Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm mắt bão, ngựa thép, luật chơi của Phan Hồn Nhiên
lượt xem 2
download
Thông qua việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi để thấy được những giá trị nghệ thuật của tác phẩm, sự hấp dẫn và những sáng tạo mới mẻ của nhà văn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, xác định và khẳng định được những đóng góp độc đáo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm mắt bão, ngựa thép, luật chơi của Phan Hồn Nhiên
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ QUYÊN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TÁC PHẨM MẮT BÃO, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI CỦA PHAN HỒN NHIÊN Ngành: Văn học Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HƯƠNG THỦY Hà Nội - năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Khoa học xã hội và làm luận văn nghiên cứu về đề tài Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi của Phan Hồn Nhiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ của các thầy, cô giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng của học viện đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS Lê Thị Hương Thủy cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em, giúp em rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp trường thpt Cao Bá Quát – Quốc Oai, cùng với gia đình đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện để em có thể hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất. Hà Nội, Tháng 9 năm 2019 Học viên Lê Thị Quyên
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu của ban thân tôi dưới sự hướng dẫn của cô tiến sĩ Lê Thị Hương Thủy. Những nội dung này không trùng khớp với nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội tháng 9 năm 2019 Học viên Lê Thị Quyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2 Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 7 Chương 1 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA PHAN HỒN NHIÊN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI ................... 9 1.1. Một số vấn đề về nghệ thuật tự sự ....................................................................... 9 1.2. Sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI Chương 2 NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MẮT BÃO, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI ................................................................... 22 2. 1. Hệ thống nhân vật trong các tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi ....... 22 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi ........... 34 Chương 3 CỐT TRUYỆN, NGƯỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT ........................................................................................ 50 3.1. Các kiểu tổ chức cốt truyện ............................................................................... 50 3.2. Người kể chuyện - ngôi kể ................................................................................ 61 3.3. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................................... 65 3.4. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................................... 70 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tự sự học là một môn khoa học được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm. Nghiên cứu tác phẩm văn học từ lí thuyết tự sự, từ phương diện nghệ thuật là một cách thức tiếp cận và giải mã tác phẩm, cũng là con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống văn học Việt Nam đương đại đã có những cách tân mạnh mẽ trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Mỗi tác phẩm muốn tồn tại trong lòng độc giả theo thời gian đòi hỏi các nhà văn phải sáng tạo không ngừng. Tìm ra những cách tân mới mẻ trong các sáng tác là một đòi hỏi cần thiết trong đời sống văn học và sáng tạo của mỗi người viết bên cạnh ý thức thể hiện những vấn đề của đời sống một cách sâu sắc. Trong tiến trình văn học, ở mỗi một giai đoạn phát triển sẽ có một thế hệ các nhà văn với những hướng tiếp cận về đời sống khác nhau. Trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, sự xuất hiện bộ phận người viết mới đã thổi vào văn chương những ý tưởng sáng tạo táo bạo. Phan Hồn Nhiên là một trong số đó. Chị