intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Chủ nghĩa hiện thực và tiểu thuyết; đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa; ảnh hưởng quyết định của đặc trưng thẩm mỹ cơ bản đối với các đặc trưng thẩm mỹ khác trong tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN. --------------------***------------------ HỒ THU GIANG ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ CƠ BẢN CỦA TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số : 5.04.33. Người hướng dẫn khoa học: GS.VS PHAN CỰ ĐỆ. Hà Nội -2004.
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trang 2. Lịch sử vấn đề. 4 3. Phạm vi và các phương pháp nghiên cứu. 8 4. Các cấu trúc luận văn. 9 PHẦN NỘI DUNG Chương I: Chủ nghĩa hiện thực và tiểu thuyết 10 1.1. Quan niệm về chủ nghĩa hiện thực 10 1.2.Sự hình thành chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam 19 1.3.Một số hiện tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa Việt Nam buổi đầu hình thành và phát triển (Từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX) 23 1.3.1Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. 23 1.3.2.Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái . 29 1.4.Chủ nghĩa hiện thực và sự ra đời của tiểu thuyết. 31 Chương II: Đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa 41 2.1. Tiểu thuyết là gì ? 41 2.2. Đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa. 44 Tiểu thuyết là thể loại văn học gần gũi nhất với đời sống, có thể bao quát hiện thực trên quy mô rộng lớn và toàn vẹn. 2.2.1.Cuộcsống trong tiểu thuyết bao giờ cũng là cuộc sống toàn diện,phong phú và nhiều mặt. 46 2.2.2. Tiểu thuyết gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của quần chúng nên nó là một trong những thể loại dân chủ nhất của văn học. 55
  3. 2.2.3. Trong tiểu thuyết, các tính cách nhân vật có sự phát triển tự thân như trong đời thật. 59 Chương III: Ảnh hưởng quyết định của đặc trưng thẩm mỹ cơ bản đối với các đặc trưng thẩm mỹ khác trong tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa. 3.1.Tiểuthuyết là thể loại có bản chất tổng hợp, nhiều phong cách và thanh điệu. 65 3.1.1. Ảnh hưởng của âm nhạc. 70 3.1.2. Ảnh hưởng của điện ảnh. 71 3.2. Tính văn xuôi của tiểu thuyết. 74 3.1.1.Tính văn xuôi của tiểu thuyết được thể hiện ở cuộc sống bình thường hàng ngày trong sự pha trộn, đan chéo và chuyển hoá lẫn nhau của các sắc thái thẩm mỹ. 75 3.2.2.Tính văn xuôi của tiểu thuyết được thể hiện trong ngôn ngữ gầnnhư trung tính của tiểu thuyết. 79 3.3.Tiểu thuyết là thể loại có dung lượng lớn. Sự khác nhau giữa tiểu thuyếtvà truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch. 83
  4. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ TIỂU THUYẾT 1.1.Quan niệm về chủ nghĩa hiện thực. Nghệ thuật, trong hành trình tồn tại của mình luôn làm tròn thiên chức cao cả là phản ánh một cách chân thực sự vận động của lịch sử, sự phát triển của xã hội và những diễn biến phức tạp trong thế giới nội tâm con người. Đặc tính quý giá này của nghệ thuật cho phép ta tìm thấy ở nó một cuốn biên niên vĩ đại, một thứ ký ức đặc biệt của nhân loại, đó là lịch sử được tái hiện bằng ngôn từ (43/82). Với những khả năng đặc biệt nghệ thuật đã ghi lại những biến cố trong đời sống vật chất và tinh thần của các nền văn minh cổ xưa đầy đủ hơn, nguyên vẹn hơn những văn bản lịch sử đã cũ nát hay những di chỉ văn hoá vật chất còn lại cho đến ngày nay của nhân loại. Bộ sử thi vĩ đại Illiade, Odyssée của Homère đã cho ta hiểu về cuộc sống chiến đấu đầy mưu trí và dũng cảm của người Hy Lạp xưa cách đây mấy mươi thế kỷ. Sự sụp đổ của lý tưởng nhân văn thời kỳ Phục Hưng trong sự nảy sinh chế độ tư bản đã in đậm trong Don Quichotte của Cervantès hay những vở bi kịch của Shakespeare .Cuộc sống đầy biến động và đau thương dưới chế độ phong kiến đang trên đà đi xuống của thế kỷ XVIII đã được Nguyễn Du phản ánh sâu sắc trong Truyện Kiều … Tuy vậy, bộ mặt của thế giới hiện ra trong tác phẩm nghệ thuật không phải là một thứ rập khuôn những gì có sẵn, một sự sao chép máy móc thực tế cuộc sống. Mô tả cuộc sống con người và đời sống xã hội một cách chân thực là yêu cầu chung cho tất cả các nền văn học nghệ thuật chân chính từ xa xưa. Song điều đó không có nghĩa là nghệ thuật trong mọi thời đại bao giờ cũng là nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực. 10
  5. Chủ nghĩa hiện thực với tư cách là phương pháp sáng tác, một trào lưu nghệ thuật là một hiện tượng phát sinh ở một giai đoạn nhất định trong một hành trình phát triển nhận thức của nhân loại. khuynh hướng vận động ngày càng cao của xã hội giúp con người nhận ra rằng: hành động và tình cảm của mình không phải là hệ quả của những say mê hoặc những ý đồ thần linh mà chúng bị quyết định bởi những nguyên nhân thực tại của cuộc sống. Là một phương pháp sáng tác, chủ nghĩa hiện thực có khả năng miêu tả chân thực cuộc sống chân thực cuộc sống con người và hoàn cảnh xã hội, nơi họ sống và hoạt động theo một quy luật nhất định Chủ nghĩa hiện thực bao hàm một thái độ tích cực của con người đối với cuộc sống, một ý muốn tìm hiểu, nhận thức thế giới y như nó tồn tại, và một ý thức can thiệp vào đời sống xã hội (8/14). Quan niệm về chủ nghĩa xã hội hiện thực như vậy yêu cầu con người phải đạt tới một trình độ nhận thức nhất định. Điều đó có nghĩa là con người phải có một vốn kinh nghiệm về đời sống tự nhiên, tâm lý xã hội của bản thân mình cùng với những mối quan hệ phức tạp giữa bản thân con người với xã hội thì chủ nghĩa hiện thực mới hình thành trong nghệ thuật . Nghệ thuật Trung Cổ cũng đã mang những yếu tố thực của cuộc sống nhưng chủ nghĩa hiện thực chưa xuất hiện bởi con người còn bị thống trị bởi chế chế độ phong kiến Trung Cổ hà khắc và nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Cái đẹp chân chính trong sự an bài của Chúa, đó là cái đẹp tinh thần, cái đẹp hướng tới lòng tôn kính những đấng siêu nhiên . Thế kỷ XVI, cùng với sự xuất hiện mầm mống chủ nghĩa tư bản, ý thức hệ phong kiến gần suy sụp về căn bản, ý niệm về cái Tôi cá nhân bắt đầu hình thành. Nghệ thuật phá vỡ quy phạm của nhà thờ, vượt ra ngoài vòng kiêm toả của tôn giáo để miêu tả cuộc sống trần thế. Nguyên tắc tái hiện hiện thực bằng nghệ thuật là tiền đề khách quan cho sự phát sinh chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một trào lưu một khuynh hướng, một phương 11
  6. pháp sáng tác độc lập. Có được điều đó, nghệ thuật đã phải đi vào con đường nghiên cứu và mô tả cuộc sống xã hội, những tình cảm của con người trong những mối liên hệ phức tạp, tác động chi phối lẫn nhau và có tính lịch sử của chúng . Ở Châu Âu, sự hình thành chủ nghĩa hiện thực như một trào lưu nghệ thuật độc lập gắn liền với sự biến đổi to lớn của lịch sử xã hội. Đó là một cuộc cách mạng trong tư tưởng con người, sự xói mòn của cấu trúc các quan hệ xã hội phong kiến đã giải phóng và nâng cao vị trí con người trong xã hội, từ đó thay đổi thế giới quan của con người. Mặc dù hết sức tinh vi, nhưng ý thức Trung Cổ chưa phát hiện được cho cá nhân con người những khả năng tư duy và cảm quan giải phóng . Thoát khỏi hệ thống thế giới quan phong kiến, con người bắt đầu ý thức về những khả năng của mình như là những cá nhân với đời sống nội tại riêng. Các tác phẩm nghệ thuật Trung Cổ cũng đã sử dụng chất liệu của cuộc sống, nhưng đó chưa được coi là chủ nghĩa hiện thực mà chỉ là những yếu tố hiện thực, tính hiện thực, giá trị hiện thực… chúng được đan quyện với các biểu tượng phi thực tại về thế giới, các yếu tố ước lệ, cách điệu, huyền thoại … phương pháp hiện thực chủ nghĩa bắt đầu hình thành trong nghệ thuật Phục Hưng, một nền nghệ thuật không thuần nhất, phong cách hết sức đa dạng, trong đó nghệ thuật Gôtích kề bên chuyện sinh hoạt và tiếu lâm mà tiêu biểu là những tác phẩm của Pôgiô và Mazaxiô, trong đó sử thi cung đình Trung Cổ biến thành thơ hùng -hài, thành thơ ca hết sức trần tục của Pulchi hoặc trường ca anh hùng hào hoa của Ariôxtô, trong đó chủ nghĩa chủ quan của những người theo chủ nghĩa Platon và nghệ thuật Baroccô thay thế cho những truyền thống thơ xán lạn và hoàn thiện bắt nguồn từ Pêtrarca (43/46). Chủ nghĩa hiện thực được phát sinh cùng với sự xuất hiện của Gargantua và Pantagruel của Rabelais. Đó được xem như tác phẩm mở 12
  7. đầu cho sự xuất hiện chủ nghĩa hiện thực trong buổi bình minh của nó. Mặc dù các nhân vật còn được mô tả theo lối cường điệu quá đáng, các quy phạm của nghệ thuật phong kiến vẫn còn tồn tại, song tác phẩm đã có những phân tích những quan hệ xã hội đương thời. Xung đột trong tác phẩm là xung đột của xã hội thời hiện tại. Rabelais đã thấy rõ cuộc sống xác thực đang bị bóp méo, thậm chí lý tưởng về một cuộc sống tươi đẹp đang bị phủ định. Với trí tuệ ưu tú và trái tim mẫn cảm Rabelais đã nhìn ra được mâu thuẫn đối kháng đang chứa chất trong lòng xã hội thời kỳ phôi thai của của một chế độ xã hội mới. Xung đột làm thành cốt lõi của Gargantua và Pantagruel được nghệ sĩ rút ra từ môi trường trong đó con người sống và hoạt động, từ kinh nghiệm thực tiễn của nó (43/49) . Một thời gian không lâu sau đó, tiểu thuyết Don Quichotte của Cervantès ra đời đã cung cấp cho ta một bức tranh khá đầy đủ về xã hội Tây Ban Nha và thế kỷ XVII, giai đoạn giao thời giữa thời kỳ Phục Hưng . Xung đột tác phẩm phản ánh tình trạng đầy bi kịch giữa khát vọng vươn tới cái cao cả và lẽ công bằng của con người với một thực tế đầy tính chất văn xuôi của cuộc sống hàng ngày. Cervantès đã chính xác hơn Rabelais rất nhiều về sự nhận địmh và phản ánh xã hội thời đại ông , và do vậy bi kịch giữa lý tưởng nhân văn với thực tế sinh hoạt thị dân được phản ánh sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Nếu như Rabelais luôn hy vọng có thể đạt tới sự hài hoà trong cuộc sống, luôn kỳ vọng vào một xã hội tốt đẹp thì Don Quichotte đã ca ngợi sự cao cả của cái thiện, cái đẹp, đồng thời phá vỡ ảo tưởng về khả năng cái thiện sẽ thắng thế trong trật tự thế giới mới của xã hội tư sản đang hình thành . Sự xuất hiện của Gargantua và Pantagruel và Don Quichotte đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của sự hình thành bước đầu chủ nghĩa hiện thực như một trào lưu nghệ thuật độc lập, một phương pháp sáng tác nghệ thuật mới trong lịch sử nhân loại. Từ khi thượng đế từ từ rời khỏi vị 13
  8. trí của Người nơi từ đó Người đã điều khiển toàn bộ vũ trụ và ngôi thứ của các giá trị trong vũ trụ đó , phân biệt cái thiện với cái ác và ban cho mỗi sự vật một ý nghĩa, Don Quichotte bước ra khỏi nhà và không còn đủ sức nhận ra thế giới nữa. Cái thế giới này thiếu mất vị trí phán xét tối cao, đột nhiên hiện ra trong một tình trạng nhập nhằng đáng sợ, chân lý thần thánh duy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con người chia lấy cho nhau. Như vậy đấy, thế giới của thời hiện đại đã ra đời (24/13), và cùng với nó chủ nghĩa hiện thực đã hình thành trong buổi đầu sơ khai của mình . Cervantès đã chọn một tiêu chí khác để đánh giá và suy xét cuộc sống thực tại, ông tìm kiếm trong bản thân những xung đột của cuộc sống câu trả lời cho tính chất của hành động của con người, động cơ và nguyên nhân dẫn tới quyết định của con người. Ông lấy chính các kinh nghiệm cuộc sống để điều chỉnh lại các hành vi của con người và lôgíc của hành động. Cervantès đã thông qua thái độ mỉa mai, châm biếm, thậm chí hạ thấp những chiến công cao cả của Don Quichotte để chứng minh rằng: lý tưởng không phải là trừu tượng, nó là lôgíc của cuộc sống thực tế nôm na hằng ngày và nghệ thuật phải phản ánh nó chứ không được phản ánh lại những hiện tượng tự biện về thế giới. Tư tưởng này của tác phẩm là một thành tựu rất to lớn của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa đang hình thành. Millan Kundera cho rằng: Đối với tôi, người sáng lập Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantès (24/11) . Thời Hiện Đại, thời của chủ nghĩa hiện thực , một trào lưu vô cùng quan trọng của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, và chủ nghĩa hiện thực của Rabelais, của Cervantès là chủ nghĩa hiện thực nghịch dị (Bakhtin ). Trong đó, hiện thực cuộc sống đương thời hết sức rối ren, khắc nghiệt cùng với mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn luôn đan xen nhau trong một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời. Điều đó được phản ánh dưới kiểu hình tượng đặc thù 14
  9. nằm trong thuộc tính của nền văn hoá trào tiếu dân gian với hệ thống những yếu tố gây cười. Nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa với nhiệm vụ phản đời sống xã hội của con người để rồi từ đó nhận thức bản chất các quá trình lịch sử trong hình thành của mình, luôn có những bước phát triển vượt bậc. Lối mô tả cuộc sống nhiều bình diện trong các tác phẩm của Shakespeare được xem như là một bước đột phá trong sự phát triển của phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Các sáng tác của Shakespeare luôn có tính nguyên hợp, những mô típ hiện thực và phi hiện thực luôn đan xen với nhau trong các tác phẩm. Nhưng môtíp chủ đạo vẫn là chủ nghĩa hiện thực trong sự mô tả những tính cách, sự tái hiện một cách chân thực những xung đột đạo đức của các nhân vật. Đó là cơ sở cốt yếu nhất để nhận thức một cách đúng đắn và chân thực xã hội đương thời. Các xung đột bi kịch của những nhân vật trong sáng tác của Shakespeare không mang tính chất định mệnh bởi các đấng siêu nhiên mà bị quyết định bởi các nguyên nhân từ điều kiện lịch sử - xã hội. Những khát vọng cá nhân cao đẹp luôn luôn mâu thuẫn với thực tế cuộc sống đương thời. Cái chết của Roméo và Julliette, tấn bi kịch tinh thần của Hamlet, sự sụp đổ lòng tin của Otello là kết quả của những xung đột nằm trong chính xã hội mà Shakespeare sống và sáng tác. Thực tế là chìa khoá của bi kịch, là ngọn nguồn phát sinh những bi kịch đó. Shakespeare đã phản ánh một cách chân thực những xung đột của cuộc sống bằng những sáng tác của mình. Chủ nghĩa hiện thực đến Shakespeare đã có sự phát triển mới sâu sắc hơn chủ nghĩa hiện thực của Rabelais và Cervantès. Shakespeare mô tả thế giới nội tâm của con người trong sự thống nhất với thực tế xã hội. Tính cách các nhân vật của ông là những điển hình của một thời đại lịch sử trong đó nổi bật lên ở những bình diện vừa phổ 15
  10. quát, vừa cá biệt. Tư tưởng nghệ thuật của Shakespeare hướng về nghiên cứu tồn tại khách quan và ông đã biểu hiện những mâu thuẫn cùng xung đột trong lòng xã hội đó. Mâu thuẫn trong những tính cách của Shakespeare là mâu thuẫn của chính cuộc sống thời đại ông. Tuy cốt truyện được lấy từ quá khứ nhưng Shakespeare luôn hướng về cuộc sống hiện tại bằng việc nghiên cứu đời sống xã hội và những xung đột đang diễn ra nóng hổi. Chủ nghĩa hiện thực Shakespeare được coi là chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng. Sau Shakespeare, chủ nghĩa hiện thực vẫn tiếp tục phát triển: Lôgíc của sự phát triển lịch sử, sự nghiên cứu bằng nghệ thuật thực tiễn của con người được hiểu theo nghĩa rộng đã dẫn tới việc chủ nghĩa hiện thực hình thành hoàn toàn như là một phương pháp sáng tác độc lập. Các sáng tác của Rechardson , Diderot, Lessing ,Goethe, Smolett thế kỷ XVIII đã cho phép ta xác định đặc điểm xác định của phương pháp mô tả hiện thực và phân biệt nguyên tắc chủ nghĩa hiện thực với các xu hướng khác nhau trong nghệ thuật. Thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản bộc lộ hết bản chất xấu xa của nó , chủ nghĩa hiện thực kiểu mới có thái độ phê phán đối với thực tế xã hội đương thời của Balzac; Stendhal; Dickens; Gogol đã xuất hiện. Cho đến lúc này, chủ nghĩa hiện thực mới trở thành một phương pháp sáng tác nghệ thuật hoàn chỉnh với đầy đủ các đặc trưng của nó. Lịch sử hình thành của chủ nghĩa hiện thực với tính cách là một khuynh hướng hiện nghệ thuật diễn ra rất phức tạp. Nhưng có thể nói chủ nghĩa hiện thực đã đạt tới mức độ phát triển cao nhất , mức độ biểu hiện rõ rệt nhất và có ý thức của nó trong giai đoạn quá độ từ thời cách mạng tư sản sang thời đại cách mạng vô sản, nói đúng hơn tức là trong thế kỷ XIX (60/52). Chủ nghĩa hiện thực gắn liền với tiểu thuyết của Stendhal, Balzac, Flaubert (Pháp); Dickens, Thakerey, Charlotte Bronte (Anh); Gogol, 16
  11. Tchékov, L. Tolstoi, Dostoievsky ( Nga ) … trong thế kỷ XIX. Trước đó và cùng thời với nó là những tiểu thuyết lãng mạn chủ nghĩa của Walter Scott, Victor Hugo, Alexandre Dumas (Pháp), Multatuli (Hà Lan)… Đó là chưa kể những tiểu thuyết chủ nghĩa tự nhiên của Émile Zola… Trong thế kỷ XIX, tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa là dòng chủ lưu nhưng không phải là tất cả và không nên quy lịch sử tiểu thuyết thành hai dòng tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa và tiểu thuyết phi hiện thực bởi như vậy là không đúng, thậm chí là lệch lạc. Là một phương pháp sáng tác, một trào lưu nghệ thuật độc lập, chủ nghĩa hiện thực có đầy đủ các tiêu chí nghệ thuật của nó. Nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi phải phản ánh hiện thực một cách chân thực, khách quan. Cái đẹp của nghệ thuật hiện thực phải là cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp bắt nguồn từ cuộc sống. Engels cho rằng: Theo tôi quan niệm thì chủ nghĩa hiện thực, ngoài tính chân thực của chi tiết, nó còn đòi hỏi tính chân thực trong việc tái hiện những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình (60/72 ). Lời phát biểu của Engels được coi là một chuẩn mực để đánh giá các tác phẩm nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa đòi hỏi phải chân thực đến từng chi tiết của cuộc sống. Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ , mà nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa còn phải xây dựng được những tính cách điển hình trong một hoàn cảnh điển hình. Cái điển hình ở đây chính là cái bản chất trong những sự kiện và hiện tượng, cái mà qua đó người ta có thể thấy được tính khái quát hoá và cá thể hoá của bản thân những sự kiện, hiện tượng đó. Chủ nghĩa hiện thực đi sâu vào chân lý của đời sống thực tại, rút chân lý đó ra từ những biểu hiện sinh động của hiện thực khách quan bằng cách mô tả chân thực sự phản ánh của đời sống vào tâm lý con người. A.Tolstoi cho rằng : Chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật, đó là sự trần 17
  12. thuật xuất phát từ bên trong, về cuộc đấu tranh của cá tính con người trong hoàn cảnh vật chất bao quanh cá tính đó. Chủ nghĩa lãng mạn tách con người ra khỏi hoàn cảnh vật chất, hướng con người tới chỗ đấu tranh chống những gì trừu tượng, như Don Quichotte chẳng hạn, chống cối xay gió, chủ nghĩa tự nhiên mô tả, xuất phát từ cái bên ngoài nói chung, hoàn cảnh vật chất không đi sâu vào tính biện chứng bên trong của sự vật - chủ nghĩa hiện thực xuất phát từ cái bên trong để phát hiện thế giới nội tâm của con người bao quanh như cây gắn liền với rễ của nó với đất nuôi dưỡng nó (60/81 ). Chủ nghĩa hiện thực luôn tìm tòi những mối liên hệ giữa cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần để từ đó làm nổi bật bản chất của hiện thực đời sống khách quan và những khát vọng của cá nhân con người trong xã hội đó. Cách xử lý hình tượng theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa đòi hỏi phải nêu thật nổi bật bản chất của hình tượng không cho đan xen vào trong đó một tính khuynh hướng lộ liễu , không ép các thuộc tính và phẩm chất của hình tượng phải “thích ứng” giả tạo với quan niệm giả định sẵn có về nó - phải nêu nổi bật bản chất nói trên qua sự vận động của những niềm say đắm và những khát vọng cá nhân gắn bó với tồn tại xã hội của con người, với những cảnh và môi trường xung quanh cuộc sống con người (60/79). Có thể nói chủ nghĩa hiện thực là một phương pháp sáng tác, một trào lưu, một khuynh hướng nghệ thuật mang tính lịch sử. Với hành trình hơn bốn thế kỷ, chủ nghĩa hiện thực luôn có những bước phát triển vượt bậc cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại. Trong buổi sơ khai của mình, chủ nghĩa hiện thực nghịch dị, chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng của Rabelais, Cervantès và Shakespeare đã có những thành tựu đáng kể đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XVIII, chủ nghĩa hiện thực phê phán phát triển và hoàn thiện nguyên lý sáng tác. Đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, nghệ thuật đã trở thành một vũ khí tư tưởng mạnh mẽ của 18
  13. nhân dân, của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, tích cực đấu tranh cho cái mới nhanh chóng thắng lợi ngay trong cuộc sống hiện tại và cho việc xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn xã hội trước đó, xã hội cộng sản chủ nghĩa. 1.2. Sự hình thành chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam. Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực ra đời muộn hơn ở Châu Âu khoảng hai thế kỷ. Vào nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX( Thời Lê mạt – Nguyễn sơ ), xã hội phong kiến Việt Nam đã thật sự rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ toàn vẹn sự xấu xa, thối nát của các tập đoàn phong kiến vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn. Nhiều phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra, nổi bật là phong tào Tây Sơn với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Cuộc khởi nghĩa được xem như là một cuộc cách mạng lớn có thể so sánh với thời đại Phục Hưng ở một số nước Phương Tây. Xã hội biến động dẫn tới sự phân hoá sâu sắc các giai tầng trong xã hội, tiêu biểu là sự phân hoá tầng lớp nho sĩ, lực lượng trí thức duy nhất của xã hội phong kiến. Các quy phạm về chính trị, đạo đức thẫm mỹ của xã hội phong kiến cũng bị đảo lộn, những khát vọng tự do, công lý của quần chúng, của tầng lớp thị dân ngày càng dâng lên mạnh mẽ, tạo điều kiện cho một loạt sáng tác văn học nghệ thuật mang những yếu tố hiện thực chủ nghĩa kết tinh thành cả trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa bước đầu với những tác phẩm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, thơ Hồ Xuân Hương . Xét về quy mô và tính chất thì ở Việt Nam sự biến thiên xã hội để hình thành chủ nghĩa hiện thực như một phương pháp sáng tác , một trào lưu văn học nhỏ hơn nhiều so với Phương Tây thời Phục Hưng. Việt Nam là một nước nằm trong phương thức sản xuất Châu Á khép kín, manh mún nhỏ hẹp, thiếu tính chất liên kết rộng lớn kể cả trong nước và ngoài nước. 19
  14. Các cuộc cải cách xã hội diễn ra chậm chạp và nhỏ giọt. Tuy nhiên kết quả của những chuyển biến xã hội và tư tưởng là sự ra đời của một phong trào văn học nghệ thuật hết sức đặc sắc. Nội dung, đề tài, khuynh hướng sáng tác, thể loại của văn học dân gian cũng như văn học bác học phong phú và sâu sắc chưa từng thấy trong lịch sử văn học lịch sử văn học nghệ thuật dân tộc. Chủ nghĩa hiện thực trên cơ sở đó đã phôi thai ở những bước đầu tiên. Chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp sáng tác, một trào lưu văn học độc lập được đánh dấu bởi các sáng tác của Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều nỗi tiếng, Nguyễn Du là đại biểu lớn nhất , Truyện Kiều và một phần thơ chữ Hán của ông là sự thể hiện rực rỡ nhất chủ nghĩa hiện thực ( 8/25) . Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam được tiếp thu từ truyền thống của văn học dân gian, cụ thể là truyện thơ Nôm. Truyện thơ Nôm là loại hình tự sự lớn nhất của Việt Nam trước đây (thế kỷ XVIII trở về trước), chiếm một khối lượng đồ sộ trong kho tàng văn học cổ. Truyện thơ Nôm bắt rễ sâu vào đời sống của nhân dân. Nhiều lúc dường như là tiếng vang của những cuộc khởi nghĩa quần chúng , đặc biệt là trong thời kỳ Lê mạt - Nguyễn sơ. Giai cấp phong kiến chưa bao giờ đặt văn học Nôm ngang hàng với văn học chữ Hán ( chỉ có Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải là dám đem chữ Nôm thách thức với chữ Hán trong mọi lĩnh vực ). Nôm na là cha mách qué, Mua vui cũng được một vài trống canh ... Truyện Nôm để đả kích, để châm biếm, để mua vui’ chứ không phải để chỉ đạo như văn học chữ Hán. Phú, văn tế, hịch, cáo, thơ Đường ... là những thể loại nghiêm nghị, bi ai, hùng tráng. Thơ Đường luật của bà Huyện Thanh Quan trang trọng, chạm trổ tinh vi, kết cấu chặt chẽ, thâm nghiêm như một toà lâu đài phong kiến. Nhưng văn Nôm thì có loại bông lơn đùa cợt. Thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương, Tú Xương nghe có giọng châm chọc, đả kích đôi khi quất thẳng vào mặt kẻ thù như một tiếng chửi. 20
  15. Văn học chữ Hán gắn liền với đạo lý. Truyện thơ Nôm hầu như xa lịch sử, cho phép hư cấu nhiều hơn ,nói chuyện đời nhiều hơn. Truyện thơ Nôm vừa đề cập đến những vấn đề của quốc gia, dân tộc đồng thời vừa phản ánh những câu truyện hằng ngày của quần chúng, chú ý nhiều hơn đến số phận những con người bình thường trong cuộc sống. Khuynh hướng dân chủ hoá khiến nó đi sâu được vào quần chúng đông đảo. Truyện thơ Nôm về cơ bản nằm ngoài khuôn khổ của những quy phạm đạo đức phong kiến. Do vậy nó là một cơ sở quan trọng để chủ nghĩa hiện thực tiếp thu và phát triển trở thành một phương pháp sáng tác, một trào lưu văn học độc lập . Chủ nghĩa hiện thực cũng đã tiếp thu các yếu tố thực, các giá trị hiện thực của dòng văn học bác học từ thế kỷ XVIII trở về trước. Đó là những dòng tâm sự, những nỗi lòng của tác giả về thời thế, những chi tiết tả chân về cuộc sống hiện thực của xã hội phong kiến Việt Nam : Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ . Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng ... Bên cạnh những tác phẩm chữ Hán mang tính chất chỉ đạo, ngợi ca xã hội phong kiến, còn có những dòng thơ Nôm thể hiện nỗi lòng tâm sự về cuộc sống hàng ngày, nhân tình thế thái và tư tưởng nhân văn cao cả luôn hướng về nhân dân của các bậc trí thức giàu lòng nhân nghĩa. Ngoài ra chủ nghĩa hiện thực cũng đã kế thừa thơ Đường Trung Quốc của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị ... các tiểu thuyết thời Minh , Thanh như Tam Quốc chí, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng... Truyền thống văn học dân gian và văn học bác học cũng như ảnh hưởng thời kỳ đầu của văn học Trung Quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực hiện thực trong văn học học Việt Nam thời Lê được hình thành trong những điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt của dân tộc Việt Nam và cũng như thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu, chủ nghĩa hiện thực 21
  16. ở Việt Nam bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của văn học nghệ thuật chứ không phải chỉ riêng ở văn học . Chủ nghĩa hiện thực được thể hiện trong hội họa, âm nhạc, điêu khắc ( Các vị La Hán chùa Tây Phương ), nhưng đặc biệt in dấu đậm nhất vẵn là ở các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ . Văn học Việt Nam là một bộ phận của văn học Đông Nam Á và Văn học học thế giới nên chủ nghĩa hiện thực Việt Nam vừa mang những nét phổ biến giống chủ nghĩa hiện thực trong khu vực, văn học thế giới, vừa mang những nét riêng biệt ,độc đáo của dân tộc. Tính chất dân tộc của chủ nghĩa hiện thực Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đó là văn học chống chế độ phong kiến tham tàn đang trên dốc của sự suy thoái. Hình tượng bọn vua chúa tham tàn được khắc hoạ rõ nét trong rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái... Các phong tráo khởi nghĩa nông dân dưới chế độ phong kiến thối nát cũng đã được văn học phản ánh khá đầy đủ, đặc biệt là phong trào khởi nghĩa Tây Sơn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam thế kỷ XVIII cũng đã đồng thời đề cấp đến những tư tưởng nhân văn cao cả. Đó là sự bênh vực những người thấp cổ bé miệng trong xã hội, đặc biệt là những người phụ nữ, ca ngợi tình yêu tự do... Nằm trong quy luật phát triển chung, chủ nghĩa hiện thực Việt Nam cũng đã thể hiện những nét phổ biến của chủ nghĩa hiện thực khu vực và chủ nghĩa hiện thực thế giới. Các tác phẩm Việt Nam đã lên án bọn xâm lược ngoại bang đội lốt các thầy tu đi truyền bá và khai sáng văn minh ở xứ sở lạc hậu, phê phán sự lỗi thời của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo ... Về hình thức thể hiện, đặc trưng chủ nghĩa hiện thực Phương Đông có sự tranh chấp giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa quy phạm. Khi khắc họa các nhân vật phản diện, các nhà văn đã dùng bút pháp tả thực, còn khi xây 22
  17. dựng các nhân vật lý tưởng, các quy phạm của mỹ học phong kiến lại chiếm ưu thế. Ở bình diện thế giới, các nhà văn đã xây dựng hình tượng các bạo chúa tham tàn giống như ở Châu Âu Phục Hưng. Bạo chúa là hình tượng văn học phổ biến trong dòng văn học hiện thực của tất cả các nền văn học trong buổi đầu hình thành chủ nghĩa hiện thực. Đó là các Trang vương, Ngụy vương, lực lượng phản diện cản trở và trà đạp hạnh phúc của con người. Đồng thời với việc xây dựng các bạo chúa, tiếng cười cũng đã được đưa vào văn học như một vũ khí châm biếm, đã kích vào thực tế thối nát của chế độ phong kiến. Nếu như tiếng cười của Rabelais nhằm chống lại trật tự xã hội Trung Cổ thì tiếng cười Hồ Xuân Hương lại tấn công vào chế độ phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII đầy bất công và thối nát. Có thể nói chủ nghĩa hiện thực Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX mặc dù chưa có các điển hình nỗi tiếng như chủ nghĩa hiện thực Châu Âu thời Phục Hưng nhưng đã đạt đến một trình độ khá cao về mặt khái quát hoá và điển hình hoá. Lần đầu tiên trong văn học con người thoát khỏi tư tưởng thần quyền, thế giới quan tôn giáo để khẳng định tư tưởng làm chủ của mình. Và cũng lần đầu tiên những con người bình thường được phản ánh một cách rõ nét và chân thực. Tuy vậy chủ nghĩa hiện thực thời Lê mạt - Nguyễn sơ vẫn còn mang tính chất tự phát, phổ biến nhưng tản mạn, không đều phải tập trung rất nhiều tác phẩm mới có thể khái quát hoàn chỉnh bức tranh xã hội đương thời (8/39). 1.3. Một số hiện tƣợng tiêu biểu trong tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa buổi đầu hình thành và phát triển ( Từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX ) 23
  18. 1.3.1 Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Chủ nghĩa hiện thực là sự phản ánh hiện thực xã hội vào thế giới nội tâm con người một cách đầy đủ nhất và chính xác nhất. Chủ nghĩa hiện thực tái hiện thực tại như nó vốn có, không lý tưởng hoá, không phóng đại theo lối châm biếm, đả kích. Sự phản ánh của chủ nghĩa hiện thực không chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình thức bên ngoài mà còn phải đi sâu vào bản chất của cuộc sống đế xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tiểu thuyết Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du là tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho văn học hiện thực ở nước ta. Tuy nhiên trong buổi đấu sơ khai của nó tính chất quy phạm của nền văn học trước vẫn còn dấu ấn. Ở Truyện Kiều có sự đan xen, giằng xé giữa xu hướng chủ nghĩa hiện thực và những những nền nếp đã trở thành quy phạm. Và cái vĩ đại của Nguyễn Du không phải ở chỗ cắt đứt mọi liên hệ với văn học quá khứ và đương thời mà là ở chỗ, thông qua những khuân khổ, những quy ước định sẵn, Nguyễn Du tìm được con đường dẫn tới chủ nghĩa hiện thực, bằng một sự kết hợp sinh động, tài tình(27/7). Xuất phát từ một tác phẩm nước ngoài nhưng Nguyễn Du đã sáng tạo và xây dựng nên một tác phẩm mang tư tưởng mới mẻ, là sản phẩm của xã hội và thời đại ông . Từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đến Truyện Kiều của Nguyễn Du là một sự tái tạo tinh vi , phức tạp để biến một tác phẩm văn học tầm thường , tự nhiên chủ nghĩa đến thô tục trở thành một tác phẩm văn học hiện thực chủ nghĩa kiệt xuất, tuyệt vời (27/ 62 ). Nguyễn Du sống ở thời điểm xã hội phong kiến đang trên bờ vực của sự suy tàn, và bản thân ông là một nhà Nho nên có chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Nguyễn Du tin vào định mệnh, ông tin rằng có một thứ chủ nghĩa định mệnh đâu đó ở thế giới trần thế này chi phối đến cuộc sống tình cảm con người . Đó 24
  19. chính là tâm trạng bế tắc của tác giả trước sự bế tắc của xã hội đương thời. Nguyễn Du không biết nguyên do tại đâu, không biết đâu là lối ra, không giải thích được vì sao lực lượng này cứ ngự trị trong cuộc sống. Nguyễn Du không biết làm thế nào để đánh đổ lực lượng ấy và lấy gì để thay thế vào. Ông cho rằng, đó là do định mệnh, do một đấng thiên tạo nào đó bày ra, chủ nghĩa định mệnh cũng từ đó ảnh hưổng đến tư tưởng và kết cấu Truyện Kiều. Truyện Kiều cũng có cái kết thúc có hậu giống như các truyện Nôm đương thời và đó là ý nghĩa của lực lượng thần bí, là ước mơ của con người qua lời tiên tri của nhà Phật. Đấy chính là hạn chế của tư tưởng - nghệ thuật tác phẩm. Chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tư tưởng thiên mệnh của Đạo Nho: Không biết mệnh, không là người quân tử, Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên. Mặt khác chủ nghĩa định mệnh của Nguyễn Du cũng ảnh hưởng của tư tưởng luân hồi đạo Phật: Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Thiên mệnh, hoạ phúc con người là tư tưởng của tôn giáo và Nguyện Du đã dùng nó để chứng minh cho thuyết tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh. Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, thuyết này không phải là không có nội dung hiện thực, nhưng Nguyễn Du đã gán cho nó một ý nghĩa duy tâm , siêu hình, cho đó là tạo vật đố hàn, bỉ sắc tư phong. Mâu thuẫn trong thế giới quan của Nguyễn Du đã được thể hiện qua tác phẩm: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau tài ở đây là tài hoa, tài sắc, tài tình. Với Đạm Tiên là tài văn chương, với Kiều là tài đàn hát, tài thơ, với Từ Hải là tài cầm quân ... Và có một điều 25
  20. chắc chắn là trong thuyết tài mệnh tương đố của mình, Nguyễn Du lệch về phía tài hoa mà rất nhẹ về phía tài thao lược, trí dũng, anh hùng. Cái tài của Từ Hải cũng vì thế không nằm trong vòng cương toả của chữ mệnh. Mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Du vừa mang tính chất lịch sử xã hội, đồng thời cũng sẽ có căn nguyên từ chính hoàn cảnh cá nhân ông . Nếu Nguyễn Du đồng nhất chữ tài với cái anh hùng thì chủ đề tác phẩm sẽ khác, nhân vật trung tâm sẽ không phải là Thuý Kiều mà là Từ Hải. Chủ đề Truyện Kiều sẽ là mâu thuẫn giữa những con người có khí phách như Từ Hải với số mệnh tàn ác. Nhưng đó là giả thuyết vì quan niệm của Nguyễn Du về chữ tài không cho phép ông đặt phần sâu sắc nhất của lý tưởng thẩm mỹ của mình vào nhân vật Từ Hải. Đây chính là hạn chế của Nguyễn Du. Chữ tài trong Truyện Kiều về thực chất là chữ tình. Thuý Kiều chịu bao oan khổ, đập vùi cũng là vì muốn sống cho ra sống, do chữ tình đối với cuộc đời, đỗi với người khác và đối với chính mình . Nghĩ đời mà ngán cho đời Tài tình chi lắm cho trời đất ghen Nếu bỏ qua cái vô siêu hình thì lý thuyết của Nguyễn Du không phải là không có cơ sở khách quan, không phải là không có giá trị tố cáo. Xã hội phong kiến vốn không dung nạp tài năng, thời Nguyễn Du, Gia Long đã bãi bỏ chức trạng Nguyên vì sợ người có tài. Đến Đặng Trần Thường, Nguyễn Văn Thành là những công thần khai quốc cuối cùng cũng có một kết cục đau thương. Trong xã hội phong kiến đa tài đồng nghĩa với đa nạn. Từ Hải chết đứng còn Kiều thì: Những là oan khổ lưu ly. Chữ tài của Nguyễn Du mang đậm nội dung xã hội. Ông đã thấy được thế lực hắc ám gây tội ác với những người tài hoa như Kiều, Đạm Tiên. Tác giả đã quất mạnh tay và vạch mặt một cách không thương xót lũ người ấy. Khi cần Nguyễn Du cũng đã có những kết luận đúng đắn. Nhưng 26
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2