intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

84
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam nêu lên những vấn đề chung về lý thuyết; các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam; so sánh motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _____________ Phan Ánh Nguyễn MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  2. 2 LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành, dẫu kết quả có thế nào đi nữa bản thân cũng không thất vọng vì đã nỗ lực hết sức. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Hồ Quốc Hùng – người đã hướng dẫn tôi rất tận tình. Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn cùng Ban quản lý Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Hải Phú Tỉnh Phú Yên – các thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Thầy cô, Bạn bè – những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình vì đã hỗ trợ tôi mọi mặt. Học viên Phan Ánh Nguyễn
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Phan Ánh Nguyễn
  4. 4 MỤC LỤC PHẦN MỘT: DẪN NHẬP........................................................................................ 6 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... .. 6 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... .. 6 3. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... .. 9 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. .. 9 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 11 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 11 PHẦN HAI: NỘI DUNG ........................................................................................ 14 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ THUYẾT ............................. 14 1.1. Những cơ sở lịch sử - xã hội liên quan đến motif hôn nhân giữa người và thần linh .................................................................................................................... 14 1.2. Một số vấn đề về lý thuyết motif .................................................................. 23 1.3. Các tiêu chí để lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích ............................................................................................ 27 CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM ... 32 2.1. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết ....................................................................................................................... 33 2.1.1. Hôn nhân giữa người và thần linh hóa thân trong kiếp người .................33 2.1.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không hóa thân trong kiếp người ......39 2.2. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong cổ tích ... 50 2.2.1. Hôn nhân giữa người và thần linh có lốt vật ...........................................50 2.2.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật ................................54 CHƯƠNG 3: SO SÁNH MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM....................... 63 3.1. Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết ............... 65 3.1.1. Dạng thức của motif ................................................................................65 3.1.2. Vai trò của motif đối với cốt truyện ........................................................69
  5. 5 3.2. Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chủ đề ................. 72 3.2.1. Cốt truyện ................................................................................................73 3.2.2. Hệ thống motif .........................................................................................77 3.2.3. Kiểu nhân vật ...........................................................................................86 PHẦN BA: KẾT LUẬN .......................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 102
  6. 6 PHẦN MỘT: DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Kho tàng văn học dân gian là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống về tư tưởng, nghệ thuật. Nó đã trở thành dòng chảy xuyên qua các nền văn học và có ý nghĩa với mọi thời. Cho đến nay, việc nghiên cứu văn học dân gian vẫn đang được tiếp tục với sự đào sâu cũng như mở rộng về đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Motif là một trong những vấn đề đã và đang được nghiên cứu trong chuyên ngành văn học dân gian trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đây là một vấn đề có giá trị khoa học, hứa hẹn những đóng góp có ý nghĩa. Về bản chất, truyền thuyết và cổ tích có những mối quan tâm khác nhau nhưng hầu hết và trước hết là những khát vọng, mưu cầu về hạnh phúc cho con người ở cõi trần gian, cuộc đời đích thực. Một trong những vấn đề đó là hôn nhân. Đánh giá ở tầm bao quát hơn, trên bình diện nhân loại, hôn nhân là vấn đề lớn, là nền tảng cho mọi nền văn hóa và văn minh. Mỗi thời đại có cách nhìn và nhu cầu cũng như cách biểu đạt riêng về hôn nhân. Có những khía cạnh của hôn nhân luôn được con người trăn trở, soi chiếu dưới nhiều góc nhìn qua mọi thời đại. Từ nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam để tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nói chung, quan niệm nhân sinh, khát vọng hôn nhân hạnh phúc trong đời sống tâm linh dân tộc nói riêng thể hiện qua truyền thuyết và cổ tích. Đồng thời, so sánh motif này giữa hai thể loại để làm rõ sự chuyển hóa hay tương tác về mặt thể loại. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam đã từng được các nhà nghiên cứu đi trước chú ý, nghiên cứu trên một vài bình diện. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi tổng hợp được những tài liệu cùng với các nhận định như sau:
  7. 7 Ở bài viết Hình tượng người mồ côi trong văn học dân gian Mèo đăng trên Tạp chí Văn học, 1982, số 4, trang 67 (In lại trong: “Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học 1960 – 1999, Tập 1, Văn học dân gian”, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 1999), khi sơ đồ hóa truyện kiểu 1: quan hệ giữa mồ côi và lực lượng thống trị, Lê Trung Vũ có đề cập đến tình tiết người mồ côi bị cướp người vợ thần kì bởi lực lượng thống trị xã hội. Trong truyện kiểu 2: quan hệ giữa mồ côi và gia đình bên vợ, tác giả kết luận về dấu vết của chế độ mẫu hệ qua mối quan hệ bố vợ - chàng rể căng thẳng ở truyện có liên quan đến con gái vua trời. Trên Tạp chí Văn học, năm 1983, số 5, trang 21, với bài viết Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mường, khi làm rõ vấn đề hôn nhân trong những dạng truyện ban đầu, Đặng Thái Thuyên đã xét đến hai dạng: hôn nhân huyết tộc và hôn nhân vợ nhiều chồng. Với vấn đề hôn nhân trong quan hệ xung đột thực tại, tác giả chú ý đến ba vấn đề: sự tranh đoạt, sự thử thách và sự chênh lệch gia cảnh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã dẫn chứng những truyện liên quan đến hôn nhân giữa người và thần linh. Trong công trình Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001), Nguyễn Tấn Đắc khi nghiên cứu “Trường ca Ú Thêm” đã nhận định: “Type truyện người trần lấy vợ tiên cũng rất phổ biến ở các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy nó ở dạng văn học viết Phật giáo” (trang 147) và cho rằng Ả Chức – Chàng Ngưu có lẽ thuộc type truyện “Người trần lấy vợ tiên”. Trần Thị Kim Thu - tác giả luận văn Thạc sĩ Truyền thuyết và giai thoại Khánh Hòa (TS. Hồ Quốc Hùng hướng dẫn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2006) khi tìm hiểu truyền thuyết Khánh Hòa đã nhận định rằng việc nữ thần kết hôn với người trần thường gặp trong cổ tích, nó có sự ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và đề cao chữ duyên. Tác giả cũng xác định motif thần thánh kết hôn với người trần thế là một motif phổ biến trong truyền thuyết Khánh Hòa, từ đó, rút ra các nhận xét về motif này. Trong Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Luận văn Thạc sĩ, TS. Hồ Quốc Hùng hướng dẫn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
  8. 8 Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2007), Nguyễn Thị Ngân Sương khi làm rõ motif kết hôn trong những hình thức thưởng đã phân tích hai motif: “Người trần kết hôn với tiên” và “Người trần lấy vợ thủy cung”. Nghiên cứu hai motif này, tác giả không chỉ làm rõ các dạng thức của motif, rút ra cách nhìn, kiến giải của người xưa, sơ đồ hóa motif mà còn so sánh sự khác biệt trong một motif giữa dân tộc Kinh và nhóm các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam. Trong motif “người trần kết hôn với tiên”, kết quả đối chiếu cho thấy trong truyện của dân tộc Kinh, người và tiên kết hôn nhưng không hạnh phúc, phải chia xa còn ở dân tộc khác thì hạnh phúc mĩ mãn. Motif “người trần lấy vợ thủy cung” phổ biến cho các dân tộc ở môi trường canh tác lúa nước, nhiều ao rạch, sông ngòi,… Đối với các dân tộc khác, motif phổ biến hơn là: người trần lấy ếch, cá. So sánh hai motif trên, tác giả kết luận chúng đều thể hiện một cách đầy ấn tượng về mơ ước đạt được hạnh phúc của con người. Với công trình Tìm hiểu truyện cổ Tây Nguyên – Trường hợp của Mạ và K’ho (Nxb Văn học, Hà Nội, 2010), khi tìm hiểu kiểu nhân vật mồ côi, nhân vật mang lốt trong truyện cổ Tây Nguyên và so sánh truyện cổ Tây Nguyên với cổ tích người Việt, Lê Hồng Phong có chú ý đến hôn nhân giữa người và thần linh và đi đến những đánh giá bước đầu. Tác giả cũng thống kê và nhận xét tần số xuất hiện của motif hôn nhân giữa người với thần linh trong kiểu truyện về nhân vật mồ côi và nhân vật mang lốt. Phân tích những motif chủ yếu của kiểu nhân vật mang lốt, tác giả đề cập đến một số vấn đề liên quan đến các dạng thức hôn nhân nói chung, hôn nhân giữa người và thần linh nói riêng như: tiền hôn nhân, sự chung chạ,... Với luận văn Thạc sĩ Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam (TS. Hồ Quốc Hùng hướng dẫn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2010), Phạm Huyền Trâm đã nhận định rằng người lấy rắn là hôn nhân do thực hiện lời hứa, thể hiện sự thần thánh hóa tự nhiên, quan niệm về sự tích hợp giữa con người và tự nhiên, lốt rắn là ranh giới giữa người và thần linh. Hôn nhân giữa người là thần linh là một mơ ước đẹp, mơ ước về sự công bằng.
  9. 9 Nhìn chung các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết, cổ tích, chú ý đến những tầng văn hóa ẩn sau motif này. Những thành quả đó đã hỗ trợ cho chúng tôi triển khai đề tài này. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu motif này ở truyền thuyết và cổ tích một cách hệ thống và đặt ra vấn đề so sánh motif giữa hai thể loại để rút ra sự chuyển hóa hay tương tác về mặt thể loại. 3. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đạt những mục đích sau: - Làm rõ các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong hai thể loại truyền thuyết và cổ tích - So sánh motif hôn nhân giữa người và thần linh trong hai thể loại truyền thuyết và cổ tích ở hai bình diện: + Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chủ đề + Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết - Từ so sánh này có thể làm rõ sự chuyển hóa hay tương tác về mặt thể loại Khám phá các lớp văn hóa, chủ yếu là quan niệm về hôn nhân ẩn sau motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích. Tầng văn hóa này không chỉ biểu hiện đời sống của người Việt Nam ngày xưa mà còn tham gia vào việc nhào nặn các yếu tố nghệ thuật. 4. Phạm vi nghiên cứu - Thực hiện đề tài này, chúng tôi nghiên cứu truyền thuyết và cổ tích của các dân tộc ở Việt Nam, bao gồm truyện kể dân gian của dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số. Chúng tôi tập trung nghiên cứu bộ phận truyện của người Việt và có tham chiếu truyện của đồng bào thiểu số. Để phục vụ cho việc khảo sát, chúng tôi sử dụng các tài liệu sau: 1) Lã Duy Lan (2001), Truyền thuyết Việt Nam, Tập 1 & 2, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
  10. 10 2) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt – Tập VI – Truyện cổ tích thần kì, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 3) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt – Tập 4 – Truyền thuyết dân gian người Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 4) Viện Khoa học Xã hội, Viện Nghiên cứu Văn hóa (2009), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 16, Truyện cổ tích thần kì, truyền thuyết, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội - Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát những tư liệu phục vụ cho quá trình so sánh truyền thuyết, cổ tích Việt Nam với truyền thuyết, cổ tích Đông Nam Á nói riêng, thế giới nói chung qua motif hôn nhân giữa người và thần linh. Vì motif hôn nhân giữa người và thần linh là một vấn đề mang tính phổ quát của nhân loại. Cụ thể là nguồn tài liệu sau: 1) Nhiều tác giả (2001), Truyện cổ năm châu, Nxb Văn hóa Thông tin, Bình Hòa 2) Nhiều tác giả (1998), Hợp tuyển truyện cổ tích thế giới, Nxb Phụ nữ, Tp. Hồ Chí Minh Tổng số truyện truyền thuyết Việt Nam khảo sát được: 991 truyện. Tổng số truyện cổ tích Việt Nam khảo sát được: 373 truyện. Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi chọn loại những truyện kể chưa đúng với đặc trưng thể loại trong các tài liệu để có kết quả thống kê mang tính chuẩn xác cao. Bên cạnh đó, chú ý những trường hợp truyền thuyết bị cổ tích hóa và cổ tích bị truyền thuyết hóa để đưa chúng về đúng thể loại. Có những truyện mang bóng dáng của truyền thuyết nhưng lại xuất hiện trong tuyển tập cổ tích hay có những truyện chứa hơi hướng của cổ tích song lại được đưa vào tuyển tập truyền thuyết. Trường hợp những truyện kể địa danh dễ dẫn đến sự nhập nhằng như trên. Để xác định motif đúng với đặc trưng thể loại, chúng tôi dựa vào cảm hứng chủ đạo trong từng truyện mà có sự phân loại thể loại phù hợp. Nếu cảm hứng chủ đạo trong truyện là cảm hứng thế sự thì chúng tôi xếp truyện đó vào cổ
  11. 11 tích. Nếu cảm hứng chủ đạo trong truyện là cảm hứng lịch sử, thì chúng tôi xếp nó vào truyền thuyết. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp so sánh: vận dụng trong quá trình so sánh motif hôn nhân giữa người và thần linh ở hai thể loại truyền thuyết và cổ tích Việt Nam, giữa truyện của dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số thuộc một thể loại; so sánh motif hôn nhân giữa người và thần linh trong cổ tích Việt Nam và cổ tích thế giới - Phương pháp hệ thống: vận dụng khi tìm hiểu các truyện kể trong hệ thống thể loại và triển khai đề tài - Phương pháp thống kê: dùng để thống kê tần số xuất hiện của các dạng thức thuộc motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam; motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chủ đề, motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết ở hai thể loại. Từ đó, rút ra những nhận xét có cơ sở - Phương pháp lịch sử - xã hội: sử dụng để tìm hiểu những cơ sở lịch sử, xã hội liên quan đến motif, thể loại - Phương pháp liên ngành: vì vấn đề motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích còn liên quan đến văn hóa, dân tộc nên chúng tôi dùng phương pháp này để vận dụng các tri thức về văn hóa học, dân tộc học,... để nghiên cứu đề tài của luận văn 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, phần Nội dung được triển khai thành ba chương với nhiệm vụ của từng chương như sau: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ THUYẾT (18 trang) Trong chương này, chúng tôi trình bày những cơ sở về lý thuyết, tạo tiền đề cho sự triển khai hai chương sau. Chương 1 tập trung vào ba vấn đề: 1. Cơ sở lịch sử - xã hội liên quan đến motif 2. Một số vấn đề về lý thuyết motif
  12. 12 3. Các tiêu chí để lựa chọn hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH (31 trang) Chương 2 làm rõ các biểu hiện của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích theo bố cục và sự phân loại trong từng loại như sau: 1. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết 1.1. Hôn nhân giữa người và thần linh hóa thân trong kiếp người 1.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không hóa thân trong kiếp người 2. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong cổ tích 2.1. Hôn nhân giữa người và thần linh có lốt vật 2.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật CHƯƠNG 3: SO SÁNH MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỐ TÍCH (28 trang) Ở chương này, chúng tôi tiến hành so sánh trên hai phương diện sau: 1. Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết 1.1. Dạng thức của motif 1.2. Vai trò của motif đối với cốt truyện 2. Motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chủ đề 2.1. Cốt truyện 2.2. Hệ thống motif 2.3. Kiểu nhân vật Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dành một Phụ lục với hai phần để trình bày danh mục các truyện, các kết quả thống kê, tóm tắt truyện được sử dụng trong chính văn: PHỤ LỤC 1A: DANH MỤC CÁC TRUYỆN KHẢO SÁT CHỨA MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM
  13. 13 PHỤ LỤC 1B: BẢNG THỐNG KÊ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA CÁC DẠNG THỨC THUỘC MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM PHỤ LỤC 1C: BẢNG THỐNG KÊ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH VỚI VAI TRÒ LÀ MOTIF CHỦ ĐỀ HOẶC MOTIF CHI TIẾT TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM PHỤ LỤC 2: CÁC TRUYỆN CHỨA MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM
  14. 14 PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ THUYẾT 1.1. Những cơ sở lịch sử - xã hội liên quan đến motif hôn nhân giữa người và thần linh Trong mục này, chúng tôi tập trung mô tả, phân tích những cơ sở về lịch sử, xã hội, tư duy có liên quan đến motif hôn nhân giữa người và thần linh để tạo tiền đề cho việc triển khai hai chương sau. Chúng tôi đi sâu, làm rõ ba vấn đề sau: Một là, các hình thái hôn nhân – gia đình con người đã trải qua trong lịch sử nhân loại từ thời nguyên thủy cho đến nay. Hai là, những tiền đề về văn hóa chi phối đến hôn nhân bao gồm tôn giáo và tâm thức gia đình của người Việt Nam. Ba là, thế giới quan của người nguyên thủy chi phối sự hình thành mối quan hệ hôn nhân giữa người và thần linh. 1.1.1. Các hình thái hôn nhân – gia đình con người đã trải qua trong lịch sử nhân loại Trong lịch sử nhân loại có nhiều hình thái hôn nhân khác nhau gắn với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Chế độ quần hôn là hình thái hôn nhân tồn tại dưới chế độ thị tộc. Từ đó cho đến nay, dưới các chế độ xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa,... hôn nhân một vợ một chồng là hình thái hôn nhân được định hình ở trình độ văn minh nhân loại cao nhất. Nó trải qua một quá trình sàng lọc, trải nghiệm và để lại nhiều khát vọng cũng như bi kịch mà đến tận bây giờ vẫn còn những bài học đầy ý nghĩa đối với sự phát triển và tiến bộ của loài người. Cũng cần thấy rằng các hình thái hôn nhân trong xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện kinh tế xã hội. Công trình Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước của F. Engels là một tác phẩm cơ bản của chủ nghĩa Marx. Nó hình thành dựa trên những nghiên cứu của Lewis H. Morgan. Tác giả công trình này đã giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau
  15. 15 trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Từ trạng thái quan hệ tính giao tự do, loài người đã trải qua bốn hình thức gia đình. Đó là gia đình huyết tộc, gia đình punalua, gia đình đối ngẫu và gia đình cá thể. Theo chúng tôi, khái niệm huyết tộc được các dịch giả sử dụng khi mô tả hình thái hôn nhân – gia đình dựa trên sự hôn phối giữa những người có cùng dòng máu hoặc quan hệ họ hàng với nhau dùng để chỉ tổ chức xã hội. Khái niệm đồng huyết và cận huyết là khái niệm sinh hóa, phù hợp để diễn tả mối quan hệ hôn nhân giữa những người cùng dòng máu hoặc có họ hàng với nhau hơn nên trong công trình này, chúng tôi dùng khái niệm gia đình đồng huyết và cận huyết để chỉ hình thái hôn nhân – gia đình đầu tiên trong xã hội loài người. Trong thời kỳ công xã nguyên thủy, khi loài người sống theo bầy đàn, chưa có phân công lao động, quan hệ tính giao còn tự do, những người có quan hệ họ hàng vẫn có thể trở thành vợ hoặc chồng của nhau. Kiểu hôn nhân này được gọi là quần hôn (hôn nhân giữa những người cùng họ hàng với nhau) và nó thể hiện rõ nét ở hai hình thái gia đình: gia đình đồng huyết và cận huyết; gia đình punalua. Kiểu gia đình đồng huyết và cận huyết thuộc giai đoạn đầu của chế độ quần hôn. Nó thuộc giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của gia đình. Ở đây, quan hệ hôn nhân được xây dựng theo các thế hệ và mỗi thế hệ tập trung thành những nhóm hôn nhân nhất định. Tất cả ông bà trong phạm vi gia đình đều là vợ chồng của nhau và lập thành một nhóm; con của họ (tất cả bố mẹ) cũng thế và lập thành nhóm thứ hai; con của đời thứ hai (các cháu) lập thành nhóm vợ chồng chung thứ ba;… Kiểu hôn nhân theo trực hệ (giữa cha mẹ và con cái bị loại trừ). Quan hệ họ hàng của anh chị em cũng bao hàm cả việc quan hệ tính giao với nhau. Gia đình đồng huyết và cận huyết đã tiêu tan nhưng theo Engels, chúng ta buộc phải công nhận nó từng tồn tại. Hệ thống thân tộc Hawaii thịnh hành khắp quần đảo Polynesia đang biểu hiện những mức độ thân tộc mà chỉ có hình thức gia đình này mới tạo ra được. Toàn bộ sự phát triển sau này của gia đình cũng giả định gia đình đồng huyết và cận huyết như là giai đoạn tất yếu đầu tiên. Gia đình punalua là giai đoạn phát triển cao nhất của chế độ quần hôn. Quan hệ tính giao giữa anh chị em với nhau đã bị hủy bỏ. Con người có thể có chung vợ,
  16. 16 chung chồng với nhau trong phạm vi một gia đình nhất định nhưng phải loại ra anh em trai của vợ và chị em gái của chồng (bao gồm anh chị em cùng mẹ hoặc có họ hàng). Ở mọi hình thức gia đình trong chế độ quần hôn, người ta chỉ biết chắc chắn mẹ của một đứa trẻ mà không biết cha của nó. Huyết tộc chỉ tính được về bên mẹ nên nữ hệ được thừa nhận. Trong hình thức gia đình này, một nhóm chị em gái (hoặc một nhóm anh em trai cùng mẹ hay cùng họ của những chị em gái đó) sẽ trở thành thành viên của thị tộc. Họ có một bà mẹ tổ chung nhưng chồng của họ không phải là con của bà mẹ này nên không thuộc thị tộc. Song con cái của họ thuộc về tập đoàn này vì huyết tộc nữ hệ được thừa nhận. Việc kết hôn với những người không có họ hàng với nhau tạo nên một giống nòi mạnh mẽ hơn về thể chất và trí tuệ. Gia đình đối ngẫu (theo cặp) hình thành khi hôn nhân theo những người có quan hệ họ hàng với nhau bị cấm, ý thức xã hội của con người về hôn nhân phát triển cao hơn, các cặp vợ chồng tách ra thành từng đôi riêng lẻ. Một người đàn ông sống với một người đàn bà nhưng việc có nhiều vợ hay ngoại tình là quyền của họ. Người đàn bà lại phải tuyệt đối chung thủy nếu không sẽ bị trừng phạt nặng. Tuy nhiên, mối quan hệ hôn nhân có thể bị cắt đứt khi một trong hai bên quyết định và con cái thuộc về mẹ như xưa kia. Con cái được sinh ra vẫn thuộc về thị tộc mẹ như trước nên chúng kế thừa tài sản của mẹ. Hình thái này vẫn còn tàn dư trong cơ chế hôn nhân gia đình ở một số tộc người trên đất nước ta. Gia đình đối ngẫu chỉ là một đơn vị hôn phối chứ chưa là phải là một đơn vị kinh tế. Thị tộc vẫn là một đơn vị kinh tế cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ. Dưới những hình thức gia đình trước, đàn ông không bao giờ thiếu đàn bà nhưng giờ đây người đàn bà trở nên ít ỏi vì vậy việc cướp và mua bán họ trở thành hiện tượng phổ biến. Khi xã hội phát triển hơn, sự phân công lao động được chuyên môn hóa cao, năng suất lao động phát triển và đem lại của cải dư thừa, kinh tế gia đình xuất hiện khi gia đình đối ngẫu chiếm lấy những của cải dư thừa đó. Đây là điều kiện dẫn
  17. 17 đến sự hình thành kiểu hôn nhân một vợ một chồng – hình thức hôn nhân cao hơn, mới hơn và bền vững hơn hôn nhân đối ngẫu. Kiểu hôn nhân này cũng là kiểu hôn nhân phổ biến cho các chế độ xã hội về sau. Trong gia đình một vợ một chồng, người chồng bắt đầu nắm vị trí thống trị đối với người vợ và con cái. Nguyên nhân xuất phát từ việc người chồng làm những nghề nghiệp mang lại năng suất và thu nhập cao hơn như: chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công,… Còn người vợ chỉ làm công việc nội trợ, không làm ra của cải vật chất nên bị phụ thuộc vào chồng. Gia đình cá thể (một vợ một chồng) nảy sinh từ gia đình đối ngẫu và là dấu hiệu cho biết thời văn minh đã bắt đầu. Kiểu gia đình này dựa trên sự thống trị của đàn ông và con cái đã xác định được cha đẻ của mình. Sau này, chúng sẽ là người nhận được tài sản thừa kế từ cha. Kiểu gia đình này khác gia đình đối ngẫu ở mối quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không thể tùy ý bỏ nhau. Người chồng có quyền ngoại tình trong khi người vợ vi phạm sẽ bị trừng phạt rất tàn khốc. Hôn nhân không phải là kết quả của tình yêu nam nữ mà mang tính vụ lợi. Gia đình cá thể cũng là hình thức gia đình đầu tiên dựa trên cơ sở các điều kiện kinh tế, dựa trên sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu tự nhiên nguyên thủy. Nó xuất hiện như sự nô dịch của giới này đối với giới kia, tuyên bố sự đấu tranh giữa hai giới. Vì người đàn ông không có tài sản nên không thể lập ra sự thống trị. Đặc biệt, khi người phụ nữ trở thành người thường xuyên nuôi sống gia đình thì không có cơ sở nào cho quyền thống trị của người đàn ông trong gia đình. Như vậy, chế độ thị tộc tan rã trước sự phát triển của tư tưởng tư hữu và sự hình thành của gia đình một vợ một chồng. Cuộc cách mạng này đã xảy ra từ trong gia đình. Dưới mỗi chế độ khác nhau, kiểu hôn nhân có những đặc điểm riêng biệt. Gia đình có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nhấn mạnh tầm quan trọng này, Marx và Engels đã cho rằng gia đình là quan hệ xã hội duy nhất trong buổi đầu của lịch sử xã hội. Với chức năng sinh con đẻ cái, quan hệ gia đình đã sản sinh ra và duy trì những quan hệ xã
  18. 18 hội khác. Gia đình là một xã hội thu nhỏ và khi xã hội loài người được hình thành, phát triển thì những hoạt động của nó thường xuyên tác động đến gia đình làm cho gia đình biến đổi về hình thức, cấu trúc cũng như vai trò đối với xã hội. Những hình thái khác nhau của hôn nhân trong lịch sử loài người cho thấy điều đó. Một vài nét phác thảo về những hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử nhân loại đã cho thấy mỗi chặng đường đã để lại dấu ấn đậm nét nếu không nói là cơ sở nền tảng cho cảm hứng về chủ đề hôn nhân trong các thể loại văn học dân gian mà trước hết là truyền thuyết và cổ tích. 1.1.2. Những tiền đề về văn hóa chi phối đến mối quan hệ hôn nhân giữa người và thần linh Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong sự ảnh hưởng đối với hôn nhân. Nho giáo và Phật giáo được xem là hai trong những tôn giáo có sự chi phối mạnh mẽ đối với đời sống tâm linh của người Việt. Hôn nhân là điều rất quan trọng trong truyền thống của Nho giáo vì nó liên quan đến đạo làm người. Ba khía cạnh quan trọng của hôn nhân đó là sự chung thủy, li dị là điều tối kỵ; quyết định hôn nhân thuộc về cha mẹ hai bên, sự tìm hiểu trước hôn nhân không phải là điều quan trọng; trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ của đôi vợ chồng là sinh con trai để nối tiếp tổ tiên. Nếu người vợ không sinh được con trai thì người chồng có thể li dị và cưới thêm tì thiếp khác. Đây là nguyên nhân làm phát sinh tục đa thê và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Phật giáo chủ trương sinh là khổ nhưng không hề cấm đoán việc hôn nhân. Hôn nhân được xem như là vấn đề mang tính cá nhân. Đạo phật cho phép mỗi người hoàn toàn có quyền tự do quyết định chính cho bản thân mình về tất cả vấn đề hôn nhân. Những vị xuất gia tu tập đã từ bỏ đời sống hôn nhân gia đình là sự cam kết tình nguyện để duy trì sự an lạc nội tâm và dành cả cuộc đời để phục vụ cho nhu cầu tâm linh. Bên cạnh Nho giáo và Phật giáo, Thiên Chúa giáo cũng có những đặc điểm riêng trong quan niệm hôn nhân. Thiên Chúa giáo đã lấy hôn nhân đồng nhất với tình yêu của thiên chúa làm nền tảng cho giáo lý. Hôn nhân giữa hai người là do Chúa quyết định và nó là sự biểu hiện tình yêu của Chúa dành cho nhân loại. Như vậy, tôn giáo này đã cổ xúy cho một tình
  19. 19 trạng hôn nhân xuất phát từ tình yêu mà ở đó cả hai được nhất thể hóa thành một biểu tượng, một giá trị vĩnh hằng. Một trong những vấn đề chi phối mạnh đến đời sống hôn nhân của người Việt trong xã hội và thế giới hình tượng họ gửi gắm trong truyện kể dân gian chính là tâm thức gia đình. Tâm thức gia đình của người Việt hình thành rất sớm ngay từ thời cổ. Gia đình chính là tế bào của xã hội, điều kiện để hình thành xã hội. Vì dân tộc Việt Nam vốn thể trạng yếu cần nhiều sức mạnh, xã hội nông nghiệp cần nhiều nhân lực nên gia đình có tầm quan trọng rất lớn. Những truyện kể dân gian ở buổi đầu của sự hình thành xã hội đều đề cập đến mối quan hệ gia đình. Truyện về Lạc Long Quân, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Chử Đồng Tử và Tiên Dung,… đều xoay quanh vấn đề hôn nhân. Người Việt Nam quan niệm anh em bốn cõi một nhà. Trong cách xưng hô, dùng những đại từ chỉ những người trong gia đình để giao tiếp với những người không có mối quan hệ huyết tộc. Ngay cả khái niệm Nhà nước cũng là sự hòa trộn hai thực thể gia đình và xã hội. Có thể thấy rằng những cơ sở về văn hóa đã tác động đến chủ đề hôn nhân từ trong sâu xa. 1.1.3. Thế giới quan của người nguyên thủy chi phối mối quan hệ hôn nhân giữa người và thần linh Vì là một bộ phận của thế giới nên con người có nhu cầu nhận thức về thế giới cũng như bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới để điều chỉnh hoạt động sống. Những quan điểm, quan niệm về thế giới, bản thân con người và cuộc sống là thế giới quan. Những nhận thức của con người về thế giới trong xã hội nguyên thủy được thể hiện rõ nét qua thần thoại. Đây là thời đại mà tính mông muội còn mang nặng trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, trong hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Thế giới quan của người nguyên thủy thể hiện đậm nét trí tưởng tượng của lối tư duy không tự giác giữa thực và ảo, giữa người và thần. Trong những sự vật cụ thể như núi, sông,... người ta có thể tưởng tượng đến những đối tượng tồn tại trong đó chứ không xem chúng là hoàn toàn là sự vật vô tri vô giác. Đây là sản phẩm của nhận thức cảm tính nên những gì trừu tượng thường được hình dung dưới
  20. 20 những sự vật cụ thể. Chẳng hạn: “Thiện” và “Ác” là khái niệm chỉ sự đánh giá về mặt xã hội của con người nhưng trong thần thoại là những vị thần được mô tả đầy đủ với hình dáng, nơi sinh sống,… Người nguyên thủy có một quan điểm hỗn hợp về thế giới. Họ đem bản thân mình với các sự vật, lực lượng trong tự nhiên hợp thành một, đem sức sống, ý nghĩ, cảm xúc của mình gán cho tự nhiên, từ các loài hữu giác đến các vật vô tri vô giác. Khi yếu tố dân chủ nguyên thủy còn chiếm địa vị thống trị trong xã hội thì các vị thần bình đẳng với nhau. Khi xã hội có giai cấp xuất hiện thì có sự phân biệt đẳng cấp trong thế giới của thần. Có thần cấp trên, thần cấp dưới và một vị thần tối cao làm chúa tể. Để phân biệt được mình với tự nhiên, người nguyên thủy phải trải qua những chặng đường dài đấu tranh gian khổ. Những điều trên cũng là biểu hiện của quan niệm vạn vật hữu linh. Người nguyên thủy cho rằng vạn vật đều có hồn. Người Việt cũng như người Thái Lan quan niệm mọi cây to trong rừng đều là nơi trú ngụ của một vị thần. Theo Engels nhận định, nguồn gốc của thế giới quan này là kết quả tất yếu của trình độ nhận thức thấp khi con người chưa hiểu về nguồn gốc, nguyên nhân và bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Họ đã nhân cách hóa, nhân hình hóa chúng thành các vị thần hoặc bán thần, lấy cuộc sống con người để giải thích cuộc sống của thần linh là biểu hiện của quan niệm hỗn hợp về thế giới. Thần đất Gaia trong thần thoại Hy Lạp, thần mặt trời Viêm Đế trong thần thoại Trung Quốc, thần lửa Agni trong thần thoại Ấn Độ,… là kết quả của sự nhân cách hóa, nhân hình hóa ấy. Sự bất lực, sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội đã dẫn đến việc con người thần thánh hóa chúng, quy chúng về những sức mạnh tự nhiên và tôn thờ chúng. Lenin cũng đã từng nhận định: “[…] Sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỉ, vào những phép màu,…” [5, 278]. Còn Engels đã giải thích như sau: “Cơ sở của mọi sự nhận định sai lầm ấy về giới tự nhiên, về sự cấu tạo ra bản thân con người, về quỷ thần, về những thế lực mầu nhiệm,… thường thường chỉ là một yếu tố tiêu cực mà thôi: tức là trình độ kinh tế thấp kém của thời kỳ tiền sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về thiên nhiên” [43, 278].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2