đã không ngừng sáng tạo cho các sáng tác của mình không chỉ ở nội dung tác phẩm mà còn cả những đổi mới về mặt nghệ thuật bên cạnh đó tác giả cũng chú ý đến những đối tượng tiếp cận để sáng tác sao cho nội dung phù hợp với từng tầng lớp độc giả nhất. Trong bối cảnh truyền thông hiện đại với sự bùng nổ thông tin diễn ra hàng ngày, hàng giờ; trong khi văn chương, cụ thể là các nhà văn đang phải cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật đương đại thì Phan Hồn Nhiên là nhà văn nổi lên như một hiện tượng độc đáo và có khá nhiều độc giả trẻ yêu thích. Nhiều tác phẩm của chị đã được chuyển thể thành phim có sức thu hút với một bộ phận công chúng đương đại. Phan Hồn Nhiên thuộc thế hệ 7X, thế hệ những người viết trưởng thành sau chiến tranh. Chị đã không ngừng nỗ lực sáng tạo 1
- trên con đường văn chương của mình. Là nhà văn đương đại, Phan Hồn Nhiên đã sớm tạo nên một lối đi riêng và sớm khẳng định vị trí trong dòng văn học viết cho giới trẻ ở Việt Nam, bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Trang Hạ,... Mắt bão (2008), Ngựa thép (2014), Luật chơi (2016) là ba tác phẩm thể hiện những đặc sắc trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên ở những giai đoạn khác nhau, cho thấy sự sáng tạo tìm tòi của nhà văn trên nhiều phương diện. Ở các tác phẩm này, Phan Hồn Nhiên đã có sự kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau để tạo nên thế giới nghệ thuật mang màu sắc hiện đại nhưng lại rất phù hợp với đông đảo bạn đọc Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ. Ngay từ khi mới ra đời, các tác phẩm này đã gây được sự chú ý của dư luận. Đây cũng là những tác phẩm thể hiện rõ tư duy nghệ thuật, kĩ thuật tự sự và lối viết của Phan Hồn Nhiên. Lựa chọn nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong các tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi; luận văn hướng đến nhận diện, tìm hiểu và lý giải ý thức nghệ thuật, sự thực hành sáng tạo của Phan Hồn Nhiên. Chính sự sáng tạo trong sáng tác và những kĩ thuật viết mang tính mới mẻ của Phan Hồn Nhiên đã khiến nhà văn trở thành một cây bút trẻ thu hút được sự quan tâm của người đọc. Nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm trên đây không chỉ để thấy được quan niệm nghệ thuật, bút pháp của nhà văn trong quá trình tạp lập văn bản tác phẩm mà qua đó còn có thể thấy được quá trình vận động đổi mới của đời sống văn học qua một tác giả cụ thể. Bên cạnh đó, người viết mong muốn tiếp cận với các thế hệ các nhà văn trẻ, bổ sung tri thức sự cảm thụ, phục vụ cho công tác học tập và dạy học văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Về sự nghiệp sáng tác của Phan Hồn Nhiên Tính đến nay Phan Hồn Nhiên đã có khoảng thời gian gần 20 năm cầm bút. Trên con đường văn chương ấy tác giả đã tạo dấu ấn trong đời sống văn 2
- học đương đaị Việt Nam trong đó có những tác phẩm thể hiện được những nỗ lực sáng tạo cho quá trình đổi mới văn học. Phan Hồn Nhiên không chỉ được sự quan tâm đông đảo công chúng bạn đọc mà còn thu hút được sự chú ý của báo giới cũng như trở thành đối tượng của giới nghiên cứu trong một số công trình, bài viết. Có khá nhiều bài viết tìm hiểu về Phan Hồn Nhiên ở nhiều khía cạnh, nhiều chiều kích với phạm vi rộng hẹp, mức độ nông sâu khác nhau. Ở đó sức hấp dẫn của sáng tác Phan Hồn Nhiên với độc giả, đặc biệt là giới trẻ trong đời sống văn học đại chúng đương đại là một phương diện được ghi nhận. Tuy nhiên những nghiên cứu về Phan Hồn Nhiên đến nay chủ yếu là những bài báo viết về các sáng tác của chị hoặc là những buổi giới thiệu về sách của tác giả. Cụ thể khi đánh giá về Phan Hồn Nhiên đối với tác phẩm Ngựa thép nhà văn Vũ Đình Giang cho rằng: “Phan Hồn Nhiên đã tạo ra Ngựa thép với cấu trúc lập thể. Cấu trúc này chỉ có trong hội họa và cũng chỉ có một số ít nhà văn đưa vào văn chương. Tác phẩm đặt ra nhiều dấu hỏi mà càng trưởng thành, người đọc sẽ càng chạm sâu hơn như bản thể, mâu thuẫn nội tại, xung đột trong mối liên kết với đời sống xung quanh” [41]. Các sáng tác Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt, Xuyên thấm của Phan Hồn Nhiên từng gây được sự chú ý của đối tượng độc giả là học sinh, sinh viên. Phan Hồn Nhiên đã trở thành người tiên phong dấn thân vào dòng văn học đầy mới mẻ này, trên con đường khám phá đó tác giả đã nhận được sự cổ vũ và đón nhận đông đảo của độc giả trẻ. Nhà báo Phan Hải Anh đánh giá dòng văn học này của Phan Hồn Nhiên: “Phan Hồn Nhiên luôn có cách rất riêng để biến khung cảnh ấy thành của mình. Đôi khi, ở đầu các chương truyện, chị thường dành không gian cho những "cú máy đặc tả" (nói theo thuật ngữ điện ảnh), thỏa sức nghiên cứu, bóc tách những đồ vật, khung cảnh, như thể nhà sưu tập nghiên cứu một mẫu tiêu bản yêu thích. Cách viết này mang đến cho người đọc một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ về những thứ họ từng biết, khơi gợi cảm giác ma mị khó chối từ” [43]. 3
- Đã có những đánh giá cho rằng Phan Hồn Nhiên là một cây bút sớm có được thành tựu và dấu ấn trong đời sống văn học. Năm 2009, chị đã được trao thưởng của Hội Nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh cho tập truyện ngắn Cánh trái. Năm 2011, chị giành giải thưởng Sách quốc gia cho cuốn Xúc cảm nguy hiểm và cũng trong năm đó, chị đã tham gia chương trình viết văn quốc tế tại Iowa, Mỹ. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Phan Hồn Nhiên là tác giả có nhiều tác phẩm gây được sự chú ý của bạn đọc bao gồm tiểu thuyết và truyện dài như: Chuỗi hạt Azoth, Xuyên thấm, Những đôi mắt lạnh (2009), Rượt đuổi (2010), Xúc cảm nguy hiểm (2010), Công ty (2008), Mắt bão (2008), Dốc mưa (2009), Cánh trái (2009), Ngựa thép (2014). Ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm khác như: Hiện thân, Máu hiếm, Chiếc vòng đồng đen, Luật chơi, Dạt vòm, Nằm ở lưng đồi, Hợp điểm,... Chính sự nhập cuộc đối với đời sống văn học và thường xuyên có tác phẩm xuất bản, nhiều tác phẩm trong số đó được độc giả là giới trẻ yêu thích khiến Phan Hồn Nhiên có một vị trí nhất định trong đời sống văn học đương đại, nhất là những sáng tác dành cho giới trẻ. 2.2. Những nhận định, nghiên cứu về ba tác phẩm của Phan Hồn Nhiên Ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi của Phan Hồn Nhiên được viết ở ba thời điểm khác nhau và mỗi tác phẩm là một Phan Hồn Nhiên hoàn toàn khác. Cùng với Công ty truyện dài Mắt bão cũng ra đời ngay sau đó. Hai tác phẩm này đã gây được sự chú ý của độc giả từ thời điểm mới ra mắt bạn đọc. Trong cả hai tác phẩm, Phan Hồn Nhiên vẫn tập trung miêu tả cuộc sống của những người trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời nhưng nếu như khi đọc Công ty cho ta cảm thấy thoải mái và thư thái thì Mắt bão lại mang đến một cảm giác khác rất khó đoán định. Đúng như tên gọi Mắt bão, bao trùm cả câu chuyện là những nhân vật phản chiếu những mảng mảng đen trắng của đời sống. Tác phẩm mang đến cho người đọc cái nhìn gần gũi về một lớp người trẻ của xã hội Việt Nam đương đại. Khi tiểu thuyết Ngựa thép ra mắt vào tháng 3/2014, Phan Hồn Nhiên khiến độc giả không khỏi ngỡ ngàng vì độ chín của lối viết và sự 4
- sâu sắc của câu chuyện. Ngựa thép của Phan Hồn Nhiên được dịch giả Nguyễn Đình Thành đánh giá là “có thể đứng bình đẳng với những tác phẩm văn học phương Tây” [45]. Đọc tác phẩm của chị có thể thấy trong sáng tác có sự hội tụ bởi ba yếu tố đó là: tri thức hiện đại, vốn văn chương nghệ thuật được rèn dũa trong môi trường văn chương và môi trường mỹ thuật. Ở đó, chị huy động được tất cả những gì vốn có của mình để tạo ra những đứa con tinh thần mang màu sắc và mang dấu ấn cá nhân. Chị tham gia khóa học viết văn của Mỹ trong chương trình viết văn quốc tế tại trường đại học Iowa. Ngựa thép được viết sau khi chị tham gia chương trình này. Văn Thành Lê đã có nhận định về cách viết của Phan Hồn Nhiên: chị “đã có cú bật với tiểu thuyết "Ngựa thép" và tập truyện Hồi phục". Có thể nói hai đầu sách này mở ra giai đoạn sáng tác thứ ba của chị. Hiện "Ngựa thép" đã được nhà phê bình, dịch giả Đoàn Cầm Thi chuyển ngữ sang tiếng Pháp, nằm trong dự án Tủ sách Văn học Việt Nam đương đại. Nhà văn Vũ Đình Giang cũng có những đánh giá nghiêm túc về các sáng tác của Phan Hồn Nhiên, đặc biệt là những sáng tác thuộc dòng văn học fantasy mà Luật chơi là một tác phẩm trong số đó: “Được bạn đọc ủng hộ song tôi biết Phan Hồn Nhiên xem bộ ba fantasy vừa qua của cô chỉ là bước khởi đầu. Bút lực Phan Hồn Nhiên còn làm được nhiều hơn thế. Ở góc độ xuất bản, những cuốn sách mới mẻ khác thường như thế này ghi dấu ấn mạnh trong lòng công chúng, buộc người ta tự hỏi tại sao bấy nay mình giữ thói quen chỉ chào đón ngợi ca với sách ngoại. Bộ ba fantasy của Phan Hồn Nhiên gây thu hút khó cưỡng hẳn vì ngoài nội dung lôi cuốn, còn là mối hòa quyện của loạt minh họa đẹp huyền ảo của Phan Vũ Linh. Chúng tạo được hiệu ứng thẩm mỹ lên người trẻ. Tôi cho rằng đây là cách đầu tư nghiêm túc cho sách hiện đại để hướng đến thành công lâu bền” [44]. Phan Hồn Nhiên có những đóng góp cho dòng văn học giả tưởng đây là một dòng văn học phát triển trên thế giới nhưng ở Việt Nam chủ yếu được biết đến qua những tác phẩm dịch. 5
- Tác phẩm Luật chơi làm mới chính mình trong phiên bản thực tại tưởng chừng không có gì mới lạ. Một cuộc sống đúng như các chàng trai cô gái hôm nay đang sống. Một chương trình truyền hình mọi người vẫn xem mỗi tuần, một ngôi nhà, một căn phòng đã quen thuộc. Bỗng, chỉ sau một buổi tối ra khỏi nhà, khi trở về, mọi thứ vây quanh Lâm thay đổi hoàn toàn. Những người ngỡ như có thể tin cậy nhất, các nơi chốn tưởng chừng an toàn nhất, với cậu, lại cất giấu nhiều nguy hiểm nhất. Nhân vật Lâm bước vào một cuộc phưu lưu không định trước trải qua nhiều cung bậc cảm xúc ban đầu Lâm vô cùng sợ hãi nhưng khi vào nhập cuộc cậu cậu lại chiến thắng nỗi sợ hãi và trở thành vật chủ động trong hành trình phưu lưu đó. Đã có những đánh giá và nghiên cứu về những sáng tác của Phan Hồn Nhiên song các nghiên cứu, bài viết chỉ dừng lại ở một vài phương diện của sự đổi mới trong những sáng tác của chị hoặc đánh giá một số giá trị căn bản của tác phẩm. Chúng tôi lĩnh hội kết quả của những nghiên cứu trước đó và thông qua luận văn của mình muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống đặc điểm sáng tác của Phan Hồn Nhiên từ phương diện nghệ thuật tự sự. 3. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi để thấy được những giá trị nghệ thuật của tác phẩm, sự hấp dẫn và những sáng tạo mới mẻ của nhà văn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, xác định và khẳng định được những đóng góp độc đáo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
- Ngoài ba tác phẩm trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn quan tâm đến các cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn khác của Phan Hồn Nhiên, khảo sát so sánh với một số tác phẩm ở các thể loại khác của Phan Hồn Nhiên để góp phần so sánh và làm sáng rõ các luận điểm của mình. Tìm hiểu nghệ thuật tự sự của ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi của Phan Hồn Nhiên trên một số phương diện như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp tự sự học, thi pháp học: Đây được xem là những phương pháp tiếp cận quan trọng và được sử dụng chủ yếu nhằm tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi của Phan Hồn Nhiên 5.2. Phương pháp loại hình: Vận dụng những nguyên tắc loại hình học trong lĩnh vực văn học giúp người đọc nghiên cứu bao quát các tác phẩm ở các dạng thức biểu hiện cụ thể, xét từ phương diện nghệ thuật tự sự. Ngoài ra luận văn còn vận dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu khác như thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh ... trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra từ luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Từ việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự của ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi của Phan Hồn Nhiên để thấy được những đóng góp nghệ thuật và những sáng tạo mới mẻ của một người viết thuộc thế hệ những người viết đương đại trong xu thế đổi mới văn học Việt Nam và tiếp cận với văn học thế giới thế kỷ XXI. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương: 7
- Chương 1: Nghệ thuật tự sự và sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI Chương 2: Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi Chương 3: Cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuật trong Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi 8
- Chương 1 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA PHAN HỒN NHIÊN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI Trong chương đầu tiên này, luận văn sẽ trình bày ngắn gọn một số vấn đề cơ bản của nghệ thuật tự sự và những nét chung nhất về nhà văn Phan Hồn nhiên và sáng tác của chị. 1.1 Một số vấn đề về nghệ thuật tự sự 1.1.1 Khái niệm Nghệ thuật tự sự Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả do Lê Bá Hán chủ biên cho rằng: “Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong đời sống con người. Trong tác phẩm nhà tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng tình cảm của mình... Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt... Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật.”[12,329]. “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó” về nguyên tắc nó được phân biệt với phương thức trữ tình “phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan”. Vấn đề cơ bản của phương thức tự sự là kể: “nhà văn kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn” [12,371]. Do phản phản ánh hiện thực qua các sự kiện biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm tự sự thường là một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện và nhân vật. Nét đặc 9
- thù của tự sự là vai trò tổ chức của trần thuật: nó thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó xảy ra và đọc nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động, dáng nét các nhân vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bàn luận. Vì phản ánh hiện thực trong tính khách quan nên về nguyên tắc đã đặt trần thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật. 1.1.2 Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự 1.1.2.1. Nhân vật văn học Trong cuốn Từ điển văn học (tập 2), các tác giả từ điển định nghĩa về nhân vật: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong các tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [22, 86]. Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học nhân vật văn học được định nghĩa là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong truyện kiều...Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống [12, 202]. Qua những quan niệm cách hiểu về nhân vật văn học có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về nhân vật văn học: Nhân vật văn học vừa là yếu tố nội dung vừa là yếu tố hình thức của một tác phẩm. Nhân vật là điều kiện tiên quyết để khám phá, lí giải, miêu tả mang tính nghệ thuật của nhà văn về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và sức hấp dẫn riêng đối với người đọc 10
- Nhân vật có nhiều chức năng khác nhau trong tác phẩm. Đó là các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, chức năng miêu tả và khái quát loại tính cách con người. Thứ hai, nhân vật là người dẫn dắt bạn đọc vào thế giới khác nhau của đời sống, giúp nhà văn mở cánh cửa hiện thực rộng lớn để tiếp cận đề tài, chủ đề nào đó theo ý của nhà văn. Thứ ba, nhân vật biểu hiện tập trung tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới con người. Bên cạnh đó, nhân vật còn đóng vai trò tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm hay vẫn thường gọi là cốt truyện. 1.1.2.2. Cốt truyện và kết cấu Theo Từ điển Tiếng Việt: “Cốt truyện là hệ thống các sự việc làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ phức tạp của tính cách nhân vật loại tự sự...” [23, 206]. Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm về cốt truyện như sau: “Cốt truyện là hệ thống các sự kiện được cụ thể được tổ chức theo nhu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ thể, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch” [ 12, 88]. Như vậy qua các khái niệm trên có thể hiểu cốt truyện là cái cốt lõi, cô đọng có liên quan đến nhân vật. Cốt truyện trong văn học dân gian thường đơn giản, ở tiểu thuyết hiện đại cốt truyện hết sức phức tạp và thường là cốt truyện đa tuyến. Tóm lại cốt truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh đời sống rộng. Thể loại này có thể chứa đựng trong đó sự phong phú về đời sống chính 11
- vì vậy cốt truyện trong tiểu thuyết không bị bó hẹp trong khuân khổ như truyện ngắn. Theo Từ điển văn học: “toàn bộ tổ chức phức tạp, bao gồm mọi mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận, giữa bộ phân và bộ phận trong tác phẩm văn học được gọi là kết cấu” [22.345]. Từ điển thuật ngữ văn học kết cấu được định nghĩa như sau: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm... kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn, tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm... kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, kết cấu đảm nhiệm chức năng đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của các tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện: cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ [12,132]. Từ các định nghĩa trên có thể hiểu kết cấu chính là sự tổ chức các phương diện của tác phẩm văn học. Có thể hiểu được tầm quan trọng của kết cấu trong tác phẩm. Mặt khác nếu tác phẩm không có kết cấu hợp lí thì giá trị của tác phẩm cũng bị giảm sút vì thế “cùng với ngôn ngữ, kết cấu là điều kiện tất yếu và phương tiện cơ bản của việc sáng tác nghệ thuật” [12,34]. 1.1.2.3. Người kể chuyện và ngôi kể Theo Từ điển thuật ngữ văn học người kể chuyện là: “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (ví dụ “tôi” trong Đôi mắt của Nam Cao). Dĩ nhiên không hoàn toàn giống tác giả ngoài đời có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: người 12
- điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn): có thể là một người biết câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện [12,191]. Trong cuốn Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử do GS. Trần đình Sử chủ biên, nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Phương lại cho rằng: “Người kể chuyện là một nhân vật nhưng là một nhân vật đặc biệt, có những điểm khác so với nhân vật tham gia trong tác phẩm... Người kể chuyện không chỉ là một nhân vật tham gia trong tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng tổ chức các nhân vật khác, đánh giá về các nhân vật khác... vị trí của người kể chuyện trong tác phẩm thay đổi rất linh hoạt...” [31,198]. Khái niệm người kể chuyện luôn gắn với ngôi kể. Người kể chuyện có thể được kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba nhưng để có thể kể được chuyện thì người kể chuyện cần có sự hóa thân, nhập vai. Nếu kể chuyện theo ngôi thứ ba thì người kể chuyện giấu mặt, người kể chuyện đứng ở một vị trí bao quát mọi diễn biến câu chuyện và kể lại. Ở ngôi kể này cho phép người kể chuyện kể hết tất cả những gì họ biết. Ngoài hai cách kể chuyện trên thì ngôi kể thứ hai rất ít được sử dụng. Kể theo ngôi thứ hai cũng mang cái tôi của người kể song nó mang không gian giãn cách: có một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra chứ không phải tự kể như ngôi thứ nhất. Người kể chuyện và ngôi kể là hai khái niệm tuy khác nhau nhưng nó lại gắn bó mật thiết với nhau. Nếu người kể chuyện mang lại cái nhìn và sự đánh giá bổ sung về tư tưởng, lập trưởng, thái độ, tình cảm cho cái nhìn của tác giả, thì ngôi kể lại có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu văn bản bởi vì giọng điệu bao giờ cũng là giọng của ai đó thể hiện bằng những phương tiện ngôn từ nhất định. Nghệ thuật tự sự là một vấn đề quan trọng của thi pháp tiểu thuyết, là nền tảng giúp người đọc chiếm lĩnh những giá trị đích thực của văn chương. Những 13
- yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự có thể kể đến là nhân vật văn học, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu, người kể chuyện và ngôi kể. Các yếu tố này giữ vai trò nhất định đồng thời cùng bổ sung cho nhau tạo thành nghệ thuật tự sự. 1.1.2.4. Ngôn ngữ nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng lớn hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên bao chí, trên đài phát thanh, trong văn học và khoa học [12,185]. Giáo trình Lí luận văn học (tập 2) do GS.Trần Đình Sử (chủ biên) định nghĩa ngôn ngữ văn học là: ““ngôn từ của văn bản văn học, trong tác phẩm văn học, dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, xét về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như một chất liệu, biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài” [28,48-49]. Trong văn học, ngôn ngữ lại được chia ra làm nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Mỗi loại lại có những đặc trưng riêng của nó. Trong thơ ngôn ngữ trữ tình gợi cảm và giàu tính nhạc, trong kịch gắn với đối thoại, gần với ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự lại gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật. Như chúng ta đã biết văn học ra đời do nhu cầu thưởng thức thẩm mĩ của con người. Chính ngôn ngữ nghệ thuật đã đem lại cho văn học những vẻ đẹp riêng theo từng thể loại tạo ra những giá trị thẩm mĩ riêng cho mỗi tác phẩm. Nói như M.Gocrki: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Nếu tác phẩm văn học là tổng hòa của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu tố căn cốt, yếu 14
- tố kiến tạo ra một tác phẩm văn học. Vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là rất quan trọng. Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học. Khác với loại hình nghệ thuật như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, hình tượng nghệ thuật trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ mà ngôn từ không tác động trực tiếp vào thị giác hay thính giác mà ngôn ngữ khiến người đọc bị tác động đến trí tưởng tượng, lấy được cảm xúc của người đọc và sau đó lay động tâm hồn người đọc. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có tính chất bắc cầu: ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc khai thác và khám phá tác phẩm. Nó giúp mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh theo không gian, thời gian, giúp người đọc sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc và sự cả sự vận động với thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngôn ngữ còn tạo nên những đặc trưng và phong cách, quan điểm sáng tác của mỗi nhà văn và khi nhà văn có dụng ý sử dụng ngôn ngữ ở phương diện nào đi chăng nữa thì ngôn ngữ cũng đã được nhà văn lựa chọn và gọt giũa để nó đảm nhiệm đúng vai trò của mình trong việc bộc lộ ý tưởng của nhà văn. Có nhà văn sử dụng ngôn ngữ mực thước, uyên thâm, thanh tao. Cũng có nhà văn sử dụng ngôn ngữ mỉa mai, châm biếm, của người có tư duy trào phúng. Có người lại sử dụng ngôn ngữ đau đớn, chua xót, hoài nghi,... Nhưng dù sử dụng ngôn ngữ nào đi chăng nữa khi nhà văn đã sử dụng thì ngôn ngữ cũng đã được dùng với một hàm ý sâu sắc. Các tác phẩm đương đại theo thời gian đã có những chuyển biến. Trong sự chuyển biến chung đó tiểu thuyết nói riêng và các tác phẩm tự sự nói chung cũng nhanh chóng bắt nhịp và đạt được nhiều thành tựu. Phương thức thể hiện cũng đa dạng nhất là sự đổi mới về phương diện nghệ thuật. 1.2. Sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI 15
- Trước yêu cầu đổi mới văn học, đối mới cách tiếp cận hiện thực, đối mới mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả, tình hình đổi mới của đất nước, các nhà văn trẻ đã và đang mang đến cho văn học nước nhà những luồng sinh khí mới với âm hưởng lạ và hiện đại. Về thơ có: Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trần Lê Sơn Ý…; về văn xuôi có: Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Nhã Thụy, Phan Hồn Nhiên, Di Li, Nguyễn Đình Tú, Đặng Thiều Quang, Khánh Phương, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang… Các nhà văn trẻ hôm nay đều rất tự tin và mạnh dạn, đặc biệt họ có thế mạnh về viết truyện ngắn, truyện dài hoặc tiểu thuyết. Qua những tên tuổi đó có thể hình dung phần nào diện mạo của nền văn học Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai gần. Trong số những tác giả đáng chú ý phải kể đến tác giả Phan Hồn Nhiên. Chị là một cây bút sớm nắm bắt được thị hiếu của độc giả. Với các sáng tác của mình, Phan Hồn nhiên đã có được sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn học đại chúng hiện nay. Bắt đầu sự nghiệp sáng tác ở tuổi hai mươi và chị đã ghi được những dấu ấn trên con đường đến với văn học đương đại trong đó có những sáng tác được độc giả là những người trẻ đón nhận, nhiều tác phẩm của chị được xếp vào dòng văn học đại chúng. Các sáng tác Dốc mưa, Nằm ở lưng đồi, Giao mùa, Cú nhảy ban mai, Xúc cảm nguy hiểm, Người mưa... từng trở thành những cuốn sách được những người đọc ở lứa tuổi học trò, sinh vên yêu thích. 1.2.1. Phan Hồn Nhiên và dòng tiểu thuyết giả tưởng Tiểu thuyết giả tưởng là loại tiểu thuyết sử dụng một phần hay toàn bộ những yếu tố do nhà văn tưởng tượng, suy luận tạo nên một thế giới nghệ thuật phi thực nhằm diễn giải một ý tưởng, trình bày một quan niệm, giả thuyết chủ quan nào đó. Trong văn học thế giới, văn học giả tưởng có một dòng chảy từ thời cổ đại đến nay. Ở mỗi thời kì nó lại có những kiểu loại khác nhau. Trong văn học Việt Nam, những truyện truyền kì kiểu Từ Thức gặp tiên là thuộc văn học giả tưởng. Các truyện “giấc mộng của Tản Đà, cũng thuộc loại văn học giả 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 147 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 123 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn