intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày phương pháp luận Mác-xít và thành tựu trong nghiên cứu phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu trước năm 1986; tiếp nhận thi pháp học và sự vận dụng trong nghiên cứuphê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu sau năm 1986; phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN HỮU TIỆP SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA ĐỖ ĐỨC HIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Hà Nội - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN HỮU TIỆP SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA ĐỖ ĐỨC HIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Thành Hà Nội – 2014 2
  3. Lời cảm ơn Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của nhiều cá nhân, tập thể: Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân, biết ơn chân thành nhất tới giáo viên hướng dẫn, Thầy Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Bá Thành- người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Văn học, phòng Đào tạo Sau Đại học cùng các phòng, ban, khoa khác trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và bạn bè - những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Mặc dù tôi đã hoàn thành Luận văn này bằng tất cả tâm huyết và năng lực của mình, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè. Trân trọng cảm ơn! 3
  4. Lời cam đoan Đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện, không sử dụng, sao chép nội dung của người khác. Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu của mình, tôi thực hiện đầy đủ các qui định về trích dẫn và sử dụng tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu khoa học. Nếu trong Luận văn Thạc sĩ của mình có những dấu hiệu vi phạm về việc sao chép, cắt xén, xuyên tạc nội dung trích dẫn, tôi xin chịu mọi hình thức kỉ luật của hội đồng nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Hữu Tiệp 4
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đỗ Đức Hiểu là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn học Pháp ở Việt Nam. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa văn học Pháp nói riêng và văn học phương Tây nói chung vào hệ thống giảng dạy cho sinh viên ở các trường Đại học. Trong 50 năm nghiên cứu và giảng dạy, Đỗ Đức Hiểu đã để lại nhiều công trình nghiên cứu về văn học Phương Tây, văn học Pháp có giá trị. Đồng thời, Đỗ Đức Hiểu còn là một nhà nghiên cứu văn học nặng lòng với nền văn học Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam của ông được đánh giá cao như bình giảng Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, kịch Vũ Như Tô…Qua đây, chúng ta thấy được diện mạo phong phú, tài năng sáng tạo trên nhiều lĩnh vực của ông. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm kể từ ngày ra đi cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một công trình khoa học đầy đủ và toàn diện tìm hiểu những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học nước nhà. Chúng tôi thiết nghĩ thật là một sự khiếm khuyết lớn cho việc nghiên cứu văn học hiện nay. Bởi những đóng góp của nhà nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa có ý nghĩa quan trọng về nhận thức mà còn có ý nghĩa về tư duy trong nghiên cứu và phê bình văn học. Sẽ là một thiệt thòi lớn, thiếu sót lớn cho những thế hệ sau khi đi tìm hiểu về cuộc đời nghiên cứu-phê bình văn học của một trong những nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam. Vấn đề cấp thiết có tính khoa học được đặt ra là liệu chăng chúng ta có cần một công trình khảo cứu toàn diện những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu? Chúng tôi thiết nghĩ là cần thiết trong bối cảnh nghiên cứu hiện nay khi chúng ta đang tiến hành tổng kết và nhìn lại những điểm đã đạt được và hạn chế trong nghiên cứu văn học một chặng đường dài sau Đổi mới. Với tinh thần khách quan, công tâm, chúng ta sẽ có một công trình khoa học có ý 5
  6. nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu văn học hiện nay ở nước ta. Đây cũng là cơ hội quí báu để chúng ta tưởng nhớ một người thầy tận tuỵ, tâm huyết, một nhà giáo mẫu mực, một nhà nghiên cứu nghiêm khắc với chính những công trình của mình. Với sự cố gắng cao nhất trong khả năng, chúng tôi đi vào tìm hiểu toàn bộ những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học. Hơn bao giờ hết, chúng tôi mong muốn và hi vọng qua công trình của mình sẽ đưa tới cho người đọc một cái nhìn minh triết khách quan, một công cụ cần thiết, những trang khảo cứu hữu hiệu cho nghiên cứu văn học. Đồng thời, đây cũng là một công trình khoa học tri ân và tưởng nhớ của chúng tôi tới nhà nghiên cứu tâm huyết, tài năng, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam. Đây chính là lí do, chúng tôi chọn đề tài Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu là lĩnh vực nghiên cứu cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong hành trình không ngừng nghỉ của một nhà nghiên cứu đã từng “thâm canh” qua rất nhiều vùng đất mới của văn chương với một tâm thế, một bản năng mẫn tiệp, minh triết luôn khao khát vươn tới ánh sáng của trí tuệ, một linh cảm tinh tế phát hiện “hạt vàng” của văn chương sau những “lớp sóng ngôn từ”, Đỗ Đức Hiểu đã để lại hàng nghìn trang viết có giá trị. Những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với nghiên cứu và phê bình văn học là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, kể từ ngày Đỗ Đức Hiểu mất đến nay chưa có một công trình nào thực sự đầy đủ đánh giá hết tầm vóc, vai trò và vị thế của Đỗ Đức Hiểu. Gần đây, cũng có xuất hiện một số bài viết nhận định, đánh giá của một số nhà nghiên cứu khoa học trong nước về những công trình của Đỗ Đức Hiểu. 6
  7. Trong bài viết Nhớ Đỗ Đức Hiểu- dịch giả, nhà nghiên cứu Lê Hồng Sâm đã nhận xét rất thành tâm về tài năng và phẩm chất của người dịch giả này “Không kể những chuyện nổi tiếng dành cho thiếu nhi, các tác phẩm anh dịch thuộc một số tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học Pháp: Tartuffe, Anh ghét đời, Lão hà tiện của Môlie (thế kỉ XVII), Paul và Virginie của Barnardin de Saint- Pierre (thế kỉ XVIII), kịch Marion Delorme và tiểu thuyết Những người khốn khổ (dịch chung) của Victo-Huygo (thế kỉ XIX)… Trong bộ Tuyển tác phẩm văn học Pháp song ngữ, do anh và tôi phụ trách, anh chủ biên và dịch phần lớn tập II (thế kỉ XVII). Anh đã dịch những trang cuối cùng của cuộc đời mình vào dịp kỉ niệm 200 năm sinh Banlzac, đó là Lời nói đầu bộ Tấn trò đời” [51, tr. 23-24] Trong bài viết Hình dung người “Đổi mới phê bình văn học” của nhà phê bình Đỗ Lai Thuý đăng trên tạp chí văn học số 6 -1994. Nhà phê bình đã đưa ra nhận định khái quát nhất về vai trò của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp nghiên cứu và phê bình ở nước ta vào những năm đầu thời kì đổi mới “ Những năm gần đây, anh Đỗ Đức Hiểu đã cùng lúc làm một hành trình kép: Từ nghiên cứu đến phê bình và từ phương Tây về Việt Nam. Hành trình đầu có vẻ ngược với hệ giá trị hiện hành của số đông những người làm văn học cỡ tuổi anh, thường khởi nghiệp bằng “phê bình” và dựng nghiệp bằng “nghiên cứu”. Hành trình sau chẳng những phù hợp với ứng xử “nội thể ngoại dụng” của cả vùng Đông Nam Á trước Phương Tây, mà còn góp thêm một minh chứng cho cơ chế phát triển của Việt Nam là mỗi bước đi lên đều là kết quả hỗn dung của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Toạ độ của cả hai lộ trình này là lòng yêu tiếng mẹ đẻ và nỗi mong văn chương Việt vào nhịp với thế giới hiện đại. Điểm đến của cả hai cuộc đi này là đổi mới phê bình văn học” [87, tr. 17]. Trong bài viết này, Đỗ Lai Thuý đã đánh giá cao “con mắt xanh” của nhà nghiên cứu “Anh Đỗ Đức Hiểu đã nhìn thấy ở Phương Tây một cái gì 7
