Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan hệ về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Khảo sát truyện ngắn)
lượt xem 46
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan hệ về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Khảo sát truyện ngắn) gồm có 3 chương. Trong đó, chương 1 trình bày về vấn đề con người trong Văn học Việt Nam sau năm 1975 và trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp; chương 2 - con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là “con người không toàn vẹn”; chương 3 - một số biện pháp nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan hệ về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Khảo sát truyện ngắn)
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………. TRƯƠNG THỊ NGỌC CẨM QUAN HỆ VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP (KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2013
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………. TRƯƠNG THỊ NGỌC CẨM QUAN HỆ VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP (KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN KHA Thành phố Hồ Chí Minh 2013
- 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 5 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 6 DẪN NHẬP ...................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................7 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................15 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................15 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................15 6. Đóng góp của đề tài .........................................................................................16 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................16 CHUƠNG 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975 VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ................................................................ 18 1.1. Con người trong văn học và thuật ngữ “quan niệm về con người”. .........18 1.2. Vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua các ý kiến tranh luận .....................................................................................................29 CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP LÀ “CON NGƯỜI KHÔNG TOÀN VẸN” ............................................................................................... 40 2.1 Con người với tình yêu và hạnh phúc ..........................................................41 2.2 Con người gắn với nhân phẩm .....................................................................47 2.3. Con người kiếm tìm ......................................................................................55
- 4 2.4. Con người cô đơn .........................................................................................63 2.5. Sự phong phú phức tạp bên trong con người bình thường ........................74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP. ......................................... 86 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp .....................................................................................................................86 3.2 Cảm hứng huyền thoại ..................................................................................92 3.3. Kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ........................................... 100 3.4. Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại .................................................. 108 KẾT LUẬN .................................................................................. 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................... 122
- 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn: TS Nguyễn Văn Kha, Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin cảm ơn chân thành tới thầy cô Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học, Khoa Ngữ văn và các thầy cô giảng viên – Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Tổ bộ môn Ngữ văn trường trung học phổ thông Nguyễn Du – Bà Rịa Vũng Tàu, cùng đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2013 Học viên kí tên Trương Thị Ngọc Cẩm
- 6 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” (khảo sát truyện ngắn) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Kha. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên kí tên Trương Thị Ngọc Cẩm
- 7 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nhà văn M.Gorki quan niệm: “Văn học là nhân học”. Nhưng con người được nhìn nhận, đánh giá trong mỗi nhà văn, từng thời kì, khuynh hướng, trường phái văn học có sự khác nhau. Trong giai đoạn văn học trước năm 1975, do tình hình đất nước có chiến tranh, văn học phải phục vụ công cuộc cách mạng, phục vụ chính trị. Đó là nhiệm vụ cơ bản của văn học. Con người trong giai đoạn lịch sử này được nhận thức, phân tích, đánh giá chủ yếu ở góc độ chính trị. Trong giai đoạn văn học này, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh con người nhưng đó là con người tập thể, con người quần chúng, chứ chưa phải là con người cá nhân. Văn học giai đoạn này phản ánh hiện thực cuộc sống mới, con người mới trong những biến động lớn lao của đời sống chính trị, xã hội. Sang giai đoạn sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước độc lập, thống nhất, văn học lúc này không chỉ miêu tả cuộc sống con người sau chiến tranh, mà còn đi sâu vào vấn đề con người. Văn học quan tâm đến số phận, đời sống riêng tư, tình cảm của từng cá nhân trong cuộc đời. Có cách nhìn, quan niệm khác nhau về con người trong hai giai đoạn văn học trước và sau năm 1975 như vậy là do sự đổi mới quan niệm về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Đây là thành quả của sự đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Trong xu thế đổi mới, không khí dân chủ tạo điều kiện cho nhà văn phát huy vai trò chủ động sáng tạo, mạnh dạn tìm tòi khám phá những đề tài mà trước đây bị coi là “vùng cấm” trong văn học, để có được tiếng nói nghệ thuật mang lại hiệu quả thẩm mỹ trong độc giả.
- 8 Nói đến sự cách tân quan niệm về con người trong truyện ngắn đương đại không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kỳ đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Trong đó, mảng đề tài lịch sử gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi cách nhìn và thể hiện nhân vật lịch sử trong tác phẩm của ông có sự khác biệt. Những ý kiến đánh giá về cách nhìn con người trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dù khen hay chê, tất cả đều mạnh mẽ quyết liệt. Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng chưa có công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Do đó, luận văn: Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát góc độ truyện ngắn) trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ góp tiếng nói thẩm định đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp cho cho sự đổi mới văn học Việt Nam từ sau 1975, ở cấp độ quan niệm nghệ thuật về con người. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn thuộc thế hệ sau cách mạng, sau chiến tranh. Chỉ với mấy truyện ngắn đầu tay, tên tuổi của ông đã nổi bật trong và ngoài nước. Những tác phẩm của ông đã gây nên cuộc tranh luận sôi nổi những năm tám mươi. Hoàng Ngọc Hiến – nhà nghiên cứu văn học trong bài viết Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió (1987) đã đề cao quy luật của cái đẹp, của sự thật và nhân bản trong sáng tạo nghệ thuật. Ông cho rằng: “Dẫu là kể truyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau viết về cuộc sống ngày hôm nay. Tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật của đời sống hiện tại” [39, tr.9]. Theo Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ không quen với cách nhìn “sử thi”. Vì
- 9 thế những nhân vật trong truyện dù “nhếch nhác, đốn mạt hầu hết cũng là nhân vật lao động ta thôi” [39, tr.13]. Và theo ông Nguyễn Huy Thiệp đã “thẳng thắn nêu lên những sự bê tha, hèn kém ở những con người thuộc về những tầng lớp nhân dân khác nhau, nêu lên để quốc dân thấy rõ hơn thực trạng của phong hóa xã hội, hiểu rõ hơn nhân tình và thế thái hiện nay. Và đó cũng là một cách biểu hiện thái độ nghiêm chỉnh đối với nhân dân”. “Nói về những sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp thường man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình”. “Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa tàn nhẫn, vừa xót xa. Tàn nhẫn nghĩa là “không được thương con người”, đấy là mệnh lệnh của lương tâm và tác giả đã đi đến cùng phơi bày sự đốn mạt của con người. Nhưng cuối cùng thì vẫn xót xa, “không thể không thương con người”. Ngay cả những nhân vật đốn mạt nhất, Nguyễn Huy Thiệp không tuyệt vọng ở họ” [39, tr.14-15]. Ông nói rằng “những người đàn ông trong tập truyện của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là đốn mạt….Ngược lại, trong các nhân vật nữ có những con người ưu tú, nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là hiện thân của nguyên tắc tư tưởng tạo ra cảm hứng của tác giả, có thể gọi đó là nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ” [39, tr.15-16]. Nhà phê bình Đặng Anh Đào trong bài viết Khi ông Tướng về hưu xuất hiện (1988) đã thể hiện sự ủng hộ tác giả Tướng về hưu bằng thái độ rất nhiệt thành: “cái cô đơn của một số nhân vật trong Tướng về hưu vẫn có giá trị báo hiệu, và chưa chắc chỉ có báo hiệu điều dở. Thật đáng buồn, nếu ở một môi trường tối tăm và sền sệt nào đó, con người không cảm thấy cô đơn mà lại cảm thấy cứ như “cá trong nước”! [39, tr.24]. Nhà báo Trần Duy Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (1988) cũng có cùng ý kiến với Hoàng Ngọc Hiến khi nhận xét rằng: “Ngòi bút lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp cứ thản nhiên phơi ra trên mặt giấy bao
- 10 nhiêu điều xấu xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của người đời. Anh không chỉ “lật áo” nhân vật mà thật sự đã lột tuốt tuột những thứ che đậy để nói ra những điều “vừa đau đớn, vừa chua xót, nhưng thương lắm” như lời Sinh trong truyện Không có vua” [39, tr.88]. Dịch giả, tiến sĩ người Úc Greg Lockhart, trong bài viết Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng anh? (1989) cũng đồng tình với Hoàng Ngọc Hiến. Ông cho rằng, truyện của Nguyễn Huy Thiệp mang tính chất nhân bản. Truyện Vàng lửa “diễn đạt một vấn đề lớn của nhân loại. Ở đây bất cứ người đọc nào cũng có thể ghi nhận tính chất lớn khác hướng của một sự suy nghĩ đa diện, phong phú về mối quan hệ giữa chính trị và nghệ thuật, giữa cái đẹp và quyền lực lớn trong bất cứ xã hội nào” [39, tr.111]. Ông cũng đề cao cách viết của Nguyễn Huy Thiệp đó là “cách viết của một nghệ sĩ khách quan đứng ngoài truyện và nhìn vào. Anh ấy không bị vướng chân vào đời sống của nhân vật. Vừa nói về đời sống vĩ đại của cung Gia Long, vừa nói về đời sống bình thường của một đồ tể, của một bác sĩ phá thai, thậm chí vừa nói đến đời sống của một người Tây, thì số phận của con người tự bộc lộ chỉ qua lời khái quát và hành động của nó” [39, tr.112]. Nhà nghiên cứu đánh giá cao tính chất dân chủ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: “Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn hiện đại. Cách nhìn xã hội Việt Nam và cả thế giới cùng với cách viết của anh cũng rất bình đẳng, dân chủ. Và cũng phải nói tính chất dân chủ này là một mặt quan trọng của tính nhân bản trong tác phẩm của anh” [39, tr.112-113]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ (1992) nhìn thấy biểu hiện hai mặt của con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: “Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới nhân vật độc đáo. Toàn những con người góc cạnh gân guốc. Người nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình…Ở Nguyễn Huy Thiệp,
- 11 những nhân vật hơi bụi một chút, thường có cả hai mặt thiện và ác, đúng ra là chứa đựng cả thú tính lẫn nhân tính, một mặt đầy bản năng thô bỉ, mặt khác, từ một góc độ nào đó của tâm hồn, thỉnh thoảng vẫn lóe lên ánh sáng của lương tri, lương tâm” [39, tr.459]. Nguyễn Thanh Sơn trong bài Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp (1995) nhận xét: “Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như những viên ngọc Biện Hòa, những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài, và nó đẹp nhất chính vì người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc” [39, tr.118]. “Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít người không chấp nhận luật chơi. Ông lạnh lùng dội những xô nước lạnh toát lên đấu chúng ta. “Đó không phải là chân lí, không phải là cuộc sống!” những thông điệp truyện ngắn của ông phẫn uất hét lên. Ông lôi tuột chúng ta xuống khoảng trống lơ lửng giữa trời và đất, buộc ta phải đối mặt với mình, với một thế giới “không có vua”, dạy chúng ta “những bài học nông thôn”, bắt chúng ta phải hiểu rằng, trước khi muốn nhìn lên bầu trời thì phải nhìn mặt đất đã” [39, tr.119]. Theo hướng phê bình nói trên còn có ý kiến của Văn Tâm trong bài Đọc Nguyễn Huy Thiệp (1988), Trương Hồng Quang trong bài Mười lời bình về truyện ngắn “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp (1989), ý kiến của Đông La trong bài viết Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (1999), v.v. .. Những ý kiến phản đối cách nhìn con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải là ít. Tạ Ngọc Liễn – nhà nghiên cứu lịch sử - trong bài Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp (1988) đã thể hiện thái độ không ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp: “Vàng lửa là một truyện kí danh nhân lịch sử. Nhân vật Nguyễn Huy Thiệp miêu tả là vua Gia Long và Nguyễn Du, hai người có tầm vóc lớn lao trong lịch sử chính trị, lịch sử văn học nước ta hồi đầu thế kỉ XIX. Bên cạnh Gia Long, Nguyễn Du còn có một
- 12 nhân vật người Pháp tên là Phăng-xoa Pơriê chính là nhân vật Nguyễn Huy Thiệp xây dựng để nói hộ mình về những suy ngẫm về mọi chuyện, trong đó có đánh giá Gia Long, Nguyễn Du, quan trọng hơn là đánh giá đặc điểm dân tộc ta, truyền thống văn hóa, văn minh Việt Nam thời Nguyễn lúc bắt đầu tiếp xúc với người châu Âu” [39, tr.170-171]. “Theo quan niệm của chúng ta từ trước tới nay vua Gia Long là nhân vật lịch sử phản diện, vì ông ta dựa vào Pháp đánh đổ triều đại Tây Sơn, ông ta là người “cõng rắn cắn gà nhà”… không ai thừa nhận Gia Long là một khối nguyên “vô giá”, là “quốc bảo” [39, tr.170]. Về đoạn kết thứ hai của Vàng lửa, Tạ Ngọc Liễn nhận xét: “Tôi sẽ không nói tới cái ý mà người đọc dễ hiểu lầm là ở đây tác giả Vàng lửa muốn ca ngợi Pháp có công khai hóa văn minh cho đất nước Việt Nam! Tôi chỉ ngạc nhiên vì nhân vật Phăng của Nguyễn Huy Thiệp sao lại quá kém về kiến thức lịch sử như vậy khi Phăng bàn chuyện lịch sử?” [39, tr.176]. Như vậy, ở góc độ là nhà sử học, Tạ Ngọc Liễn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp muốn đánh giá lại lịch sử nhưng lại có một trình độ học vấn chưa đầy đủ, cần kiểm tra lại vốn tri thức văn hóa. Đỗ Văn Khang trong bài viết Sự “mơ mộng” và sự “nghiêm khắc” trong truyện ngắn Phẩm tiết (1988) nhận xét rằng: “Vua Quang Trung là một vị tướng lên ngôi… Một vị tướng lên ngôi như Quang Trung là người tự lập nên nghiệp lớn, có bản lĩnh, dễ đâu để người khác coi thường? Vậy mà, vừa diệt tan hai mươi vạn quân Thanh, khí thế còn đang bừng bừng như lửa cháy, Nguyễn Huy Thiệp đã dắt cô Vinh Hoa tiếp kiến vua Quang Trung để cô bảo nghiệp vua chỉ được vài ngày, vua Quang Trung ngồi nghe như “ngậm thóc” [39, tr.235]. “Khó ai bảo vua Quang Trung không biết trọng dụng người tài. Việc dùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở là một bằng chứng. Khó ai dám bảo ông là người lỗ mãng… Thế mà trong cái phần “nghiêm khắc” của mình, Nguyễn Huy Thiệp lại khắc họa nhân cách vua Quang Trung như một kẻ
- 13 nông nổi, lỗ mãng trước mặt vạn sĩ dân Bắc Hà. Và sự khắc họa này cũng không có gì đặc sắc về tình tiết, về văn chương, hơn nữa lại rất tầm thường về lối ám chỉ” [39, tr.236-237]. “Nguyễn Huy Thiệp bảo trước lúc chết vua Quang Trung về tình chỉ chăm chăm nhìn vào một Vinh Hoa”… Nguyễn Huy Thiệp muốn từ một Vinh Hoa để đánh đồng vua Quang Trung và Nguyễn Ánh, nhấn mạnh vua nào cũng muốn làm vua gà, vua vịt cả” [39, tr.241]. “Hành động vuốt mắt cho vua Quang Trung bằng nón tay. Rồi ngón tay đó bị bẩn “đen lại như chàm”. Như thế, với hành động này, Nguyễn Huy Thiệp đã đạt được mục đích cuối cùng là hạ bệ một thần tượng của lịch sử dân tộc, một lịch sử đã phải viết bằng máu, bằng cả vinh quang và cả đau đớn mới có được” [39, tr.241]. Ngoài ra trong bài viết Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút, Đỗ Văn Khang nhận xét: “Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng mất bản chất nhân văn. Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng rơi vào thói vô chính phủ về lịch sử. Anh ta xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn với thái độ phủ định quyết liệt [39, tr.411]. “Văn của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ dừng lại ở chỗ u ám, độc địa, mà người viết văn còn cố tình xuyên tạc lịch sử. Một Quang Trung lẫm liệt, anh hùng đánh tan hai mươi vạn quân Thanh như trở bàn tay, bỗng chốc hóa thành một anh vua hèn. Một Nguyễn Du văn chương như in, như tạc vào cuộc đời bỗng chốc hóa thành “đứa con hoang của cô gái đồng trinh” bị “tên đàn ông khốn nạn” là nền văn minh Trung Hoa “cưỡng hiếp” khiến văn của Nguyễn Du “chứa đầy điển tích” của “tên đàn ông khốn nạn” kia. Một Nguyễn Trãi văn chương kinh bang tế thế, đủ sức sửa sang việc đời bỗng chốc hóa thành “nhà duy mĩ khổng lồ” chỉ có ru với gió, mơ theo trăng” và “thơ thẩn cùng mây”. Một Nguyễn Thị Lộ chỉ đủ tầm cỡ cho một “nhân vật trái tim” của Nguyễn Trãi bỗng nhiên sừng sững trở thành một điểm tựa cho tinh thần suy sụp và cô đơn của Ức Trai” [39, tr.415].
- 14 Một loạt bài viết theo hướng phản đối cách nhìn con người của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn đã xuất hiện như: Nguyễn Thanh trong bài viết Về truyện ngắn Phẩm tiết (1988), Đỗ Trung Lai trong bài Sử - văn, văn - sử và thái độ người phê bình (1988), v.v… Một điều đặc biệt là, ngay cả những người từng lên án chỉ trích gay gắt, ông vẫn không thể không thừa nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp trong việc viết truyện ngắn. Nhà Sử học Tạ Ngọc Liễn viết: “mặc dầu mới xuất hiện, song anh đã sớm chứng tỏ được mình là một nhà văn có bản sắc riêng, mới mẻ, bạo dạn, súc tích, gây được sự chú ý thực sự của độc giả” [39, tr.170]. Điểm qua một số ý kiến khen chê được coi là khá tiêu biểu về cách nhìn con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy: 1/Mặc dù mỗi bài có phát hiện và cách lý giải riêng, nhưng tựu trung lại đa số các ý kiến đều thừa nhận: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương trong thời kỳ Đổi mới, đáng để chúng ta quan tâm. 2/ Từ lúc Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, vấn đề gây tranh cãi, trở thành yếu tố nhạy cảm trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mà chủ yếu là mảng truyện ngắn, chính là vấn đề con người. Để hiểu một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Huy Thiệp nhằm xác định đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam thời kì Đổi mới sau 1975, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề tìm hiểu quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn làm rõ hơn tư duy nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp. Đó chính là nguyên tắc tư tưởng, chi phối sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong lĩnh vực truyện ngắn.
- 15 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp viết khá nhiều thể loại: Kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, trong đó, thể loại làm nên tên tuổi của ông là truyện ngắn. Trong thể loại này, Nguyễn Huy Thiệp có tất cả bốn mươi hai truyện ngắn. Trong đó bao gồm: Những ngọn gió Hua Tát (gồm mười truyện nhỏ), Con gái thủy thần (gồm ba truyện), Chút thoáng Xuân Hương (gồm ba truyện), chùm truyện Kiếm sắc – Vàng lửa - Phẩm tiết, v.v… Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để thấy được quan niệm về con người trong sáng tác của ông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ làm rõ quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát truyện ngắn) chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp loại hình: Trên cơ sở vận dụng lí thuyết về loại hình tự sự (tiểu thuyết), để thấy Nguyễn Huy Thiệp với tư duy nghệ thuật đã xây dựng tính cách các nhân vật trong truyện ngắn của mình, đưa các ra mô hình của sự nhận thức, giúp người đọc khám phá hiện thực đời sống phong phú và đa dạng. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Trên cơ sở của sự hiểu biết hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt mốc Đổi mới từ năm 1986 đến nay để nhìn nhận, đánh giá những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
- 16 phù hợp với sự vận động và phát triển của lịch sử Việt Nam. Từ đó có cái nhìn xác đáng, toàn diện về vấn đề con người được tác giả đề cập trong tác phẩm. Hướng tiếp cận thi pháp học: Trong quá trình tìm hiểu quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi vận dụng kiến thức thi pháp học để tìm hiểu nét đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hiện từ góc độ quan niệm con người của nhà văn. Ngoài các phương pháp nghiên cứu chính trên đây, trong quá trình thực hiện luận văn, các thao tác phân tích -tổng hợp, so sánh - đối chiếu cũng được sử dụng. 6. Đóng góp của đề tài Từ việc nghiên cứu quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thấy được tầm nhìn, tầm nhận thức, lý giải của nhà văn về con người gắn với sự vận động nội tại của văn học Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả trong hoàn cảnh hiện đại của xã hội Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm có 127 trang. Ngoài phần Dẫn nhập (11 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (8 trang), Phụ Lục (4 trang) – Phần nội dung chính của Luận văn gồm có 102 trang và được chia làm ba chương: Chương 1: Vấn đề con người trong văn học Việt Nam sau 1975 và trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề con người trong truyện Việt Nam sau 1975 và các ý kiến tranh luận cách viết về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
- 17 Chương 2: Con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là “con người không toàn vẹn”. Trong chương này, chúng tôi trình bày quan niệm về con người của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện trong truyện ngắn của nhà văn ở một số phương diện. Chương 3. Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Trong chương này, chúng tôi trình bày các biện pháp nghệ thuật được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong cách viết về con người.
- 18 CHUƠNG 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975 VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 1.1. Con người trong văn học và thuật ngữ “quan niệm về con người”. 1.1.1. Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nhà văn M.Gorki khẳng định: “Văn học là nhân học”, tức là một môn khoa học về con người, “nhưng không phải thứ nhân học trừu tượng mà là con người ở đây được phản ánh một cách cụ thể sinh động như trong đời sống thực hằng ngày, với tên tuổi lí lịch, nhân dạng riêng, nó đang đứng ngồi, đi lại, nói năng, hành động, bộc lộ tâm lí, tình cảm trước mọi người, người đọc như hình dung thấy được, nghe được những cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, tư thế, lời nói, ý nghĩ của họ” [27, tr.112]. Văn học tìm hiểu và hướng dẫn con người, từ đối tượng, nội dung đến ý nghĩa, vấn đề sống còn của văn học là vấn đề con người. Cho nên con người là đối tượng trung tâm của văn học. “Con người – đối tượng của văn học – được phản ánh một cách tổng hợp, toàn diện, trong quan hệ mọi mặt, nhưng được tập trung soi rọi trước hết là từ bên trong, không phải về mặt sinh vật học hay về mặt sinh hoạt chuyên môn. Chính vì đối tượng của văn học không phải con người “chuyên môn” mà con người trong đời sống hàng ngày, trong những mối quan tâm thích thú chung nhất, nên tác phẩm văn học được sự đồng cảm tự nhiên của người đọc, không cần phải có kiến thức chuyên sâu mới nhập vào đời sống tinh thần, tình cảm của nhân vật mới dễ dàng nhận ra và tỏ thái độ trước những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm” [27, tr.9]. Phạm vi và trung tâm chú ý của văn học là con người với tư cách là một đơn vị sống cá thể, một cá tính cụ thể, sinh động, không trùng lặp. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Văn học phản ánh các quan hệ qua lại của thế giới hiện thực mà
- 19 trước hết là các quan hệ xã hội của con người. “Đối tượng của văn học nghệ thuật không phải là các lĩnh vực chuyên môn, là những cái gắn liền với đời sống xã hội, thiên nhiên và đời sống bên trong của con người” [27, tr.282]. “Từ xa xưa, A- rit-tốt đã khẳng định: văn học nghệ thuật chính là bắt chước đời sống ngay trong cái bao la muôn màu muôn vẻ, trong sự sinh sôi nảy nở và biến hóa vô cùng tận của đời sống” [27, tr.5]. Đó là cái thế giới mang giá trị, ý nghĩa đối với sự sống của con người. Như vậy, văn học miêu tả toàn bộ hiện thực nhưng ở bình diện các quan hệ đời sống của con người. Việc nhận thức toàn bộ quan hệ của thế giới con người đã đặt con người vào vị trí chủ yếu vì nó là trung tâm của các quan hệ. Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn nghệ có một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. “Văn nghệ bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn con người. Con người trong đời sống và trong văn nghệ là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết tinh các kinh nghiệm quan hệ” [32, tr.126]. “Con người, đối tượng của văn học nghệ thuật là con người trải qua mọi mối quan hệ của nó trong đời sống hiện thực, không chỉ về mặt sinh lí mà trước hết về mặt xã hội, không chỉ về mặt hoạt động vật chất cụ thể, không chỉ ở những biểu hiện bên ngoài mà cả đời sống bên trong, mọi mặt, chủ yếu về mặt tâm lí, tư tưởng tình cảm, về mặt cá tính hay nhân cách, tóm lại là những biểu hiện khách quan lẫn chủ quan trong sinh hoạt của con người” [27, tr.96]. Mọi sự vật hiện tượng văn học miêu tả đều được nhìn qua nhân vật – con người. Nhưng con người trong văn nghệ không chỉ được phản ánh ở góc độ nhìn nhận đời sống, một chỗ đứng để khám phá hiện thực, mà còn được phản ánh như những hiện tượng xã hội nhất định. M. Gorki nói rằng: “ở trong mỗi đơn vị con người được miêu tả, ngoài cái chung phổ biến của giai cấp ra, cần phải tìm được cái lõi cá tính, nó là nét đặc trưng và xét đến cùng quy định thái độ của nó” [27, tr.196]. Và Tséc-nư-sep-xki đã từng nói: “Đời sống
- 20 hiện thực, đương nhiên không chỉ hiểu như là quan hệ giữa con người với các sự vật tồn tại trong thế giới khách quan, mà còn là đời sống nội tâm của con người; có khi con người sống bằng ảo mộng, thì những ảo mộng đó đến với y cũng mang một ý nghĩa khách quan nào đó; thông thường hơn, con người sống trong thế giới tình cảm của mình, những trạng huống ấy nếu là đặc sắc thì cũng được nghệ thuật tái hiện” [27, tr.95]. Về mặt này, văn nghệ nhận thức con người như những tính cách. Đó là những con người sống cá thể nhưng lại thể hiện rõ những nét phẩm chất có ý nghĩa xã hội, những “kiểu quan hệ xã hội” [72]. Miêu tả con người, văn học nghệ thuật không thể không soi rọi vào các điều kiện xã hội bao bọc và chi phối đời sống của con người khác nhau trong xã hội, đồng thời phản ánh đời sống xã hội. Vì rằng con người sống trong xã hội, cho nên vấn đề con người cũng là vấn đề chế độ xã hội. Hồ Chủ tịch nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” [27, tr.17]. Văn học nghệ thuật là tấm gương của xã hội đã sản sinh ra nó ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Như thế, vấn đề văn học là vấn đề cốt lõi của xã hội, đồng thời cũng là vấn đề xã hội. Con người làm ăn sinh sống, lo toan, hy vọng, hạnh phúc là từ trong một xã hội nhất định, từ những quan hệ ràng buộc con người với nhau và tất cả đều chịu sự chi phối của xã hội. Tình cảm gia đình, khát vọng hạnh phúc nằm trong phần sâu của tâm hồn con người, từ lâu đã là đối tượng tìm tòi, thể hiện của văn học. Nhưng những chủ đề như là “muôn thuở” ấy sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa nếu tách khỏi thân phận của con người, nếu tách những điều kiện xã hội cụ thể bao quanh con người. “Nghệ thuật mà tách rời với những tình tự hàng ngày, để chỉ quy về đời sống tâm linh, nhà văn tự gặm nhấm tâm hồn mình hay triền miên trong thế giới siêu hình – nghệ thuật đó không tránh khỏi cắt lìa với hiện thực sôi động, và dù với danh nghĩa siêu việt, huyền diệu, chẳng qua là cũng chỉ là rút về tháp ngà, về cái vỏ ốc của cái tôi, nó chẳng có nghĩa gì so với đời sống bao la, muôn hình vạn trạng, đời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 306 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn