intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Hình tượng cái tôi trữ tình; hình tượng thế giới; một số phương thức biểu hiện nghệ thuật trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THÀNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2011
  2. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..3 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….3 2. Lịch sử nghiên cứu…………………………………………………..4 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu…………………………………..7 3.1. Phạm vi…………………………………………………………….…7 3.2. Đối tƣợng………………………….………………………………….7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………….…………...……8 5. Cấu trúc của luận văn………………………….……………………8 PHẦN NỘI DUNG………………………….………………………….….9 CHƢƠNG 1: HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH……………………9 1.1. Cái Tôi công dân………………………….………………………….9 1.1.1. Cái Tôi hòa nhập vào cái Ta cộng đồng………………………….10 1.1.2. Cái Tôi ý thức về quê hƣơng, về con ngƣời thời đại……….……13 1.2. Cái Tôi cá nhân………………………….……………………….….21 1.2.1. Cái tôi mang vẻ đẹp mẫu tính………………………….……….…25 1.2.2. Cái tôi trong những cung bậc của tình yêu………………………38 1.2.2.1. Cái tôi buồn, cô đơn………………………….……….…………41 1.2.2.2. Cái tôi khao khát hạnh phúc……………………...…….………47 1.2.3. Cái tôi trong những suy tƣ về bản thể……………………………51 1.2.4. Cái Tôi nghệ sĩ………………………….………………………….57 CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG THẾ GIỚI……………………...……….62 2.1. Hiện thực chiến tranh ác liệt: sự sống và cái chết, tàn phá và dựng xây……………………………….……….….…………………..62 2.2. Ngôi nhà thiên nhiên, nơi trú ngụ của tâm hồn…………………...69 2.2.1. Bức tranh thiên nhiên biếc trong, mơ mộng……………….……70 2.2.2. Thế giới thiên nhiên- chiếc nôi tâm hồn…………………………76 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN 1
  3. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ…………………….79 3.1. Hình ảnh và biểu tƣợng………………………….…………………79 3.1.1. Hình ảnh………………………….………………………………...79 3.1.2. Biểu tƣợng………………………….………………………………87 3.1.2.1. Biểu tƣợng trái tim………………………….…………………...88 3.1.2.2. Các biểu tƣợng liên quan đến nƣớc…………………………….90 3.2. Giọng điệu…………………………………………………………...93 3.2.1. Giọng giãi bày, chia sẻ…………………………………………….93 3.2.2. Giọng suy tƣ, triết lí……………………………………………….96 3.3. Thể thơ………………………………………………………………98 3.3.1. Thơ tự do…………………………………………………………..99 3.3.2. Thơ lục bát………………………………………………………...100 3.3.3. Các thể thơ khác…………………………………………………..103 PHẦN 3: KẾT LUẬN…………………………………………………...105 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………107 2
  4. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ nữ là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử thi ca Việt Nam, tạo thành một dòng chảy với những quy luật và diện mạo đặc thù. Trong văn học hiện đại, cùng với xu hướng dân chủ hóa, cánh cửa thơ ca ngày càng rộng mở với phái nữ. Họ đến với thơ để khám phá, trải nghiệm và khẳng định chính mình. Tuy nhiên, phải đến giai đoạn văn học chống Mỹ, đội ngũ các nhà thơ nữ mới thực sự lớn mạnh. Thi đàn đã quy tụ được đông đảo các cây bút trẻ như: Việt Anh, Trần Thị Mỹ Hạnh, Song Hảo, Hoàng Thị Minh Khanh, Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây, Lâm Thị Mỹ Dạ…Mỗi người một phong cách, một giọng điệu riêng, có những đóng góp đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật vào thành tựu chung của thơ ca thế hệ, thời đại và dân tộc. Nhiều người trong số họ tiếp tục hòa mình vào dòng chảy của thơ ca đương đại tạo nên một dấu ấn riêng bên cạnh những bứt phá của các nhà thơ nữ thuộc thế hệ 8X, 9X. Trong đội ngũ các nhà thơ nữ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Lâm Thị Mỹ Dạ thực sự là một gương mặt gây được nhiều ấn tượng với những thành tựu nổi bật. Nếu Xuân Quỳnh tài hoa, sôi nổi; Thanh Nhàn nhuần nhị, kín đáo; Ý Nhi trầm lắng, suy tư thì Lâm Thị Mỹ Dạ lại nổi bật với vẻ tinh tế, đằm thắm và giọng thơ ngọt ngào, trong trẻo rất có duyên. Đầu thập niên 70, với giải Nhất cuộc thi Thơ của báo Văn Nghệ người con gái trẻ mang tên Mỹ Dạ chính thức trình làng thơ cùng sự ái mộ của độc giả. Từ đó đến nay, với sự nỗ lực không ngừng, nữ sĩ đã gặt hái được khá nhiều thành công trong sự nghiệp thơ ca của mình. Năm 1973, nhà thơ được tặng giải A về đề tài thương binh liệt sĩ của Bộ nội vụ, tiếp đó là giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1981-1983, giải A thơ năm 1999 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Năm 2005, thơ Mỹ Dạ đã được 3
  5. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tuyển chọn, dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ (Tập Cốm non gồm 56 bài do Martha Collins và Đinh Thúy dịch). Gần đây nhất (2007), những đóng góp nổi bật của Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận Giải thưởng Nhà nước- phần thưởng cao quý dành cho văn nghệ sĩ. Những bài thơ trong tập đầu tay của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết giữa tiếng bom gầm đạn rú của cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt. Bởi vậy, âm hưởng thời đại- chất sử thi là dấu ấn dễ nhận thấy trong những vần thơ nhẹ nhàng, giàu nữ tính. Hiện thực được phản chiếu qua lăng kính của cái tôi nữ sĩ nhạy cảm tạo nên một thế giới nghệ thuật trong trẻo, tinh tế. Và rồi, theo bước chuyển của thời đại, nữ sĩ đưa thơ mình dấn sâu hơn vào cõi bí ẩn của cái tôi cá nhân, mở ra một thế giới phong phú và đa diện trong thơ. Sự chuyển biến trong thế giới thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vừa thể hiện nỗ lực vượt thoát và làm mới chính mình đồng thời nó cũng phản ánh xu hướng chung của đội ngũ thơ nữ trưởng thành thời chống Mỹ trước ngưỡng cửa của đổi mới và hội nhập. Mỗi thi nhân là một nhà sáng thế, mở cánh cửa thi ca của họ, ta bước vào một thế giới khác. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là một cách để chúng ta nhận diện được những đặc sắc của nhà thơ, trên cơ sở đó ghi nhận đóng góp của bà vào thơ ca đương đại nói chung và thơ nữ nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu Lâm Thị Mỹ Dạ đường hoàng bước vào làng thơ trong ánh hào quang của Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ- một trong những giải thưởng có sức đảm bảo cho năng lực sáng tạo của một người cầm bút mới tập tễnh vào nghề. Những thi phẩm riêng lẻ của nữ sĩ trong giai đoạn đầu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. “Tâm hồn thơ” và “nghệ thuật thơ” của Mỹ Dạ đã được phát hiện và khẳng định [17, tr.1]. Từ 4
  6. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ những năm 80 của thế kỉ trước, căn cứ vào hai tập thơ đầu tay của nữ sĩ, Hồng Diệu đã chỉ ra những đặc điểm thành công cơ bản của thơ Mỹ Dạ: từ sự độc đáo trong tứ thơ, nét duyên dáng trong cách viết, sự mới mẻ của hình ảnh, đến âm hưởng chính trong thơ nữ sĩ “xuất phát từ những giai điệu trầm, nhẹ, đằm thắm, không ồn ào” nhưng có lúc lại không kém phần khỏe khoắn [17, tr.4]; sự chủ động trong việc triển khai ý thơ không để vần điệu chèo lái con thuyền cảm hứng. Bên cạnh đó, ông cũng chân thành góp ý với cây bút trẻ này về một vài hạn chế theo quan điểm đánh giá đương thời: “ (tôi nghĩ đến trƣờng hợp Huy Cận với tập Trời mỗi ngày lại sáng, và Phạm Tiến Duật với nhiều bài thơ trong những năm chống Mỹ); hay là chị nên đa dạng hơn nữa trong cách cấu trúc những bài thơ…” [17, tr.4-5]. Ông khẳng định ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc đã và sẽ đêm lại những nét riêng, định hình phong cách của người nghệ sĩ. Từ năm 1988, khi tập thơ mới Hái tuổi em đầu tay ra đời, các nhà nghiên cứu cũng như độc giả yêu thơ nhận thấy “Những rung cảm mới trong thơ Mỹ Dạ”. Hồ Thế Hà, một cây bút phê bình đặc biệt quan tâm đến hiện tượng thơ Mỹ Dạ, đã chỉ ra hướng đi mới của nữ sĩ: “chính là sự quay về gấp gáp và quyết liệt hơn với nhu cầu khám phá những giá trị vĩnh hằng của con ngƣời và cuộc sống. Hành trình ấy chân thật, dữ dội nhƣng đầy trách nhiệm đến nỗi nhà thơ phải trải lòng mình, trải hết vui buồn, tốt xấu của chính mình để từ đó nhìn ra tha nhân, tâm tình cùng tha nhân” [19, tr. 35]. Từ đó, ông ghi nhận thành công mới của thơ Mỹ Dạ: “Với hành trình này, Lâm Thị Mỹ Dạ đã thành công trong cách thể hiện những vấn đề đời tƣ với một giọng thơ lạ, cấu trúc nhiều tầng lớp, làm hiện lên những liên tƣởng, ý tƣởng sâu sắc” [19, tr37]. Vũ Quần Phương cũng từng khẳng định nét riêng trong thơ Mỹ Dạ với “tính phụ nữ, nét dịu dàng của cảm xúc, cách khai thác, cách lọc tìm chất thơ trong đời sống” tạo nên “một phẩm chất trữ 5
  7. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tình khá thuần khiết” [40, tr. 1]. Nỗi cô đơn, như một vấn đề nổi bật nhất trong thơ nữ sĩ cũng được nhận ra cùng chất tươi xanh vốn có của tâm hồn người làm thơ. Càng ở những chặng đường sau, xu hướng cách tân của Mỹ Dạ càng được đón nhận nồng nhiệt đặc biệt là sự đổi mới thi pháp: “lấy chính mình làm đối tƣợng và dám vực dậy những giấc mơ tro vùi” [20, tr. 34]. Hồ Thế Hà theo dõi sự biến đổi ấy với sự khẳng định đầy tin tưởng: “Sức hấp dẫn và giá trị của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nằm trong đƣờng biên của cái tôi và cái ta, giấc mơ và hiện thực, sự tự chôn vùi và sự tự nổ tung, giữa những gì đã qua và những gì đang đến; bên cạnh cái hƣ ảo mong manh ta bắt gặp cái biếc xanh, bỡ ngỡ. Và vì vậy, đố là tiếng nói của sự va chạm, sinh thành. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không xa rời thi pháp truyền thống nhƣng luôn phá và thay để làm giàu có cái phần hiện đại cần thiết của thơ. Thơ chị tự nhiên cứ tƣởng thốt ra là thành, không cần sửa chữa nhiều lắm nhƣng đó là cái tự nhiên của một tâm hồn đã chín, của những tứ thơ câm lặng, lãng quên đƣợc đánh thức sau giấc ngủ mặt trời, lúc mà cái-tôi-nghệ sĩ đƣợc lên ngôi cùng với những giấc mơ phát sáng màu huyền thoại” [20, tr. 39]. Cảm nhận về thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ- nhà phê bình Trần Đăng Khoa cũng nhận ra nét duyên riêng của nữ sĩ: “Nếu Xuân Quỳnh là ánh nắng góc cạnh, cháy bỏng và dào dạt của vầng mặt trời giữa ngọ, thì Lâm Thị Mỹ Dạ lại là ánh trăng xanh êm đềm, dịu mát ở khoảng nửa đêm về sáng” [26, tr. 7]. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nét đặc trưng, sự vận động cùng những đóng góp của Mỹ Dạ cho thơ Việt đồng thời không né tránh những hạn chế. Tuy nhiên, một cái nhìn kĩ lưỡng hơn về toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ Mỹ Dạ vẫn còn thiếu vắng. Từ những gợi mở quí báu của những nhà phê bình như trên đã giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để nhận chân những nét riêng giữa dòng chung của hồn thơ đặc sắc này. 6
  8. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là toàn bộ các sáng tác thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ bao gồm: Trái tim sinh nở (1974) Bài thơ không năm tháng (1983) Hái tuổi em đầy tay (1989) Mẹ và con (1996) Đề tặng một giấc mơ (1998) Thơ với tuổi thơ (2002) Cốm non (gồm 56 bài thơ được dịch sang tiếng Anh, 2005) Hồn đầy hoa cúc dại (2007) Chỉ riêng mình em thấy (thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ, 2008) Những tập thơ mang tính chất tuyển chọn từ những tập đã xuất bản cũng được chúng tôi tham khảo, đối chiếu thêm để khảo sát và tìm hiểu về thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. 3.2. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. “Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bao hàm các thành tố cấu trúc và quy luật cấu trúc riêng, thể hiện quá trình cái tôi nhà thơ nội cảm hóa thế giới khách quan bằng tƣởng tƣợng của mình. Một mặt thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác của chủ quan nhà thơ; mặt khác nó phản ánh trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lích sử, một thời đại” [24, tr.30]. Với quan niệm như trên, chúng ta có thể thấy, trong một thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực- đối tượng khách 7
  9. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, chất liệu nghệ thuật. Trong chỉnh thể nghệ thuật- thẩm mỹ ấy bao gồm hai hệ thống hình tượng chính: Hình tượng Cái Tôi và Hình tượng Thế giới, được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật tương ứng. Bởi thế, khi xem xét Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Luận văn hướng tới tìm hiểu trước hết là hình tượng cái tôi- hình tượng trung tâm, hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể ấy. Trong quá trình nội cảm hóa thế giới, nữ sĩ đã tạo nên một hình tượng thế giới mang đậm dấu ấn cá nhân. Vì vậy, bên cạnh hình tượng cái tôi trữ tình, Luận văn cũng hướng tới khám phá hình tượng thế giới trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được không chỉ bức tranh hiện thực mà cả quan niệm riêng của nữ sĩ. Phương thức biểu hiện cũng được chúng tôi quan tâm tìm hiểu để thấy được nét riêng của nữ sĩ trong quá trình kiến tạo thế giới nghệ thuật của riêng mình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Vận dụng thi pháp học. - Các phương pháp: thống kê- phân loại, so sánh- đối chiếu, phân tích- tổng hợp. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn có cấu trúc như sau: Chương 1: Hình tượng cái tôi trữ tình Chương 2: Hình tượng thế giới Chương 3: Một số phương thức biểu hiện nghệ thuật trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 8
  10. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH Trung tâm của thế giới nghệ thuật thơ là hình tượng cái tôi trữ tình. “Đó là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con ngƣời thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phƣơng tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo, mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt năng lƣợng tinh thần ấy đến ngƣời đọc” (2, tr. 33). Cái tôi trữ tình mang chức năng nội cảm hóa, trở thành hệ quy chiếu thẩm mỹ đặc biệt mang tính chủ quan, chuyển đổi hiện thực khách thể thành hiện thực của chủ thể, mang đậm dấu ấn cá nhân như một hiện thực độc đáo, duy nhất, không lặp lại. Cái tôi trữ tình là một tập hợp của rất nhiều quan hệ trong mối quan hệ với chính nó, với cấu trúc tác phẩm. Mỗi cái tôi là một giới hạn tiếp xúc với đời sống. Bởi vậy, có nhiều tiêu chí phân loại cái tôi trữ tình (39, tr. 57). Trong thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, ta thấy nổi bật hơn cả là cái tôi công dân, cái tôi cá nhân và cái tôi nghệ sĩ. 1.1. Cái Tôi công dân Kháng chiến chống Mỹ đã đem đến cho thi ca Việt Nam một âm điệu mới, đặc biệt là thơ của thế hệ trẻ. Ý thức công dân và trách nhiệm với Tổ quốc là tư tưởng nổi bật nhất trong thơ khi quốc gia hữu sự. Lâm Thị Mỹ Dạ cũng góp thêm một tiếng nói thiết tha, đầy tinh thần nhập cuộc trong thời đại cả nước lên đường đánh Mỹ, nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy qua hình ảnh cái tôi công dân với những dạnh thức khá đa dạng. 9
  11. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 1.1.1. Cái Tôi hòa nhập vào cái Ta cộng đồng Trong hai tập thơ đầu tay của Lâm Thị Mỹ Dạ, cái tôi trữ tình nhiều khi ở trong tâm thế hướng ngoại. Cá nhân thường chọn cho mình vị trí là một phần của tập thể, một thành viên của cộng đồng. Bởi vậy, ta thấy đại từ nhân xưng tôi có khi không tồn tại như một cá thể mà thường nằm trong những danh từ đại diện cho đoàn thể, cộng đồng: tổ gặt con gái làng tôi, đơn vị tôi, bạn bè tôi, đất chúng tôi, vùng chúng tôi, quê chúng tôi… Cái tôi là đại diện cho cái Ta. Cá nhân và tập thể đã hòa chung làm một. Cái tôi hãnh diện khi được đứng trong tập thể, nhân danh tập thể tự hào về những chiến công, những thành quả của mình. Phát ngôn của cá thể cũng là tiếng nói của cộng đồng. Đó là lời khẳng định một tâm thế bình tĩnh, kiên gan, đầy bản lĩnh: Bom nổ chậm không làm ta sợ nữa Bao năm chiến tranh lòng đã quen rồi Nào chị em mình gặt đi thôi. (Gặt đêm) Nhân vật trữ tình không hiện diện trong tư thế riêng lẻ mà hòa trong trong đám đông của cái ta đầy thương mến “chị em mình”, là một thành viên của tổ gặt con gái bất chấp đạn bom hăng say lao động sản xuất. Bom đạn chiến tranh- nỗi kinh hoàng ấy “không làm ta sợ nữa” bởi “lòng đã quen rồi”. Sự dạn dày ấy không hẳn là do kinh nghiệm mà là ý chí được tôi luyện trong thử thách. Vì vậy, không phải là quen mắt, quen tay mà là “lòng đã quen rồi”. Bom đạn không ngăn được không khí lao động khẩn trương sôi nổi trên cách đồng hợp tác với lời giục giã vui tươi: “Nào chị em mình gặt đi thôi”. Ta và mình- lối xưng hô thật quen thân và gần gũi khi tất cả đã hòa làm một. Trước khó khăn, gian khổ, cái tôi đứng trong lòng tập thể vẫn vững tâm yên dạ: Đất chúng tôi mùa hè bỏng rát Ngọn gió mát ban đêm, ngọn gió nóng ban ngày 10
  12. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Nhà chúng tôi mấy lần bom giội cháy, lại xây (Tin ở bàn tay) Là một thành viên của cộng đồng, cái tôi công dân trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giai đoạn đầu thường mang tâm thế dấn thân, hòa nhập vào quần chúng cần lao. Dứt khoát xa rời thế giới cá nhân nhỏ hẹp với những vui buồn và lo toan thường nhật, nơi có “một căn nhà”, “tiếng cƣời con tôi- tiếng hát mẹ tôi”, nhân vật trữ tình tạm biệt “hạnh phúc nhỏ nhoi” để bước ra cuộc đời lớn, nơi niềm vui đang xây tổ nhờ những người lao động cần mẫn, hăng say. Vì thế, hành động “ra đi” của cái tôi được nhắc đi nhắc lại không chỉ một lần trong bài thơ thể hiện một quyết định sau bao trăn trở, suy tư trong hành trình “từ chân trời của một ngƣời đến chân trời của tất cả”. Bởi thế cái tôi mang động thái dấn thân “tôi ra đi”, “tôi thành ngƣời gặt lúa”, “tôi nhập vào đoàn ngƣời bốc vác”, “tôi lại đến một miền đất khác”. Ở đó, cái tôi cá nhân được sưởi ấm, được trưởng thành khi nhập vào đoàn người lao động. Cái tôi trở thành một thành viên tích cực hoạt động để cải tạo hiện thực, vừa chống chọi với thiên nhiên vừa đối mặt với quân thù. Cái tôi khát khao hòa nhập vào cộng đồng đã thúc giục thi nhân nhập vào đội ngũ những người gặt lúa, thành một người lao động. Hành động thay đổi dẫn đến sự nảy nở của tình cảm mới trong trái tim. Đó là tình yêu lớn đối với con người và cuộc đời, sự gắn bó mật thiết với những người lao động trên quê hương. Cái tôi dấn thân vào cuộc đời đang trải rộng trước mắt để mở mang tầm hiểu biết, để trải rộng lòng yêu thương: - Tôi đi giữa thành phố bị chiến tranh tàn phá - Đêm nay tôi ở bệnh viện - Hôm nay tôi đến một miền đất khác Và từ đó cái tôi hăng hái tham gia vào công cuộc dựng xây quê hương: - Tôi thành ngƣời gặt lúa với mọi ngƣời 11
  13. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Tôi nhập vào đoàn ngƣời bốc vác Những người lao động cần cù nhẫn nại đã đem đến cho cái tôi Lâm Thị Mỹ Dạ một tình yêu bao la rộng lớn: Và trong tôi Tình yêu đƣợc nhân lên mãi mãi Hơn thế nữa, cái tôi nhận ra một điều kì diệu: Tình yêu không ở trong tôi trƣớc Tình yêu ở trong cuộc sống Cuộc sống cho tôi tình yêu Nếu tôi không ra khỏi căn nhà nhỏ bé Trong tôi Chẳng bao giờ có tình yêu lớn thế Từ đó, cái tôi mở rộng lòng mình để sống vì mọi người, sống cho một lí tưởng lớn lao hơn cái cá nhân bé nhỏ. Khi cái tôi mang trong mình ý thức và trách nhiệm công dân, những tình cảm riêng tư cũng hòa trong tình cảm lớn. Những nhân vật anh- em trong những câu chuyện tình yêu thường là những người lính: Ngập ngừng hai đứa nhìn nhau Chiếc ba lô cũng xanh màu đợi trông (Tiễn anh bên đầm sen) Tình yêu lứa đôi cũng giúp họ nung nấu thêm ý chí căm thù để vững thêm tay súng nhằm thẳng quân thù: Và lạ lùng biết bao- nỗi nhớ Đã giúp tôi nhằm rất trúng quân thù (Anh thương binh kể chuyện) 12
  14. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Nói một cách khác, tình cảm riêng tư trở thành một động lực mạnh mẽ, lớn lao giúp cái tôi hoàn thành sứ mệnh công dân của người chiến sĩ nhằm thẳng quân thù bắn để trọn vẹn trách nhiệm thiêng liêng với Tổ quốc. 1.1.2. Cái Tôi ý thức về quê hƣơng, về con ngƣời thời đại Dường như chưa bao giờ con người Việt nam lại trăn trở về đất nước nhiều như thời kháng chiến. Tổ quốc trở thành yếu tố sống còn, thiêng liêng vô hạn: Ôi tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông (Chế Lan Viên) Nằm trong mạch cảm hứng chung của thời đại, cái tôi công dân trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng thao thức không nguôi về quê hương đất nước. Nữ sĩ đã tìm cách định nghĩa về hai tiếng Tổ Quốc thiêng liêng. Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cũng từng tìm về cội nguồn Đất Nước từ cội nguồn văn hóa, phong tục dân gian. Đất nước hình thành từ những gì bình dị muôn thủa: Đất nƣớc có trong những cái ngày xửa ngày xƣa mẹ thƣờng hay kể Đất nƣớc bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nƣớc lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thƣơng nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sƣơng xay, giã, giần, sàng Đất nƣớc có từ ngày đó (Đất nước) 13
  15. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Đất nước không phải là những điều lớn lao vĩ đại mà trước hết đó là những gì bình dị, gắn bó máu thịt nhất với mỗi con người. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng những chất liệu trong vốn văn hóa dân tộc để gửi gắm thông điệp của mình, kí ức cộng đồng được khơi dậy làm cầu nối nhận thức cho mỗi người. Còn cái tôi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ lại dùng những kinh nghiệm, kỉ niệm cá nhân để định nghĩa về Tổ Quốc thân yêu. Từ kỉ niệm ấu thơ với tiếng đàn da diết xót xa của ông ngoại, cái tôi đinh ninh tin tưởng: “Tiếng đàn là Tổ Quốc trong tôi”. Lời ru chua xót, đắng cay của mẹ mình tự xa xưa tay ôm con đỏ bơ vơ không nhà không cửa chính là lời Đất Nước: “Lời mẹ là Tổ Quốc trong tôi”. Và Tổ Quốc còn là giọt mồ hôi mình đã đổ suốt cuộc đời lận đận, bởi thế nó thật gần gũi, thiêng liêng: Tôi yêu Hạt chói sáng, mặn mà, lao lực Hạt mồ hôi soi lòng ngƣời trung thực Giọt mồ hôi là Tổ Quốc trong tôi Cái tôi trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không dùng tư duy sáng suốt để cắt nghĩa lí giải mà huy động những kỉ niệm, xúc cảm cá nhân để gọi tên Đất Nước. Bởi thế cách định nghĩa về Tổ Quốc của thi nhân thật giản dị mà ám ảnh: Tổ Quốc ở trong lồng ngực tôi đây Trong hơi thở, trong mặn nồng máu thịt Trong giọng nói, trong nụ cƣời tha thiết Trong suốt cuộc đời cơ cực, sƣớng vui Đất nước gắn bó máu thịt là thế nhưng đang chìm trong đau thương máu lửa khiến mỗi người con quê hương không khỏi xót xa: Hãy nhìn vào Tổ Quốc tôi Vết thƣơng còn âm thầm rỉ máu 14
  16. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Tổ Quốc nhƣ cánh tay Vết chém chồng lên nghìn lớp Đất Nước đau thương được hình dung qua hình ảnh cánh tay chồng chất vết chém. Một cách giản dị, đầy trực quan, cái tôi cảm nhận nỗi đau của tổ quốc qua nỗi đau của chính mình, người đọc nhờ vậy cũng dễ hình dung. Vượt lên trên mọi đau thương, Tổ Quốc qua cách nhìn của cái tôi trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng tươi đẹp, đầy sức sống. Nó ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng, bền vững với thời gian: “Nhƣng cánh tay sức lực/ Vẫn vƣơn ra bền vững tháng ngày”. Để rồi, đất nước tỏa rạng vẻ đẹp dịu dàng, biếc xanh: “Ôi cánh tay biếc xanh nhƣ tình ái/ Con sóng dữ cũng trở nên mềm mại”. Tổ Quốc hiện lên trong ánh sáng lung linh, ngời chói: “Tổ Quốc của tôi/ Sáng chói không gian, lung linh giữa ánh trời”. Như vậy, hình ảnh Tổ Quốc trong cảm nhận của cái tôi trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có vẻ đẹp đa diện, độc đáo thể hiện một tình yêu nước thiết tha, sâu nặng. Không chỉ trăn trở về cội nguồn Tổ Quốc, cái tôi Lâm Thị Mỹ Dạ còn thiết tha tìm mặt quê hương. Gương mặt quê hương hiện lên kì diệu và đầy sinh động, với khả năng hồi sinh đặc biệt “Vừa thoáng đƣờng nhăn nếp nghĩ mẹ già/ Đã tƣơi tắn tròn đầy nhƣ cô gái”. Đó không phải là nơi bờ xôi ruộng mật mà là nắng hạn mưa chan, gió lùa bỏng rát: Đất quê tôi nắng rát mặt ngƣời Gió nam nhƣ thổi từ núi lửa …Mùa hạn chƣa qua đã lo mùa úng Nhưng không phải vì thế mà không ánh lên vẻ đẹp thi vị: “Vì mƣa luôn nên đất có nhiều trời/ Tôi đi qua giữa những vùng trời sao”. Trời soi bóng xuống mặt đất nơi nước mưa đọng lại, mỗi vũng nước là một mảng trời xanh man mác bóng mây hay một vùng sao lấp lánh trong đêm. Nhìn xuống mảnh đất quê hương, người con của đất mẹ như đang đứng trong một không gian đa 15
  17. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chiều, một vũ trụ gồm nhiều tiểu vũ trụ. Hình ảnh liên tưởng độc đáo đó là kết quả sự thâm nhập của cái tôi vào hiện thực đời sống, là kết tinh của tình yêu sâu nặng. Dù thiên nhiên khắc nghiệt nhưng mảnh đất Lệ Thủy vẫn nuôi giữ một sức sống vững bền để bồi đắp cho mỗi con người niềm tin yêu vào cuộc đời: “Nhƣng quê hƣơng vẫn vững bền sức sống/ Niềm vui vẫn chảy tràn trên gƣơng mặt trẻ trung”. Quê hương- ấy là máu thịt. Điều không có gì mới mẻ này được nữ sĩ nói một cách thật thà cảm động: “Núm ruột tôi mẹ chôn từ thuở bé- Hòa trong đất đai góp vị phù sa”. Đó là nơi chôn nhau cắt rốn thuở lọt lòng. Trong sâu thẳm đất đai xứ sở, trong vị phù sa màu mỡ quê hương có một chút máu thịt và rất nhiếu tâm hồn ta đọng lại. Cái tôi đã nhận thức thấm thía điều đó: “Bƣớc chân tôi nhƣ gặp lại thịt da/ Của tôi nảy sinh hoài trong đất ấm”. Để rồi từ trong lòng đất ấm, sự sống đã sinh sôi cho con người gặt hái: “Tôi bỗng nghe niềm vui vang vọng/ Trong tay ngƣời gặt hái sớm nay”. Bởi vậy, cái tôi tự hào về sự trù phú của quê hương, về những sản vật mà lòng đất đã trả ơn cho sự cần lao của con người: “Lòng quê hƣơng trải bày trên cây cỏ/ Thơm dẻo mùa ngô, đồng lúa ngọt vàng”. Quê hương không chỉ đẹp với vẻ “hiền dịu mơ màng/ Dòng sông xanh nghe bình minh ửng đỏ” mà còn hồn hậu yêu thương với giọng cười trong trẻo của những người lao động nắng gió sờn vai, với mùi thơm hạt gạo, trải bao mưa nắng “vị thật thà bền giữa thời gian”. Bởi vậy, bao trùm lên tất cả là niềm vui trong trẻo, nỗi thương mến bao la của cái tôi khi được trở về với đất mẹ: “Tôi về đây nhƣ con bống nhỏ/ Đƣợc trở về dòng nƣớc buổi sơ sinh”. Trở về với nguồn cội là về với suối nguồn trong mát của tâm hồn, cái tôi đắm chìm trong nỗi hân hoan vô bờ bến. Xúc cảm chân thành của cái tôi trước quê hương bản quán đã gọi được sự đồng vọng trong tâm hồn độc giả. Bên cạnh khát vọng tìm về cội nguồn quê hương đất nước, cái tôi trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ còn mang trong mình cảm hứng khẳng định và ngợi ca 16
  18. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vẻ đẹp và sức mạnh của con người thời đại đánh Mỹ. Chủ đề quen thuộc trong thơ ca giai đoạn này cũng âm vang trong thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Hòa mình vào cộng đồng, dấn thân nhập cuộc vào đời sống và chiến đấu của nhân dân, cái tôi đã khám phá ra nhiều điều mới mẻ. Trước hết là bản lĩnh của con người trong chiến tranh. Bom đạn giặc Mỹ không còn là nỗi kinh hoàng, lo sợ làm xáo trộn cuộc sống thường nhật của con người. Họ vẫn hăng say lao động sản xuất, không ngại đạn bom, chẳng quản ngày đêm: “Tổ gặt con gái làng tôi đó- Mƣời hai chiếc nón sáng đêm thâu”. Những cô gái hăng say lao động sản xuất vừa mang trong mình chất thép của khí thế hào hùng lại có vẻ đẹp lãng mạn đầy nữ tính. Các cô chẳng sợ bom bi nhưng lại mang một nỗi lo rất con gái: “Đạn bom thù chẳng sợ đâu- Chỉ lo sƣơng ƣớt mái đầu lá chanh”. Cái tôi thi nhân còn thể hiện lòng khâm phục trước những con người anh hùng đã chiến đấu quên mình, không quản ngại hi sinh xương máu cho “tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Đó là chị Trần Thị Tâm mà cuộc đời còn âm vang mãi mãi. Người con gái đã bám địch, tìm dân trong những ngày khó khăn, gian khổ: “Ăn xƣơng rồng thay cơm da con gái xanh dần”. Chị đã dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng: Lựu đạn giặc ném vô, chị ném trả không ngừng Trận đánh diễn ra suốt một ngày quyết liệt Một mình trong một góc hầm con, chị đã kiên cường chống lại cả bầy giặc dữ trong suốt một ngày ròng cho đến khi tiếng mìn định hướng vang lên: Đất gầm lên rồi đất bỗng im lìm Chiếc hầm nổ tung chị vỡ thành ánh sáng Máu xƣơng chị đất đai tỏa rạng Cấu trúc lặp mang nghĩa đối lập “đất gầm lên”, “đất bỗng im lìm” đã tái hiện một khoảnh khắc dồn nén giữa sự sống và cái chết. Sự ra đi của chị 17
  19. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chính là sự hóa thân thành ánh sáng huy hoàng. Hình ảnh độc đáo “chị vỡ thành ánh sáng” vừa mang nghĩa thực vừa miêu tả cái chết mang màu huyền thoại. Chị đã dâng hiến tuổi xuân cho niềm tin yêu mãi nở giữa cuộc đời. Đó còn là hình ảnh người cậu thân yêu- anh Vệ quốc quân “lúc ngã xuống tuổi vừa tròn mƣời tám”. Người vệ quốc không còn nhưng cây bàng anh trồng thì sum suê bóng mát, gan góc vươn xanh giữa bầu trời. Để từ bóng mát ấy, bao thế hệ đã lớn khôn: Bóng tỏa tròn cho trẻ nhỏ đùa chơi Tuổi thơ cháu từ nơi này khôn lớn Tán cây đã tỏa bóng cho bao lớp trẻ đã lên đường chiến đấu, tiếp bước con đường của cha anh. Những chàng trai mười tám đôi mươi như tuổi cậu hiến dâng cho đất nước: Lớp trẻ bây giờ lại lên đƣờng chiến đấu Lại hành quân theo con đƣờng của cậu Qua tán bàng dừng lau giọt mồ hôi Cây bàng còn lại như một hiện thân cho tấm lòng yêu thương của người vệ quốc quân đốivới cuộc đời: Mỗi lá rực lên đỏ một mặt trời Nhƣ thƣơng nhớ chẳng thể nào nguôi đƣợc Nhƣ cái chết cháy thành ngọn lửa Thắp sáng mùa đông sƣởi ấm những mầm non Viết về cái chết của những người con đã hi sinh cho tổ quốc, Lâm Thị Mỹ Dạ thường chọn mô típ hóa thân. Sự hi sinh của người cậu đã làm bùng cháy lên ngọn lửa rực đỏ trong mỗi lá bàng lúc đông sang để sưởi ấm cho những mầm non sinh sôi nảy nở. Cái chết của người anh hùng đã bồi đắp cho sự sống trên quê hương đất nước. Nói cách khác, cái chết luôn là sự tái sinh màu nhiệm để hướng tới sự tận hiến và trường tồn. 18
  20. Nguyễn Thị Thành – Cao học Văn K52 Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Cái tôi trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ còn say mê tìm về với những di sản của văn hóa truyền thống dân tộc. Đó có thể là những di vật còn lại từ thời cổ xưa trống đồng, đàn đá hay những câu chuyện cổ đậm chất nhân văn đã giúp cái tôi thi nhân vượt dòng thời gian quay về “nhận mặt ông cha của mình”. Khi nghe tiếng trống đồng, có lúc thi nhân ngỡ “mình thành ngƣời xƣa” và tưởng chừng thế giới xưa đã đồng vọng vào hiện tại: “Mơ hồ giọt nắng trong mƣa/Tƣởng nhƣ trời của ngày xƣa quay về”. Cái tôi say mê trong tiếng trống thiết tha: Tiếng luồn vào tận trong tim Thiết tha, nức nở, lắng im, ngọt ngào Trống ngân nghe lạ lùng sao Rƣng rƣng cây lá nao nao tháng ngày (Tiếng trống đồng) Tiếng ngân trống đồng là tín sứ đưa cái tôi về với cha ông thuở trước, trở thành yếu tố nối kết giữa quá khứ và hiện tại: Từ đây đến đấy xa thay Đầu kia ai đứng cuối này là tôi Từ những thanh âm đàn đá, tác giả cũng băn khoăn: “Ngƣời xƣa ơi ở nơi đâu- Mà nay đàn đá một màu hoang sơ”. Cái tôi trữ tình luôn ở trong tâm thế tìm về nguồn cội, để tìm lại hồn cốt dân tộc. Bảy thanh âm của đàn đá “kết thành chuỗi hạt long lanh trong ngời” đã giúp cái tôi sống lại trong không khí thuở xưa: Ai đặt bẫy, ai xăm mình Ai đốt lửa nhảy xập xình suốt đêm Đoàn ngƣời không biết tuổi tên Yêu thƣơng nhau để làm nên cuộc đời (Tôi nghe đàn đá) 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2