Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc
lượt xem 9
download
Luận văn "Thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các bình diện về thi pháp trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, người viết đi phân tích đánh giá những yếu tố thể hiện sự đa dạng độc đáo trong cách viết của ông. Nhận diện được các bình diện thi pháp qua truyện ngắn Bình Nguyên Lộc như: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, ngôn từ và giọng điệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT MAI THỊ HƢƠNG GIANG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ NGÀNH: 82 20 121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - 2018
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT MAI THỊ HƢƠNG GIANG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ NGÀNH: 82 20 121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG TRỌNG QUYỀN BÌNH DƢƠNG - 2018 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác. Tác giả luận văn Mai Thị Hƣơng Giang ii
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin dành sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Trọng Quyền, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhà trƣờng và khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt 2 năm tham gia học lớp cao học chuyên nghành Văn học Việt Nam (khóa 2016 – 2018) tại Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Xin cảm ơn đến quý thầy cô đã hết lòng dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn của tôi. Những nhận xét và góp ý của quý thầy cô sẽ là kinh nghiệm quý báu cho tôi trong việc nghiên cứu sau này. Cuối cùng, tôi xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, chúc quý thầy cô nhiều thành công trong cuộc sống, có thêm nhiều niềm vui hơn nữa trong sự nghiệp trồng ngƣời thiêng liêng, cao quý. Bình Dương, ngày 5 tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Mai Thị Hƣơng Giang iii
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 6. Đóng góp của luận văn..................................................................................... 12 7. Cấu trúc của luận văn...................................................................................... 13 Chƣơng 1. VẤN ĐỀ THI PHÁP HỌC VÀ ĐỜI VĂN BÌNH NGUYÊN LỘC .. 14 1.1. Những vấn đề chung về thi pháp học ........................................................... 14 1.1.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học .................................................... 14 1.1.2. Một số nét về thi pháp học ở Việt Nam ............................................... 16 1.2. Đặc điểm thi pháp truyện ngắn .................................................................... 19 1.2.1. Nhân vật ............................................................................................. 20 1.2.2. Cốt truyện ........................................................................................... 23 1.2.3. Không gian ......................................................................................... 25 1.2.4. Thời gian ............................................................................................ 26 1.2.5. Ngôn từ ............................................................................................... 27 1.2.6. Giọng điệu .......................................................................................... 28 1.3. Bình Nguyên Lộc – “con nai vàng” xứ Đồng Nai ....................................... 29 1.3.1. Dấu ấn cuộc đời.................................................................................. 29 1.3.2. Dấu ấn văn chương ............................................................................ 33 Tiểu kết ................................................................................................................. 41 Chƣơng 2. THI PHÁP NHÂN VẬT VÀ THI PHÁP CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC ............................................................ 42 2.1. Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ............................ 42 2.1.1. Kiểu nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc .......................... 42 2.1.1.1. Nhân vật sống với tình yêu quê hương, xứ sở................................... 43 iv
- 2.1.1.2. Nhân vật đau khổ, vỡ mộng ............................................................. 52 2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc 56 2.1.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình .................................................. 56 2.1.2.2. Xây dựng nhân vật qua điểm nhìn trần thuật ................................... 61 2.2. Thi pháp cốt truyện trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc .......................... 63 2.2.1. Cốt truyện truyền thống .................................................................... 64 2.2.2. Cốt truyện tâm lý ............................................................................... 68 2.2.3. Cốt truyện trinh thám ........................................................................ 72 Tiểu kết ................................................................................................................. 73 Chƣơng 3. THI PHÁP KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC .................................. 75 3.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ..................... 75 3.1.1. Không gian nông thôn ...................................................................... 75 3.1.2. Không gian đô thị .............................................................................. 79 3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ........................ 86 3.2.1. Thời gian quá khứ............................................................................. 86 3.2.2. Thời gian đồng hiện .......................................................................... 89 3.3. Ngôn từ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ............................................. 92 3.3.1. Ngôn từ đậm chất Nam Bộ ................................................................ 94 3.3.2. Ngôn từ thể hiện cá tính người Nam Bộ ......................................... 101 3.4. Giọng điệu trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ...................................... 105 3.4.1. Giọng điệu trầm buồn, tình cảm ..................................................... 105 3.4.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm ........................................................... 107 3.4.3. Giọng điệu triết lý, suy tư ................................................................ 110 Tiểu kết ............................................................................................................... 111 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 116 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử dựng nƣớc, có môi trƣờng tự nhiên hoang sơ nhƣng cũng rất màu mỡ. Vùng đất với những thử thách, mời gọi khát vọng chinh phục khám phá, đồng thời hào phóng ban tặng cho cả lƣu dân những sản vật quý hiếm. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, văn hóa, tính cách con ngƣời vừa kế thừa vừa phát huy vẻ đẹp tâm hồn Việt. Hành trình khám phá con ngƣời Nam Bộ là hành trình trở lại cội nguồn văn hóa lịch sử, soi ngắm con ngƣời dƣới nhiều góc độ khác nhau là hƣớng tiếp cận có chiều sâu văn học. Nhắc đến Văn học Nam Bộ thế kỉ XX với những sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Phi Vân, Anh Đức… chúng ta không thể không kể đến Bình Nguyên Lộc – ngƣời đã đóng góp làm nên sự bề thế, phong phú cho văn học Nam Bộ. Con nai hiền miền bình nguyên (nghĩa của tên Bình Nguyên Lộc) ấy đã để lại dấu ấn rõ nét tạo nên dòng chảy khác biệt, chứng tỏ sức sống của một bộ phận văn học phát triển từ mảnh đất đặc thù này. Đây là một vùng văn học độc đáo cần đƣợc quan tâm và nghiên cứu sâu sắc, lâu dài hơn, và nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc - ngƣời đã đóng góp vào văn học dân tộc tiếng nói riêng của vùng đất mới. Thực hiện đề tài này cũng là một cách để ngƣời viết dần tiếp cận, khám phá hình tƣợng con ngƣời Nam Bộ từ hƣớng thi pháp học. Bên cạnh đó, nhằm khẳng định vẻ đẹp và tài năng của Bình Nguyên Lộc. Bình Nguyên Lộc là một cây bút xuất sắc không chỉ ở Nam Bộ mà còn của cả nƣớc. Ông sáng tác từ những năm ba mƣơi của thế kỉ XX, trong suốt gần một thế kỉ sáng tác, nhà văn đã để lại một sự nghiệp văn chƣơng đồ sộ, đặc biệt là truyện ngắn. Những tác phẩm của nhà văn đã khắc chạm một đƣờng nét độc đáo vào bức tranh văn học dân tộc. Cái riêng trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc mang đậm không khí của đất và ngƣời miền Nam trong cái thuở tiền nhân ta khai phá miền Nam, mở mang bờ cõi. Con nai hiền miền bình nguyên ấy đã góp thêm một giọng văn riêng, chứa chan tình yêu quê hƣơng, ca ngợi những phẩm chất cao quý đã giúp dân tộc tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh 1
- bền bỉ. Truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc đã miêu tả hình ảnh miền Nam một cách sinh động, chân thật và giàu nghệ thuật. Tất cả những điều này đã tạo nên một nhà văn Nam Bộ - Tô Văn Tuấn (tức là Bình Nguyên Lộc) với những nét riêng khó lẫn trong dòng chảy chung ở mảng truyện ngắn của văn học nƣớc nhà. Chính vì vậy, tìm hiểu về Bình Nguyên Lộc, đặc biệt là thể loại truyện ngắn của ông, mảng tác phẩm có nhiều đóng góp cho văn học Nam Bộ từ hƣớng thi pháp học là một việc làm quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa trong công tác phê bình và nghiên cứu lịch sử văn học. Trong mấy chục năm trở lại đây, thi pháp học đã và đang trở thành một xu hƣớng tiếp cận tác phẩm đƣợc giới nghiên cứu phê bình văn học ứng dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả. Thi pháp học không phải là nối gạch duy nhất đi đến chân lý nghệ thuật. Xuất phát từ thi pháp học để tìm hiểu, phân tích tác phẩm là hƣớng nghiên cứu biện chứng vì nó kết hợp đƣợc tính khoa học và nghệ thuật, tƣ tƣởng và thẩm mỹ, nội dung và hình thức của tác phẩm trong quá trình nghiên cứu. Theo chúng tôi, hƣớng nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta khám phá đƣợc một cách toàn diện vẻ đẹp của tác phẩm văn chƣơng một cách khách quan nhất, đem đến cái nhìn đầy đủ về tài năng, đóng góp nghệ thuật của nhà văn và giá trị của tác phẩm. Thêm vào đó, văn học Nam Bộ trƣớc năm 1975, là giai đoạn văn học khá sôi động với nhiều cây bút tạo cho văn học Nam Bộ tính đặc thù, tiềm tàng nhiều vấn đề cần đƣợc làm rõ. Ngƣời viết tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu thi pháp học, tìm hiểu về nhà văn Bình Nguyên Lộc sinh ra tại Nam Bộ, sống ở Nam Bộ, viết về Nam Bộ, là tác giả Nam Bộ “rặt”, ngƣời đã ghi dấu tài năng của mình và có ảnh hƣởng rất lớn trên chặng đƣờng phát triển của văn học miền Nam. Lựa chọn đề tài Thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, chúng tôi góp phần đƣa truyện ngắn Bình Nguyên Lộc đến gần hơn với đông đảo bạn đọc, mong muốn đem đến cho ngƣời đọc một cái nhìn khái quát nhất về truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dƣới góc nhìn thi pháp. Qua đó, ghi nhận và khẳng định sự đóng góp của tác giả về nghệ thuật truyện ngắn cho nền văn học nƣớc nhà. 2
- 2. Lịch sử vấn đề Thi pháp học, với tƣ cách một khoa học nghiên cứu văn học có mặt ở Việt Nam khá muộn, các công trình lý thuyết và ứng dụng ở Việt Nam theo hƣớng thi pháp học đã đƣợc công bố nhƣng chƣa nhiều. Cho nên thật khó mà dựng lên một lịch sử vấn đề thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc với nghĩa chặt chẽ của tiêu đề. Nhƣng do đối tƣợng mà thi pháp học quan tâm thật rộng lớn, hầu nhƣ không loại trừ bất kì một phƣơng diện nào của hình thức nghệ thuật. Các yếu tố của hình thức nhƣ: nhân vật, cốt truyện, chi tiết, không gian, thời gian, ngôn ngữ… trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc đã có những bài viết đề cập đến. Tuy nhiên, lại không đƣợc khảo sát một cách có hệ thống, không đƣợc xem xét dƣới quan niệm chỉnh thể… mà chỉ đƣợc phân tích, cảm nhận chung chung, phán đoán một cách riêng lẻ, do vậy không phải là thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tận dụng tối đa những phát hiện có giá trị về truyện ngắn Bình Nguyên Lộc mà những ngƣời đi trƣớc đã đạt đƣợc. Cái mới là ở chỗ chúng đƣợc xem xét, cắt nghĩa, lí giải theo một cách thức, một hệ thống khác. Với ý nghĩa đó, dƣới đây ngƣời viết sẽ cố gắng trình bày lịch sử nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, đặc biệt chú ý đến những ý kiến về phƣơng diện hình thức nghệ thuật có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của mình. Bình Nguyên Lộc là nhà văn hiện đại Nam Bộ giai đoạn 1954 – 1975 nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của dƣ luận ở cả trong nƣớc lẫn hải ngoại. Sau đây, chúng tôi xin liệt kê những công trình nghiên cứu có ảnh hƣởng trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của ngƣời viết về nhà văn theo hai mốc thời gian: trƣớc và sau năm 1975. 2.1. Những công trình nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc xuất bản trước năm 1975 Tác giả Nguyễn Ngu Í có một số bài phỏng vấn, nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc (Nguyễn Ngu Í, 1966), đã ghi nhận Bình Nguyên Lộc sáng tác về quê hƣơng nhƣ để trả món nợ với vùng đất Đồng Nai. Bài viết đã nhấn mạnh đƣợc tình đất, tình quê, lịch sử di dân và đấu tranh sinh tồn của những con ngƣời trên vùng đất mới của Bình Nguyên Lộc. Bài phỏng vấn là những cảm nhận của 3
- chính tác giả khi viết về những tác phẩm của mình đã mang lại cho chúng tôi một cái nhìn khái quát hơn về quan điểm sáng tác của Bình Nguyên Lộc trong quá trình nghiên cứu. Phƣơng Thảo (tức nhà văn Vũ Hạnh) trên tạp chí Bách Khoa số 82, năm 1960 có bài phê bình tác phẩm Ký thác của Bình Nguyên Lộc - khẳng định tình yêu quê hƣơng đất nƣớc và sắc thái địa phƣơng trong tác phẩm (Phƣơng Thảo, 1960). Bài viết đúng nhƣ tiêu đề, chỉ là những lời giới thiệu có tính chất tóm gọn về mặt nội dung của tập truyện chứ chƣa khái quát đi sâu vào vấn đề. Có thể xem, đây là bài viết cung cấp cho ngƣời viết một cái nhìn khái quát chung về tập truyện Ký thác – một trong những tập truyện tiêu biểu trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Bàng Bá Lân trong Văn thi sĩ hiện đại (1968) cho rằng: “Bình Nguyên Lộc chính là sự tiếp nối Hồ Biểu Chánh về thể loại tiểu thuyết của miền Nam ở thế kỷ trƣớc” (Bàng Bá Lân, 1968). Bài viết đã kết dính đƣợc các yếu tố xung quanh tác phẩm nhƣ: nhân vật, không gian để tạo nên một các nhìn thuyết phục về sự tiếp nối hình tƣợng trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Bài nghiên cứu này đã gợi ra ý tƣởng và hƣớng đi cho chúng tôi trong việc đối sánh một số bình diện về thi pháp truyện ngắn với những nhà văn cùng thời. Lê Phƣơng Chi phỏng vấn Bình Nguyên Lộc (1972) về nhiều vấn đề xung quanh cuộc đời nhà văn, trong đó có quan niệm về văn chƣơng, cách viết truyện của Bình Nguyên Lộc. Bài phỏng vấn đã mang lại cho ngƣời viết một bức tranh khái quát nhất về đời văn Bình Nguyên Lộc, đó là những tƣ liệu cần thiết để chúng tôi tìm hiểu về dấu ấn cuộc đời và văn chƣơng của nhà văn. Nguyễn Nam Anh có bài phỏng vấn “Nhà văn Bình Nguyên Lộc” đăng trên Giai phẩm Văn số 199 ra ngày 1-4-1972, tác giả đã khẳng định Hương gió Đồng Nai - tác phẩm đầu tay đã đƣợc nhà văn viết với cả tấm lòng yêu thƣơng quê hƣơng rất sâu sắc (Nguyễn Nam Anh, 1972). 2.2. Những công trình nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc xuất bản sau năm 1975 4
- Nguyễn Q. Thắng – ngƣời dành nhiều công sức tuyển chọn và giới thiệu những sáng tác tiêu biểu của Bình Nguyên Lộc qua bộ Tuyển tập Bình Nguyên Lộc (gồm 4 tập, dài 1194 trang, NXB Văn học, 2001, Hà Nội). Tác giả Nguyễn Q. Thắng đã có những nhận xét khá xác đáng: “Trong từng trang viết, ông làm sống dậy trong tâm thức ngƣời đọc cái hồn nhiên dung dị, chân chất mà đầy tình nghĩa của con ngƣời sinh trƣởng tại miền đất mới…. Tác phẩm của ông là một phần không nhỏ của văn học Việt Nam; nhất là làm sống dậy và lớn lên cái tinh thần chiến đấu hăng say, lạc quan của nhân dân ta nơi vùng đất mới này” (Bình Nguyên Lộc, 2001, tr. 15-16). Trong quyển Từ điển tác gia văn hóa Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, 1999) Nguyễn Q. Thắng đã trình bày khá rõ nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc: “Hầu hết các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc đều viết về sinh hoạt nông thôn Nam Bộ - nhất là miền Đông Nam Bộ. Trong từng trang viết ông làm sống dậy trong tâm thức ngƣời đọc cái hồn nhiên dung dị, chân chất mà đầy tình nghĩa của con ngƣời sinh trƣởng tại miền đất mới. Con ngƣời ấy có đủ bản lĩnh và khả năng để chiến đấu với thiên nhiên, đấu tranh với xã hội”. Đánh giá về tập Nhốt gió, Nguyễn Q. Thắng cho rằng: “Nội dung chủ đề truyện Nhốt gió nói riêng và toàn tập nói chung… đều tiềm tàng, sâu lắng các ý niệm vƣơn lên và mang tính phê phán các tƣ tƣởng cổ hủ, cố chấp theo lối mòn, sự độc đoán trong gia đình, của ngƣời cha… đồng thời biểu dƣơng tinh thần cởi mở, phóng khoáng, cầu tiến, ham học hỏi…. Có thể nói, trƣớc năm 1975 ở miền Nam, Bình Nguyên Lộc là một nhà văn có tấm lòng thƣơng ngƣời đồng loại một cách bao la” (Bình Nguyên Lộc, 2001, tr. 47). Những nhận định của tác giả đã phần nào khái quát đƣợc bức chân dung điển hình của con ngƣời Nam Bộ trong tập truyện Nhốt gió, qua đó thấy đƣợc cái riêng của Bình Nguyên Lộc khi khắc họa hình tƣợng ngƣời nông dân. Sau đó, Nguyễn Q. Thắng còn giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bình Nguyên Lộc trong Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, tập 2 và Bình Nguyên Lộc với Hương gió Đồng Nai (2010). Bài viết cho thấy đƣợc tầm vóc và vị trí của Bình Nguyên Lộc trong văn học Việt Nam, nhất là văn học Nam Bộ. Bài viết đánh giá tác phẩm của Bình Nguyên Lộc dƣới việc xây 5
- dựng những tính cách nổi bật của những con ngƣời đi khai hoang mở cõi tại vùng đất mới “cảm thông với nỗi cơ cực, bần hàn”; “cùng nhau vƣợt qua hoạn nạn”…. Tuy nhiên bài viết chỉ là sự cảm nhận chung, thiếu sự lí giải và phân tích theo hệ thống cần thiết nhƣng cũng phần nào cung cấp cho ngƣời viết về cái nhìn khái quát nhất trong cuộc đời của Bình Nguyên Lộc để chúng tôi soi chiếu vào đề tài của mình để nghiên cứu. Trong Từ điển văn học (bộ mới), tại mục từ Bình Nguyên Lộc, có giới thiệu sơ lƣợc cuộc đời và nêu giá trị một số tác phẩm của Bình Nguyên Lộc nhƣ: Nhốt gió, Rừng mắm, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc… tác giả cũng nhận định: “Trƣớc Bình Nguyên Lộc, dƣờng nhƣ chƣa có một nhà văn Việt Nam nào viết về sự khai phá đất hoang của dân tộc Việt, về đất và nƣớc một cách bát ngát và sâu xa đến thế”. Lê Phƣơng Chi trong Tâm tình văn nghệ sĩ (NXB Thanh Niên, 2001) đã có tìm hiểu về nhà văn Bình Nguyên Lộc và đƣa ra nhận xét: “Nhà văn Bình Nguyên Lộc có một bút pháp sắc bén, đôn hậu, quan sát tinh tế với những tình tiết phong phú và rất đặc sắc trong thể loại truyện ngắn” (Lê Phƣơng Chi, 2001, tr. 371). Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Lƣơng Hải Khôi (2004) với đề tài “Đặc trƣng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc”. Luận văn đã chỉ ra những nét riêng trong những tác phẩm văn xuôi (đặc biệt là tiểu thuyết) của Bình Nguyên Lộc dƣới góc nhìn về mặt nội dung, đặc biệt là quan niệm nghệ thuật của con ngƣời trong tiểu thuyết Bình Nguyên Lộc. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Đông (2005) với đề tài “Văn hóa và con ngƣời Nam Bộ trong tác phẩm Bình Nguyên Lộc”. Và luận án Tiến sĩ với đề tài “Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hóa học” (2014). Tác giả đã có cái nhìn khái quát về truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc với không gian, thời gian và con ngƣời Nam Bộ dƣới góc nhìn của văn hóa Nam Bộ. Những đề tài luận văn của các tác giả đã cung cấp cho ngƣời viết một cái nhìn rộng hơn về các sáng tác của Bình Nguyên Lộc dƣới góc nhìn khác. 6
- Bên cạnh đó, có rất nhiều những bài nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc trên những sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết qua các trang báo điện tử khá nhiều. Điểm chung của những bài viết này, mặc dù chỉ là những bài viết nhỏ những đã phát hiện ra đặc điểm nổi bật về nhân vật trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc, đó là tinh thần yêu tha thiết, gắn bó sâu sắc với nguồn cội, quê hƣơng đất nƣớc. Tiêu biểu là: Tác giả Trần Phỏng Diều, với bài viết Con Tám cù lần của Bình Nguyên Lộc - người thành thị hoài niệm về chốn thôn quê đăng trên trang http://binhnguyenloc.de ngày 01/12/2007 đã đánh giá cao vị trí của Bình Nguyên Lộc trong nền văn chƣơng miền Nam: “Bình Nguyên Lộc là một trong những nhà văn lớn của vùng đất Nam Bộ.... Nhìn chung, văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc đều mang hơi thở của cuộc sống thời đại, mang đậm không khí đất và ngƣời miền Nam trong cái thuở tiền nhân khai hoang mở cõi. Văn chƣơng của ông thƣờng thấm đẫm tình yêu quê hƣơng, xứ sở, đề cao vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, ca ngợi những phẩm chất cao quý đã giúp dân tộc tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh bền bỉ.” Đặc biệt, bài viết của tác giả Thụy Khêu với tựa đề Bình Nguyên Lộc, đất nước và con người đăng trên trang http://binhnguyenloc.de ngày 08/10/2008 đã có sự khảo sát các sáng tác của nhà văn này, tập trung chủ yếu về truyện ngắn và tiểu thuyết và tìm thấy nét độc đáo của việc thể hiện hình tƣợng nhân vật thông qua so sánh với hai nhà văn Nam Bộ khác là Đông Hồ, Hồ Biểu Chánh: “Cái gốc Bắc, tổ tiên nguồn cội ngoài Bắc đƣợc Bình trân trọng tìm kiếm, không riêng gì khía cạnh lịch sử Nam tiến, mà còn cả về nguồn cội ngôn ngữ”. Bên cạnh đó, Thụy Khuê đã chú ý đến nghệ thuật viết truyện của Bình Nguyên Lộc qua cách kể chuyện giản dị, mộc mạc, cách xử lí hiện thực đơn giản… Bài viết của Trần Phỏng Diều và Thụy Khuê đã cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về sáng tác của Bình Nguyên Lộc qua truyện ngắn và tiểu thuyết, những phát hiện quan trọng, hợp lí sát thực qua khảo sát tác phẩm để chúng tôi có thể định hƣớng và phát triển cho đề tài của mình dƣới góc độ thi pháp truyện ngắn. Trên trang http://binhnguyenloc.de còn có bài viết của Trần Cao Lĩnh đăng ngày 7/8/2006 đã cho rằng “sau ngày đất nƣớc chia hai (1954) cũng là bắt 7
- đầu những thập niên nở rộ của muôn hồng ngàn tía văn chƣơng nghệ thuật lan tràn và đóng góp vào từ miền Bắc. Bình Nguyên Lộc của miền Nam đã trở thành một đóng góp có cân lƣợng, một trong những cây bút hàng đầu”. Nguyễn Thị Thu Trang trong bài Bình Nguyên Lộc và tình đất đăng ngày 01/12/2007 trên trang http://binhnguyenloc.de có nhận xét: “Bình Nguyên Lộc viết nhiều thể loại nhƣng truyện ngắn là phần nổi trội và thành công nhất, là nơi tập trung tƣ tƣởng và phong cách sáng tác của nhà văn”. Tác giả còn có bài viết Con người và văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc đăng ngày 26/09/2008 trên trang http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. Bài viết đã hƣớng đến phân tích, lí giải những phẩm chất nổi bật của hình tƣợng nhân vật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc là “luôn gắn bó với đất mẹ yêu thƣơng”; “trọng nghĩa tình, làng xóm”; “sống hòa đồng với tự nhiên”…. Có thể xem đó là những nghiên cứu dù chƣa toàn diện nhƣng có tính định hƣớng trong việc khai thác cách xây dựng hình tƣợng nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc cho ngƣời viết. Khảo sát tập truyện ngắn Ký thác của Bình Nguyên Lộc, tác giả Vinh Lan đã có bài viết Nhân tính và nhân phẩm trong Ký thác đăng trên trang http://binhnguyenloc.de ngày 04/12/2007. Trong đó có nhận xét về phƣơng diện nội dung của tập truyện: “Chỉ với 16 bài trong tập Ký thác mà tựa tập truyện tự nó đã là nỗi niềm tâm tƣ hoài bão gửi gắm trong chọn lọc của tác giả. Bình Nguyên Lộc đã đƣa rất nhiều vấn đề của con ngƣời ra để nhận diện, phản ánh và suy ngẫm”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh trong bài viết đăng trên trang web http://binhnguyenloc.de ngày 06/12/2007 đã nhận xét: “Sự nghiệp văn hoá của Bình Nguyên Lộc khá đa dạng, ông viết văn, làm thơ rồi làm báo, nhà xuất bản và cuối cùng là nhà nghiên cứu tiếng Việt và nhân chủng học. Bình Nguyên Lộc là một trong những nhà văn trội bật của dòng văn chƣơng lục tỉnh”. Tác giả đã khảo sát tổng thể nhiều môn loại sáng tác của Bình Nguyên Lộc (khảo cứu, nhà báo, nhà văn). Đây cũng là một bài nghiên cứu khá tập trung về vấn đề ngƣời nông dân khẩn hoang Nam Bộ. Đây cũng là những tƣ liệu để chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về sáng tác của Bình Nguyên Lộc nói chung trong quá trình nghiên cứu. 8
- Theo bài viết của Lƣu Nghi đăng trên trang web http://binhnguyenloc.de ngày 03/09/2008 thì “Tác phẩm của Bình Nguyên Lộc mang nhiều màu sắc: chuyện xã hội có, chuyện tình ái có, chuyện ma có, ... hầu nhƣ đều dựa trên ít nhiều sự kiện thật, hoặc rút ra từ sanh hoạt thực tế hằng ngày”. Hồ Trƣờng An cũng đã đánh giá cao truyện ngắn Bình Nguyên Lộc: “Văn chƣơng biểu dƣơng bản sắc thuần tuý của Bình Nguyên Lộc là những truyện ngắn đƣợc đƣa vào các tập truyện: Nhốt gió, Ký thác, Mưa thu nhớ tằm, Cuống rún chưa lìa, .... Đó là những tác phẩm chắt lọc cái tinh hoa quý giá của thần trí sáng tạo của anh” (Hồ Trƣờng An, 2017, http://namkyluctinh.org). Những bài viết, ý kiến đánh giá và bình luận của các tác giả trên mạng internet về Bình Nguyên Lộc nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng đã cho thấy ngƣời đọc quan tâm và nhìn nhận đúng mức những thành công của Bình Nguyên Lộc về thể loại truyện ngắn, những câu chuyện chân thực, giàu cảm xúc, giúp ngƣời đọc khám phá những góc cạnh khác nhau của đời sống con ngƣời. Văn phong của tác giả vẫn quen thuộc, gần gũi, giản đơn mà tinh tế. Mặc dù những bài viết về Bình Nguyên Lộc nói chung và mảng truyện ngắn của ông nói riêng còn chƣa nhiều, hầu hết thiếu hệ thống và khảo sát cụ thể nhƣng đó là những gợi ý nhất định cho chúng tôi tiếp cận và khai thác đề tài. Nhìn chung những bài viết, những công trình nghiên cứu của các tác giả trên sách, báo, tạp chí, internet về truyện ngắn Bình Nguyên Lộc đã đề cập đến khá nhiều phƣơng diện đặc sắc trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc. Tuy nhiên, hầu hết trong đó các bài viết còn khá sơ lƣợc, cảm nhận chung chung về tác giả vẫn chƣa nghiên cứu có hệ thống về thi pháp trong truyện ngắn của nhà văn hay đánh giá một cách tổng quát về sự nghiệp sáng tác của tác giả. Từ đó có thể thấy rằng, đề tài của ngƣời viết nghiên cứu về thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc là mới mẻ, đây cũng là công trình nghiên cứu sâu về truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dƣới góc nhìn thi pháp học. Đề tài của chúng tôi sẽ trân trọng, kế thừa và tiếp thu những phát hiện, những mặt thành công của các công trình nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc và 9
- những ý kiến của ngƣời đi trƣớc sẽ là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó, chúng tôi đặt ra những vấn đề mới để nghiên cứu sâu thêm, đó là về thi pháp trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng của đề tài là nghiên cứu: Thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Cụ thể là, chúng tôi khảo sát thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc trên các phƣơng diện về: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, ngôn từ và giọng điệu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tìm hiểu 6 tập truyện ngắn với 96 truyện đƣợc trích trong Tuyển tập Bình Nguyên Lộc (tập 1,2,3,4), Nhà xuất bản Văn học ấn hành, năm 2001, đƣợc Nguyễn Q. Thắng tuyển chọn và giới thiệu để làm tƣ liệu khảo sát, phục vụ cho đề tài của mình. Đó là các tập: Nhốt gió (18 truyện), Ký thác (16 truyện), Mưa thu nhớ tằm (12 truyện), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (18 truyện), Thầm lặng (15 truyện), Cuống rún chưa lìa (17 truyện). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số ngữ liệu đƣợc đăng tải ở trang http://www.binhnguyenloc.de để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hƣớng đến mục đích sau: Nghiên cứu các bình diện về thi pháp trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, ngƣời viết đi phân tích đánh giá những yếu tố thể hiện sự đa dạng độc đáo trong cách viết của ông. Nhận diện đƣợc các bình diện thi pháp qua truyện ngắn Bình Nguyên Lộc nhƣ: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, ngôn từ và giọng điệu. Những phƣơng diện tiêu biểu về thi pháp đƣợc khảo sát một cách toàn vẹn và cụ thể nhằm đóng góp thêm một cơ sở khoa 10
- học để lý giải sự thành công trong văn nghiệp cũng nhƣ vị trí của tác giả trong dòng chảy văn học Nam Bộ hiện đại. Qua đó, góp phần khẳng định tiềm năng của hƣớng nghiên cứu thi pháp học đối với các hiện tƣợng văn học. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở xác định đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: Đề tài đề cập đôi nét về thi pháp học cũng nhƣ vai trò của thi pháp học đối với công tác phê bình và nghiên cứu văn học, tìm hiểu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Sau đó, ngƣời viết đi sâu vào khai thác, phân tích, lý giải các yếu tố thi pháp trong truyện ngắn của nhà văn trên các bình diện tiêu biểu nhƣ: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, ngôn từ và giọng điệu. Từ những kết quả khảo sát, nghiên cứu đó, ngƣời viết sẽ đƣa ra kết luận chung về thi pháp trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và ý nghĩa, tác dụng của những bình diện thi pháp đó. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai và thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thi pháp học Luận văn tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu của thi pháp học đại cƣơng, lấy các phƣơng pháp của thi pháp học làm căn bản và chủ đạo, quyết định hƣớng triển khai và thực hiện đề tài. Ngƣời viết tham chiếu tƣ tƣởng, tâm hồn, tính cách và quan điểm sáng tác của Bình Nguyên Lộc để hiểu đƣợc sâu hơn, cặn kẽ hơn về thi pháp trong các sáng tác truyện ngắn của ông. 11
- 5.2. Phương pháp thống kê Trên cơ sở tìm hiểu các truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, ngƣời viết sẽ thống kê các yếu tố thuộc về mặt nội dung và nghệ thuật có liên quan đến đề tài (phƣơng diện ngôn từ) cũng nhƣ tần số xuất hiện các yếu tố đó. 5.3. Phương pháp lịch sử - xã hội Đặt Bình Nguyên Lộc trong bối cảnh lịch sử - xã hội của một vùng đất Nam Bộ mới đƣợc tạo lập trong quá trình ngƣời dân miền Trung, miền Bắc di dân vào khai hoang, mở rộng bờ cõi. Và gây dựng sự sống để tìm sự vận động, chuyển biến trong các chặng sáng tác của nhà văn xứ Đồng Nai này, đồng thời cũng là để lí giải sự đa dạng trong cách viết của ông. 5.4. Phương pháp so sánh Tìm hiểu thêm về các nhà văn cùng thời để thấy đƣợc những nét chung của Bình Nguyên Lộc trong dòng chảy văn học Nam Bộ hiện đại giai đoạn 1954- 1975, làm nổi bật riêng văn phong sáng tạo của ông. Ngoài những phƣơng pháp trên chúng tôi kết hợp sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp, đánh giá, đối chiếu để lần lƣợt đi tìm hiểu cụ thể, làm rõ từng đặc điểm của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Song song đó, chúng tôi cũng khảo sát các ý kiến nhận định để rút ra những đặc trƣng bản chất làm rõ cho đề tài. Từ những cái riêng ở từng tác phẩm, ngƣời viết rút ra cái chung, những giá trị tiêu biểu làm nên đặc sắc riêng của cây bút “rặt” chất Nam Bộ này. 6. Đóng góp của luận văn Lựa chọn đề tài Thi pháp truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ngƣời viết mong muốn đóng góp cái nhìn của mình về những sáng tác truyện ngắn của nhà văn, góp phần tìm hiểu một cách rõ hơn những giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc qua các phƣơng diện: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, ngôn từ, giọng điệu, để phần nào thấy đƣợc những nét đặc sắc của cây bút Nam Bộ tiêu biểu này. Qua đó, ghi nhận sự đóng góp của tác giả cho mảng 12
- truyện ngắn nói riêng và cho nền văn học nƣớc nhà nói chung. Đề tài này sẽ là dấu nối tiếp bƣớc những nghiên cứu trƣớc đây với một diện mạo mới sâu sắc hơn và hoàn chỉnh hơn. Đặc biệt, đề tài nghiên cứu sẽ là một trong những điểm khởi đầu về phƣơng diện thi pháp cho các công trình về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Thông qua đề tài nghiên cứu, ngƣời viết hi vọng sẽ đem đến một cái nhìn bao quát, tổng hợp về các sáng tác truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam cũng nhƣ những nét riêng đã làm nên tên tuổi nhà văn xứ Đồng Nai này thông qua thi pháp truyện ngắn - một phƣơng diện quan trọng và có giá trị trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Đề tài cũng sẽ là một tài liệu tham khảo nhỏ, hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Nam Bộ hiện đại nói chung và truyện ngắn Bình Nguyên Lộc nói riêng dƣới góc nhìn thi pháp học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng. Trong đó, chƣơng 1 tập trung khai thác những vấn đề chung làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Chƣơng 2 và chƣơng 3 tập trung nhận diện, phân tích, đánh giá các phƣơng diện tiêu biểu về mặt thi pháp trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Chƣơng 1: Vấn đề thi pháp học và đời văn Bình Nguyên Lộc (27 trang: từ trang 14 đến trang 41). Chƣơng 2: Thi pháp nhân vật và thi pháp cốt truyện trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc (33 trang: từ trang 42 đến trang 75). Chƣơng 3: Thi pháp không gian, thời gian và thi pháp ngôn từ, giọng điệu trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc (35 trang: từ trang 76 đến trang 111). 13
- Chƣơng 1 VẤN ĐỀ THI PHÁP HỌC VÀ ĐỜI VĂN BÌNH NGUYÊN LỘC 1.1. Những vấn đề chung về thi pháp học 1.1.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học Thuật ngữ “thi pháp học” là cách gọi của hƣớng nghiên cứu hiện đại, Ngay từ thời cổ đại Aristote đƣợc xem là ông tổ của thi pháp học với công trình Nghệ thuật thơ ca (tiếng Hy Lạp là Poetica). Tác phẩm ra đời cách đây 2.400 năm là một công trình có ý nghĩa rất lớn, khi mà ở ngay thời cổ đại nhà triết học Aristote đã đƣa ra những hình thức đặc sắc riêng cho bi kịch, hài kịch. Các thuật ngữ của Nga, Anh, Pháp, nhƣ “poetika”, “poetics”, “poétique” thƣờng đƣợc dịch là “nghệ thuật thi ca”, “thi nghệ”, “thi pháp”, “thi pháp học”... và là thi pháp khi cần nhấn mạnh tới tính chất lý luận về văn học, bình diện nghệ thuật của các sáng tác văn học. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thi pháp và thi pháp học trong giáo trình văn học của Lê Ngọc Trà quyển Lý luận và văn học, xuất bản năm 1990 cho rằng: “Thi pháp là hệ thống các phƣơng tiện, cách thức thể hiện và tổ chức ý thức nghệ thuật trong sáng tạo văn chƣơng” (Lê Ngọc Trà, 1990, tr. 139). Nguyễn Văn Hạnh đƣa ra một định nghĩa rất rộng về thi pháp trong quyển Mấy vấn đề về ngôn ngữ học và văn học: “Thi pháp là nghệ thuật thi ca, nói một cách chặt chẽ và khái quát hơn, là hệ thống những nguyên tắc chỉ đạo quá trình sáng tác và xây dựng tác phẩm văn học bao gồm những nguyên tắc nhận thức và thể hiện cuộc sống một cách nghệ thuật, theo qui luật của cái đẹp, qua việc lựa chọn đề tài, xác định và soi sáng các chủ đề, khai thác cốt truyện, xây dựng hình tƣợng, nhân vật, tính cách, sử dụng và sáng tạo loại thể, ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật khác, xuất phát từ quan niệm về bản chất và chức năng của văn học, cách thức xử lý vấn đề kế thừa và cách tân, quan hệ tác giả, tác phẩm và ngƣời đọc…” (Nguyễn Văn Hạnh 2002, tr. 157-158). 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 301 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 149 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 121 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn