Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh
lượt xem 1
download
Luận văn hướng tới tìm hiểu, nhận diện thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, từ đó nhằm tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn đồng thời chỉ ra nét đặc trưng riêng của một nhà văn gắn bó với địa phương, vì vậy tác phẩm mang sắc thái địa phương rõ nét.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***----- ĐỖ THỊ HẢI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TỪ NGUYÊN TĨNH NGÀNH : VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỎA DIỆU THÚY Hà Nội - 2010
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục PHẦNMỞĐẦU........................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề:......................................................................................................6 3. Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................9 4. Đối tƣợng và phạm vinghiên cứu:.....................................................................10 5. Phƣơng phánghiên cứu:......................................................................................10 6. Cấu trúc của luận văn:........................................................................................11 PHẦN NỘI DUNGChƣơng một: Truyện ngắn từ nguyên tĩnh - Một không gian xứ Thanh đậm nét……………………………………………………………….12 1.1. Nông thôn Xứ Thanh qua hình ảnh “làng tôi” của tác giả .......................12 1.1.1. “Làng tôi” với những hiện thực bi hài trong quá khứ............................12 1.1.2. “Làng tôi” trong thời mở cửa..................................................................18 1.2. Một Xứ Thanh kiên cường bất khuất qua hình ảnhHàm Rồng...................25 1.2.1. Hình ảnh Hàm Rồng, trọng điểm hủy diệt của Đế quốc Mỹ.....................25 1.2.2. Hình ảnh Hàm Rồng hiên ngang,bất khuất.............................................27 Chƣơng hai: Thế giới nhân vật đa dạng, phong phú................................................34 2.1. Nhân vật tư tưởng.............................................................................................34 2.2. Nhân vật số phận..............................................................................................41 2.3. Nhân vật loại hình..............................................................................................45 2.3.1. Nhân vật người tốt...........................................................................................45 2.3.2. Nhân vậtngười xấu.........................................................................................52 2.4. Nhân vật tính cách.......................................................................................57 2.4.1. Kiểu tính cách “lưỡng hóa”......................................................................58 2.4.2. Kiểu tính cách “tự nhiên bản thể”.............................................................60 Chƣơng ba: Một số đặc điểm ở phƣơng diện trần thuật ...........................................64 3.1. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt..........................................................................64 4
- 3.1.1. Điểm nhìn gián tiếp....................................................................................64 3.1.2. Điểm nhìn trực tiếp.....................................................................................66 3.1.3. Điểm nhìn nửa trực tiếp, nửagián tiếp........................................................68 3.2. Sử dụng yếu tố huyền ảo để dẫn dắt và kết nối mạch truyện...........................71 3.2.1. Khai thác đề tài dân gian để tạo dựng cốt truyện kỳ ảo............................71 3.2.2. Sử dụng tình tiế, chi tiết hoang đường, kì ảo làm hạt nhân của tứ truyện..72 3.3. Giọng điệu trần thuật đa giọng.........................................................................74 3.3.1. Giọng nghiêm cẩn, cung kính.....................................................................74 3.3.2. Giọng ngợi ca.............................................................................................75 3.3.3. Giọng khách quan, lạnh lùng......................................................................76 3.3.4. Giọng cảm thông, chia sẻ.............................................................................78 3.3.5. Giọng hài hước, châm biếm................................. .......................................78 3.3.6. Giọng giễu nhại............................................................................................79 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................83 5
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Luận văn được hình thành từ những lý do sau: Từ Nguyên Tĩnh là nhà văn xứ Thanh với đúng nghĩa của cách gọi ấy: ông sinh ra và lớn lên ở xứ Thanh, vào bộ đội thì trở thành anh lính Hàm Rồng. Trừ mấy năm được “mài đũng quần” trên ghế của giảng đường khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp rồi lại trở về với mảnh đất đã sinh thành và chắp cánh cho ông trở thành nhà văn như bây giờ. Đó là lí do khiến phần lớn sáng tác của Từ Nguyên Tĩnh đều lấy cảm hứng từ xứ Thanh, đậm đặc không gian xứ Thanh, thấm đẫm tâm hồn tính cách xứ Thanh. Ở một mức độ nào đó muốn tìm hiểu về con người và mảnh đất Thanh Hóa giai đọan hiện đại có thể tìm đến sáng tác của Từ Nguyên Tĩnh như một địa chỉ đáng tin cậy. Từ Nguyên Tĩnh vẫn luôn nhận mình là nhà văn tỉnh lẻ, nhưng “nhà văn tỉnh lẻ” này trong ngót ba mươi năm cầm bút đã cho ra mắt 6 tập truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 2 tập thơ và một trường ca. Tuy nhiên, nghệ thuật không quen đo đếm ở số lượng, tác phẩm của Từ Nguyên Tĩnh cũng đã được nhận nhiều giải thưởng văn chương. Truyện ngắn dường như là thể loại gắn bó suốt đời của cây bút này: sáng tác đầu tay là truyện ngắn, đỉnh cao thành công của sự nghiệp sáng tác là truyện ngắn và hình như cứ vài năm lại đều đặn cho ra đời một tuyển tập truyện ngắn. Tập Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh – NXB Công an nhân dân, 2006 cho thấy truyện ngắn là nơi tập trung “cái hồn, cái tạng của nhà văn”. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, luận văn nhằm hướng tới tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của một tác giả tiêu biểu, có đóng góp cho sự phát triển của một vùng văn học nói riêng, nền văn học Việt Nam nói chung. Hiện nay trong chương trình ở các cấp phổ thông và đại học đã đưa nội dung giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học địa phương vào giảng dạy. Luận văn nghiên cứu 6
- một tác giả địa phương nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu, học tập và góp phần xây dựng chương trình này. 2. Lịch sử vấn đề: Từ Nguyên Tĩnh từng đoạt nhiều giải thưởng văn chương, vì vậy, tác phẩm của ông đã thu hút được sự quan tâm độc giả trong đó có giới phê bình, nghiên cứu. Là cây bút xông xáo trên nhiều thể loại nên số lượng bài viết về tác phẩm ông cũng không ít. Theo thống kê của chúng tôi, những bài viết phần lớn tập trung cho mảng truyện ngắn, với hai hướng nghiên cứu sau: Hướng nghiên cứu thứ nhất, tập trung vào một truyện hoặc một tập truyện cụ thể. ở hướng nghiên cứu này, thường là các bài phê bình, cảm nhận về một truyện nào đó được giải hoặc có sự độc đáo, thú vị, cũng có thể nhân một tuyển tập truyện ngắn của tác giả ra mắt bạn đọc. Chẳng hạn, bài viết “Từ Nguyên Tĩnh qua truyện ngắn Người tình của cha” của Nguyễn Minh Khiêm - Báo Văn hóa Thông tin số 31-32(918- 919) ngày21/6/2007. Theo Nguyễn Minh Khiêm, truyện ngắn Người tình của cha: “là một tác phẩm có sức lôi cuốn và ám ảnh (...) Cái tầm văn hóa dân tộc, cái đặc trưng nhất của người Việt được thẩm thấu trọn vẹn qua Người tình của cha...”. Khi tập truyện ngắn “Mối tình chàng Lung mù” ra mắt đã nhận được sự hưởng ứng của độc giả. Đáng chú ý hơn cả là ba bài viết của các tác giả: Bùi Việt Thắng, Văn Đắc và Nguyễn Văn Lưu. Bùi Việt Thắng trong “Mối tình chàng Lung mù- tập truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh NXB HNV 1992” in trên báo Văn nghệ quân đội tháng 12/1993, cảm nhận rằng trong “Mối tình chàng Lung mù” Từ Nguyên Tĩnh đã “viết bằng cả tấm lòng, cả bầu tâm sự muốn dốc hết và chia sẻ với mọi người những suy ngẫm của mình trước con người(...) Truyện ngắn của Từ Nguyên Tĩnh cuốn hút người đọc nhờ lối kể chuyện nửa thực nửa hư, bàng bạc màu sắc huyền thoại cổ tích...”. Văn Đắc trong “Mối tình chàng Lung mù- tập truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh NXB HNV 1992” in trên báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam số 25(1745) thứ 7 ngày 19/6/1993 thì tâm đắc với cách kể chuyện “ngắn về lời mà thật dài về thân phận, kể, ngẫm mãi không dứt. Truyện như thế là có dư vị”. Nguyễn Văn Lưu trong “ Nhìn cuộc đời nhân ái - về tập truyện ngắn Mối tình chàng Lung mù” in trên báo Nhân Dân thứ 7, ngày 1/8/1993 thì bị lôi cuốn bởi “cách viết trầm tĩnh và cái nhìn nhân ái về cuộc đời” của tập truyện. 7
- Tuy nhiên, như đã nói, những bài viết trên đây mới là những ý kiến nhận xét bước đầu, những cảm nhận, đánh giá khái quát chứ chưa đi sâu khảo sát, nghiên cứu phân tích. Song đó cũng là những ý kiến bổ ích cho đề tài của chúng tôi. Hướng nghiên cứu khái quát: ở hướng nghiên cứu này có hai dạng: thứ nhất, nghiên cứu bao quát toàn bộ tác phẩm của tác giả, như bài viết: “Cây bút xứ Thanh” của tác giả Bùi Việt Thắng in trên báo Văn Hóa Thanh Hóa số 383, 7/1998. Trong khuôn khổ của một bài báo mà đưa ra ý kiến về tất cả các thể loại thì chỉ có thể là những nhận xét bước đầu hoặc những cảm nhận khái quát, chẳng hạn “Từ Nguyên Tĩnh viết cả ký, tiểu thuyết và truyện ngắn, nhưng dĩ nhiên người đọc vẫn nhớ anh là một nhà văn viết truyện ngắn rất có duyên hiện nay... góp phần làm khởi sắc thể loại “nhỏ” vốn có truyền thống và thành tựu trong nền văn học dân tộc, đặc biệt ở thế kỉ XX”. Tác giả Đỗ Văn Phác trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Nhân đọc Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh– NXB Công an nhân dân, năm 2006)” in trên tạp chí Xứ Thanh tháng 8/2007 thì cảm nhận được nội dung cụ thể của một số truyện ngắn tiêu biểu và phần nào phát hiện ra bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Đáng kể hơn cả là một số bài viết đã đi sâu nghiên cứu về một phương diện nào đó của truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, như : “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh” in trên tạp chí Xứ Thanh số 323, 5/2008; “Về yếu tố huyền thoại kì ảo trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh” ” in trên tạp chí Xứ Thanh 8/2008, và “Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh- món nợ làng quê” (Đọc Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, NXB Công an ND, 2006 ) in trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 148, 5/2007 của TS Hỏa Diệu Thúy. Theo TS Hỏa Diệu Thúy, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh “đa dạng về tính cách, phức tạp trong tâm hồn”; ấn tượng nhất trong nghệ thuật truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh là yếu tố “huyền thoại kì ảo”; cũng theo TS Hỏa Diệu Thúy, quê hương là nỗi ám ảnh lớn nhất của Từ Nguyên Tĩnh, nỗi ám ảnh ấy như trở thành “món nợ” trong xúc cảm nghệ thuật của ông. Tác giả Mạnh Lê trong bài viết “Mấy đặc sắc truyện ngắn Từ NguyênTĩnh” trên tạp chí Xứ Thanh số 45 cũng đã cảm nhận về truyện ngắn của ông: “...quả là văn anh có nguồn mạch. Cái mạch nguồn dễ nhận ra trước mắt là sắc thái một vùng quê”. 8
- Tác giả cũng nhấn mạnh nét đặc sắc truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh là truyện đậm chất triết lí và “yếu tố huyền ảo”. Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh cũng đã thu hút được sự chú ý của sinh viên đại học. Chẳng hạn, sinh viên Hứa Linh Phương K44 Báo Chí- Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội có bài viết “Những câu chuyện Hàm Rồng và cái nhìn nhân ái” (Về tập truyện ngắn Mối tình chàng Lung mù – Từ Nguyên Tĩnh NXB HNV 1992). Một công trình dài hơi hơn là khóa luận tốt nghiệp của Huỳnh Sơn- sinh viên Đại học Huế với tên gọi “Bản sắc nghệ thuật Từ Nguyên Tĩnh”. Khóa luận có 3 chương: Chương một: “Từ Nguyên Tĩnh và truyện ngắn”, ở chương này tác giả lí luận chung về truyện ngắn và giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; Chương hai “Nội dung truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh”. Như tên chương đã gợi ra, tác giả tìm hiểu nội dung truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh ở các nội dung cụ thể sau: “Mỗi truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh là một tấm lòng, một nỗi niềm tâm sự, một ước vọng và khát khao riêng”, đó là “sự chiêm nghiệm về số phận của con người” ;và Chương ba “Nghệ thuật truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh”. Về nghệ thuật của truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, khóa luận đưa ra nhận xét như sau: Mỗi câu chuyện của truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh là một sự chiêm nghiệm về số phận của con người, là sự “liên tưởng, hồi tưởng đan xen qúa khứ, hiện tại, tương lai”. Tuy nhiên trong khoá luận, Huỳnh Sơn chủ yếu đi vào lí thuyết chung về thể loại truyện ngắn và phân tích nội dung một số truyện ngắn của Từ Nguyên Tĩnh. Các ý triển khai có sự lặp lại ở các chương chứ chưa phát hiện ra những ý mới. Nhìn chung, trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, Huỳnh Sơn chưa đưa ra được những ý kiến có chiều sâu bàn bạc, nghiên cứu. Như vậy, nhìn chung, các bài viết, kể cả khóa luận tốt nghiệp của Huỳnh Sơn cũng mới dừng ở “bước đầu tìm hiểu”, hoặc “nhân đọc” hoặc chỉ đi sâu vào một phương diện nào đó của tác phẩm chứ chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện toàn bộ thế giới nghệ thuật truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh. Các bài viết trên tuy đã cho chúng tôi những gợi ý quý báu song chúng tôi nhận thấy nguồn tư liệu đánh giá về truyện ngắn của ông là khá phong phú tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về thế giới nghệ thuật truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh. Chúng tôi coi đó là chỗ còn bỏ ngỏ để đặt vấn đề nghiên cứu. 9
- 3. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn hướng tới tìm hiểu, nhận diện thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, từ đó nhằm tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn đồng thời chỉ ra nét đặc trưng riêng của một nhà văn gắn bó với địa phương, vì vậy tác phẩm mang sắc thái địa phương rõ nét. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Quan niệm về đề tài: Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi chủ biên- NXB Giáo dục, năm 2000, “Thế giới nghệ thuật” là “một thế giới riêng được sáng tạo theo các nguyên tắc tư tưởng”; Thế giới nghệ thuật có “không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức thang bậc giá trị riêng”; Mỗi thế giới nghệ thuật “ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới”. Thế giới nghệ thuật giúp ta “hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ”. Xét theo quan niệm trên, Từ Nguyên Tĩnh quả đã tạo ra được một thế giới nghệ thuật riêng trong các sáng truyện ngắn của mình. Thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với mảnh đất và con người xứ Thanh được lọc qua lăng kính của một người con xứ Thanh. - Phạm vi và cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Thế giới nghệ thuật” trong các sáng tác truyện ngắn của Từ Nguyên Tĩnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi vận dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống. Nghiên cứu toàn bộ toàn bộ sáng tác truyện ngắn của một nhà văn rất cần tới những thống kê, phân loại. Phương pháp hệ thống giỳp cho việc phỏt hiện ra hạt nhõn lụ gớc tạo nờn tớnh khu biệt của loại hỡnh thể loại, từ đó xác định rõ đối tượng nghiên cứu, khảo sát. - Phương pháp loại hình. Đề tài tập trung khảo sát nghiên cứu một thể loại là truyện ngắn vì vậy cần tới những thao tác của phương pháp loại hình. - Luận văn cũng sẽ sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích văn học, phương pháp so sánh văn học hoặc phối hợp một số phương pháp nghiên cứu liên ngành. 10
- - Từ Nguyên Tĩnh là nhà văn đương đại, cho nên trong khi giải quyết đề tài, chúng tôi có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn để làm sáng rõ đề tài. 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của luận văn sẽ được kết cấu thành ba chương: Chương một: Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, một không gian Xứ Thanh đậm nét Chương hai: Thế giới nhân vật đa dạng, phong phú Chương ba: Một số đặc điểm ở phương diện trần thuật 11
- NỘI DUNG Chƣơng một TRUYỆN NGẮN TỪ NGUYÊN TĨNH, MỘT KHÔNG GIAN XỨ THANH ĐẬM NÉT Là một trong những cây bút khi đã thành danh rồi vẫn bám trụ tại mảnh đất quê nhà, phải chăng đó chính là lí do khiến không gian nghệ thuật chính trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh là không gian xứ Thanh, là con người và cuộc sống của mảnh đất miền trung nắng gió mặn mòi. 1.1. Nông thôn Xứ Thanh qua hình ảnh “làng tôi” của tác giả Từ Nguyên Tĩnh sinh ra ở làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 36 km về phía tây tính theo đường chim bay. Đó là một làng thuần nông “ít học, chỉ thích cày ruộng, quanh quẩn với vài sào ruộng hoặc cày thuê cuốc mướn.”. Một vùng đất bán sơn địa, song có lẽ là mạch đất hưng vượng nên “sinh ra cả anh hùng và thi sĩ”. Đây là quê hương của hai bậc anh hùng hào kiệt có công sáng lập nên hai triều đại lớn trong lịch sử dân tộc: Lê Hoàn và Lê Lợi; cũng là nơi phát tích nghề ca công. Mảnh đất giàu trầm tích văn hoá này trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho các sáng tác của Từ Nguyên Tĩnh. 1.1.1. “Làng tôi” với những hiện thực bi hài trong quá khứ Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh có một mảng lớn về hiện thực nông thôn và nông thôn ấy chủ yếu là sự việc và con người của quê hương tác giả. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng Từ Nguyên Tĩnh đã “mượn ô cửa làng mình để nhìn ra thế giới”. Từ làng Bàn Thạch trong thực tế, vào đến tác phẩm lúc thì vẫn là làng Bàn Thạch, lúc lại trở thành làng La Đá Hạ. Với không gian làng mình, Từ Nguyên Tĩnh đã tái hiện bức tranh nông thôn xứ Thanh sống động đủ những cung bậc bi hài. Hãy bắt đầu bằng truyện ngắn “Kiếp người”. “Kiếp người” lấy cảm hứng từ hiện thực sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếp đến là cuộc cải cách ruộng đất vào những năm 50, 60 của thế kỉ trước ngay ở chính làng quê của tác giả, “làng tôi”, thậm chí là câu chuyện của chính gia đình “tôi” – tác giả. Những vui buồn của những năm tháng ấy dường như không thể nguôi ngoai trong cảm xúc của những người trong cuộc. Qua câu chuyện của chị Kén- nhân vật trong truyện cũng là “chị ruột” của nhân vật người kể chuyện, hiện lên cuộc sống và không khí nông thôn xứ Thanh một thời. 12
- “Năm 1945 chị Kén tôi mười sáu. Cùng lũ gái làng ra đình Bàn Thạch xem nghĩa quân cách mạng về cướp chính quyền Nam Triều”. Sau đó là những ngày tháng sôi nổi của một nông thôn hừng hực khí thế cách mạng. “Chị tôi vào thanh niên cứu quốc, đi “một hai” tập võ bị. Cha mẹ tôi vui lắm. Chị Kén đã thành cách mạng rồi.” [33; 135] “Chị Kén tôi” đẹp nức tiếng trong vùng, “mặt tròn như vành trăng, da trắng, tóc dài. Trời sao lại cho nhà tôi. Bây giờ những người còn sống cùng tuổi chị vẫn kể lại. Trầm trồ khen chị đẹp.” Chị đã lọt mắt xanh người cưỡi bạch mã về làng tước ấn tín của bọn cường hào địa chủ - anh Lượng. “Nhà tôi vinh dự có con rể làm lãnh đạo cách mạng. Đám cưới của chị Kén và anh câu Lượng nổi tiếng cả một vùng”. Cải cách đến, bỗng dưng anh câu Lượng bị bắt, bị qui là phản động: “làm người cách mạng nằm bờ nằm bụi mà dám lấy con nhà bóc lột làng Bàn Thạch, mà tổng Cương Thạch này ai lạ gì con cháu cố Cửu. Ruộng đất của ông ta bằng cả hồ làng Bàn Thạch”. Chả là, “ông bà tôi vốn giàu có, cũng từ chuyện chân lấm tay bùn” mà nức tiếng tốt bụng của làng Bàn Thạch. “Có năm làng mất mùa, đã lấy lúa của nhà giúp làng nộp thuế”. Song, giàu khi ấy là một “tội”, trở thành mầm họa. Máy bay Đa-cô-ta của Pháp oanh tạc chợ Rạng, cầu Quần Kênh được nghi là có “chỉ điểm”. Anh Câu Lượng “bị li khai khỏi tổ chức”, “không hiểu có bị tra tấn không nhưng người anh còm rom và mắc bệnh ho lao”. “Xưa làng xã tung hô anh bao nhiêu thì thì bây giờ tẩy chay phỉ nhổ: “Cái quân phản động ấy dây vào làm gì... chắc là bị tra tấn trong tù không chịu nổi khai ra... Mà phải lắm đấy... Nó lại lấy con cái nhà giàu...”. “Người ta quên đi công lao thầy mẹ tôi, chị Kén mua vàng , hiến của cho cách mạng. Họ cũng chẳng cần biết bom đạn và tai biến nhắm vào gia đình tàn tạ...” [33, 139] Đó là không khí của những năm cải cách ruộng đất với những chính sách bắt nguồn từ tư duy ấu trĩ, cực đoan mà ngay sau đó Đảng ta đã nhận ra sai lầm. Cái ấu trĩ, thiển cận của một thời khiến con người ta không quan tâm đến ngọn nguồn của sự việc để xem xét đánh giá, yêu và ghét một cách hồn nhiên theo cảm tính dẫn đến những oan sai cho bao số phận. Chị Kén “tôi” từ ngày ấy chìm nổi, ngụp lặn trong cuộc sống bi đát nhất, bị hạ nhục, bị dày vò, chị trở thành nạn nhân của sự sai lầm trong tư duy ấu trĩ. Tác giả không giấu nổi sự xót xa cho thân phận người chị khốn khổ chân yếu tay mềm bị vùi dập tức tưởi: “…bó chị vào manh chiếu rách nát, khênh chị ra Mã 13
- Tiền. Chị không tưởng tượng nổi được mình ra đi lại khốn khổ như thế này. Chị từng đẹp một thời. Ai nhìn đến chị thảy đều giật mình, cùng một kiếp người…Chị ra Mã Tiền không kèn trống, áo quan. Con Tấn khóc như xé vải: Mẹ ơi! Mẹ ơi”[33, 150]. Qua câu chuyện về người chị gái, câu chuyện về làng Bàn Thạch, Từ Nguyên Tĩnh đã dựng lại không khí của những năm tháng ấy trên mảnh đất xứ Thanh. Nỗi đau không hề nhỏ, những mất mát xuất phát từ những sai lầm, song dẫu sao, khí thế cách mạng đang hừng hực khi đó đã cuốn đi tất cả. Truyện Gã nhà quê lại là câu chuyện về một kiếp người khác, kiếp của lão Cao, lão già cô độc chột một mắt để lại cho tác giả nhiều ấn tượng nhất mỗi khi nhớ về làng mình hay nếu có ai nhắc đến hai chữ “nhà quê”. Chuyện về cuộc đời lão Cao làm nghề chăn vịt, biết đủ thứ chuyện trên đời. Cuộc đời lão như một pho sử của làng. Câu chuyện về cuộc đời lão cho ta hình dung về một nông thôn xứ Thanh ở một giai đoạn lịch sử một đi không trở lại. “Thời ấy dân mình ngu hơn bây giờ. Chỉ biết nai lưng ra làm cho bọn chánh, lý hào mục hưởng”. Câu chuyện của lão Cao với lũ trẻ đưa người đọc trở về cái “thời ấy”, cái thời nô lệ. Lão Cao tứ cố vô thân không tấc đất cắm dùi, đổi lại Cao khoẻ mạnh và khá lanh lợi (bằng chứng là anh ta xúi cho cường hào địa chủ đào ao thả cá và người làng Bàn Thạch đã có một dãy ao tới vài chục mẫu). Cao phải đi làm thuê cho địa chủ, anh chàng nghèo hèn nhưng khoẻ mạnh đã đem lòng yêu con gái địa chủ và cũng được yêu lại. Sự việc bị phát giác, Cao bị nhà địa chủ đánh cho gục đổ như cây chuối, lại bị làm nhục trước mặt người yêu. May nhờ có người đàn bà tàn tật dìu về thuốc thang mới thoát chết. Nhưng tình yêu của thời trai trẻ còn mạnh hơn cái chết. Cao rình gặp Liên và lần liều mạng này Cao phải trả giá bằng một con mắt. Cao bị đuổi ra đám cồn hoang cắm lều chăn vịt. Rồi những năm cải cách, những người nghèo khổ như lão Cao trở thành “yếu nhân” trong làng. Lão Cao đã lọt vào tầm ngắm có thể làm chủ tịch xã bởi “cải cách người ta tìm người khổ nhất làng để làm chủ tịch xã. Trong làng, lão là người “bị ăn đòn roi của địa chủ nhiều nhất” [33; 27]. Nhưng cuối cùng lão Cao đã không được làm chủ tịch bởi lão gây ra chuyện động trời là tiếp tế trứng vịt cho địa chủ phản động. Câu chuyện về cuộc đời lão Cao càng tô đậm thêm bức tranh ảm đạm của những thân phận tối tăm, bé mọn chịu nhiều áp bức đè nén trong những năm trước cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt, tác giả trở về với việc phản ánh những sai lầm, ấu trĩ 14
- của một số chủ trương trong công cuộc cải cách ruộng đất, một hiện thực mà trước đây những cây bút thường né tránh. Có thể coi đó là một thái độ dũng cảm. Những câu chuyện của chị Kén, của lão Cao làm hiện lên bóng mây u ám của nông thôn xứ Thanh một thời. Truyện Họ hàng nông dân lại là một cách tiếp cận khác, tiếp cận từ cái nhìn bên trong. Họ Công “toàn nông dân. Điều đó tỏ ra không có gì là thiệt thòi. Bốn đời là nông dân. Thậm chí cả chục đời là nông dân”. “Điều đó đáng tự hào lắm”. Họ ấy “đông thật… mạnh thật”. Ngày giỗ họ “các bậc bô lão ngồi ngắm con cháu ăn như dâu tằm ăn mà không dừng lại được, đưa tay lên vuốt chòm râu”. Đã thế, dòng họ này còn đã từng “thay nhau làm chánh, phó lý; hết cành trên lại xống cành dưới, hết cha đến con”. Song, dòng họ này cũng có “khối chuyện buồn” và buồn nhất là “không đào đâu ra người có chữ nghĩa”. “Mạnh và đông nhưng có nỗi buồn về thất học”. Nếu nói về đức tính thì ông tổ họ này nổi tiếng tằn tiện. Thủa hàn vi “đi chợ tỉnh bán chanh không dám ăn quà, uống nước sợ tốn tiền. Dọc đường đái cố nhịn bằng được về nhà mới tiểu kẻo mất của. Còn ba cây số nhịn không nổi phải chọn một cục đất cay của người ta mà tè, đem về”[1, 8]. Có thể nói đây là chi tiết đắt giá về tính kiệm cần của người nông dân xứ Thanh. Nó “ngang cơ” với chi tiết ăn “cá gỗ” của người nông dân xứ Nghệ. Xứ Thanh vốn là mảnh đất thiên nhiên hà khắc, thiên tai địch họa luôn là nỗi lo sợ đối với người dân, vì vậy để sống được ở đây người dân phải hết sức tằn tiện và chịu khó. Đời con, đời cháu hình như cũng kế thừa được “đức tính” ấy. Ông Thầu “có tài tần tiện đến mức lạ lùng. Lò vôi của xã giao cho thằng cháu họ mỗi lần đi qua ông xin một cục, một năm trời ông đã có hố vôi tôi làm được cái chuồng lợn. Người ta nói, gạch làm bếp là do ông đi hót phân rơi ở đường nhặt về xây đủ đấy”. Họ này giàu là nhờ tiết kiệm cùng với tính chịu thương chịu khó, thành có máu mặt ở làng. Qua những chi tiết độc đáo trên ta thấy nó tiêu biểu cho tâm lý và cách sống tằn tiện chi li đến tội nghiệp của một bộ phận người nông dân. Giàu do tiết kiệm, do chắt bóp. Đó là cách vươn lên để tự khẳng định của người nông dân xứ Thanh. Dòng họ ấy không chỉ nổi tiếng về tính tằn tiện, tiết kiệm mà cũng nổi bật về tính háo danh. Cả họ Công đều giàu nhưng hầu hết cả họ đều buồn một nỗi là trong họ không có ai làm quan to và con em “thiếu ăn học”, “Cái buồn làm nẫu ruột bọn choai choai, cái buồn làm khô héo người già cả”. Con trai chú Thầu “nghe đâu đánh nhau rất 15
- máu me ở Hàm Rồng suýt được phong anh hùng” nhưng lại trật lất bởi cái tính huyếnh hoáng của chú Thầu. Chưa được đưa tin lên đài báo mà mới có anh cán bộ về thẩm tra đã “loan tin” và “ngã ngay con lợn ra liên hoan”, lại thêm cái tội “lãng phí lương thực phá hoại sản xuất, chống Mỹ”. Chuyện con trai chú mất anh hùng làm “cả họ tiếc ngẩn ngơ hàng năm trời”. Ông Thầu có niềm tha thiết “con cái có danh giá”. Ông muốn “một ngày nào đó, chi của cành thứ hai này phải nêu danh, là trụ cột của họ này”. Vì vậy khi đứa con trai học hàm thụ đại học của ông bị “bóng gió” là “đại học giả cày. Đại học “bia –thịt chó” là chú cứ bực mình. Tư tưởng này lan đến cả ông Tứ thuộc “cành cuối cùng của dòng họ” cũng muốn “họ mình phải có cán bộ chủ chốt ở xã, ông muốn tiếng nói của mình phải vang lên trong dòng họ”. Ông Tứ cứ băn khoăn “tại sao họ này lại không có một người làm tướng là chính ông hay con trai ông chẳng hạn”. Từ ý thức về sự kém cỏi của họ mình, họ Công quyết định nghĩ đến sự “phương trưởng” của dòng họ để không thua kém họ khác. Điều đó lại làm họ khác trong làng “giật mình”, họ Công “đông lắm, không khéo phải mổ trâu bò mới đủ thức ăn. Chắc họ sẽ thuê tiền quảng áo trên ti vi”. “Nhưng có người lại cười khẩy, họ ấy toàn nông dân cả, trừ vài liệt sĩ có ai rời làng ra đi đâu mà quảng cáo”. Ông Thầu nghe vậy mà “sốt ruột, tiếc ngẩn ngơ, có phải thằng cháu của họ này làm chủ tịch xã trị cho bọn nó một trận cho trắng mắt ra, quân ngụ cư hỗn láo” [33; 15]. Bằng sự thể hiện tâm trạng ông Thầu và ông Tứ, Từ Nguyên Tĩnh đã đi vào mổ xẻ tâm lí háo danh, thích oai oách của đại đa số người nông dân. Dù không biết chữ nhưng bao giờ cũng muốn chứng tỏ bản thân. Mỗi dòng họ như một tập đoàn chính trị nhỏ, luôn tự đấu tranh, họ này nhìn họ kia để giành giật quyền cai trị. Cho đến khi ông Thầu không đạt được khát vọng, ông quay trở về với tinh thần cào bằng, tự an ủi với lí lẽ nông dân là tất cả, là gốc rễ để an ủi cho sự thất bại đó . Ông răn dạy con cháu về sự cố thủ làng quê của họ mình “Họ ta toàn là nông dân... Bộ ai cũng ra thành thị mà sống lắy đâu ra thóc gạo mà nuôi con người” rồi cuối cùng cũng “cáo chết ba năm quay đầu về núi”, “đằng nào cũng thành nông dân (...) Họ này là nông dân, điều đó chỉ đáng tự hào mà thôi”. Ông lại nhấn mạnh “tướng tá gì ở đâu không biết, hãy cứ về đây họ này sẽ nhuộm thành nông dân cho mà xem”. Cũng từ cách suy nghĩ ấy, ông Tứ lại có cách cai trị dòng họ hết sức độc đoán, gia trưởng “Tôi 16
- cấm ai có ý nghĩ bỏ làng, bỏ họ mà đi. Bắt chước những thằng bỏ làng hay sao? Tôi là cấm. Họ này cấm đấy”. Đó là cái lối cai trị cực đoan, ích kỉ và gia trưởng rất tiêu biểu cho tính cách người nông dân ở những vùng quê xa xôi, căn cốt, ít có điều kiện giao tiếp. Ở đấy, tập tục, lề thói ngự trị hầu nhue theo quy luật “mạnh được yếu thua”. Truyện Họ hàng nông dân phải chăng là cách Từ Nguyên Tĩnh “luận” về tính cách người nông dân nói chung, đặc biệt là tính cách con người xứ Thanh qua cách ông quan sát và đúc kết từ một dòng họ? Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy cách sống, cách nghĩ của người nông dân xứ Thanh với những nét đặc trưng của xứ này. Trong truyện Đứa bỏ làng lại là một hiện thực khác, một hiện thực nông thôn lạc hậu, đời sống dân trí thấp, người dân lẩn quẩn trong đói nghèo, mê tín. Dốt nát đi liền với nghèo đói, căn bệnh cố hữu của nông thôn Việt Nam một thời, xứ Thanh không là ngoại lệ. Viết về thực trạng đó, nhà văn muốn gióng lên hồi chuông về vấn đề phát triển nông thôn trước hết chính là vấn đề nâng cao dân trí: Cả làng Bàn Thạch “trí thức” chỉ có ba người: “Bác Lung làm thầy bói, ông Lật thầy cúng và chú tôi”. Tuy chú tôi không biết chữ “nhưng cũng nói được những lời lạ lùng”. Bác Lung thầy bói “tiếng tăm hàng nửa thế kỉ của bác nổi như cồn. Đâu đâu người ta cũng đến xin ý kiến bác”, từ chuyện “mất của” đến “tình duyên dang dở”, nhất là những người “mộ lạc”. Thậm chí ông còn “bói về thời cuộc thua được của ta, ẩu đả của thế giới, luận về Kiều”. Đã thế lại có lão Lật, “người thấp, đen sắt miệng méo làm nghề thầy cúng ủng hộ” nên bác Lung rất “mạnh”. Lão Lật thì lo liệu sức khỏe cho cả làng, “bọn nhóc ốm, hái lá léo không khỏi. Cúng. Người ốm thập tử nhất sinh lập đàn cầu đảo, khỏi ngay. Động mồ động mả cúng ăn nên làm ra”. Chính quyền xã là con cháu trong nhà, lại ít chữ thành ra người “lo cho sinh mệnh của làng tôi là bác Lung và lão Lật thầy cúng”. Còn chú Ngũ tôi “một chữ cắn đôi cũng không biết”, nhưng có dạo đã “làm tới chân chủ tịch xã” nhưng “cũng chỉ nhập tâm các cuộc họp. Sau đã có máy đứa đàn em văn hoá lớp hai lớp ba lên thay” [33; 34].Tri thức khoa học và sự văn minh là một điều xa lạ, lạc lõng ở làng quê này. “Trí thức” của làng thì như vậy, cán bộ xã chỉ lo ăn chơi, “ban ngày thì mấy ông chính quyền xã điều hành- ăn uống lỉnh kỉnh, đêm về thì âm binh”, làng càng “bại”. Điều hành cả xã không phải là bộ máy chính quyền vững mạnh, liêm khiết mà 17
- chính là thầy bói Lung và lão Lật – thầy cúng. Con người làng quê tôi “nhỏ bé như con chuột”. Chú Ngũ – tuy không biết chữ nhưng cảm nhận được điều ấy mà bất lực, “không bác lại được những gì đã ăn sâu bén rễ trong tâm thức người dân bao đời”. “Làng mình đất đẹp đấy cháu ạ...Nhưng có con sông án ngữ mất rồi. Đứa nào vượt qua được sông thì khá”. Ông chú giải thích cho thế hệ sau và cũng là để tự an ủi mình bằng chính lời của thầy bói. Trong sự u mê và sợ hãi, con sông quê thành con sông tiền định, nằm án ngữ ngăn cách làng Bàn Thạch với thế giới bền ngoài. Luỹ tre làng cũng thành vật thiêng, thành thành luỹ vững chắc vừa bảo vệ vừa níu giữ bước chân những con người nơi đây. “Đứa nào vượt qua được sông thì khá”. Câu nói như một lời nguyền. Chú Ngữ cũng có khát khao vượt qua được con sông ấy để thay đổi cuộc đời nhưng cái sợ cố hữu luôn ngăn cản khiến chú luôn bị dày vò thổn thức: “ngay chú hèn cũng không dám đi”, bởi nếu đi sẽ thành “đứa bỏ làng – cái tiếng ấy ngày xưa là lời chửi độc, khinh rẻ của dân làng tôi- không được làng chấp nhận, ghét bỏ phải bỏ làng ra đi - đời chết rấp – bờ bụi ở đâu đâu…mà có khi đói kém không dám mò mặt về làng”[31;33] . Cũng đã có người bỏ làng ra đi, nhưng phần lớn những kẻ ấy đều ra đi với đúng nghĩa của từ ấy: “Người đầu tiên là Đỏ Vạc – vào rừng hái củi mà chết đói. Nghe đâu cha nó cũng dắt chị dâu đi hái củi bị cọp vồ…mấy ông đi lính Pháp, đi Tân thế giới ở luôn bên đó nên danh nên giá. Mấy chú vào đồn điền cao su. Mấy anh chàng đi chém thuê vì chẳng có nghề nghiệp và cái lá lót ruột…[33;33]. Bị những tập quán, phong tục từ nghìn đời trói buộc, lại thiếu kiến thức khoa học, người dân nơi đây lẩn quẩn trong đói nghèo, trong sợ hãi và bất lực. Làng Bàn Thạch trong quá khứ qua những trang viết của Từ Nguyên Tĩnh thật u buồn. Đó cũng là sự u buồn của một thời. Bằng quan điểm đổi mới trong cách nhìn hiện thực, tác giả đã cho người đọc tiếp cận với “hiện thực mặt trái”, “hiện thực khuất lấp” của một thời. Dưới cái nhìn ấy, thực tiễn hiện ra với những cung bậc bi hài. Sự nghèo khổ, bị áp bức dài lâu, lại thêm chiến tranh liên miên, người nông dân trong mỗi làng quê Việt Nam phải gồng mình để chịu đựng và tồn tại. Có cái gì đó thật xa xót khi nhìn lại những tháng năm ấy. Chân thực và sống động, Từ Nguyên Tĩnh đã cho người đọc cảm nhận hình ảnh nông thôn xứ Thanh một thời qua cửa sổ “làng tôi”. 1.1.2. “Làng tôi” trong thời mở cửa 18
- Năm 1986, chủ trương thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã đem đếm cho cả nước một không khí phấn khởi, hồi hởi khiến xã hội thay đổi về mọi mặt, trong đó sự thay đổi sâu sắc nhất là đổi mới về tư duy. Người Việt Nam nói chung và người Thanh Hoá nói riêng dần dần thoát khỏi lối tư duy làng xã để đến với văn minh đô thị. Người dân làng Bàn Thạch của tác giả cũng đã vượt qua được “dòng sông định mệnh” để vươn ra tự khẳng định mình. Đây cũng là một trong những chủ đề chính trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh được ông dành nhiều tâm huyết: “Làng tôi” đã đổi mới. Như trên đã nói, sự thay đổi lớn nhất của “làng tôi” nói riêng, nông thôn Thanh Hóa và mở rộng ra trong cả nước thời “mở cửa” chính là đổi mới tư tưởng, đổi mới tư duy. Truyện “Đứa bỏ làng” cùng một lúc đã đặt ra hiện thực ấy. Chi tiết về cái chết của chú Ngũ “treo lơ lửng trên chiếc dây thừng. Chú như muốn bay lên trời mà không bay nổi…” như là kết cục tất yếu của sự tăm tối, bế tắc. Trong số những kẻ lần mò tìm cách thay đổi ấy chính là “tôi”, có sự ngấm ngầm đồng tình của dòng họ “cả họ góp cho tôi gạo thóc, tế lễ rồi cũng tốt nghiệp đại học”. Có lẽ nhờ những năm tháng trong quân ngũ (có đến mười năm rồi lại trở về làng) mà có thêm bản lĩnh và quyết tâm thay đổi chăng? Và “tôi” chính là đứa “bỏ làng” sớm nhất “Tôi theo vợ nhập cư vào nửa gian nhà của ủy ban kế hoạch. Ba mươi cây số phải mất bốn chục năm mới rời được làng đi đến cái thị xã lèo tèo, bề bộn. Tôi bùi ngùi, muốn quên đi cái khổ truyền kiếp”. Lác đác lại có đứa bỏ làng. “Chiều nay, tôi lại có khách. Thằng cháu họ”. Sau một hồi tâm sự, nó khóc lên hu hu: “Bác ạ, dù có phải mang tiếng là đứa bỏ làng, cháu cũng ra đi thôi”. Quyết định “bỏ làng” chính là quyết định về tư tưởng, là sự thay đổi tư tưởng thâm căn cố đế, đã trở thành máu thịt, tâm hồn, phong tục, lối sống của người nông dân nơi đây. Sự thay đổi ấy khó khăn và đau đớn đến nỗi, vì nó người ta đánh đổi cả sinh mạng. Đến đây, khái niệm “bỏ làng” đồng nghĩa với sự đổi thay, kẻ dám bỏ làng là kẻ dám thay đổi. Và trong số những kẻ dám “bỏ làng” để học hành, để làm ăn xa ấy đã trở về để thay đổi quê hương. Truyện ngắn “Đứa bỏ làng” vừa thể hiện cái khó, vừa thể hiện tính tất yếu của công cuộc đổi mới. Đối với người nông dân xứ Thanh, vùng đất cực khổ đến nghiệt ngã, nhưng hình như, chính sự nghiệt ngã đó sẽ là tiền đề thôi thúc sự đổi thay. Sự đổi thay bắt đầu từ những cá nhân, nhưng đổi thay có ý nghĩa nhất là sự đổi thay của quê hương, làng xã. Từ Nguyên Tĩnh thầm thán phục những cá nhân đã góp 19
- phần đổi thay quê hương. Cũng ngay trên chính làng quê của mình đã cho ông hình mẫu để ông sáng tạo nên hình tượng con người không chỉ biết đổi mới tư duy mà còn mang tư duy mới ấy làm thay đổi cuộc sống của bà con nơi đây: cô kỹ sư Hương Mơ. Cô gái ấy, ngay từ những ngày đất nước còn giặc giã, ngay khi những con người của làng Bàn Thạch còn âm u trong lũy tre làng đã dám khuyên người yêu: “Anh giỏi bắn súng nhưng còn phải biết cầm bút, sau này đất nước cần có trí thức, không phải lúc nào cũng đi theo con trâu và cái cày”. Biết người yêu còn nặng nợ với làng quê, cô ngấm ngầm ghi tên cho anh đi học, buộc anh phải đi học, phải “vượt sông” rời làng. Bản thân cô, sau khi tốt nghiệp kỹ sư, cô trở về làng và băt đầu những ngày “trả nghĩa” cho quê hương và cũng là để thực hiện ước mơ đổi mới quê hương của mình: “Mơ mạnh dạn đưa giống mới vào ruộng đồng quê nhà. Bao ngày trần lưng với ruộng thí nghiệm…Không biết nàng nghe ai xui dại mà muốn giao đất cho từng hộ quản lý. Nàng thuyết trình với Ban chủ nhiệm để từng hộ lo thì công chăm bón đỡ đi rất nhiều. Họ có thể tranh thủ ra thăm ruộng mà không cần đến sự đốc thúc của đội sản xuất…”. Sự đổi mới nào phải chả phải trả giá bằng mồ hôi và nước mắt. Cái bảo thủ, khi cần sẽ cấu kết với tiêu cực để chống lại cái mới. Con đường và ước mơ đổi mới quê hương của Hương Mơ cũng đầy chông gai. Khó khăn đến mức đôi lúc tưởng như phải đầu hàng, ngay đến người yêu của cô, đã từng trải qua binh nghiệp vì lo lắng cho cô cũng phải lên tiếng can ngăn, bàn lùi, chấp nhận thỏa hiệp. Nhưng Mơ thì không, cô tin vào những điều mình làm, cô tin vào bà con, cô tin vào chân lý. Đám cưới của cô với chính người mà trước đây đã “đổ toàn bộ lỗi lầm giống má của mấy vụ cấy chui cấy lủi” lên đầu Hương Mơ cho thấy niềm tin của cô thật trong sáng: “Anh đừng nói thế…Cái sai của sự ấu trĩ một thời…có thế, bây giờ anh ấy mới thương em gấp nghìn lần…”[33; 47]. Đám cưới của cô ồn ào trong sự đông vui, cởi mở. Dân làng thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn cô kỹ sư đã mang sức sống mới cho làng. Cô trở thành người anh hùng của làng quê trong sự ngưỡng mộ, tự hào: “Mới đây tôi về huyện nhà viết báo. Viết về những người anh hùng của làng quê. Chủ tịch huyện niềm nở mới: - Anh Bùi nên viết về người làm ruộng ở Bàn Thạch. – Ai vậy? – Chị Hương Mơ anh biết chứ ?”. Cuối truyện, ta biết thêm một nét đẹp nữa ở con người này: “Mơ không đồng ý cho tôi viết. Nàng nói, cái chuyện làm ruộng ai chả biết”. 20
- Nếu Nợ làng quê là câu chuyện về “người anh hùng làm ruộng” của làng Bàn Thạch thì Thằng K-X lại là viết về “người anh hùng V.A.C”. Đến truyện ngắn này, sự thay đổi của làng “tôi” đã rõ nét hơn. “Quê tôi vốn là vùng tự do(...) chuyện học hành lại ít ai nghĩ đến” chỉ “giỏi cày bừa cấy gặt”. Vì vậy việc chú Bân có “bằng cử nhân sử học, lại được phân công về dạy ngay ở trường cấp III huyện nhà” là một niềm vinh dự cho cả “họ tôi” thậm chí “cả hàng xã” bởi “người có học đỗ đạt ở quê tôi thật hiếm hoi”. Tuy nhiên bấy giờ, khó khăn là tình trạng chung của xã hội và ông giáo trường làng uyên thâm đến đâu cũng không ngoại lệ. “Gian nhà của trường giành cho chú tím thật chật hẹp. Ngoài giường chiếu từ thời chú thím lấy nhau đóng bằng gỗ xoan ra, chẳng có gì đáng kể. Chỉ có giá sách là đồ sộ”. Cái tâm lí của ông giáo với một kho kiến thức như vậy luôn háo hức được truyền thụ cho những học trò nghèo quê hương. Vừa dạy học vừa viết báo, chú Bân rất có uy tín trong làng và được bạn văn kính nể. Nhưng cuộc sống khốn khó của những năm bao cấp khiến chú khó chú tâm vào công việc dạy học. Tiền nhuận bút chỉ “một vài đồng bạc”, còn thím phải “nấu rượu rải cho các quán và nuôi lợn nái”. Cái “vất vả của cuộc đời đã làm thím không còn bóng dáng của cô gái Hà Nội năm nào”. Là người có trình độ và niềm tin vững chắc ông giáo đi đến quyết định táo bạo “sang năm chú về hưu non. Không thể để cho thím và các em khổ mãi được” và dũng cảm “bán một cặp lợn tạ để mua ba-bet-ta làm nghề V.A.C. Chú tự đi lấy phân ở các cơ quan về chăm cho cá của mình. Chú thường đi rất sớm và về khi chưa có người đi làm”. Bằng sự cần cù dám nghĩ, dám làm mà năm ấy trời thương “đổ của cho nhà chú. Lợn nhiều lấy phân cho cá ăn nên bán cá có bạc triệu” [33; 413] gia đình chú thực sự đổi đời. Chú “xây nhà hai tầng ngay đầu phố huyện”, thím thì “béo ra, trẻ lại (...) Mái tóc uốn kiểu làn sóng càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng” còn chú “mang cặp kính trắng nom trí thức hơn thời kì chú dạy học”. Hai đứa con gái “mặc minidíp, không cần thoa phấn mà vẫn hồng hào...”. Đặc biệt là trong nhà của chú “điệu nhạc Lăm-ba-đa từ chiếc viđiô chảy tràn ra phố” gợi nên không khí cuộc sống văn minh, hiện đại. Mô hình kinh tế của chú được các nhà báo muốn đến “lấy tài liệu” để viết bài. Có lẽ để có được một quyết định táo bạo như vậy hẳn chú Bân phải trăn trở, suy nghĩ nhiều lắm. Nghề giáo vốn coi trọng chữ nghĩa, đề cao danh dự, vì vậy từ một ông giáo uyên thâm đến một “thằng kà xia” suốt ngày bận rộn tính toán là cả một bước 21
- chuyển quan trọng mang cả sự đau đớn, chua xót lẫn quyết tâm lớn lao. Dù xã hội vẫn công việc của chú độc nhất vô nhị và thuộc loại “hạ đẳng”, dù người ta toàn gọi chú là “thằng Kà- xia” và ngay cả “mẹ tôi”- người chị dâu của chú khi nói về chú cũng “quay đi che dấu nụ cười” nhưng trong con người ấy vẫn giữ một bản lĩnh vững vàng và niềm tin sắt đá về con đường mình đã chọn. Thực tế của cuộc sống đòi hỏi người ta phải lựa chọn, trăn trở, suy nghĩ thiết thực hơn, đối đầu với thực tế để thoát ra khỏi định kiến xã hội để làm mới cuộc sống. Chú Bân đã biết tận dụng những gì của quê hương mình để làm giàu nhanh chóng và giúp đỡ nhiều người có công ăn việc làm. Điều quan trọng không phải là làm việc gì mà cái chính là con người biết lợi ích và ý nghĩa của công việc. Hình ảnh của chú Bân cũng là của nhiều người dân Việt Nam thời bấy giờ. Đất nước đã qua thời kì bao cấp mà bước sang thời kì kinh tế thị trường nhưng vẫn còn khó khăn về mọi mặt. Chất lượng cuộc sống của nhân dân đang còn thấp, cán bộ công chức chưa thể dựa vào đồng lương của mình để sống. Nhu cầu sinh tồn buộc nhiều người phải đưa ra những quyết định quan trọng như chú Bân để giải phóng mình. Quan niệm “làm ruộng theo làng” dần dần mai một. Họ giám từ bỏ những vỏ bọc cố hữu của mình để tự tin hơn, bản lĩnh hơn, tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Họ giám thay đổi mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm với những thay đổi đó. Làm giàu cho mình cũng là làm giàu cho đất nước thì những quyết định đó dù thế nào thì vẫn là một quyết định đúng đắn. Viết về mảng đề tài này, truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh không chỉ đi sâu vào sự tiến bộ về lĩnh vực kinh tế ở “làng tôi” mà còn thấy được sự đổi mới trong chính cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ở, trong quan niệm về hạnh phúc. Mùa yêu đương là một truyện ngắn như vậy. Làng Bàn Thạch đã thực sự thay đổi với nếp sống mới. Xưa kia người dân vốn “đi ngủ kịp cùng gà vịt” nhưng nay điện đã về làng thì “hôm nào có bóng đá quốc tế là tụ tập ngồi xem thấu sáng rồi ra đồng luôn”. Người nông thôn giờ đây không chỉ lo cơm ăn áo mặc mà đã biết chú ý đến nâng cao đời sống tinh thần. Cái vất vả của nhà nông không còn là gánh nặng số mệnh mà đã có cách nhìn lạc quan hơn “dễ dàng chấp nhận mất mát, lo âu, thanh thản” của mùa cấy cày, coi “niềm vui và mệt mỏi” của đời người nông dân là một phần của cuộc sống. Cái mới ở làng Bàn Thạch còn thể hiện ngay trong việc cưới xin của người dân. Đám cưới giờ đây được phục vụ bởi “mấy gã 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh hình tượng anh hùng Từ Hải và Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn hóa
118 p | 597 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
103 p | 118 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 94 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn