intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ trẻ chống Mỹ dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến với đề tài này, người viết nhằm khám phá, đánh giá và làm sáng tỏ được nét nổi bật của tư duy nghệ thuật trong thơ trẻ chống Mỹ. Từ đó có thể cảm nhận trọn vẹn và sâu sắc hơn hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ gian khổ mà hào hùng. Đồng thời chỉ ra được những đặc điểm, diện mạo của thơ trẻ chống Mỹ và những đóng góp của nó với nền thơ hiện đại Việt Nam nói chung và thơ chống Mỹ nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ trẻ chống Mỹ dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ============== ĐÀO THỊ THẢO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ DƯỚI GÓC NHÌN TƯ DUY NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ============== ĐÀO THỊ THẢO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ DƯỚI GÓC NHÌN TƯ DUY NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21. LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Dục Tú Hà Nội - 2014 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Dục Tú. Tôi cũng cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận văn nào đã được công bố ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài. Người cam đoan Lê Thị Diệp 3
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cùng quý thầy cô khoa Văn học đã giảng dạy và tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là PGS.TS Lê Dục Tú – người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu cũng như sự thông cảm từ quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Người làm luận văn Lê Thị Diệp 4
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 7 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 8 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 14 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 14 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 15 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ DIỆN MẠO NỀN THƠ CHỐNG MỸ.......................................................... 16 1.1.Một số vấn đề lí luận về tư duy nghệ thuật .......................................... 16 1.1.1.Khái niệm tư duy ........................................................................... 16 1.1.2.Quan niệm về tư duy nghệ thuật và tư duy thơ .............................. 17 1.1.2.1. Tư duy nghệ thuật................................................................... 17 1.1.2.2. Tư duy thơ .............................................................................. 19 1.2.Diện mạo nền thơ chống Mỹ ............................................................... 20 1.2.1.Khái quát chung về thơ ca giai đoạn chống Mỹ ............................. 20 1.2.2.Sự hình thành và phát triển của đội ngũ sáng tác. Sự xuất hiện của thơ trẻ ............................................................................................. 25 Chương 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH................... 31 TRONG THƠ TRẺ CHỐNG MỸ ................................................................ 31 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ trẻ chống Mỹ ........................................ 31 2.1.1. Đất nước – Tổ quốc – mạch nguồn của những cảm hứng sáng tạo 31 2.1.2. Hiện thực chiến tranh– niềm suy tư, trăn trở khôn nguôi .............. 40 2.1.3.Vẻ đẹp con người Việt Nam – niềm cảm hứng bất tận................... 46 2.1.3.1. Bác Hồ - tên Người là cả một niềm thơ ..................................... 46 2.1.3.2. Người lính – niềm cảm hứng lãng mạn và bi tráng ................. 50 5
  6. 2.1.3.3. Người phụ nữ - nguồn cảm hứng của lí trí và tình thương ...... 63 2.1.3.4. Nhân dân – nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn .............. 74 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ chống Mỹ ............................................... 81 2.2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình .............................................................. 81 2.2.2.Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ chống Mỹ .......................................... 83 2.2.2.1.Cái tôi sử thi ............................................................................ 83 2.2.2.2. Cái tôi thế hệ .......................................................................... 90 3.1. Ngôn ngữ ........................................................................................... 98 3.1.1. Giới thuyết chung về ngôn ngữ..................................................... 98 3.1.2. Ngôn ngữ trong thơ trẻ chống Mỹ ................................................ 99 3.2.2.1.Ngôn ngữ giàu tính đại chúng.................................................. 99 3.1.2.2.Ngôn ngữ sáng tạo tài hoa ..................................................... 103 3.2. Biểu tượng........................................................................................ 107 3.2.1. Giới thuyết chung về biểu tượng................................................. 107 3.2.2. Biểu tượng trong thơ trẻ chống Mỹ............................................. 109 KẾT LUẬN................................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếp nối thành tựu văn học giai đoạn trước, văn học Việt Nam chống Mỹ phát triển mạnh mẽ và đồng đều với nhiều thể loại. Chưa có thời kì nào mà văn học yêu nước phát triển mạnh mẽ, phong phú và rực rỡ như thời kì kháng chiến chống Mỹ. Nằm trong mạch phát triển đó, thơ chống Mỹ nổi lên như một hiện tượng đặc biệt và đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, thơ nhanh chóng nhập cuộc, có mặt kịp thời ở những vị trí chiến đấu và thực hiện sứ mệnh cao cả trên mặt trận văn nghệ. Thời kì này chúng ta có một nền thơ chiến đấu giàu sức sống, đa dạng trong cách biểu hiện. Thơ đã góp phần to lớn cùng cả nền văn hoc vào việc phát huy sức mạnh tinh thần của toàn dân tộc, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng trong cuộc kháng chiến vĩ đại vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Thơ chống Mỹ mang đến cho thơ ca dân tộc một diện mạo riêng, độc đáo, là sự tiếp nối trong tiến trình phát triển của thơ hiện đại Việt Nam. Khoảng thời gian mười năm của thơ chống Mỹ không dài trong thế kỉ XX đầy biến động của dân tộc cũng như trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại nhưng lại có một ý nghĩa đặc biệt. Vì thế những giá trị tinh thần và nghệ thuật được kết tinh trong đó cần phải được tìm hiểu, lưu giữ và phát huy. Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khơi nguồn cảm hứng lớn cho thơ, lôi cuốn được một lực lượng sáng tác đông đảo. Các thế hệ nhà thơ cùng có mặt bên nhau trên trận tuyến đánh Mỹ. Tiếp nối lớp nhà thơ đi trước là lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Họ mang đến cho thơ sự ồ ạt, đông vui cho cả một nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ, duyên dáng, đặc sắc của riêng lứa tuổi trẻ mà thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được. Có thể nói thơ trẻ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý khi nhắc đến văn học chống Mỹ. Vì thế việc nghiên cứu, tìm hiểu những nét hay và đặc sắc trong 7
  8. sáng tác của thế hệ trơ trẻ chống Mỹ là một việc làm cần thiết, góp phần trong việc nhìn nhận đặc điểm của cả một nền thơ chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung. Khi tiếp cận với thơ ca, người ta có nhiều cách nghiên cứu khác nhau để khai thác hết chiều sâu ý nghĩa cũng như đặc sắc nghệ thuật của từng câu chữ. Tất nhiên mỗi cách tiếp cận sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tư duy thơ là một hình thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, một vấn đề lí luận còn rất mới nhưng đầy hấp dẫn. Nó có khả năng mở ra những cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật phong phú và bí ẩn. Trong tư duy thơ không chỉ đơn điệu tồn tại yếu tố cá nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc và yếu tố nhân loại. Đó là vấn đề nằm cả trên bình diện nội dung và hình thức, trong mối quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể. Nghiên cứu tư duy thơ đặt ra một yêu cầu toàn diện và hệ thống đối với các vấn đề, các hiện tượng thi ca. Đặc biệt từ trước đến nay, nghiên cứu thơ ca chú ý nhiều đến vấn đề thi pháp nên việc nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật vẫn thực sự là một vùng đất mới mẻ và cần được khám phá. Tình hình nói trên đòi hỏi sự xuất hiện công trình nghiên cứu một cách đổi mới, toàn diện, có hệ thống về thơ Việt nam giai đoạn chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là ở mảng thơ trẻ. Luận văn của chúng tôi là một nỗ lực nhằm đáp ứng một phần nào những đòi hỏi chính đáng nói trên. 2. Lịch sử vấn đề Thơ trẻ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn học Việt Nam hiện đại, đánh dấu sự xuất hiện và trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển của cả nền thơ chống Mỹ. Khi đánh giá về thơ trong cao trào thơ chống Mỹ cứu nước, báo cáo của Ban chấp hành hội liên hiệp Văn học nghệ thuật tại Đại hội văn nghệ lần IV đã khẳng định: “Sáng tác thơ vẫn rất phong phú, thơ trữ tình ngày càng đa dạng. Có những bài phần lớn là của anh chị trẻ nói lên cụ thể, sinh động và tình tứ cuộc chiến đấu và sản xuất muôn vẻ” [46, tr.65]. Ngay từ khi mới 8
  9. xuất hiện, thơ trẻ chống Mỹ đã giành được sự quan tâm đáng kể của giới nghiên cứu, lí luận phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo công chúng bởi tính mới lạ, độc đáo cùng những giá trị tư tưởng sâu sắc mà nó đã đóng góp cho văn học dân tộc. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu thơ trẻ chống Mỹ dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật. Số lượng các bài viết khá nhiều nhưng chủ yếu chỉ điểm xuyết về một số phong cách thơ tiêu biểu trong thơ trẻ chống Mỹ, chưa xác lập hệ thống hoặc là một phần nghiên cứu nhỏ trong các công trình chung về thơ chống Mỹ hoặc thơ từ năm 1945-1975. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Công trình đầu tiên cần kể đến là Những đóng góp của thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước của Hoàng Kim Ngọc (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998). Đây là công trình nghiên cứu mang tính khái quát những đặc điểm chung của thơ trẻ chống Mỹ. Trong đó tác giả đã khẳng định: “Thơ trẻ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ ca chống Mỹ” [43, tr.3]. Tác giả đã viết khá chi tiết về khuynh hướng mở rộng, tăng cường chất hiện thực trong thơ; về cái tôi trữ tình và khuynh hướng tăng cường chất trí tuệ, chính luận trong thơ trẻ chống Mỹ. Hoàng Kim Ngọc có nhận xét: “Thơ trẻ chống Mỹ mang nhiểu phẩm chất đẹp: vừa giàu lí tưởng vừa giàu hiện thực, có bề rộng của cuộc đời lẫn bề sâu của tâm trạng, có những tìm tòi sáng tạo trong nội dung và hình thức nghệ thuật” [43, tr.121]. Tiếp sau những lời nhận định ấy, tác giả cuốn sách đã phân tích và làm rõ bằng những vần thơ cụ thể. Trong phần cuối cuốn sách, Hoàng Kim Ngọc một lần nữa khẳng định sức âm vang của thơ trẻ, cho đó là “một hiện tượng độc đáo, một đi không trở lại trong lịch sử văn học dân tộc” [43, tr.122]. Chính nhờ đó mà qua những trang thơ trẻ, ta hiểu rõ hơn tâm hồn và tính cách của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ cầm súng vừa đánh giặc vừa làm thơ trong những năm tháng đầy đạn bom, máu lửa. 9
  10. Trong “Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước”, tác giả Vũ Tuấn Anh đã khẳng định: “Thơ trẻ chống Mỹ cứu nước đã ghi nhận một chặng đường phát triển quan trọng của thơ ca” [3, tr.60]. Thơ đã tự vượt mình, gắng vươn lên xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại, cố gắng đi song song với những bước đi kì vĩ của lịch sử. Thơ chống Mỹ đã sáng tạo nên những vẻ đẹp mới cho thơ ca dân tộc cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Thơ chống Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của một nền thơ chiến đấu, là tiếng nói tâm tình, thơ đồng thời là công cụ nhận thức, là tiếng tiếng kèn xung trận và người cổ vũ dẫn đường. Còn theo tiến sĩ Mai Hương trong bài viết “ Nghĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ trong thơ chống Mỹ” thì: “Thực tế các nhà thơ trẻ đã mang đến cho thơ chống mỹ tiếng nói đặc sắc của lứa tuổi trẻ mà nhiều thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được” [26, tr.92]. Với sức trẻ và sự nhạy cảm tinh tế trong cách nhìn nhận, khám phá hiện thực, các nhà thơ trẻ dễ dàng phát hiện ra chất thơ ngay trong sự bộn bề của cuộc chiến đấu để thấy được “Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ”. Lê Thị Bích Hồng là một nhà nghiên cứu văn học với nhiều công trình tiêu biểu, đặc biệt là Cuốn Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà nghiên cứu đã đặt thơ kháng chiến chống Mỹ vào tiến trình thơ ca hiện đại để “định vị” và xác định giá trị nền thơ chống Mỹ. Trong đó tác giả xem xét những khuynh hướng chính của dòng thơ chống Mỹ: thơ tăng cường khả năng phản ánh hiện thực, giàu có thêm phương thức tự sự, tính chính luận và chất trí tuệ…Tác giả cũng khẳng định: “Bản chất thơ kháng chiến chống Mỹ là một nền thơ trữ tình – sử thi” [21, tr.47]. Cùng với việc khẳng định cái tôi trữ tình sử thi có ý nghĩa bao trùm và phổ quát, cuốn sách đã chú ý đến nhiều dạng thức khác của cái tôi trữ tình: cái tôi thống nhất riêng chung, cái tôi thế hệ, đặc biệt là cái tôi phi sử thi rõ nét dần vào giai đoạn sau. Tác giả cũng dành một chương khảo sát khá kĩ những vấn đề hình thức của thơ chống Mỹ, từ xu hướng tự do hóa hình thức đến sự đa dạng trong giọng điệu…Trong các chương, nhà nghiên cứu Lê Thị Bích Hồng luôn dành một phần thích đáng cho mảng thơ trẻ. Bên cạnh việc trích dẫn, phân tích những sáng tác của các nhà thơ trẻ, tác giả cũng đã khẳng định: “Đặt trong mười năm thơ chống Mỹ, 10
  11. quan sát những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của nó, có thể thấy thơ trẻ chống Mỹ dã có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng và mài sắc khả năng tư duy nghệ thuật của thơ. Các nhà thơ trẻ đã có những tìm tòi, sáng tạo độc đáo, phong phú, tạo ra những phẩm chất mới về nội dung và nghệ thuật cho cả phong trào thơ” [21, tr.128] Một trong những giáo trình có giá trị phải kể đến ở đây là cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 của tác giả Nguyễn Đăng. Cuốn sách tập trung tìm hiểu về nền văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Tác giả đã cố gắng bao quát nền văn học sau cách mạng theo các thể loại: thơ, truyện, ký; kết hợp cái nhìn toàn cảnh quá trình vận động của nền văn học với cái nhìn tập trung vào một số cây bút tiêu biểu. Tất cả đã đưa người đọc đến với bức tranh chung về diện mạo và quy luật của nền văn học. Tác giả đã dành một chương 8 để trích đăng bài viết của nhà nghiên cứu Trần Đăng Xuyền: Thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Tác giả đã phân tích sự xuất hiện và quá trình trưởng thành của thơ trẻ chống Mỹ, những đặc điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của mảng thơ này: “Thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước đã đóng góp cho nền thơ hiện đại Việt Nam những cây bút tiêu biểu có bản sắc và giọng điệu riêng” [39, tr.387]. Người đọc có thể nhận ra giọng thơ giàu chất suy tư với những cảm xúc sâu lắng, dồn nén, kết hợp hài hòa giữa vốn sống trực tiếp và vốn văn hóa của Nguyễn Khoa Điềm; cái giọng thơ của lời nói thường, tài hoa, thông minh, tinh nghịch pha chút ngất ngưởng, ngang tàng cảu Phạm Tiến Duật; có thể nhận ra một Thanh Thảo phóng khoáng tài hoa mà giàu suy tư; một Hữu Thỉnh tinh tế, tài hoa trong cảm xuc mà giàu suy ngẫm, trăn trở…, “Người ta không thể hình dung một cách đầy đủ diện mạo và đóng góp to lớn của nền thơ chống Mỹ nếu thiếu vắng mảng thơ của các cây bút trẻ thời kì này” [39, tr.345]. Ông khẳng định: “Thơ trẻ chống Mỹ tuy còn có những hạn chế, non nớt nhưng đã làm tròn sứ mệnh vinh quang của nó, có những đóng góp đáng ghi nhận, xứng đáng là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại” [39, tr.387]. 11
  12. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long cũng đã có bài viết: Thơ kháng chiến chống Mỹ trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ quân đội, ngày 28-04-2014. Trong đó tác giả đã có một cái nhìn toàn diện và bao quát về nền thơ chống Mỹ. Theo đó “Giá trị nổi bật và bền vững của thơ kháng chiến chống Mỹ là ở nội dung tư tưởng – cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, về những thế hệ con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước”[34, tr.1] Nhà nghiên cứu tập trung phân tích hai hình tượng cái tôi nổi bật của thơ trẻ chống Mỹ là cái tôi sử thi và cái tôi thế hệ. Đồng thời ông dành một phần cho việc lí giải xu hướng tăng cường chất chính luận, mở rộng chất liệu hiện thực trong thơ trẻ chống Mỹ. Ông nhận xét: “Việc xử lí chất liệu hiên thực của các nhà thơ trẻ chống Mỹ nhìn chung ở một trình độ cao hơn, chủ động hơn trong sự chọn lọc và nhất là bằng suy tưởng, liên tưởng để phát hiện ý nghĩa khái quát, triết lí tiềm ẩn trong đó”[34, tr.3]. Phần cuối bài viết, tác giả đánh giá thơ trẻ trong việc thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức thơ lên một hình thức mới. Tác giả có nhấn mạnh đến một số phong cách tiêu biểu. Đó là giọng tinh nghich có chút ngang tàng của Phạm Tiến Duật, giọng trầm tư hơi khắc khổ của Nguyễn Duy, giọng suy tư triết lí mang tính đối thoại của Thanh Thảo, giọng nồng nàn mà hồn nhiên của Xuân Quỳnh… Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết Chất trẻ trong thơ chống Mỹ đã cho ta thấy diện mạo chung về nền thơ chống Mỹ. Ông khẳng định: “Thơ chống Mỹ được phát triển trên sự kế thừa nền thơ cách mạng của ta trước đó. Đấy là một giai đoạn thơ phát triển cao với lối thơ cấu tứ theo trực liên tưởng Qúa khứ - hiện tại – tương lai, với những hình ảnh thơ đẹp trau chuốt, giàu nhạc điệu và có sức lay cảm lớn”[59, tr.3]. Đặc biệt ông có những so sánh độc đáo giữa thơ trẻ và thơ già, giữa chất trẻ thanh xuân và chất trẻ nhi đồng…Tác giả cũng đi sâu tìm hiểu phong cách của ba nhà thơ trẻ chống Mỹ tiêu biểu là Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh. Cuối bài viết, tác giả nhận định: “Những người làm thơ trong chúng ta, có thể những năm 1964-1965 không hề bận quân phục một lần, và bây giờ cho mãi về sau 12
  13. không bận quần áo bò, nhưng cuộc sống không cho phép chúng ta bàng quan trước những biến động ấy trong lớp người trẻ tuổi. Và có thể là nhờ sự không bàng quan này mà chất mới trẻ trong thơ chúng ta luôn luôn được nuôi dưỡng, tránh được sự què quặt ốm yếu và trở thành lực lưỡng” [59, tr.7]. Trong bài viết Chuyển biến nhận thức của đội ngũ nhà thơ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhà nghiên cứu Lê Thị Bích Hồng nhấn mạnh: “Các nhà thơ trẻ đã mang đến sự ồ ạt, đông vui cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ, duyên dáng, đặc sắc của riêng lứa tuổi trẻ mà thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được”[20, tr.118]. Tác giả đi vào phân tích ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ, qua đó khẳng định sự thay đổi trong nhận thức của các nhà thơ trẻ “Tiếng thơ của họ trẻ trung mà luôn trăn trở, nghĩ suy đầy trách nhiệm về Tổ quốc, về dân tộc”[20, tr.119]. Phần chính bài viết, tác giả đi vào những dẫn chứng tiêu biểu về thơ trẻ chống Mỹ để đi đến kết luận: “ Đội ngũ người làm thơ trẻ đã vắt cùng kiệt niềm đam mê sống và viết. Sự tự nhận thức, tự thể hiện của thế hệ nhà thơ trẻ mãi mãi là tấm gương sáng về thái độ sống, cách sống. Những trang thơ trẻ ra đời thời kì này như thấm đẫm chất hùng ca, như một dòng sông hào hùng chảy xiết cùng năm tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc thời kì chống Mỹ cứu nước”[20, tr.122] Về vấn đề tư duy nghệ thuật, trong các giáo trình lí luận cơ sở dùng cho các trường đại học và cao đẳng, các tác giả như Bùi Ngọc Trác, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử…đã đặt vấn đề nghiên cứu tư duy nghệ thuật. Một số chuyên luận về thơ khác như Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh), Qúa trình sáng tạo thơ (Bùi Công Hùng)…đã từ nhiều góc độ khác nhau để nghiên cứu thơ và tư duy thơ. Nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là cuốn giáo trình Tư duy thơ Việt Nam hiện đại của nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, 2001, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Trong đó tác giả đã có một cái nhìn toàn diện về lí thuyết tư duy thơ, từ chỗ xem tư duy như một phạm trù triết học đến chỗ đi sâu nghiên cứu về tư duy nghệ thuật – tư duy văn hoc – tư duy thơ. Tác giả cũng đã dành bảy chương để lịch sử hóa nền thơ Việt Nam theo các giai đoạn cụ thể để thấy được những đặc điểm, đặc trưng của thơ Việt Nam giai 13
  14. đoạn đó, đặc biệt là về phương diện tư duy thơ. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu và tâm huyết của tác giả Nguyễn Bá Thành. Tiếp nối những bài nghiên cứu về thơ trẻ chống Mỹ, luận văn sẽ đi tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề còn khá mới mẻ: Thơ trẻ chống Mỹ dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật, nhằm phát hiện ra những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ trẻ, khẳng định những đóng góp của thơ trẻ với nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ chống Mỹ nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Đến với đề tài này, người viết nhằm khám phá, đánh giá và làm sáng tỏ được nét nổi bật của tư duy nghệ thuật trong thơ trẻ chống Mỹ. Từ đó có thể cảm nhận trọn vẹn và sâu sắc hơn hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ gian khổ mà hào hùng. Đồng thời chỉ ra được những đặc điểm, diện mạo của thơ trẻ chống Mỹ và những đóng góp của nó với nền thơ hiện đại Việt Nam nói chung và thơ chống Mỹ nói riêng. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Thơ trẻ chống Mỹ dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật”, người viết chỉ dừng lại ở một giai đoạn thơ chống Mỹ và ở phương diện, đặc điểm nổi bật của thơ trẻ giai đoạn này là tư duy nghệ thuật. Vì khối lượng sáng tác ở mảng thơ này rất lớn nên người viết sẽ chỉ đưa ra những dẫn chứng về một số tác giả, tác phẩm mà bản thân cho là tiêu biểu và phù hợp với nội dung cần chứng minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, người viết sẽ vận dụng và kết hợp một số phương pháp khác nhau: - Trước tiên là phương pháp hệ thống để phân loại những câu thơ, những đoạn thơ theo một tiêu chí, một hệ thống có trước. Từ đó rút ra nhận xét giúp người đọc nắm bắt các sự việc trong cùng mối quan hệ tổng thể, bao quát. 14
  15. - Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích. Đây là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thực hiện đề tài. Để quá trình nghiên cứu đi đúng hướng, cách thức lựa chọn, tổng hợp nguồn tài liệu là những yếu tố quan trọng góp phần vào việc lí giải, làm sáng rõ thơ trẻ chống Mỹ dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật. - Trong quá trình phân tích có sự kết hợp nhiều thao tác như: giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh…để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề về lí luận về tư duy nghệ thuật và diện mạo nền thơ chống Mỹ Chương II: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ trẻ chống Mỹ Chương III: Ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ trẻ chống Mỹ 15
  16. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ DIỆN MẠO NỀN THƠ CHỐNG MỸ 1.1.Một số vấn đề lí luận về tư duy nghệ thuật 1.1.1.Khái niệm tư duy Để giải thích vấn đề tư duy là gì, nhiều nhà khoa học và nhiều ngành khoa học đã tốn không biết bao nhiêu thời gian và giấy mực để nghiên cứu, và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgic học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lí học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người. Điều khiển học nghiên cứu tư duy tư duy để có thể tạo ra “trí tuệ nhân tạo”. Tâm lí học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức. Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học cơ bản mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. Tư duy là toàn bộ những hoạt động tâm lí của con người, chỉ con người mới có. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của các tế bào não. Tư duy là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết. Tư duy của con người có bản chất xã hội, chịu sự chế ước bởi các nhu cầu xã hội và sử dụng ngôn ngữ, là cái chỉ tồn tại trong xã hội loài người. “Tư duy không chỉ là một sản phẩm xã hội hay chỉ là sản phẩm tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá trình lịch sử nhân loại”[60, tr.38] Tư duy là sự phản ánh thế giới tự nhiên sâu sắc hơn, trung thành hơn, đầy đủ hơn, đi sâu một cách vô hạn, tiến gần đến chân lí khách quan hơn. “Tư duy của người ta – đi sâu một cách vô hạn, từ giả tưởng tới bản chất, từ bản chất cấp một, 16
  17. nếu có thể như vậy, đến bản chất cấp hai…đến vô hạn”. Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa từng biết. Tư duy khác với ý thức, bởi lẽ ý thức là sự phản ánh hiện thực của hoạt động tâm lí. Tư duy cũng khác với lí trí vì nói đến lí trí là nói đến cái logic có tính nguyên tắc của nhận thức. Tư tưởng thì vừa là kết quả vừa là xuất phát điểm của tư duy. Tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa biết. Tư duy định hướng đến sự thành thục, khi sự thành thục đã có thì tư duy kết thúc. Điều này giống với sự nhận thức, khi sự nhận thức chưa có thì cần phải tư duy, khi nhận thức đã có thì tư duy kết thúc. Phương tiện để diễn đạt tư duy chính là ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo. Ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất của sự vật. Và như vậy, ngôn ngữ thơ chính là một phương tiện biểu hiện tư duy thơ, tư duy thơ thế nào thì ngôn ngữ thơ như vậy. 1.1.2.Quan niệm về tư duy nghệ thuật và tư duy thơ 1.1.2.1. Tư duy nghệ thuật Tư duy nghệ thuật là tư duy sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. Mỗi nghệ sĩ có một hướng tư duy nghệ thuật khác nhau, làm nên cá tính và 17
  18. phong cách riêng của họ. Không phải nhà thơ nào cũng có phong cách nhưng bất cứ nhà thơ nào muốn để lại tên tuổi của mình trên văn đàn, phải khẳng định được cái riêng của mình. Cái khắc nghiệt của văn chương nghệ thuật là ở chỗ đó, hoàn toàn khác với các loại hình khoa học khác. Khoa học tự nhiên hướng đến những định lí chung nhất, khái quát nhất và được nhân loại thừa nhận còn văn chương nghệ thuật lại hướng đến cái tôi, cái duy nhất. Và chỉ khi nào người nghệ sĩ thực sự say mê với công việc, thì sự sáng tạo mới tỏa sáng, cái độc đáo của người nghệ sĩ mới được bộc lộ và được công nhận. Bất cứ sự sao chép và khiên cưỡng nào cũng đều nằm ngoài địa hạt của nghệ thuật chân chính. Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động của trí tuệ con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của nó là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định ước lệ, nó hướng tới sự nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính, mang nội dung khả nhiên, có thể cảm thấy, theo xác xuất khả năng và tất yếu. Như vậy điều quan trọng nhất của tư duy nghệ thuật đó là sự sáng tạo, và phương diện biểu hiện nằm trong những biểu tượng nghệ thuật. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có sự lựa chọn biểu tượng khác nhau để chuyển tải cách tư duy của mình, cách nhìn thế giới của mình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đã bàn nhiều về vấn đề tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy thơ nói riêng trong rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Ông cho rằng: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo [60, tr.57]. Chính trên cơ sở vai trò của cái chủ thể trong hình tượng nghệ thuật mà Claud Bernard đã ghi chú: “nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta…”. Tư 18
  19. duy nghệ thuật khác với tư duy khoa học ở chỗ tư tưởng và tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy. “Hình tượng nghệ thuật được coi là hình tượng của cảm xúc, nghĩa là năng lượng tình cảm còn lại trong hình tượng như là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp thành”. [60, tr.58] 1.1.2.2. Tư duy thơ Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhưng nó mang trong mình khả năng biểu hiện nhờ kho biểu tượng của thơ phong phú và đa dạng [60, tr.59]. Kho biểu tượng của thơ được thể hiện ở những biểu tượng gần gũi, cũng có khi trừu tượng. Tùy theo cảm xúc của thi sĩ, dụng ý của thi sĩ mà những biểu tượng của cuộc sống hay của trí tưởng tượng được vận dụng và đưa vào thi ca. Mặt khác phương tiện ngôn ngữ của tư duy thơ là một phương tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ. Cho nên thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Biểu tượng thi ca vừa mang tính chất biểu tượng thính giác, vừa mang tính chất biểu tượng thị giác, nghĩa là trong thơ vừa có nhạc vừa có họa. Tư duy thơ là một cách tư duy hình tượng, thơ cho phép thi sĩ có khả năng liên tưởng phong phú, đa dạng. Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi dạng tư duy. Tư duy thơ có khả năng hướng nội và hướng ngoại. Tùy thời điểm và tùy thuộc phong cách riêng của mỗi nhà thơ mà họ chọn cách tư duy phù hợp. Tư duy hướng nội thường phổ biến trong thơ trung đại và thơ lãng mạn, nơi cái tôi thi sĩ lên ngôi. Tư duy hướng ngoại phổ biến ở giai đoạn văn học cách mạng, các thi sĩ say mê thể hiện cái ta, hòa cái tôi vào cái ta chung của thời đại. Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định. Có thể khẳng định lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam là lịch sử phát triển của cái tôi trữ tình. 19
  20. 1.2.Diện mạo nền thơ chống Mỹ 1.2.1.Khái quát chung về thơ ca giai đoạn chống Mỹ Ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ tiến hành cho máy bay ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra trên khắp cả nước. Từ Bắc chí Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, thành thị - nông thôn, biên giới – hải đảo; không nơi nào không có khói lửa chiến tranh. Có thể nói cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đặt nhân dân ta trước những thử thách vô cùng ác liệt, gay gắt, đòi hỏi huy động triệt để mọi nguồn lực tinh thần và lực lượng của cả dân tộc. Mười năm đấu tranh giải phóng miền Nam, bảo vệ Tổ quốc với những hi sinh to lớn và thắng lợi trọn vẹn của quân dân ta, xứng đáng là một trong những cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ - “đó là những năm tháng mà cả dân tộc ta đã làm nên một huyền thoại - huyền thoại của hai mươi năm máu nở thành hoa.” “Từ trong cuộc trường chinh ấy, giữa những ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, giữa cái mất và cái còn, giữa tận cùng đau thương và hi vọng, chúng ta đã hun đúc nên những giá trị sống đích thực và thiêng liêng” (Lời dẫn cuốn “Miền Nam luôn trong trái tim tôi” – Nguyễn Bá Thành tuyển tập). Như một lẽ tất yếu, văn học luôn chịu sự tác động trực tiếp của đời sống xã hội và lịch sử mà nó tồn tại. Văn học Việt Nam cũng trải qua những bước thăng trầm theo dòng lịch sử của đất nước. Khi đất nước đang trong tình trạng rối ren, cách mạng chưa giành được thắng lợi, bất mãn với hiện thực cuộc sống, văn học lãng mạn 1932-1945 chủ động đòi tự do bộc lộ và khẳng định cái Tôi cá nhân. Giai đoạn này âm điệu buồn tràn ngập trong thơ đi cùng nỗi cô đơn, chán nản, hoang mang, bi quan và trăn trở chất chứa nhiều tâm sự. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một chân trời mới cho con người và cho cả thơ ca. Thơ là tiếng nói ca ngợi Tổ quốc, tự do và cuộc đời mới. Tuy vẫn còn những hạn chế nhưng thơ ca giai đoạn này là những bước khởi đầu, là bản lề tạo nên một nền thơ rực rỡ hơn của giai đoạn chống Mỹ về sau. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2