  8. vừa là nó vừa lớn hơn chính nó, nhất là một phương Tây đang hướng về phương Đông: Phương Tây đồng nghĩa với hiện đại” [ 87, tr.17-18]. Trong bài viết Với Đỗ Đức Hiểu, chân lí không trừu tượng đăng trên tạp chí Văn học số 4- 2003, nhà nghiên cứu Phan Quí Bích đã đưa ra một nhận định khá thú vị về cuộc đời làm khoa học của Đỗ Đức Hiểu “Trong cuộc đời làm khoa học của mình, Đỗ Đức Hiểu (1924- 2003) đã hai lần lên tiếng đối thoại với phương Tây và thể hiện lập trường khác nhau trước những thành tựu của trí tuệ phương Tây: Ông nói không với chủ nghĩa hiện sinh và ông tán thành với phê bình đổi mới (…) Nói không hay tán thành cũng không có gì lạ vì phương Tây có nhiều khuôn mặt. Nhưng điều đáng suy nghĩ là, sự phủ định của ông lại nhằm vào chủ nghĩa hiện sinh, một tư trào được xem là nhân văn; sự khẳng định của ông lại nhằm vào thi pháp, một hướng tìm tòi bắt nguồn từ các quan điểm hình thức chủ nghĩa về văn chương” [8, tr. 32]. Nhà nghiên cứu Phan Quý Bích đánh giá cao việc vận dụng thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu “Ông là một trong những người đầu tiên ở ta tìm hiểu thi pháp và ứng dụng nó trong phê bình, nghiên cứu. Và thi pháp đã thực sự nở hoa trong nhiều trang viết của ông.” [8, tr. 38] Nguyễn Hữu Đạt trong bài viết Đỗ Đức Hiểu âm thầm một bàn tay minh triết in trên tạp chí Văn hoá Nghệ An đã đưa ra nhận định hết sức tinh tế, minh triết về người “thầy cũ” của mình, tác giả đánh giá cao quá trình tự đổi mới của Đỗ Đức Hiểu với hai tập sách phê bình “Đỗ Đức Hiểu là một chứng nhân lịch sử của trí thức hiện đại Việt Nam. Ông sống hơn hai phần ba thế kỷ trong khung cảnh lịch sử của một đất nước đầy biến động, làm nên những kỳ tích bởi cả chất bi và chất hùng. Con người ông chính là hội tụ của của nhiều luồng tư tưởng, đa dạng, phức tạp. Bộ óc ông là một bộ óc trác việt dung chứa nhiều kiến thức thẳm sâu của hai nền văn hoá Đông- Tây. Bởi thế, tuy là một chuyên gia cỡ đầu ngành về Văn học Phương Tây ông vẫn có nhiều 8
  9. bài viết gây dư luận về Văn học Việt Nam (...) Sau thời kỳ đất nước Đổi mới, ngòi bút ông không ngớt trăn trở. Ông hăm hở lao vào mặt trận nóng bỏng: mặt trận phê bình và cho xuất bản một loạt những công trình tiêu biểu như: Phê bình I, Phê bình II...” [24] Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết Đỗ Đức Hiểu và tác phẩm Đổi mới phê bình văn học đăng trên trang www.trieuxuan.info, đã nhận định về tầm vóc của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp Đổi mới phê bình ở nước ta “Vào cuối những năm 80 đầu 90 của thê kỉ XX. Trên diễn đàn văn học xuất hiện một tiếng nói phê bình độc đáo: vừa thâm trầm uyên bác vừa mạnh mẽ, nồng nhiệt và đầy sức cuốn hút. Đó là những bài phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu. Ông là cán bộ giảng dạy văn học Phương Tây của khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Mặc dù tuổi đã cao (sinh năm 1924 mất năm 2003) và trước đây không chuyên viết phê bình văn học, dường như bị cao trào đổi mới của đời sống văn học cuốn hút, Giáo sư đã góp phần đáng kể cho diễn đàn phê bình văn học trở nên sôi động và có bản sắc mới, tạo ra một xu hướng “Phê bình mới” khác hẳn lối phê bình cũ, khuôn sáo trước đây. Cuốn Đổi mới phê bình văn học là sự tuyển chọn phần lớn những bài viết của Giáo sư trong hai thập niên cuối thế kỉ trước (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội liên kết với NXB Mũi Cà Mau, 1993, Nhà xuất bản Hội nhà văn tái bản), giá trị cuốn sách đã được khẳng định, giới nghiên cứu và phê bình văn học thừa nhận sự sáng tạo của Đỗ Đức Hiểu là ở tầm vóc Đại bàng trên con đường đổi mới Tư duy nghệ thuật” [84 ] Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong một bài viết đáng chú ý khác Thi pháp học- Lịch sử và vấn đề in trên www.vanchuongviet.org đã đánh giá những thành tựu của Đỗ Đức Hiểu trên một phương diện khác. Tác giả Đỗ Ngọc Thạch đánh giá vai trò đi đầu của nhà nghiên cứu khi tiếp cận thi pháp học vào nghiên cứu ở Việt Nam “Còn các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đi 9
  10. vào thi pháp học khá đông đảo và cũng đạt được những kết quả bước đầu rất đáng chú ý: Hoàng Trinh, Bùi Công Hùng, Nguyễn Kim Đính, Đỗ Đức Hiểu, v.v…” [86] Trong bài viết Sartre và văn học, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch cũng thể hiện sự bênh vực của mình đối với công trình nghiên cứu của Đỗ Đức Hiểu về Văn học Hiện sinh “Đỗ Đức Hiểu - chuyên gia hàng đầu về văn học Phương Tây- có cuốn "Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa" (NXB Văn học H.1978). Tuy nhiên, trong những chuyên đề về văn học hiện sinh, văn học phi lý của ông tại Khoa Ngữ văn (Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội) mà chúng tôi được thọ giảng (năm 1972) thì không hề có ý phê phán. Có thể hiểu cuốn sách đó là “nhiệm vụ chính trị” mà ông phải thực hiện-“thân bất do kỷ” (…) Không riêng gì cuốn sách của Đỗ Đức Hiểu, một thời gian khá dài, tất cả những gì thuộc về “Phương Tây” đều bị coi là “Tư sản phản động” cần phải phê phán” [85] . Tác giả Trần Hinh, trong bài viết Đỗ Đức Hiểu- Nhà nghiên cứu phê bình mơ mộng và sáng tạo [51], cho chúng ta một góc nhìn khá đầy đủ về đời tư, cá tính sáng tạo trong nghiên cứu và phê bình văn học của nhà nghiên cứu “Đỗ Đức Hiểu là một người biết suy tư, mơ mộng, thậm chí, đôi khi, tiềm năng mơ mộng và sáng tạo của ông vượt qua ranh giới của sự cực đoan. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, nếu không có sự cực đoan đáng yêu đó, sẽ thật khó có một Đỗ Đức Hiểu như chúng ta đã biết. Trong nghiên cứu khoa học nói chung và văn học nói riêng, cực đoan đôi khi cũng gắn liền với sự sáng tạo” [51, tr. 25]. Tác giả bài viết khẳng định những đóng góp của ông, với vai trò là một trong những nhà nghiên cứu đi đầu cho đổi mới và phê bình “Đỗ Đức Hiểu trong mười năm liền, từ năm 1990 đến năm 2000, nghĩa là ở thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, đã góp phần đem đến cho giới nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới mẻ” [51, tr. 21] 10
  11. Trong cuốn Thi pháp hiện đại một số vấn đề lí luận và ứng dụng, phần vĩ thanh- Chân trời vắng một cánh bay, tác giả Trần Hinh cũng đã đưa ra nhận định xúc động đầy tinh tế, suy tư về “một cánh bay” vắng bóng “chân trời” văn chương “Thế là từ nay, có một chân trời vắng bóng một cánh bay. Từ nay, giới nghiên cứu và giảng dạy và những người yêu thích văn học Pháp sẽ không còn có cơ hội được chia sẻ, thưởng thức những dòng suy tư mới mẻ, tươi mát đầy sáng tạo của một trong những nhà nghiên cứu văn học Phương Tây hàng đầu ở Việt Nam” [51, tr. 692] Trong cuốn Các tác giả văn chương Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Thường đã nhận định một cách khá khách quan và về vai trò của Đỗ Đức Hiểu đối với nghiên cứu và phê bình văn học “Đỗ Đức Hiểu, là một trong những người đi tiên phong trong việc đề xuất cần đổi mới về cách đọc và cách phê bình văn học lâu nay của chúng ta” [91] . Nhà nghiên cứu Đặng Thị Hảo trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) đã chỉ ra sự thay đổi trong tư duy tiếp nhận của Đỗ Đức Hiểu sau Đổi mới “Về nghiên cứu văn học, Đỗ Đứu Hiểu là một trong số ít người ngay từ đầu những năm 80, sau chuyến đi nghiên cứu ở Pháp, tham dự hội thảo quốc tế về Xtăngđan, đã dứt khoát từ bỏ lối nghiên cứu xã hội học dung tục, tự phủ định cái cũ của bản thân, nhanh chóng tiếp cận trào lưu nghiên cứu phê bình mới cuả phương Tây với chủ trương tiếp cận văn chương từ góc độ thi pháp” [47, tr. 437]. Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những đóng góp của ông đối với nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam “Đối với văn học Việt Nam, ông cũng có nhiều kiến giải riêng. Các bài viết Thế giới thơ nôm Hồ Xuân Hương, Những con đường ra đi của Thuý Kiều, Bị kịch Vũ Như Tô, Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Phiên chợ Giát, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh...không chỉ được dư luận chú ý về mặt nêu luận điểm mà còn có văn phong mở và đa giọng điệu. Các tầng nghĩa, giá trị mĩ học của văn bản 11
  12. nghệ thuật được phân tích tỉ mỉ, đặc biệt từ góc độ ngôn ngữ học, đã cho thấy một trình độ kiến thức của một người vừa am tường văn học và nền lí luận phong phú của phương Tây lại cũng giàu tình yêu, lòng quí trọng dòng văn chương đậm chất nhân văn của Việt Nam”[47, tr. 437]. Nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp trong bài viết Giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã qua đời (1924-2003) đã đưa ra nhận định đầy xúc động về quá trình sáng tạo trong nghệ thuật của Đỗ Đức Hiểu “Với ông, nghiên cứu cũng là sáng tạo, sáng tạo lại “mẫu gốc”. Thời gian chạm khắc vào ông, ông chạm khắc vào văn chương nghiên cứu một sáng tạo (...) Gần nửa thế kỉ qua ông là người chèo đò nhẫn nại giăng mắc trên dòng sông có hai bờ văn hoá ấy. Như bao đời dòng sông và lòng người không phải bao giờ cũng hiền hoà, êm ả. Song ông được đồng nghiệp quý nể, được học trò kính trọng, được người đời tìm đến với tư cách là nhà khoa học lớn có uy tín, trách nhiệm. Hàng mấy trăm bài báo, tạp chí, hàng mấy chục đầu sách dịch và viết, đến nay hỏi ông cũng lắc đầu không nhớ hết” [36]. Khi nhận định về phong cách trong phê bình cuả Đỗ Đức Hiểu, nhà nghiên cứu đã rất tinh tế “Văn chương nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu động đậy, âm vang về phía trăn trở, trái ngang. Ông nhìn vẻ đẹp văn chương bằng ánh sáng của tâm linh dịu dàng và đau khổ”[ 36]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học đã nhìn nhận vai trò quan trọng của Đỗ Đức Hiểu trong giao lưu văn học Đông -Tây. Ông đã đưa ra nhận xét hết sức tinh tế về những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu trong sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học “Đỗ Đức Hiểu là người chuyên nghiên cứu về văn học Pháp nhưng là một người rất yêu thích văn học nước nhà. Ông có một bài bình thơ hết sức nổi tiếng về bức tranh phong cảnh và tâm trạng nhân vật Thuý Kiều với đầu đề là bình văn: Buồn trông…Ông tỏ ra rất tinh tế và nhạy cảm trong khi chỉ ra cái hay, cái đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Ông 12
  13. đã có nhiều bài viết về văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là tiểu thuyết của Nhất Linh. Ông chăm chú theo dõi sự đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1985 về sau. Có thể nói, Đỗ Đức Hiểu là một bậc thầy trong thẩm định văn chương. Ông đã nhìn ra xu thế hoà nhập tất yếu của văn học, văn hoá nhân loại trong những năm cuối thế kỉ XX” [83, tr. 570]. Kết lại bài viết, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đánh giá cao tư cách nhà khoa học của ông và vai trò của ông với sự nghiệp hoà nhập, giao lưu văn hoá Đông- Tây. Nhà nghiên cứu Mai Anh Tuấn trong bài viết Khuynh hướng phê bình thi pháp trong phê bình văn học của người Việt Nam ở nước ngoài in trên tạp chí Nghiên cứu Văn hoá đã nhận định một cách tinh tế đối với công trình nghiên cứu sau đổi mới của Đỗ Đức Hiểu “Trong Thi pháp hiện đại, những trang viết sôi nổi nhất lại dành cho thơ Hồ Xuân Hương, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên… Nhạy cảm của nhà phê bình thi pháp phải chăng xuất phát từ thực tế: thơ vẫn là thể loại lấn át văn xuôi (đặc biệt là tiểu thuyết) trong sinh hoạt văn chương Việt Nam ?” [97] Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết Thi pháp hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỉ 20- Qua góc nhìn của một người nghiên cứu, tác giả bài viết đã đánh giá Đỗ Đức Hiểu là một trong những người đã vận dụng thi pháp học một cách tinh tế trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam “Đỗ Đức Hiểu đi vào phê bình mới khá muộn màng (...) Thành công của Đỗ Đức Hiểu có thể do ông có trực cảm nhạy bén về ngôn ngữ hơn là vận dụng lí thuyết, bởi lí thuyết của ông vừa thiếu hệ thống, vừa sơ lược (…) Ông đã có một số phát hiện khá lí thú về nghệ thuật ngôn từ trong sáng tác Vũ Trọng Phụng, Hồ Xuân Hương” [80] Trong một bài tiểu luận Lược sử thi pháp học Việt Nam của Phạm Ngọc Hiền, tác giả bài viết coi Đỗ Đức Hiểu là một trong những người đi tiên 13
  14. phong trong việc mở đường cho Thi pháp học tiến vào nước ta “Đỗ Đức Hiểu có một số bài về thi pháp gây chú ý trên báo Văn nghệ như: Một số vấn đề Thi pháp học, Thi pháp là gì ? (số 16/1992), Thi pháp học, thi pháp thơ (số 17/1992). Sau này tập hợp in trong cuốn Thi pháp hiện đại (2000)” [34] Tựu chung lại, mặc dù với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, phương pháp nghiên cứu khác nhau, tới những nhận định kiến giải khác nhau về những đóng góp và những công trình nghiên cứu phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu nhưng điểm chung hướng tới trong những bài viết đó đề cập tới những nội dung khoa học sau: -Thứ nhất: Khẳng định những đóng góp quan trọng của Đỗ Đức Hiểu trong việc tổ chức, biên soạn và giới thiệu văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp vào Việt Nam. -Thứ hai: Đóng góp của Đỗ Đức Hiểu với việc vận dụng lí thuyết thi pháp hiện đại của phương Tây vào nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam. -Thứ ba: Nhiều bài viết đã chỉ ra được một số nét tiêu biểu về phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu. - Thứ tư: Một số bài viết đã đánh giá rất cao nhân cách thành thực trong nghiên cứu khoa học của Đỗ Đức Hiểu. Có thể thấy rằng những nhận định của các nhà nghiên cứu trên đã có những phát hiện, thể hiện nhãn quan khoa học sâu sắc. Nhiều bài viết đã đưa ra nhận định có phần tinh tế trên cơ sở am hiểu sâu sắc nhà nghiên cứu, người thầy Đỗ Đức Hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây mới chỉ là những nhận định, đánh giá ý kiến mang tính khái quát chung chung, tản mạn, chưa có tính hệ thống, nhiều bài viết còn mang tính cảm xúc chủ quan, những nhận định còn mơ hồ xét trên tinh thần khoa học, nhiều khi thiên về cảm tính chưa phải là những công trình có tính chất khoa học. Bởi vậy, những bài viết chỉ dừng lại là những tài liệu tham khảo quan trọng trong việc tìm hiểu thêm về Đỗ 14
  15. Đức Hiểu, nó không thể trở thành một công trình khoa học thực thụ, toàn diện về sự nghiệp của nhà nghiên cứu. Trong quá trình hoàn thiện công trình nghiên cứu khoa học của mình, chúng tôi rất coi trọng những nhận định, những bài viết, những công trình nghiên cứu quí báu này để làm nền tảng hoàn thiện và củng cố cho những luận điểm đưa ra nhằm tăng tính thuyết phục cho Luận văn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Khảo sát những công trình nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu ở cả hai giai đoạn trước và sau Đổi mới (năm 1986). 3.2 Phạm vi Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này gồm chủ yếu những công trình nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu: -Văn học Công xã Pari (1978) -Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa (1978) -Đổi mới Phê bình văn học (1993) - Đổi mới Đọc và Bình văn (1998) -Thi pháp hiện đại (2000) - Thi pháp hiện đại một số vấn đề lí luận và ứng dụng (2012) (Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu được tác giả Trần Hinh tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu) 4. Mục đích nghiên cứu Trong Luận văn, chúng tôi hướng tới làm sáng rõ những nội dung cơ bản sau: - Thấy được những đóng góp, thành tựu của Đỗ Đức Hiểu trong sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học trong cả hai giai đoạn trước và sau Đổi mới (năm 1986) 15
  16. - Thấy được phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu. - Thấy được sự chuyển biến từ phương pháp phê bình Mác-xít sang phương pháp nghiên cứu thi pháp học của Đỗ Đức Hiểu. 5. Đóng góp của luận văn Chọn đề tài Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu, chúng tôi muốn đem đến cho nghiên cứu và phê bình văn học một tài liệu khảo cứu chuyên biệt, hữu ích trong việc tìm hiểu những cống hiến to lớn và quan trọng của Đỗ Đức Hiểu. Chúng tôi thực tâm mong muốn và hi vọng đây là một công trình đầy đủ nhất, chuyên sâu sâu nhất trong việc tìm hiểu những cống hiến của Đỗ Đức Hiểu. Đồng thời, điểm mới và đóng góp trong công trình nghiên cứu của chúng tôi là việc đi sâu vào tìm hiểu phong cách, cá tính sáng tạo trong nghiên cứu và phê bình văn học Đỗ Đức Hiểu. Cùng với đó, xem xét các công trình của Đỗ Đức Hiểu trong suốt quá trình sáng tạo. Công trình này, trên cơ sở kế thừa tính tích cực, hạt nhân khoa học, hợp lí các quan điểm nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó, chúng tôi đưa ra những kiến giải riêng, luận điểm cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện một công trình chuyên biệt, chuyên sâu về sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu. Chúng tôi hi vọng và tin tưởng nó sẽ trở thành một nguồn khảo cứu quan trọng trong nghiên cứu văn học hiện nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn của mình, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học sau : -Phương pháp lịch sử xã hội: Trong luận văn, phương pháp lịch sử xã hội sẽ là một phương pháp quan trọng trong việc nhìn nhận một cách đúng đắn nhất những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu qua các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau. 16
  17. -Phương pháp hệ thống: Góp phần quan trọng trong việc hệ thống hoá những đóng góp trên nhiều phương diện, lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu. -Phương pháp so sánh đối chiếu: Góp phần quan trọng trong việc đối chiếu những công trình của Đỗ Đức Hiểu với những nhà nghiên cứu khác để thấy được đóng góp và phong cách nghiên cứu văn học của Đỗ Đức Hiểu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm có 3 phần chính: Chương I: Phương pháp luận Mác-xít và thành tựu trong nghiên cứu- phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu trước năm 1986. Chương II: Tiếp nhận thi pháp học và sự vận dụng trong nghiên cứu- phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu sau năm 1986. Chương III: Phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu. 17
  18. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: Phƣơng pháp luận Mác-xít và thành tựu trong nghiên cứu- phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu trƣớc năm 1986. 1.1. Sơ lƣợc về tiểu sử và quá trình nghiên cứu của Đỗ Đức Hiểu. Đỗ Đức Hiểu sinh ngày 16 tháng 9 năm 1924 trong một gia đình công chức tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Ngay từ rất sớm, ông được làm quen với tiếng Pháp và văn hoá Pháp. Năm 17 tuổi, ông vào học trường Bưởi (tiền thân là trường Chu Văn An), một ngôi trường nổi tiếng của Hà Nội lúc bấy giờ. Tốt nghiệp tú tài năm 1943, ông nộp đơn vào ban Luật. Cách mạng tháng tám nổ ra và thành công, ông rời trường lên chiến khu kháng chiến theo tiếng gọi của Đảng và Chính phủ. Đem sức lực và khả năng của mình phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Từ năm 1946-1950, ông dạy học một loạt các trường chiến khu Việt Bắc: Trường Trung học Hùng Vương-Phú Thọ, Trường Lương Ngọc Quyến-Thái Nguyên…Những ngôi trường được coi là cái nôi thân thương của ngành giáo dục thời kháng chiến. Năm 1954 hoà bình lập lại, Đỗ Đức Hiểu được phân công về làm việc tại ban Tu thư của Bộ giáo dục, chuyên trách biên soạn sách giáo khoa bậc Trung học Phổ thông. Cũng trong thời gian này, ông và một số nhà nghiên cứu khác như Vũ Đình Liên, Huỳnh Lí, Lê Thước, Lê Trí Viễn… thành lập nhóm Lê Quí Đôn, chuyên làm công việc biên soạn, hiệu đính, sưu tầm và dịch thuật. Đây là một nhóm học thuật tự nguyện vì tình yêu khoa học và giáo dục nước nhà. Trong những năm này, Đỗ Đức Hiểu cùng nhóm Lê Quí Đôn đã có công lớn dịch thuật một loạt các tác phẩm văn học nước ngoài sang Tiếng Việt. Một số tác phẩm như: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Pari của Victo-Huygô, Túp lều bác Tôm của Mác-tuyên, một số vở kịch của Môlie ...Đặc biệt là công trình Sơ thảo văn học Việt Nam đầu tiên có tính hệ thống và một số bản dịch chuẩn mực nhất đã hình thành từ đây. 18
  19. Năm 1959, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Ban Tu thư, Đỗ Đức Hiểu về làm việc tại Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong thời gian này, ông có điều kiện đựơc làm việc với những nhà nghiên cứu hàng đầu của nước ta lúc bấy giờ như Hoàng Xuân Nhị, Hoàng Như Mai, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh…Trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, việc đóng cửa quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây khiến cho nguồn tài liệu tri thức, sách vở về văn học Phương Tây ở nước ta lúc đó trở nên khan hiếm, Đỗ Đức Hiểu cùng một số bạn đồng nghiệp đã biên soạn cuốn Lịch sử Văn học Phương Tây. Nó như một cuốn giáo trình cung cấp những tri thức về văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp để đáp ứng sự nghiệp giảng dạy văn học Phương Tây cho sinh viên các trường Đại học. Cuốn sách mang nội dung súc tích, có giá trị lịch sử cao về văn học, lúc bấy giờ đã đem đến cho sinh viên “một cái nhìn tương đối hệ thống về diện mạo tổng thể, đặc trưng của nền văn học này” [47]. Từ năm 1964- 1967, ông được cử sang giảng dạy tiếng Pháp tại Đại học Nam Kinh Trung Quốc. Một thời gian ngắn sau cách mạng văn hoá Trung Quốc, ông về nước công tác tại khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1970, ông trở lại khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội cho tới lúc nghỉ hưu (năm 1990). Trong những năm 1970 đến năm 1978, ông tham gia công tác quản lí khoa Ngữ văn với cương vị Phó Chủ nhiệm phụ trách đào tạo. Trong thời gian khoảng năm mươi năm nghiên cứu và giảng dạy, Đỗ Đức Hiểu đã để lại nhiều công trình dịch thuật, nghiên cứu và phê bình có giá trị. Năm 1978, Đỗ Đức Hiểu cho xuất bản hai tập nghiên cứu: Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa, Văn học Công xã Pari. Đứng trên lập trường Mác-xít, xã hội học, Đỗ Đức Hiểu đã phê phán kịch liệt văn học Hiện sinh 19
  20. chủ nghĩa “Phải kịp thời phê phán triệt để, có hệ thống, có khoa học những tàn dư của sự xâm lăng của một trào lưu tư tưởng suy đồi nhập cảng từ phương Tây” [43, tr.178]. Mặt khác, đối với văn học Công xã Pari, Đỗ Đức Hiểu coi đây là thứ văn học “mầm mống xanh tốt” cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này “Văn học Công xã Pari mở đường mới cho văn học” [38, tr. 100]. Sau năm 1986, đặc biệt là kể trừ khi trở về từ Pháp sau khi tham dự hội thảo quốc tế về Stendhal (1783- 1842). Ông là một trong số ít nhà nghiên cứu thấy được sự cần thiết vận dụng thi pháp học phương Tây vào đổi mới nghiên cứu và phê bình văn học. Đỗ Đức Hiểu đã có những sự nhìn lại, nghĩ lại những trang viết trong sự nghiệp nghiên cứu văn học của mình. Đó là nhìn nhận lại văn học Hiện sinh chủ nghĩa “một thứ văn học suy đồi của Tư sản đang giãy giụa khi đi vào bước đường cùng” [46]. Đặc biệt, trong giai đoạn này, ông cho ra đời ba công trình nghiên cứu có tính chất đột phá trong nghiên cứu và phê bình văn học. Đó là ba cuốn: Đổi mới phê bình văn học (NXB Khoa học Xã hội- NXB Mũi Cà Mau, 1993), Đổi mới Đọc và Bình văn (NXB Hội Nhà văn, 1999) và Thi pháp hiện đại (NXB Hội Nhà văn, 2000). Với ba công trình này, đã có một sự thay đổi lớn trong tư duy nghiên cứu, Đỗ Đức Hiểu bắt đầu ứng dụng lí thuyết thi pháp học vào nghiên cứu và phê bình văn học, những lí thuyết mà trước đây nhà nghiên cứu chối từ, khước bỏ nay ông lại say mê với nó. Nhưng Đỗ Đức Hiểu không đi sâu vào lí thuyết như một số nhà nghiên cứu, mà nhà nghiên cứu tập trung đi sâu vào phần ứng dụng lí luận vào nghiên cứu-phê bình văn học và đạt được nhiều thành tựu. Ngoài ra, còn phải kể tới những công trình Đỗ Đức Hiểu tham gia biên soạn, Điển tích văn học (1990), Lịch sử văn học Pháp (Đồng chủ biên, 5 tập, năm 1990-1992). Đặc biệt phải kể tới cuốn Từ điển Văn học (2 tập, NXB KHXH, năm 1983). Đây là một cuốn từ điển có giá trị cao trong nghiên cứu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2