệu riêng tư của họ hòa trung trong khúc hát “giọng cao” của thời đại” [56, tr.31]. Tuy vậy, cảm hứng sử thi không có nghĩa là cái nhìn ở mọi tác giả hay tác phẩm đều “là dàn hợp xướng” giống nhau; trái lại mỗi cây bút có tài đều đánh dấu một diện mạo riêng trong sáng tác của mình. Thanh Thảo là một cây bút thơ như vậy, đặc biệt ở thể loại trường ca. Trước tiên, phải khẳng định rằng trường ca hiện đại là một kiểu tác phẩm trữ tình dành nhiều ưu thế khi tác giả muốn thể hiện cảm hứng sử thi. Dung lượng đồ sộ của nó trong việc không hạn chế số lượng câu thơ, không quy định chặt chẽ thể thơ “Trường ca- một kiến trúc tổng hợp của thơ ca” (Thu Bồn) đã là một lựa chọn lí tưởng để nhà thơ tha hồ đào sâu từ cảm hứng về lịch sử. Tiếp xúc với hệ thống trường ca Thanh Thảo, điều chúng tôi nhận thấy trước tiên ở nhà thơ là khả năng khái quát sự kiện đã ghi dấu trong hành trình lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Nếu như trong kháng chiến chống Mỹ “xu hướng gắn bó với các sự kiện lịch sử, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, những gương anh hùng dũng cảm trong chiến tranh… yêu cầu phản ảnh chân thật, hùng hồn những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh…, đã làm hình thành một nền văn học “sử thi hóa” hết sức khỏe khoắn, lạc quan, đầy tính lãng mạn cách mạng, luôn luôn có xu hướng vươn đến những tầm khái quát kì vĩ” [56, tr.12] thì thời gian hòa bình đủ để nhà thơ bình tâm nhìn lại lịch sử. Vì thế, cảm hứng sử thi tuy vẫn hiện diện như một quán tính của nền văn học sau 75 nhưng đã có những sắc thái khác. Với Thanh Thảo, trên con đường thơ của mình, ông vẫn ngưỡng vọng về quá khứ oai hùng của dân tộc vừa tự hào, vừa nhận
  14. thức. Trong toàn bộ sáng tác trường ca của ông đến nay có tới năm tác phẩm lấy cảm hứng trực tiếp từ sự kiện lịch sử của dân tộc. Đó là hành trình thế hệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở trường ca Những người đi tới biển; là sự kiện Mỹ Lai được biết đến trong vụ tàn sát đẫm máu, vô nhân đạo của kẻ thù với 504 thường dân vô tội vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 trong Trẻ con ở Sơn Mỹ; là cuộc khởi nghĩa Ba Tơ của người tù căng an trí trong kháng chiến chống Pháp 1945 trong Bùng nổ của mùa xuân; là cuộc khởi nghĩa của những nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đứng lên chống Pháp trong Những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tất cả đều là những sự kiện viết nên những trang sử vừa đau thương, vừa oai hùng của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh gìn giữ quê hương xứ sở. Những sự kiện lịch sử đó cũng là điểm tựa để chủ thể trữ tình khơi nguồn cảm hứng cho những bản trường ca vừa giàu tình cảm, vừa đậm chất trí tuệ của nhà thơ. Hoàn thành sau ngày toàn thắng chưa được bao lâu (năm 1977) nhưng trường ca Những người đi tới biển đã đúc kết cả một cuộc chiến tranh 30 năm dài đằng đẵng của dân tộc để tới ngày “đi tới biển”. Với kết cấu ba chương gồm mười hai khúc và một phần vĩ thanh, bản trường ca là niềm tự hào và cũng những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con đường đi đến chiến thắng của dân tộc. Ở trường ca này, cảm xúc của nhà thơ song hành với con đường gian lao mà đầy bi tráng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ta bắt gặp trong bản trường ca dài ngót 1250 câu này nhiều hình ảnh, nhiều cảnh sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sĩ, của những số phận cá nhân trong đời sống chiến đấu chống kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ. Qua đây, người đọc thế hệ đương thời có dịp nhận thức lại quá khứ, còn người đọc thế hệ sau hiểu rõ hơn tâm hồn, suy nghĩ của nhân dân ta trong những ngày tháng đầy bi tráng. Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca Thu Bồn tái hiện không khí gay gắt, ngùn ngụt lửa chiến tranh: Mây đen đè nặng trăng không sáng Loang lổ trời đêm máu tím bầm Rặng núi nặng nề ôm mây ngủ Nghe vẳng phương xa tiếng sấm gầm (Thu Bồn- Bài ca chim Chơ rao) Sự ác liệt của cuộc chiến không được Thanh Thảo mô tả trực tiếp như vậy mà chủ yếu được khắc họa qua đời sống chiến đấu của các chiến sĩ. Trường Sơn hùng vĩ nhưng là những nhọc nhằn khôn cùng với người ra trận. Không phải “đường ra trận mùa này đẹp lắm” mà là: Trường Sơn thác bay trong mây đá tai mèo xô ngang ngực (Những người đi tới biển) Nếu Trần Mạnh Hảo vẫn nhìn đoàn quân ra trận với niềm tự hào xen chút lãng mạn:
  15. Thế hệ chúng con đi như gió thổi Áo quân phục xanh đồng sắc với chân trời thì Thanh Thảo lại nhìn cuộc chiến bằng con mắt “thư kí thời đại”. Đường ra chiến trường ngoài phút giây sống chết với kẻ thù còn là điều kiện chiến đấu khắc nghiệt mà người lính thường xuyên phải đối mặt. Đó là mùa mưa dữ dội của Trường Sơn, là đàn vắt xanh đói máu, là lưng gùi nặng trĩu bấm chặt bàn chân: Năm ấy mùa mưa rừng đưa lưng chịu cả bầu trời đàn vắt xanh chuyển lào xào sau lá chúng tôi gùi thâu đêm chân dép đạp lối mòn vệt lân tinh mờ nhạt (Những người đi tới biển) Bằng sự trải nghiệm nghiêm túc, Thanh Thảo viết những câu thơ đậm chất hiện thực: Hùng ơi tao đã qua đây dòng thư ai khắc bằng mũi dao găm … hàng chục vạn bức thư như thế cây Trường Sơn giấu trong từng thớ gỗ những bức thư truyền qua tháng qua năm là thông điệp của một thời gian khổ (Những người đi tới biển) Với chi tiết có một không hai từ “hàng chục vạn bức thư” đặc biệt khắc trên thân cây dọc con đường Trường Sơn huyền thoại đủ hiểu rằng dân tộc ta đã phải cam lòng đưa hàng vạn người con ra mặt trận mà không ít trong số đó đã dừng lại “mãi mãi tuổi hai mươi” ở nơi rừng thiêng nước độc: Ngày dân tộc tụ về đường số Một lòng không nguôi thương những cánh rừng này nơi hàng vạn đứa con nằm lưng đèo cuối dốc dọc theo lối mòn chìm khuất dưới tầng cây (Những người đi tới biển) Thanh Thảo nhìn vào cuộc chiến ở khía cạnh hiện thực trần trụi, khốc liệt. Ngòi bút nhà thơ không lảng tránh mà trái lại, là sự đối mặt, nhưng nhờ đó người đọc cảm nhận chân thực sự ác liệt và tàn khốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cảm hứng về cuộc chiến tranh chống Mỹ được Thanh Thảo tiếp tục trở lại trong trường ca Trẻ con ở Sơn Mỹ hoàn thành năm 1978. Tác phẩm là kết quả sau hơn một tháng tác giả đi thực tế sống cùng bà con Sơn Mỹ và hai năm nghiền ngẫm để cho ra đời tác phẩm. Ở trường ca này, nhà
  16. thơ không tái hiện quá khứ đau thương, hiện thực tội ác để nuôi chí căm thù. Bằng tâm thế của một người con quê hương Quảng Ngãi, Thanh Thảo sống nỗi đau thảm sát, đau nỗi đau mất mát của người còn sống, và trên hết là sự thấu hiểu cuộc sống của những người dân bước ra khỏi cuộc chiến với vô cùng đau thương và nghèo khó nhưng những con người khắc khổ ấy vẫn nhìn quá khứ tàn khốc bằng cái nhìn hàn gắn của hy vọng và tương lai. Tiêu đề Trẻ con ở Sơn Mỹ là một ẩn dụ giàu ý nghĩa: cuộc sống từ mảnh đất máu sẽ bắt đầu từ những đứa trẻ và vì thế hệ trẻ: Và trẻ thơ cười khóc và trẻ thơ chạy chơi hát đồng ca trong lớp hát đơn ca ngoài đời bên máu người ngã xuống nở căng những vồng khoai (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Công việc đầu tiên của người lính trở về sau cuộc chiến là vun xới một màu xanh, màu xanh của hoà bình, bình yên và hy vọng: Anh sẽ bắt đầu trở lại trồng một cây dương non gỡ hết mìn dưới nền nhà mình đời sống cứ trào lên phía trước anh sẽ nhớ sẽ quên như mọi người trong cuộc (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Nếu tình yêu quê hương thường xuất phát từ những ấn tượng tốt đẹp thì tình thương quê lại bắt nguồn từ những gian khổ, thiệt thòi mà quê hương phải chịu. Thanh Thảo rưng rưng cảm động hiểu ra tấm lòng đáng quý ấy của những người con Sơn Mỹ: Múc từng gầu nước tưới mạ khô những giếng sâu lắm phen chừng muốn cạn tôi mới hiểu vì sao lúa chín vì sao những bầy chim không bỏ được nơi này (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Suy cho cùng, con người ta trải qua bao gian khó, đau khổ, hy sinh cũng vì bình yên cuộc sống, vì hoà bình chứ không phải để ôm ấp đau thương, nuôi lòng thù hận. Khai thác cảm hứng từ lịch sử nhưng không hề xa vời với tâm tư con người, trường ca Trẻ con ở Sơn Mỹ của Thanh Thảo xứng đáng được xếp vào những trường ca hay của văn học Việt Nam hiện đại.
  17. Chính Thanh Thảo đã có lần nói: “Thể loại anh hùng ca thường gắn với những thời điểm trọng đại của lịch sử, nó trước tiên là kết quả của sự lựa chọn tư tưởng của nhà thơ, nó luôn cực đoan trong sự khách quan, nó là lịch sử được hát lên, là văn xuôi được trào lên như phun thạch núi lửa.” [99, tr.82]. Tiếng hát ấy tiếp tục được Thanh Thảo cất lên trong trường ca Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (1980), Bùng nổ mùa xuân (1982) viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Cùng với Trẻ con ở Sơn Mỹ, bộ ba trường ca này in chung với tên gọi Những ngọn sóng mặt trời đã vinh dự nhận giải thưởng thơ của Ban Văn học quốc phòng- Hội nhà văn Việt Nam 1995. Nội dung bao trùm của hai tác phẩm là sự lí giải ngọn nguồn đi đến chiến thắng của dân tộc trong việc khẳng định sức mạnh quần chúng nhân dân. Trường ca Những nghĩa sĩ Cần Giuộc thấm đẫm chất sử thi về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân ta trong ngày đầu chống Pháp. Không khí ngày đầu bọn thực dân xâm lược bờ cõi được Thanh Thảo tái hiện bằng những câu thơ đầy hình ảnh sống động: Những nòng đại bác đen ngòm há hoác chĩa thẳng vào thịt da ta những gã Tây dương trên boong tàu nhốn nháo ... bùm! bùm! bùm! bùm! nơi tàu sắt khạc vào những quả đạn sắt đầu tiên (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Thờ ơ với vận nước, triều đình bạc nhược vẫn ung dung hưởng thụ những xa hoa vật chất đối lập với đời sống lầm than trăm họ: Vua rung đùi uống rượu bình thơ gạo lên giá mùa màng thất bát trăm họ đói bỏ quê nhà lưu lạc những lăng tẩm phô trương sự bất tử ngu đần (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Trong tình cảnh đó, những người nông dân đã tự nguyện đứng lên đánh giặc: Thôi triều đình đừng lén lút thưởng ban không ai tặng huân chương cho cây bình bát nước có giặc thì ta đánh giặc cần chi phải lắm lời (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc)
  18. Không cần thứ lí thuyết cao siêu, không biết đến định nghĩa lí tưởng; chân lí của người nông dân chân chân đất vô cùng giản dị: “nước có giặc thì ta đánh giặc”. Suy nghĩ ấy mộc mạc, chân thật mà cao quý như chính tâm hồn muôn đời của người nông dân Việt Nam. Nếu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu tạc vào văn học một tượng đài bất hủ về người nông dân thì trường ca Những nghĩa sĩ Cần Giuộc của Thanh Thảo đã thấu hiểu tận cùng tâm hồn họ, ghi nhận công lao mở đất, khai mở trang đầu trong cuốn sử hiện đại chống thực dân đế quốc. Ở Bùng nổ của mùa xuân cảm hứng lịch sử gắn liền với cuộc nổi dậy của những người tù căng an trí Ba Tơ Quảng ngãi- quê hương của chính nhà thơ. Lần đầu tiên, ngay tại nhà tù giặc, lá cờ Việt Minh được phất cao trong sự run sợ của kẻ thù. Bản trường ca với cấu trúc giao hưởng trọn vẹn đã khái quát lịch sử yêu nước từ những ngày đầu gian khó để tìm đến cách mạng, nung nấu ý chí cho đến ngày thành sức mạnh bùng nổ: Mắt ta khô vì lửa tay ta hừng lên vì gió ngực ta rung mối hận truyền đời đánh thằng Tây (Bùng nổ của mùa xuân) Nguyễn Văn Dân đã nhận xét có lí rằng: ngoài sự thôi thúc của nhận thức sáng tạo của nhà thơ thì “trường ca ra đời là do yêu cầu của lịch sử” và “lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc đã thôi thúc sự ra đời của một loạt trường ca sau 1975” [Đối thoại về trường ca Việt Nam hiện đại, nguồn vanhocquenha.vn]. Quả vậy, cảm hứng về lịch sử là hạt giống mà Thanh Thảo lựa chọn để gieo vãi trên cánh đồng trường ca bất tận của mình mà trái chín thu đuợc là tư tưỏng về nhân dân mang chiều sâu ý nghĩa của nhà thơ. 1.1.2. Tư tưởng nhân dân Trường ca là thể loại giúp nhà thơ thể hiện tình cảm lớn lao trước hiện thực cách mạng của dân tộc và thời đại. Với cảm hứng sử thi, nhà thơ ưa suy ngẫm như Thanh Thảo lại tìm về tư tưởng nhân dân. Tư tưởng nghệ thuật là tứ thơ lớn của trường ca: “Tư tưởng trong trường ca là một hệ thống nhận thức, bao quát một khu vực lớn trong ý thức của người viết trước cuộc sống... Tư tưởng bao giờ cũng là kết quả của những quan sát, những chiêm nghiệm kết hợp với những suy tưởng” [57, tr.121]. Như vậy, tư tưởng trong trường ca được biểu hiện thành một hệ thống các quan điểm của nhà thơ về một khái niệm có nội hàm rộng. Muốn vậy nó phải xuất phát từ tình cảm nồng nhiệt, từ sự nghiền ngẫm chín muồi của nhà thơ. Xác định được tư tưởng nghệ thuật giúp người viết lựa chọn
  19. kết cấu, ngôn ngữ, biểu tượng và giọng điệu phù hợp. Tư tưởng cũng thể hiện tài năng người làm thơ: “Cảm xúc từ trái tim- Tư tưởng sáng trong đầu” (Nguyễn Đức Mậu) Trong lí tưởng của người Hy Lạp cổ đại, chưa xuất hiện tư tưởng về nhân vật quần chúng. Nhân vật Uylitxơ trong trường ca sử thi Iliat và Ô-đi-xê của Hômerơ chỉ là hình ảnh lí tưởng về người anh hùng trong mơ ước của nhân dân. Nhân vật lí tưởng ấy được tưới lên một thứ nước thánh (Uylitxơ trí tuệ "sánh với thần linh", dũng cảm, mưu trí, có nghị lực phi thường, giàu lòng yêu thương, độ lượng, thủy chung...) làm cho lung linh nhưng lại xa vời, thiếu chân thực. Đó là những nhân vật "ngoại hiện"- tức là có sự thống nhất giữa bản chất thật và sự biểu hiện ra bên ngoài, như Bakhtin nhận xét: "Ở con người ấy chẳng có gì phải tìm tòi, ức đoán, không thể lột mặt nạ nó" [ 7, tr.68]. Trong nền văn học hiện đại nước ta, đặc biệt là văn học cách mạng, tư tưởng nhân dân không mới. Tuy nhiên, tư tưởng ấy đã được nội cảm qua đường kênh người nghệ sĩ mà mỗi nghệ sĩ là môt vũ trụ riêng. Nhân dân trong thơ Tố Hữu là hình ảnh người dân công tải đạn, anh bộ đội, mẹ Suốt, vị lãnh tụ kính yêu. Trong văn xuôi Nguyên Ngọc là những cá nhân ưu tú của đất Tây Nguyên khoẻ khoắn từ thể chất đến tinh thần dẫn dắt cộng đồng đến với cách mạng... Ở thể loại trường ca hiện đại, Nguyễn Khoa Điềm trong Mặt đường khát vọng tìm về với nguồn mạch văn hoá dân tộc để khẳng định “Đất nước này là đất nước của nhân dân” Tư tưởng về nhân dân trong trường ca Thanh Thảo trước hết thể hiện qua hệ thống nhân vật phong phú trải dài theo lịch sử dân tộc. Họ là những nông dân nghèo tứ xứ phiêu dạt xuống vùng đất phía nam khẩn hoang, là những anh hùng vị nghĩa như Nguyễn Trung Trực, Trương Định, là nhà thơ tiết nghĩa Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, là người du kích Ba Tơ, là chiến sĩ cách mạng tù đầy, là người mẹ, người chị, người em, đồng đội trong kháng chiến, là thế hệ thanh niên giàu nhiệt huyết trong kháng chiến chống Mỹ, những người được gọi tên và những người vô danh, những người còn sống, người đã khuất... Trong cái nhìn của Thanh Thảo, nhân dân là những con người bình dị trong cuộc sống đời thường, cuộc sống hoà hợp với tự nhiên: Họ sống lẫn mặt trời bóng tối cảm hết các mùa thay đổi trên da qua dòng sông nghe giọng nói rừng già trông sắc mây tính ngày mưa nắng (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Nếu tầng lớp vua quan tham vọng xa hoa ngay cả khi đã chết qua những lăng tẩm kiên cố thì trong suy nghĩ người dân bình thường, cả lúc từ giã cõi trần cũng hết lòng nghĩ cho người còn sống: Người già chết lại về gò núi ở
  20. Để đất bằng cho con cháu sinh sôi (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Hình ảnh nhân dân hiện thân ngay trong hành động dũng cảm của những em nhỏ: Em bé này đã che đạn cho tôi từ buổi sáng tôi chưa về Sơn Mỹ em bé này đã che đạn cho anh dẫu suốt đời chỉ một lần anh cầu mong che chở (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Nhà thơ hiểu rằng, không ai khác, chính nhân dân là ngọn nguồn sức mạnh. Những ngày đầu chứng kiến cảnh giặc Pháp đổ bộ thay vì chuẩn bị đối phó với giặc, người đứng đầu là vua lại "rung đùi uống rượu làm thơ", tự ru ngủ mình trong lí lẽ "giang san ta bền vững tựa vạc đồng", cách đối phó với giặc chỉ là sự thỏa hiệp ngu ngốc và bất lực: Thôi các khanh hãy cho trẫm yên hãy làm văn tế cho kẻ đã bỏ mình hãy phát chẩn cho vợ con họ (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Khi Tổ quốc nguy nan, chỉ có những người dân ngày thường hiền lành chất phác, những con người đa số không được áp chế những "lớp từ chương xác ướp", những người "đã sống mỗi ngày vài bữa cơm không no đủ" lại là người hiểu rõ phải làm gì. Chính họ dám đứng lên đầu tiên cầm vũ khí thô sơ đánh giặc từ những ngày đầu Pháp đổ bộ xâm phạm bờ cõi: Nếu không có các anh rút lưỡi dao phay trong bếp nhà mình chặt ngọn tầm vông trong vườn nhà mình lao thẳng vào chúng nó ... Nếu không có các anh ngã xuống như muôn ngàn đợt sóng dải đất này sẽ trôi dạt về đâu? (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Tư tưởng về nhân dân giúp Thanh Thảo hiểu rằng, sức mạnh nhân dân là sức mạnh tiềm ẩn, quật cường, sức mạnh của ý chí xoá sổ ý đồ huỷ diệt của quân thù bằng bom đạn tối tân: Chúng nó làm sao giết được những hạt thóc vùi trong đất lại hiện lên giữa những lưỡi cuốc cùn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2