Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
lượt xem 9
download
Với đề tài “Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư”, tác giả muốn tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật, về văn hóa nông thôn Nam Bộ và ngôn ngữ Nam Bộ trong hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== NGÔ THỊ QUỲNH OANH ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGÔ THỊ QUỲNH OANH ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƯ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Tôn Thảo Miên Hà Nội - 2013
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư MỤC LỤC Mục lục ............................................................................................................ 1 Mở đầu ............................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6 3. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 12 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 13 Chương 1: Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. ...................................................................................................... 14 1.1. Khái quát văn học Việt Nam đương đại ................................................. 14 1.1.1. Đội ngũ sáng tác .................................................................................... 14 1.1.2. Những thay đổi tư duy .......................................................................... 14 1.1.3 Vị trí của truyện ngắn, tạp văn, tản văn ................................................. 16 1.1.4. Đặc điểm văn xuôi Nam Bộ .................................................................. 20 1.2.“Hiện tượng” Nguyễn Ngọc Tư..................................................................... 24 1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn .................................................................. 24 1.2.2. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư ........................................ 27 1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ............................................. 31 Chương 2: Hiện thực nông thôn Nam Bộ và các kiểu nhân vật tiêu biểu qua văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư ..................................................................... 43 2.1. Hiện thực đời sống Nam Bộ .......................................................................... 43 2.1.1. Hình ảnh thiên nhiên Nam Bộ dữ dội và khắc nghiệt ........................... 43 2.1.2. Bức tranh cuộc sống miền quê Nam Bộ ............................................... 48 2.2. Các kiểu nhân vật tiêu biểu trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư .................. 69 2.2.1. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài ............................................................... 69 2.2.2. Kiểu nhân vật tự nhận thức. .................................................................. 74 2
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư .................... 79 3.1. Không gian - thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư ...... 79 3.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật. .................................................. 79 3.1.2. Một số nét đặc sắc về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư........................................................................................................... 80 3.1.3. Quan niệm về thời gian nghệ thuật ....................................................... 88 3.1.4. Thời gian nghệ thuật - đặc trưng văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư ............... 89 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư................................................................................................................... 91 3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư ............................ 91 3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư ..................... 101 3.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư......... 103 3.3.1. Khái niệm cốt truyện ........................................................................... 103 3.3.2. Đặc điểm cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư ....................... 104 3.3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư......................................................................................................... 110 Kết luận ........................................................................................................ 117 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 119 3
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1. 1.Từ năm 1975, đất nước bước sang một giai đoạn mới. Văn học cũng chuyển mình trong tư thế dò tìm những phương thức thể hiện tốt nhất để kịp phản ánh đời sống xã hội đa dạng trước yêu cầu mới của thời đại. Do vậy mà các thể loại văn học có sự vận động và phát triển. Văn xuôi đã có những khởi sắc và những tín hiệu mới: truyện ngắn, tạp văn, tản văn đang ngày càng được chú ý và là những thể loại phát triển mạnh của văn học đương đại. 1.2. Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng về tính chất, về dung lượng so với các thể loại khác. Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắn phù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại công nghiệp. Gần như nhà văn nào cũng ít nhiều thử mình qua truyện ngắn. Truyện ngắn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn học đương đại. Trong truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn của các nhà văn nữ là một bộ phận rất đáng chú ý. Có thể nói, trong văn học đương đại, các nhà văn nữ có phần lấn át nam giới trên phương diện truyện ngắn. Tiếp nhận cái mới nhanh nhạy, táo bạo trong cách viết, không ngừng đi về phía trước, nhiều nhà văn nữ đã làm nên sự kiện: Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh... trong đó, “hiện tượng” Nguyễn Ngọc Tư qua truyện ngắn, tạp văn, tản văn có lẽ được độc giả đón nhận nhiệt tình nhất, gây được nhiều dư âm trong lòng độc giả bởi giọng văn nhẹ nhàng, dung dị, “bình dân” với ngôn ngữ không cầu kì, kiểu cách. 1.3. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn không tắt. Tác phẩm đầu tay đoạt 4
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư giải 3 báo chí trong năm 1997 đã chính thức đưa Nguyễn Ngọc Tư vào nghề văn với những thành công tốt đẹp, tiếp theo: Giải nhất Văn học tuổi 20 do báo Tuổi trẻ tổ chức; giải B của Hội Nhà Văn Việt Nam về truyện ngắn năm 2001. Năm 2005, con người nhỏ bé kiệm lời ấy làm khuấy động văn đàn Việt Nam bằng tác phẩm ám ảnh lòng người: Cánh đồng bất tận. Hội nghị BCH Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6 khóa VII họp ngày 13/10/2006 tại Hà Nội đã quyết định trao tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 cho truyện vừa Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Cuối tháng 12 năm 2005, với mục đích giới thiệu một “món ăn” mới của tác giả trẻ chị đã cho ra đời một cuốn tạp văn đầu tiên có tên là Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư tập hợp những bài viết của chị đăng trên tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn. Kết quả khảo sát cho thấy nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư mới xuất hiện trên văn đàn hơn 10 năm nay nhưng số lượng tác phẩm chị viết ra quả là một con số ấn tượng với thể loại truyện ngắn, tạp văn, tản văn, bút kí. Thời điểm chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã có 9 tập truyện ngắn, 3 tạp văn, 2 tản văn, 1 tiểu thuyết, đấy là chưa kể đến những câu chuyện chị đã đăng trên các trang Web. Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành một “hiện tượng” đặc biệt, trở thành đề tài trong một số cuộc tranh luận văn chương và được bạn đọc rất chú ý. Qua khảo sát có rất nhiều những ghi chép, phỏng vấn, những bài phân tích đánh giá, các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nhiều phương diện xung quanh những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư như: thế giới nghệ thuật, thi pháp, nghệ thuật tự sự, biểu tượng… trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Song chúng tôi nhận thấy có rất ít và gần như là chưa có một công trình nghiên cứu nào về đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trên cơ sở khái quát, hệ thống hóa nội dung, nghệ thuật cũng như phong cách văn xuôi của chị, nếu có chỉ là những bài viết nhận xét đơn lẻ ở một khía cạnh của một tác phẩm cụ thể. Vì vậy dẫu biết con đường sáng tác phía trước của chị 5
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư còn rất dài, nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn căn cứ vào những tác phẩm đã xuất bản thời gian qua, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, tạp văn và tản văn để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát về đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Với đề tài “Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi muốn tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật, về văn hóa nông thôn Nam Bộ và ngôn ngữ Nam Bộ trong hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu khảo sát và nghiên cứu thể loại truyện ngắn, tạp văn và tản văn - ba thể loại đóng vai trò khẳng định phong cách, tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư. * Luận văn tập trung khảo sát 3 tập truyện ngắn, 2 cuốn tạp văn, 1 cuốn tản văn: 1- Cánh đồng bất tận (Tập truyện, NXB Trẻ - 2008) 2- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, NXB Trẻ - 2008) 3- Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, NXB Thời đại - 2010) 4- Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ - 2006) 5- Ngày mai của những ngày mai (NXB Phụ Nữ - 2007). 6- Yêu người ngóng núi (NXB Trẻ - 2011) Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát một số truyện ngắn đăng trên web, hay các tập truyện khác của Nguyễn Ngọc Tư để so sánh, đối chiếu. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trên các bình diện sau: - Hiện thực đời sống Nam Bộ - Các kiểu nhân vật tiêu biểu 6
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư - Không gian, thời gian nghệ thuật - Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật - Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 3. Lịch sử vấn đề Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá nhiều trong một thời gian ngắn. Chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng từ độc giả. Hiện tại việc nghiên cứu về đặc điểm văn xuôi của chị còn rất ít, hay nói đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có luận văn nào nghiên cứu đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi đã tiến hành thu thập những ý kiến, bài phê bình, những bài báo, những công trình nghiên cứu của công chúng khi tiếp cận văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư qua từng giai đoạn sáng tác với ba thể loại chính là truyện ngắn, tạp văn, tản văn và những đánh giá về đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của chị. Đề cập đến đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư, Trần Ngọc Hiếu có bài viết Hiện tượng tác giả “best-seller” trong Văn học Việt Nam: trường hợp Nguyễn Ngọc Tư đăng trên trang web hieeutn1979.blogst.com (24/11/2006), trong đó trình bày khá chi tiết và cụ thể về cốt truyện, ngôn ngữ kể chuyện, quan điểm đạo đức và hệ thống nhân vật được phản ánh trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Thể loại truyện ngắn - là một hướng sáng tác chủ lực, và mở đầu cho những thành công của Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế, ở thể loại truyện ngắn đã có rất nhiều độc giả, nhà văn, nhà nghiên cứu đánh giá, phê bình về phong cách văn chương cũng như những đặc sắc nghệ thuật của chị chủ yếu trên các báo, tạp chí, trang web… 7
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn không tắt. Tác phẩm ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả và lần đầu tiên đạt giải 3 báo chí trong năm 1997. Nhà văn Phạm Xuân Nguyên có bài viết Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, đăng trên tạp chí văn học số 2 đã nhận xét chính cách kể chuyện chân tình của Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến thành công cho Ngọn đèn không tắt. Nhà văn Nguyên Ngọc có bài viết Còn rất nhiều người cầm bút có tư cách – Chuyên đề: Tiểu thuyết đăng ở đâu đăng trên trang web http://www.vnexpress.net (02/01/2005) đã nhận định:“Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước”. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hàm chứa một nghịch lý: đề tài sáng tác của chị không mới (chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị quê mùa), thế nhưng những câu chuyện đơn sơ mà hấp dẫn ấy vẫn lôi cuốn được người đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi nghĩa tình của một người viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa chín chắn, hiền lành đấy nhưng không kém phần bản lĩnh. Chính vì thế khi thu thập tài liệu về Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy không có nhiều ý kiến không đồng tình hay phủ nhận tài năng của chị. Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau về Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ khi tác phẩm này ra đời, đã có hai luồng ý kiến: Một 8
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư bên là ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh hiện thực một cách trần trụi, nghĩa là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tư “mới”. Còn phía bên kia lại cảm thấy tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo, nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của mình trong những sáng tác trước đó. Thế nhưng, khi theo dõi những tác phẩm ra đời sau Cánh đồng bất tận, chúng tôi vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của nông thôn Nam Bộ hiền lành với những nỗi đau, nỗi buồn phảng phất, với những số phận nhỏ bé thiệt thòi, với những mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn chất giọng nhỏ nhẹ đó, có thể buồn hơn, tỉnh tảo hơn nhưng vẫn là một giọng điệu văn chương bình dân, hào sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra được. Một Việt Kiều Mỹ là Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng vì quá “mê” văn Nguyễn Ngọc Tư đã tự nguyện “thiết kế và trông nom” cả một thư viện điện tử về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Ông đã có bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam. Bài viết này đã đánh giá một cách tổng hợp về nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ những điều giản dị của ngôn từ, giọng điệu đến nhân vật, cấu trúc câu. Đặc biệt Trần Hữu Dũng đã chỉ ra điểm khác biệt, một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào khác, như là một “đặc sản miền Nam”. Phạm Phú Phong với bài viết: Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đăng trên tạp chí văn học số 6, đã phân tích và nhận xét khá kĩ về ngôn ngữ, giọng văn, hiệu quả sử dụng những lời đề từ trong văn của chị. Ông cũng khẳng định thêm cái đáng quý cần phải phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác. Trên mục Phê bình của trang web “Evan.com” ngày 14/06/2006 có đăng bài viết của Trần Phỏng Diều với tựa đề Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc tư thể hiện qua ba hình tượng: Hình tượng người nghệ sĩ, 9
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư hình tượng người nông dân Nam Bộ và hình tượng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của từng hình tượng, tác giả cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết như nói của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng thời cũng làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình. Thụy Khuê khi tìm hiểu một số khía cạnh về không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã có bài viết khá chi tiết Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả đã phân tích và chứng minh giọng văn và tinh thần sông nước của Nguyễn Ngọc Tư như một truyền thống nối dài từ Bình Nguyên Lộc, người đã gắn liền hai yếu tố đất và nước, thành ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ đất nước. Không gian Nam Bộ với đồng ruộng sông nước, với con kinh, con rạch đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất cứ câu chuyện kể nào của chị. Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên trang web: thvl.vn/?=12534 cũng là một bài viết có giá trị khi chỉ ra “mootip người nghệ sĩ cô đơn” thường thấy trong truyện ngắn của chị. Chuyển sang thể loại tạp văn, tản văn, Nguyễn Ngọc Tư không viết nhiều như truyện ngắn nhưng khi cuốn tạp văn, hay tản văn đầu tiên ra đời cũng đã có khá nhiều bài viết, bài cảm nhận trên báo, tạp chí và chủ yếu là qua mạng Internet. Và tiếp sau đó là một giọng văn trưởng thành hơn mang triết lý sâu sắc và trầm lắng hơn qua những tạp văn, tản văn sau này như: Ngày mai của những ngày mai, Biển của mỗi người, Gáy người thì lạnh. Qua thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy phần lớn độc giả đều rất hưởng ứng, chào đón thể loại mới này của chị như một “món ăn” mới của tác giả trẻ. Cuốn Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư xuất bản đầu tiên với số lượng 2.000 cuốn vào cuối năm 2005, tới đầu tháng 1/2006, sách đã được tái bản với số lượng 10
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 5.000 cuốn. Nhận xét về tạp văn “đầu tay” của tác giả trẻ này Thanh Vân trên trang web viet-studies có viết bài Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư như một lời giới thiệu với độc giả về những nội dung mới -khác hẳn với những truyện ngắn đã được Nguyễn Ngọc Tư viết trước đó. Hạ Anh trên báo Thanh Niên (19/1/2006) cũng có bài viết Đọc Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: Nguyễn Ngọc Tư quen mà lạ. Tác giả đã khái quát những nội dung mới nhưng vẫn được Nguyễn Ngọc Tư viết bằng giọng điệu thủ thỉ tâm tình. Đó là những chuyện nhỏ bé, kiểu trà dư tửu hậu nhưng lại bàn về những vấn đề “thiết thực, sát sườn” với quê hương Cà Mau của tác giả. Khi đọc tạp văn Ngày mai của những ngày mai, tác giả Nguyễn Văn Tuấn đã chia sẻ những cảm xúc, nhận xét về cuốn tạp văn này khi cho đăng bài viết Nguyễn Ngọc Tư - gom góp những niềm vui trên trang blog của mình. Nguyễn Ngọc Tư đã dự báo một “hiểm họa” về sự xơ cứng bởi cuộc sống tẻ nhạt, sự trơ lì trước cuộc sống bon chen, bận rộn và chính tác giả đã kịp thời giữ lại những cái tên, những kí ức, kỉ niệm đang có nguy cơ bị xóa nhòa cùng năm tháng. Tiếp đến thể loại tản văn, Nguyễn Ngọc Tư cũng đã nhận được nhiều lời nhận xét, tuy chưa mang tính chuyên nghiệp nhưng cũng có thể coi là những phản hồi mang chiều hướng tích cực từ phía bạn đọc. Độc giả Nguyễn Ngọc Tường Vân, ngày 21/07/2011, có bài viết Mộc mạc và rất trữ tình đăng trên trang web: http://tiki.vn/yeu-nguoi-ngong-nui-tan-van-p26071.html. Tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình khi đọc tản văn Yên người ngóng núi: “Trong cuộc sống bận rộn này, mỗi chúng ta nên dành một chút thời gian mỗi ngày để đọc Yêu người ngóng núi và chiêm nghiệm, chỉ cần mỗi ngày một bài tản văn, hẳn là chúng ta sẽ suy nghĩ đẹp hơn và sống tốt hơn. Đây là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mà tôi đọc, thật thì so với Cánh Đồng Bất Tận, tôi lại thích quyển này hơn bởi nó thể hiện được cái 11
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư tình giản dị mà thấm đẫm giữa đời thường. Ngay từ tản văn đầu tiên, Nguyễn Ngọc Tư bàn về Sài Gòn- nơi tôi sinh sống, bằng một lối văn nhẹ như dòng nước: "Bằng cách đó, thành phố yêu anh...." còn anh thì mãi ở núi này trông núi nọ, nhưng thành phố vẫn còn đó, chờ đợi trong yêu thương, hằng ngày vẫn thở”[68]. Nguyễn Ngọc Tư lúc nào cũng cuốn người đọc vào một thế giới miên man tình, không chỉ là tình yêu đơn thuần như những cây bút trẻ đang tích cực khai thác. Tình trong văn Nguyễn Ngọc Tư bảng lảng giữa những ngã tư, những con phố, quán cà phê chiều, giữa sự đấu tranh của hoài niệm và tương lai, giữa kỷ niệm và thực tế. Trên đây là những bài phỏng vấn, đánh giá về văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư dựa trên ba thể loại chủ lực là truyện ngắn, tạp văn và tản văn. Còn rất nhiều bài viết khác nữa đã được đăng nhưng do khuôn khổ luận văn nên chúng tôi chỉ điểm qua một số bài viết cơ bản. Đa phần các bài viết này đều được đăng tải trên các báo, hay một số trang web chứ chưa có một công trình nghiên cứu dài hơi nào. Ngoài ra, phần nhiều các bài viết đều trên tinh thần giới thiệu một tác phẩm của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện cụ thể nào đó. Nhưng chúng tôi đánh giá rất cao những ý kiến đánh giá đúng đắn và chừng mực của các nhà văn và nhà phê bình như Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc, Chu Lai… và rất trân trọng những suy nghĩ, nhận xét khách quan của độc giả khi đã từng đọc văn Nguyễn Ngọc Tư vì đó là những gợi ý quý báu đối với chúng tôi, giúp chúng tôi có tư liệu để hoàn thành luận văn “Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư”. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp hệ thống 12
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn triển khai trong 3 chương: Chương 1: Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Chương 2: Hiện thực nông thôn Nam Bộ và các kiểu nhân vật tiêu biểu qua văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. 13
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Chương 1: Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. 1.1. Khái quát văn học Việt Nam đương đại 1.1.1. Đội ngũ sáng tác Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống đế quốc Mĩ kết thúc thắng lợi. Lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước….Đây là thời kì mở cửa, cởi trói cho giới văn nghệ sỹ trong việc tìm tòi sáng tạo. Đến với văn học thời kì này, các cây bút có thể thỏa chí, mãn nguyện bởi sự phong phú của các đề tài nhằm đi sâu vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Nguyễn Mạnh Tuấn, Lưu Quang Vũ, Lê Lựu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy… là lớp “ca sĩ” đã dũng cảm “vặn cổ bài ca của chính mình” để trở thành những cây bút tiên phong của văn học đổi mới. Mật độ các cuộc thi truyện ngắn tăng lên ngày càng nhiều đã tạo cơ hội cho hàng loạt các tên tuổi mới xuất hiện trên thi đàn. Theo Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta quen dần với rất nhiều nhà văn trẻ thuộc thế hệ 7x hay 8x, đặc biệt là gương mặt các nhà văn nữ có đóng góp nổi bật như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư… Theo như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, thì nếu như đầu thế kỷ XX chỉ có 2/79 tác giả nữ, thì đến 1997 đã có 92/720 hội viên hội nhà văn là nữ giới. Có thể khẳng định một điều rằng, văn trẻ đã tạo nên sự đa dạng về nội dung, phong phú về bút pháp, tạo sự chuyển động đáng mừng cho dòng chảy chung của văn chương nước nhà, bước đầu tạo những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn học tương lai. 1.1.2. Những thay đổi tư duy Tình hình kinh tế, xã hội và văn học những năm cuối thế kỉ XX- đầu thế kỉ XXI có nhiều thay đổi nhanh chóng. Kinh tế phát triển nhanh một mặt đem đến diện mạo mới cho xã hội và văn học, nhưng đồng thời cũng xuất 14
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư hiện những mặt trái của nó. Xã hội phát triển, những mối quan hệ và những giá trị đạo đức, tinh thần vốn được coi là vững bền bỗng dưng rạn nứt, đổ vỡ. Những người viết trẻ đã nhạy cảm nắm bắt được tất cả những điều ấy và đưa vào trang viết của mình với bao suy tư, trăn trở. Ta cũng thấy điều ấy trong văn Nguyễn Ngọc Tư khi chị viết về nông thôn Nam Bộ, nơi những cô gái hôm qua móng chân còn lấm phèn, hôm sau đã giẫm trên đôi guốc cao gót đi làm tiếp viên nhà hàng, làm điếm; nơi những người hôm xưa còn không tiếc xương máu cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, thì hôm nay đã ăn chặn mồ hôi nước mắt của người lao động... Những thay đổi, biến chuyển ấy được các nhà văn trẻ đưa vào trang viết của mình với biết bao nồng nhiệt muốn cảnh tỉnh, cảnh báo con người trước sự xuống cấp của nhiều loại giá trị. Những sáng tác của các nhà văn trẻ hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người cá nhân với tất cả những gì nó có, đặc biệt là những vấn đề thuộc về đời sống tâm hồn, tình cảm, ý thức, tâm linh... Họ say mê khai phá thế giới bên trong của con người từ những cung bậc tình cảm nhỏ bé nhất, đến những ẩn ức, mong muốn nhạy cảm nhất… nhằm cho người đọc thấy một con người thành thật nhất, rõ ràng nhất, trần trụi nhất. Con người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội Hiện đai, Hậu hiện đại. Nguyễn Ngọc Tư cũng đặc biệt quan tâm đến số phận con người, những sáng tác của chị đều là những day dứt, suy tư về cuộc đời bi kịch, những cảnh đời bi thương, lầm lỡ. Con người ở đó hiện lên với tất cả các sắc thái, các bình diện: cao thượng có, bản năng có, ý thức có, tâm linh cũng có... nhưng dù là kiểu sắc thái nào thì cũng luôn khao khát vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Văn trẻ hiện nay cũng có nhiều đổi mới trong tư duy nghệ thuật và cách xây dựng tác phẩm. Họ chú trọng đổi mới hình thức tác phẩm từ ngôn ngữ đến cách kể nhằm tạo ra những tác phẩm khác lạ, khiến người đọc phải năng động, sáng tạo hơn trong quá trình đọc mới có thể chiếm lĩnh được tác phẩm. 15
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Đặc biệt là việc chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật. 1.1.3 Vị trí của truyện ngắn, tạp văn, tản văn Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉ XIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên Hiện đại, Hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Sông đông êm đềm…“Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại” [5, tr.3]. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ thể hiện tài năng. Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Ngọc, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài,… Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên trên sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhất là 1986 trở đi, truyện 16
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lý luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Thời gian gần đây nhất không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới. Bên cạnh thể loại truyện ngắn vẫn giữ được thế mạnh trong nền văn xuôi đương đại thì vị trí của thể loại tản văn, tạp văn cũng có thế đứng của riêng mình. Cũng giống như truyện ngắn độc giả sẽ yêu thích tản văn và tạp văn bởi quỹ thời gian của người đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dông dài. “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách á nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả. Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ.” [15, tr.293]. Với đặc trưng của thể loại mình thì tản văn đã có một chỗ đứng trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX tản văn là thể loại hầu như bị quên lãng cả một thế kỉ. 17
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Hầu như không một cuốn văn học sử hiện đại nào nhắc đến nó, không một giáo trình lí luận văn học nào nói đến nó, không tuyển tập văn học nào chú ý đến nó như là một thể loại. Nhưng tản văn vẫn sống, âm thầm, dai dẳng mà mãnh liệt và hôm nay dường như đang ngày càng khởi sắc lên: nhiều tờ báo có mục tản văn dưới các tên mục khác nhau: “đoản văn, “tản văn”, “nói hay đừng”, “phiếm luận”... ; nhiều tập tản văn, tuyển tập tản văn của tác giả đã ra mắt và được bạn đọc hoan nghênh. Tản văn nói chung hầu như hiếm có tác giả riêng. Trên thế giới các nhà khoa học, toán học, triết học như Bacon, Pascal, Montaign đều là tác giả tản văn nổi tiếng thế giới. Ở Việt Nam nhiều nhà thơ như Tản Đà, Xuân Diệu, nhà văn như Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà tiểu thuyết như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Ngọc Tư, nhà báo như Phùng Tất Đắc... đều dành tâm huyết viết tản văn, đã chứng tỏ tầm quan trọng của thể loại. Nguyễn Ngọc Tư cũng đã dành một chỗ trong sáng tác của mình cho thể loại này. Dung lượng ngắn, cách viết đa dạng, có thể tự sự, trữ tình, bình luận, hoặc pha xen các cách viết khác nhau, tản văn nói được bao nhiêu điều suy nghĩ, nung nấu, cảm xúc trong lòng về con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn nghệ... Tản văn có thể có nhiều phong cách: nghiêm túc, cười cợt, trữ tình, chính luận, triết lí... Tản văn là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay bởi nó cũng cần có cấu tứ, có tổ chức một cách nghệ thuật. Có một tài liệu đã ghi lại “Tạp văn là một loại tản văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, cùng với đặc điểm đó trong thời đại công nghệ thì bất cứ ai cũng có quyền sáng tác cho riêng mình ở hai thể loại trên. Một góc nhỏ của một trang báo, trang web hoặc một trang blog cá nhân cũng đủ “đất” cho thể loại này”[66]. Tản văn, tạp văn đâu phải chuyện “thiên tào”, mà là chuyện rất người. Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu nhận giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, văn học 18
- Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Việt Nam bắt đầu mở ra thời kỳ tạp bút xuất bản ồ ạt. Riêng NXB Trẻ đã cho ra đời 3 quyển tạp bút: Nghiêng tai dưới gió của nữ sĩ Lê Giang; Tạp bút Mạc Can dày hơn 300 trang in, Mùi của ngày xưa - tạp bút nhiều tác giả. Cùng thời gian, tạp văn Ngôi nhà và con người của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương cũng ít nhiều gây chú ý cho người đọc, dù trước đó đã đăng rải rác trên một vài báo. Rồi nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư…, tạp văn của họ đã để lại nhiều thú vị. Hầu hết trên các báo đều lần lượt có mục tạp văn, hay tản văn..., đó là mảnh đất nhiều màu mỡ lẫn màu sắc cho các ngòi bút thể hiện đề tài mình muốn nói. Các tạp văn trong Ngôi nhà và con người của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương phần nhiều đã được in trên các báo như: Người Lao Động, Phụ Nữ TP HCM, Tuổi Trẻ, Thanh Niên... Nghiêng tai dưới gió của nhà thơ Lê Giang cũng thế, chị đã cho in báo trước khi tập hợp và chọn lọc in thành sách. Từ lâu, các thể loại tạp bút, tạp văn, tản văn... đã được nhiều nhà văn viết, đưa in trên các báo. Đầu tiên vì độ dài của một tạp văn tương đối nên rất tiện cho các báo xếp trang. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng: Tản mạn khó viết hay không là tùy người. Đã là tản mạn thì có thể viết gì cũng được và kiểu nào cũng được. Vì theo nhà thơ họ Đỗ, tản văn không câu nệ hình thức cũng như đề tài nên không trói buộc người viết.Tuy vậy không có nghĩa là tản văn thấp kém hơn các thể loại khác. Mới đây, NXB Hội Nhà văn cho in tuyển tập tản văn và truyện ngắn hay về Hà Nội thật đồ sộ gồm rất nhiều tác giả lừng danh. Tuyển tập chia làm hai phần tản văn và truyện ngắn cho thấy sự “bình đẳng” giá trị giữa hai thể loại. Còn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gom chung tản văn và những kiểu lý luận phê bình viết như tản văn in chung thành một tập Giăng lưới bắt chim cuối năm 2005 và vừa tái bản vào tháng 6 năm nay.Trong lời tựa Nghiêng tai dưới gió, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận xét: “Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện”. Người đọc sẽ cùng chung nhận 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn