intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đề tài chiến tranh trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài giúp làm sáng tỏ đề tài chiến tranh ở vấn đề hiện thực, con người trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh k ức được trên hai phương diện chính là nội dung và hình thức nghệ thuật trong mảng văn học chiến tranh của Võ Diệu Thanh được hiểu sâu sắc, hệ thống và toàn diện hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đề tài chiến tranh trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ NGA ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG VIÊN ĐẠN VỀ TRỜI VÀ VỀ TỪ HÀNH TINH KÝ ỨC CỦA VÕ DIỆU THANH CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ:8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ NGA ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG VIÊN ĐẠN VỀ TRỜI VÀ VỀ TỪ HÀNH TINH KÝ ỨC CỦA VÕ DIỆU THANH CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI THANH TRUYỀN BÌNH DƢƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Nga, cam đoan rằng: Những nội dung đƣợc trình bày trong luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Thanh Truyền. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác khi sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn đầy đủ về nguồn gốc (tên tác giả, tên công trình, thời gian, hình thức công bố). Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm nguyên tắc nghiên cứu khoa học, quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Lê Thị Nga i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Thanh Truyền đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Viện Sau đại học, Chƣơng trình Văn học Việt Nam Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, tổ Ngữ văn Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và bồi dƣỡng nghiệp vụ tỉnh – nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, công việc trong quá trình tôi hoàn thành chƣơng trình đào tạo và thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà văn Võ Diệu Thanh đã nhận lời mời phỏng vấn và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình sƣu tầm tƣ liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ tôi để tôi có thêm động lực hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tác giả luận văn Lê Thị Nga ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................. ii Mục lục....................................................................................................... iii MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi ............................................................................. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 9 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 10 NỘI DUNG .............................................................................................. 12 CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ DIỆU THANH ................................................. 12 1.1. Khái lƣợc về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam thời Đổi mới ............................................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm đề tài trong văn học ................................................... 12 1.1.2. Cơ sở chuyển biến của văn học viết về chiến tranh sau 1986 .... 15 1.1.3. Sự thay đổi của đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam đƣơng đại............................................................................................... 19 1.2. Sáng tác của Võ Diệu Thanh trong đời sống văn học đƣơng đại Việt Nam ................................................................................ 31 1.2.1. Cuộc đời và văn nghiệp của Võ Diệu Thanh .............................. 31 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Võ Diệu Thanh ................................. 34 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................... 41 CHƢƠNG 2. ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG VIÊN ĐẠN VỀ TRỜI VÀ VỀ TỪ HÀNH TINH KÝ ỨC NHÌN TỪ HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG .................................................... 42 2.1. Hiện thực đời sống và vai trò của hiện thực trong tác phẩm văn học .......................................................................... 42 iii
  6. 2.1.1. Hiện thực đời sống ...................................................................... 42 2.1.2. Vai trò của hiện thực đời sống trong tác phẩm văn học ............ 43 2.2. Các kiểu hiện thực đời sống trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức .......................................................................... 45 2.2.1. Hiện thực chiến tranh tàn khốc và bi thƣơng .............................. 45 2.2.2. Hiện thực hậu chiến chấn thƣơng và bao dung ........................... 52 2.2.3. Hiện thực đời tƣ ngổn ngang, vi tế ............................................. 58 2.3. Nghệ thuật tái tạo hiện thực đời sống trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức ......................................................................... 65 2.3.1. Miêu tả hiện thực qua việc tổ chức cốt truyện gh p mảnh, truyện lồng truyện ................................................................................. 65 2.3.2. Đ c tả hiện thực qua thủ pháp xây dựng các biểu tƣợng văn hóa70 2.3.3. Tái hiện hiện thực qua thời gian đồng hiện, hông gian ì ảo, tâm linh .................................................................................................. 76 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................... 83 CHƢƠNG 3. ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG VIÊN ĐẠN VỀ TRỜI VÀ VỀ TỪ HÀNH TINH KÝ ỨC NHÌN TỪ THẾ GIỚI NHÂN VẬT ....................................................... 84 3.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học .......... 84 3.1.1. Khái niệm nhân vật ..................................................................... 84 3.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học.............................. 86 3.2. Các kiểu nhân vật trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức ......................................................................... 88 3.2.1. Nhân vật với sự trải nghiệm nỗi đau, sang chấn và ám ảnh ....... 88 3.2.2. Nhân vật với tình yêu, thù hận, tội ác và sự hóa giải .................. 96 3.2.3. Nhân vật với sự tự nhận thức, hƣớng tới cái thiện.................... 105 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức ....................................................................... 110 3.3.1. Đ c tả nhân vật qua ngôn ngữ trần thuật .................................. 110 3.3.2. Khắc họa nhân vật qua giọng điệu trần thuật ............................ 117 3.3.3 Tái hiện nhân vật qua điểm nhìn trần thuật................................ 124 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 132 iv
  7. KẾT LUẬN ............................................................................................ 133 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ..................................... 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 136 PHỤ LỤC v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chiến tranh đã qua đi hơn bốn mƣơi năm, ể từ sau năm 1975, đất nƣớc còn trải qua hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. Kể từ đó, hơn mấy chục năm qua, đề tài về chiến tranh chƣa bao giờ bị lãng quên trong ký ức của con ngƣời Việt Nam. Đó vẫn luôn là một “Siêu đề tài” mà mỗi khi con ngƣời nhìn nhận, lật trở, truy vấn và tìm kiếm đều có những nỗi niềm khắc khoải, đ t ra những câu hỏi và những góc độ nhìn nhận khác nhau. Nếu nhƣ ở giai đoạn trƣớc Đổi mới, văn học viết về chiến tranh đƣợc khai thác một chiều với khí thế hào hùng, ngợi ca; với những con ngƣời lí tƣởng sẵn sàng sống, chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc còn những chấn thƣơng về tâm lí, tinh thần và cả thể xác thì rất ít nhà văn hai thác. Những năm đầu Đổi mới, văn học chƣa thật sự bứt phá thoát khỏi những mô hình cũ của chiến tranh nhƣng cái nhìn hiện thực đã dần thay đổi, dám nhìn thẳng vào hiện thực lịch sử để nghiền ngẫm, đánh giá, chất vấn. Không còn cảm hứng ngợi ca, lí tƣởng hóa về những ngƣời anh hùng hay là những bản hùng ca về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, giờ đây văn học đƣơng đại khi viết về chiến tranh lại khao khát làm sáng tỏ những góc khuất tinh thần, những dƣ chấn, ám ảnh và những thƣơng tổn mà con ngƣời phải trải qua nhƣ một cái giá đắt đỏ cho độc lập. Những “hóa đơn” đến muộn của hòa bình luôn khiến con ngƣời day dứt, ám ảnh khôn nguôi. Từ năm 1986 cho đến nay, văn học đã chạm đến nhiều khía cạnh của chiến tranh với cái nhìn đa chiều, phản tỉnh. 1.2. Đề tài chiến tranh luôn là mảnh đất màu mỡ “xoáy hút tâm lực, bút lực” (Bùi Thanh Truyền, 2010) của những ngƣời cầm bút. Những nhà văn hôm nay nhƣ: Bảo Ninh, Chu Lai, Văn Lê, Nguyễn Đình Tú, Đoàn Tuấn, Nguyễn Bình Phƣơng, Sƣơng Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Thuần, Võ Diệu Thanh,… đã mạnh dạn giải mã mọi khía cạnh, góc khuất, những chủ đề nhạy cảm nhất của chiến tranh với cái nhìn trực diện, đa chiều. Viết về đề tài quen thuộc này, nhà văn Võ Diệu Thanh đã tạo những n t riêng gây đƣợc ấn tƣợng sâu sắc trong lòng độc giả 1
  9. khi viết về chiến tranh. Là giáo viên trẻ của miền đất An Giang – mảnh đất chịu nhiều mất mát đau thƣơng trong chiến tranh, đ c biệt là cuộc thảm sát kinh hoàng của lính Khmer đỏ, từng nhận mình là “kẻ ngoài cuộc” sợ không dám viết về chiến tranh vì bản thân là hậu sinh không trực tiếp trải nghiệm những mất mát đau thƣơng mà chiến tranh gây ra, sợ mình sẽ có cái nhìn chủ quan hi đánh giá về cuộc chiến, nhà văn Võ Diệu Thanh đã lảng tránh đề cập đến những đề tài về chiến tranh, dù là hƣ cấu hay tƣ liệu nhƣ một cách rời xa cuộc chiến. Nhƣng trong chị luôn ám ảnh, luôn hoảng loạn ôm những nỗi đau hi nghe những nạn nhân kể về những bi kịch mà họ đã trải qua trong chiến tranh. Chính những câu hỏi của ngƣời trong cuộc cứ l p đi l p lại trong tâm trí nhà văn đã trở thành nỗi ám ảnh chất chứa trong lòng thôi thúc chị viết về chiến tranh. Tác giả đã thực sự bƣớc vào cuộc chiến “tự đối diện, tự giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong lòng mình, tự trả lời những câu hỏi, những nợ nần của quá khứ, làm người hóa giải quá khứ và hiện tại” (Bùi Thanh Truyền, 2020). Hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức, nhà văn đã đánh dấu bƣớc ngo c lớn trong sự nghiệp viết văn của mình khi tự thử sức và dấn thân vào một mảng đề tài lớn đã có nhiều cây bút thành danh, đó là đề tài chiến tranh. 1.3. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào có tính chất hệ thống nghiên cứu về chiến tranh trong hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức. Để có thể thấy đƣợc những góc nhìn khác về những tác động của chiến tranh trong các sáng tác của Võ Diệu Thanh cũng nhƣ những nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới ĩ thuật viết về đề tài chiến tranh của nữ nhà văn họ Võ, chúng tôi quyết định thực hiện lựa chọn đề tài: Đề tài chiến tranh trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Võ Diệu Thanh là gƣơng m t nhà văn trẻ của mảnh đất An Giang, luôn có sự nỗ lực không ngừng trong việc tìm tòi, thể nghiệm trong lối viết lạ, luôn biết khám phá, khai thác nguồn năng lƣợng tích cực bên trong con ngƣời, không bó buộc bản thân trong một thể loại nhất định nào. Chính vì thế, chị đã đạt đƣợc 2
  10. những thành công nhất định và dần khẳng định mình trong lòng độc giả. Các sáng tác của Võ Diệu Thanh là đối tƣợng quan tâm của khá nhiều bài viết ở những mức độ và tầm cỡ khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách dày d n, toàn diện về hai cuốn truyện ký gần đây của tác giả. Đó chủ yếu chỉ là các bài giới thiệu, các bài phê bình nhỏ, các bài viết, bài báo đƣợc đăng rải rác trên các trang web, báo điện tử. Dƣới đây chúng tôi điểm qua một số bài viết, bài báo, đề cập đến các sáng tác của Võ Diệu Thanh nói chung và chiến tranh trong các tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức. 2.1. Những công trình viết về cuộc đời và văn nghiệp Võ Diệu Thanh Võ Diệu Thanh là một nhà văn trẻ có sức viết mạnh mẽ nhất hiện nay. Liên tiếp nhận đƣợc nhiều giải thƣởng lớn về văn học, bởi thế chị luôn đƣợc nhiều tờ báo và tạp chí có uy tín quan tâm ƣu ái, rất nhiều sinh viên của các trƣờng đại học đã lựa chọn các sáng tác của chị làm đề tài nghiên cứu tiểu luận, khóa luận. Trên Báo Tuổi Trẻ với bài viết Nhà văn Võ Diệu Thanh, tác giả Nghiêm Quốc đã phỏng vấn nhà văn Võ Diệu Thanh và khẳng định: “Võ Diệu Thanh là nhà văn trẻ duy nhất của đồng bằng Sông Cửu Long được Hội đồng chuyên môn và ban nhà văn trẻ giới thiệu lên Ban chấp hành hội và được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2012” (Nghiêm Quốc, 2013). Thông qua bài phỏng vấn, ta còn hiểu thêm về quan niệm của Võ Diệu Thanh đối với nghề viết văn và quan niệm về văn chƣơng và là cơ sở để chúng tôi đánh giá vai trò của Võ Diệu Thanh trong đời sống văn học đƣơng đại. Tác giả Tiểu Quyên trong bài viết Võ Diệu Thanh: Viết từ cô đơn đỉnh trời, cho thấy đƣợc một Võ Diệu Thanh với một cuộc đời trải qua nhiều nỗi đau, nhiều thăng trầm trong cuộc sống để rồi cuối cùng tìm thấy sự bình yên, an yên nơi con chữ. Bài viết cung cấp thêm cho chúng tôi những thông tin về nhà văn và những quan niệm của nhà văn hi nghiên cứu về đề tài chiến tranh. Trên Báo Thanh Niên, bài viết Nhà văn đa năng Võ Diệu Thanh, tác giả Công Sơn nhận xét Võ Diệu Thanh là một nhà văn đa năng, cần mẫn thử sức mình với 3
  11. đủ các thể loại và đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong các thể loại mà chị sáng tác. Bài viết cho thấy đƣợc khả năng và tiềm lực của nhà văn. Ngoài các bài viết, các bài phỏng vấn, các công trình nghiên cứu, sáng tác của Võ Diệu Thanh cũng là đối tƣợng nghiên cứu của những đề tài khóa luận tốt nghiệp dƣới đây. 2.2. Những công trình đề cập đến chiến tranh trong hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức Hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh đều là những tác phẩm mới, ra đời cách đây hông lâu nên vấn đề chỉ mới dừng lại ở các góc độ nhận định, khái quát. Do tác phẩm còn mới nên chƣa có nhiều thời gian để các nhà phê bình thẩm định và viết các bài nghiên cứu. Các tài liệu về tác giả, các bài viết bàn luận về hai tác phẩm chủ yếu đƣợc đăng qua các bài phỏng vấn trên mạng. Một số bài nghiên cứu về đề tài chiến tranh cũng chỉ điểm qua một số vấn đề liên quan chƣa thật sự đi sâu vào nghiên cứu hoàn chỉnh về hai tác phẩm này. Bùi Tiểu Quyên trong bài viết, Nhà văn Võ Diệu Thanh: Viết mãi vẫn chưa hết về Ba Chúc đã có những nhận x t đánh giá về hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức. Tác giả cho rằng: “Những nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Võ Diệu Thanh đều mang nỗi đau nhưng đó lại là những trang văn ấm tình người” (Bùi Tiểu Quyên, 2019). Đồng thời trong bài viết tác giả cũng cho thấy tiểu thuyết Viên đạn về trời với con ngƣời hậu chiến đang loay hoay trong khối hỗn độn của mất mát, yêu thƣơng, thù hận. Còn tác phẩm Về từ hành tinh ký ức, tác giả chỉ ra sự tàn khốc của chiến tranh qua lời kể của các nhân chứng về tội ác tày trời của bọn Pol Pot và sự bi thảm mà ngƣời dân An Giang phải chịu đựng. Trong bài viết tác giả cũng lồng quan điểm, sứ mệnh của nhà văn “Việc tìm kiếm, lắng nghe, ghi chép lại cho đến tận cùng sự thật của lịch sử, cũng là một sứ mệnh của người cầm viết” (Bùi Tiểu Quyên, 2019). Đây là bài viết duy nhất có cái nhìn đối sánh về hai tác phẩm giúp chúng tôi làm tƣ liệu khi nghiên cứu đối sánh về hai tác phẩm trong luận văn. 4
  12. Đinh Lê Vũ trong bài viết Về từ hành tinh ký ức: khuôn mặt khác của chiến tranh đã chỉ ra một khuôn m t khác của chiến tranh. Những câu chuyện đƣợc kể, không chỉ là thời chống Pháp, chống Mỹ, cuộc chiến mà bất ì ngƣời Việt Nam nào dù muốn dù hông cũng hông thể đứng ngoài cuộc, bởi đó là cuộc chiến tranh giữ nƣớc, chống xâm lƣợc, cuộc chiến chống hung tàn để bảo vệ từng tấc đất quê hƣơng. Theo tác giả bài viết, những câu chuyện trong Về từ hành tinh ký ức, không có cảnh chiến đấu anh dũng, hông có những bản thiên anh hùng ca, cũng hông có cờ tung bay phấp phới. Tác phẩm phô bày bộ m t bi thảm khác bằng những câu chuyện có thật về những sinh mạng bị giết chết một cách dã man, về những con ngƣời vô tội, yếu đuối nhƣ ngƣời phụ nữ bị bắn chết, bị hiếp, bị giết bằng cách đóng cọc vào cửa mình; nhƣ những đứa trẻ vô tội bị giết bằng cách x đôi ngƣời, bị đập đầu đến chết… Đó còn là nỗi oan ức, tiếng êu gào đòi công bằng của những con ngƣời đã chết, những ngƣời còn sống và cả tƣơng lai. Những thƣơng tổn, di chứng tâm lí, tình cảm không thể nguôi ngoai, những đau đớn thấu vào từng thớ thịt, từng mạch máu mà đến tận cuối đời cũng không thể nào xóa hết. Có thể nói, hi đọc Về từ hành tinh ký ức, tác giả muốn nhắn gửi thế hệ mai sau: “để biết nói không với cái ác, để biết loại trừ cái ác, dù bất kì động cơ nào, ra khỏi đời sống con người” (Lê Đình Vũ, 2018). Giới thiệu về tác phẩm Về từ hành tinh ký ức, tác giả Ba Son cho rằng đây là cuốn kí sự còn – mất của ngƣời dân Ba Chúc – Tỉnh An Giang trong cuộc thảm sát đẫm máu của lính Khmer đỏ gây ra. Tác giả đã có những nhận x t “Chết chóc, chẳng lạ gì trong chiến tranh”. Nhƣng đâu có cái chết nào giống nhau và nỗi đau cũng thế. Những ngƣời sinh ra trong thời bình nhƣ mình cũng sẽ mãi chỉ là “Kẻ ngoài cuộc”, cũng sẽ phải luôn tự đ t ra câu hỏi rằng: “Làm sao có thể sống được qua những ngày đau đớn đó ?”. Ngƣời viết cũng chỉ ra những ngƣời còn sống khi chứng kiến thảm cảnh ấy, những nỗi đau ấy, họ nhƣ đã chết một nửa linh hồn. “Đọc Về từ hành tinh ký ức để cùng trải qua một hành trình thật đau đớn, khốc liệt và ám ảnh. Một hành trình mà mình thật sự luôn ao ước, sẽ không một lần nào xảy ra thêm nữa! Không có hòa bình nào miễn phí” (Ba Son, 2019). 5
  13. Anh Quân trong bài viết Trả món nợ kí ức đã đƣa ra quan điểm của mình về tội ác của quân Khmer đỏ trong vụ thảm sát dã man ở Ba Chúc – Tỉnh An Giang bằng cách đọc ngƣợc tác phẩm Về từ hành tinh ký ức. Tác giả cho rằng việc đọc ngƣợc hóa giải bớt những câu hỏi, những trăn trở, dằn v t của ngƣời đọc từ trang đầu khi nghiền ngẫm tập ký sự. Bài viết bƣớc đầu chỉ ra căn nguyên của tội ác, chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến cuộc thảm sát ở Ba Chúc. Đồng thời, bài viết đã cung cấp một hƣớng tiếp cận mới của tác phẩm “đọc ngƣợc” giúp chúng tôi nghiên cứu và có cái nhìn bao quát hơn về tác phẩm. Huy Hùng trong bài viết: Về hành tinh ký ức – chạm vào Ba Chúc đã giới thiệu một số nét khái quát về tác phẩm. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra một số nhân chứng trong vụ thảm sát Ba Chúc và một số cuộc chiến tranh khác, từ đó cho thấy sự thảm khốc của chiến tranh và tố cáo mạnh mẽ tội ác chống lại loài ngƣời của chiến tranh. Qua bài viết, tác giả còn khẳng định những đóng góp của tác phẩm cho lịch sử vùng đất An giang cũng nhƣ những nỗ lực cố gắng của nhà văn, vƣợt qua giới hạn của bản thân để khắc họa diện mạo của tội ác, và trên hết tìm lại tiếng nói đồng cảm cho những số phận bị lãng quên trong những nấm mồ. Trên Báo Sài Gòn Giải phóng (online) với bài viết Nhà văn Võ Diệu Thanh: Chiến tranh nên lùi xa mãi mãi, Hồ Sơn đƣa ra hàng loạt các câu hỏi xoáy sâu vào đề tài chiến tranh mà đ c biệt là cuộc thảm sát dã man của lính Khmer đỏ đối với ngƣời dân Ba Chúc, tỉnh An Giang. Qua cách trả lời của nhà văn cho thấy, viết về chiến tranh không phải là lên án mà muốn “Chiến tranh nên lùi xa mãi mãi”, viết về những thƣơng tổn mà những nạn nhân đã trải qua là thay lời muốn nói, giúp họ đƣợc cất lên tiếng nói về những gì mình đã trải qua, về nỗi oan của mình, về chiến tranh tàn khốc. Đó cũng chính là tiếng lòng của những ngƣời còn sống và đã chết mong muốn tìm đƣợc sự cảm thông, thấu hiểu của thế hệ mai sau. Bùi Thanh Truyền trong bài Động hình mới của văn xuôi chiến tranh qua những phác thảo rời đã hái quát các tác giả, tác phẩm viết về chiến tranh biên giới Tây Nam. Tác giả cũng đã đề cập đến nhà văn Võ Diệu Thanh – một cô giáo 6
  14. trẻ, sinh ra và lớn lên ở An Giang – nơi chịu nhiều tổn thất, tang thƣơng do Khmer Đỏ gây ra và tác phẩm Về từ hành tinh ký ức. Qua bài viết, tác giả cho ta thấy Võ Diệu Thanh từng nhận mình là kẻ ngoài cuộc vô tình bị đẩy vào chiến tranh. Trải nghiệm nỗi đau của chiến tranh qua lời kể của những nạn nhân trong vụ thảm sát kinh hoàng của lính Khmer đỏ đồng thời tác giả cũng chỉ ra tâm trạng giằng xé của ngƣời viết cũng nhƣ cách tác giả tự đối diện, tự giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong lòng mình, tự trả lời cho câu hỏi, cho nợ nần của quá khứ và là ngƣời hóa giải quá khứ. Bài viết đã cung cấp những thông tin về tác giả và nguồn tƣ liệu lớn về các tác giả viết về đề tài chiến tranh trong văn học đƣơng đại Việt Nam, cho chúng tôi hƣớng tiếp cận và hai thác quan điểm của các nhà văn trong văn xuôi hôm nay. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện chƣa có bài viết, công trình nghiên cứu đối sánh nào giữa hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh một cách đầy đủ, hệ thống và toàn diện. Những bài viết, công trình nghiên cứu về hai tác phẩm này đều là riêng biệt từng tác phẩm, chỉ liên quan đến phân tích yếu tố nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm một cách riêng biệt và độc lập. Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp cận hai tác phẩm theo hƣớng đối sánh để tìm và phân tích trên cơ sở của những điểm tƣơng đồng trong hai tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học đƣơng đại Việt Nam của nữ nhà văn trẻ miền đất An Giang. Hi vọng luận văn có thể đi sâu vào làm rõ và bao quát đƣợc những tác động của chiến tranh đối với cuộc sống và con ngƣời trên hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi hƣớng đến các mục đích chính nhƣ sau: Phân tích cách tiếp cận, thể hiện những vấn đề nóng bỏng của hiện thực xã hội và con ngƣời qua hai tác phầm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh trên cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, nghiên cứu đề tài để thấy đƣợc phong cách sáng tạo nghệ thuật và đóng góp của nhà văn trong nền văn học đƣơng đại 7
  15. Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy một mục đích cũng hông kém phần quan trọng của luận văn đó là qua việc vận dụng những hiểu biết của bản thân từ đề tài để đi vào vận dụng giảng dạy những tác phẩm văn học Việt Nam đƣơng đại trong nhà trƣờng phổ thông. Có thể liên hệ đối sánh với các sáng tác trong nhà trƣờng hiện nay nhất là những sáng tác về đề tài chiến tranh với tác phẩm của Võ Diệu Thanh, từ đó mở rộng thêm sự hiểu biết cũng nhƣ tình yêu với văn chƣơng và ĩ năng văn học cho học sinh. 4. Đối tƣợng và phạm vi 4.1. Đối tượng nghiên cứu Qua việc khảo sát hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh, chúng tôi tập trung phân tích chiến tranh đƣợc thể hiện qua hiện thực xã hội và vấn đề con ngƣời trên hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Số lƣợng tác phẩm của Võ Diệu Thanh tính tới thời điểm hiện nay là hai tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng, Viên đạn về trời; truyện ngắn Khu vườn trong mơ, truyện dài Siêu nhân cua, Chúng mình bay đầy trời, Cửa sổ hình tia chớp, Gạt nước mắt đi, Con nước say mèm, Tiền của thần cây, Quà tặng của ngày mai; tập truyện Những cậu bé mặt trời; kí sự Về từ hành tinh ký ức; tản văn Bờ vai cho cả bờ vai; biên khảo Muôn dặm sầu giăng …Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này chỉ tập trung khảo sát trực tiếp hai tác phẩm của Võ Diệu Thanh: - Về từ hành tinh ký ức. (2018). Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. - Viên đạn về trời. (2019). Nxb Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng phạm vi khảo sát với một số tác phẩm và một số tác giả cùng thế hệ để đối chiếu, so sánh khi cần thiết. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp 8
  16. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích những tác động của chiến tranh đến số phận của con ngƣời, từ đó đi đến đánh giá hái quát những chấn thƣơng của con ngƣời thời hậu chiến. 5.2. Phương pháp văn hóa – lịch sử Đ t các tác phẩm của Võ Diệu Thanh vào bối cảnh lịch sử của văn học chiến tranh ở Việt Nam sau năm 1975 để có cái nhìn thấu đáo, hách quan, chân thực về những sự kiện lịch sử quan trọng: Chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam 1978. Những biến cố lịch sử này đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con ngƣời trong hiện thực thời chiến cũng nhƣ để lại những “tàn dƣ” đeo bám con ngƣời trong thời bình. 5.3. Phương pháp loại hình Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nhận diện các huynh hƣớng viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1986 và phân tích sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật theo đ c trƣng thể loại. 5.4. Phương pháp cấu trúc Sử dụng phƣơng pháp cấu trúc xem x t văn bản nghệ thuật trong một chỉnh thể giữa nội dung và hình thức, từ đó làm sáng tỏ giá trị mối quan hệ giữa chúng và đi đến giải mã ý nghĩa văn bản, giải mã đƣợc chiến tranh. 5.5.Phương pháp liên ngành Ngƣời viết sử dụng kiến thức của y học, tâm lí học chấn thƣơng để nghiên cứu về những chấn thƣơng, những thƣơng tổn, ám ảnh của con ngƣời hậu chiến tranh. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận Đề tài giúp làm sáng tỏ đề tài chiến tranh ở vấn đề hiện thực, con ngƣời trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh k ức đƣợc trên hai phƣơng diện chính là nội dung và hình thức nghệ thuật trong mảng văn học chiến tranh của Võ Diệu Thanh đƣợc hiểu sâu sắc, hệ thống và toàn diện hơn. Từ đó, luận văn góp phần 9
  17. hẳng định vị trí, đóng góp của nhà văn này trong tiến trình văn học Việt Nam đƣơng đại. 6.2. Về ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp một cái nhìn chân thực, sinh động về hiện thực chiến tranh trong thời chiến, thời bình, trong mỗi con ngƣời… Bên cạnh đó, đề tài là tài liệu tin cậy khi nghiên cứu về tác giả Võ Diệu Thanh ho c những vấn đề liên quan đến mảng văn học về chiến tranh ở Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này, cũng giúp chúng tôi hiểu biết thêm về lịch sử, con ngƣời Việt Nam trong những năm tháng đau thƣơng của dân tộc. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài có thể làm tƣ liệu giảng dạy trong chủ đề văn xuôi đƣơng đại Việt Nam dành cho học sinh lớp 12; có thể điều chỉnh dƣ luận, nhận thức đánh giá của dƣ luận về một vấn đề nhạy cảm – đó là vấn đề về chiến tranh. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả, Bài phỏng vấn tác giả, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm có 03 chƣơng: Chƣơng 1: Khái lược về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam thời đổi mới và sáng tác của Võ Diệu Thanh Trong chƣơng này chúng tôi tập trung làm rõ hai vấn đề đó là: Khái lƣợc về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam thời đổi mới và Sáng tác của Võ Diệu Thanh trong đời sống văn học đƣơng đại Việt Nam. Chƣơng 2: Đề tài chiến tranh trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức nhìn từ hiện thực đời sống. Chƣơng này, tìm hiểu ba vấn đề trung tâm: Vấn đề thứ nhất là: Hiện thực đời sống và vai trò của nó trong tác phẩm văn học. Vấn đề thứ hai là: Các kiểu hiện thực đời sống trong hai tác phẩm Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức. Vấn đề thứ ba là: Nghệ thuật khắc họa hiện thực đời sống trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức. 10
  18. Chƣơng 3: Đề tài chiến tranh trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức nhìn từ thế giới nhân vật. Trong chƣơng này, chúng tôi cũng tập trung tìm hiểu ba vấn đề chính: Vấn đề thứ nhất là: Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học. Vấn đề thứ hai là: Các kiểu nhân vật chủ yếu trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh ký ức và vấn đề thứ ba ở phƣơng diện nghệ thuật: Nghệ thuật hắc họa nhân vật trong Viên đạn về trời và Về từ hành tinh k ức. 11
  19. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ DIỆU THANH 1.1. Khái lƣợc về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam thời Đổi mới 1.1.1. Khái niệm đề tài trong văn học Văn học với sự đa dạng, phong phú về đề tài trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút sự khám phá của văn nghệ sĩ. Qua mỗi thời kì lịch sử, đề tài văn học lại đƣợc văn nghệ sĩ hám phá với một góc nhìn mới bằng cách mở rộng biên độ phản ánh và tiếp cận đem đến cho văn học những diện mạo mới mẻ, đ c sắc. Theo từ điển thuật ngữ văn học, đề tài là “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2007, tr110). Nếu hiểu đề tài là một khái niệm chỉ loại các hiện tƣợng đời sống đƣợc miêu tả và phản ánh, có nghĩa là có bao nhiêu loại hiện tƣợng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài đƣợc phản ánh trong văn học. Việc lựa chọn và xác định đề tài bƣớc đầu thấy đƣợc ý đồ và huynh hƣớng sáng tác của nhà văn. Có thể nói, đề tài là dấu gạch nối giữa thế giới hiện thực đƣợc cảm nhận qua lăng ính của nhà văn và bản chất xã hội. Chúng ta có thể xác định đề tài trên hai phƣơng diện: bên ngoài và bên trong. Xét ở phƣơng diện bên ngoài của đề tài tức là đề cập đến mối liên hệ thuần túy của “phạm vi hiện thực được tác phẩm phản ánh” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2007, tr110). Có nghĩa là hi chú trọng phƣơng diện bên ngoài của đề tài lấy phạm trù xã hội, lịch sử làm trung tâm. Nhƣ đề tài ngƣời nông dân bị đẩy vào bƣớc đƣờng cùng trƣớc cách mạng tháng tám, hay đề tài chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, hình tƣợng ngƣời lính, cha già dân tộc, xây dựng xã hội, giai cấp công – nông - binh… 12
  20. Để thấy đƣợc tính chất của phạm vi đối tƣợng phản ánh và giúp chúng ta tránh sự đồng nhất đề tài và đối tƣợng phản ánh, cần phải quan tâm đến phƣơng diện bên trong của đề tài. Tức là cần phải xác định rõ cuộc sống nào, con ngƣời nào, đƣợc nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Nhƣ tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa, Nam Cao đều phản ánh số phận và cuộc đời của con ngƣời trƣớc cách mạng tháng Tám. Nhƣng mỗi tác phẩm lại đề cập đến những vấn đề khác nhau, tác phẩm Chí phèo nói đến số phận, cuộc đời của ngƣời nông dân bị bọn địa chủ phong kiến và nhà tù thực dân đẩy vào bƣớc đƣờng cùng, trƣợt dài trên con đƣờng tha hóa và tự hủy, tác phẩm Đời thừa lại phản ánh cuộc sống “mòn” ngột ngạt, bế tắc của tầng lớp trí thức tiểu tƣ sản nghèo. Khi xác định đúng đề tài của tác phẩm giúp chúng ta liên kết nội dung của tác phẩm và hiện thực cuộc sống. Trong quá trình xác định cần chú ý hông nên đồng nhất đề tài và đối tƣợng, chất liệu cuộc sống hay một nguyên mẫu nào đó ngoài thực tế. Vì, đề tài là một phƣơng diện nội dung của tác phẩm đã đƣợc tác giả lựa chọn, nhận thức và phản ánh trong tác phẩm còn đối tƣợng là cái nằm bên ngoài, là cơ sở của đề tài khái quát phạm vi lịch sử - xã hội trong tác phẩm. Nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, tiêu biểu cho một hiện tƣợng, một tầng lớp, một tính cách trong lĩnh vực đời sống nên nhân vật cũng gắn liền với đề tài. Nhân vật ngƣời vợ nh t tiêu biểu cho số phận những ngƣời nông dân bị đẩy ra bên lề cuộc sống trong nạn đói khủng khiếp 1945, cuộc đời họ rẻ rúng không bằng cọng rơm, cọng rạ ven đƣờng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Tuy nhiên trong tác phẩm không chỉ miêu tả một mình nhân vật ngƣời vợ nh t mà đó là cả một hệ thống nhân vật, phạm vi đề tài cũng đƣợc mở rộng. Nhân vật Tràng xuất hiện nhƣ cái phao cứu cuộc đời ngƣời vợ nh t bên bờ cái chết nhƣng qua đó nhà văn lại phản ánh đề tài về sự khao khát hạnh phúc, nhu cầu hạnh phúc của con ngƣời ngay cả trong tình cảnh bi thƣơng nhất, nhân vật bà cụ Tứ lại tiêu biểu cho đề tài về tình mẫu tử thiêng liêng, đó còn là đề tài giác ngộ cách mạng của ngƣời nông dân ở chi tiết lá cờ đỏ sao vàng ẩn hiện trong óc Tràng cuối tác phẩm. Trong một tác phẩm văn học không chỉ phản ánh một đề tài mà còn có thể là cả một hệ thống đề tài liên quan và bổ sung cho nhau. Khi nói đến đề tài trong văn học hông có đề tài riêng lẻ 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2