intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết “Hoa hậu xứ Mường” và “Vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ nhìn từ góc độ văn hóa

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm giới thiệu khái quát về tiểu sử và con đường văn chương của tác giả Phượng Vũ; khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa - văn học; hiểu về văn hóa xứ Mường thông qua hai sáng tác của nhà văn; khẳng định nét độc đáo các biểu tượng văn hóa và ngôn ngữ trong sáng tác tiểu thuyết của Phượng Vũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết “Hoa hậu xứ Mường” và “Vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ nhìn từ góc độ văn hóa

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ TIỂU THUYẾT “HOA HẬU XỨ MƯỜNG”VÀ “VƯƠNG QUỐC ẢO ẢNH” CỦA PHƯỢNG VŨ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẠNH TIẾN Hà Nội - năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Tiến hướng dẫn. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như nội dung trích dẫn các tài liệu Luận văn Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Hà
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Học viện khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo trong khoa Văn học, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy TS. Nguyễn Mạnh Tiến, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè, cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Hà
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ TÁC GIẢ PHƯỢNG VŨ ............................................................................................................6 1.1. Hướng tiếp cận văn hóa .......................................................................................6 1.2. Khái lược sáng tác của Phượng Vũ. ...................................................................21 Chương 2 VĂN HÓA TỘC NGƯỜI TRONG HAI TIỂU THUYẾT CỦA PHƯỢNG VŨ ..........................................................................................................29 2.1. Quan điểm, triết lí văn hóa của nhà văn Phượng Vũ .........................................29 2.2. Xứ Mường Hòa Bình .........................................................................................31 2.3. Không gian văn hóa Mường Hòa Bình ..............................................................34 2.4. Con người văn hóa .............................................................................................43 Chương 3 CÁC BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHƯỢNG VŨ...............................................................................55 3.1. Các biểu tượng văn hóa ......................................................................................55 3.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Phượng Vũ ......................................................67 3.3. Giọng điệu trong tiểu thuyết của Phượng Vũ ....................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là một hiện tượng văn hóa, những tác phẩm văn học tiêu biểu cho những giá trị văn hóa dân tộc, cốt tính dân tộc. Văn học có khả năng nhận thức, phản ánh, truyền tải, lưu giữ, kiến tạo các giá trị văn hóa và nâng văn hóa lên tầm cao mới. Mối quan hệ văn học - văn hóa là mối quan hệ gắn bó khăng khít và không thể tách rời như trên với dưới, như trong với ngoài. Ở mỗi dân tộc, mỗi vùng đất trên thế giới đều xây đắp cho mình bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa của dân tộc nào là chính gương mặt của dân tộc đó và được thể hiện qua những tác phẩm văn học cụ thể. Hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa không phải là một hướng tiếp cận mới, nói như Đỗ Lai Thúy “cũ như trái đất”. Nhưng, so với các hướng tiếp cận khác thì đây vẫn là một hướng tiếp cận tác phẩm văn học ra đời muộn hơn ở nước ta. Tuy nhiên, văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của các tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, sâu sắc toàn diện về đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc. Vì thế, các nhà nghiên cứu thấy được tính khả dụng của nó đã chọn cách tiếp cận này để hiểu sâu về văn hóa của các vùng, miền qua văn học. Muốn tìm hiểu về người Mường, nhất là vùng Mường Hòa Bình tôi đã chọn cách tiếp cận văn hóa qua tác phẩm văn học chính là một cách mở chìa khóa vào nền văn hóa Việt – Mường có ảnh hưởng rất lớn với quốc gia Việt Nam đa tộc người. Văn chương viết về xứ Mường, ở những tác phẩm đỉnh cao, đồ sộ có những đóng góp không thể bỏ qua mà Phượng Vũ chính là một tiểu thuyết gia tiêu biểu nhất đã thành công khi viết về người Mường và xứ Mường. Với hai tác phẩm lớn là Hoa hậu xứ Mường và Vương quốc ảo ảnh, Phượng Vũ đã kể về những sự kiện và nhân vật ở xứ Mường trước và sau những ngày Cách mạng tháng 8/1945, kéo dài đến 1954, thời khắc quan trọng khi giới lang đạo cai trị vùng Mường đã sụp đổ hoàn toàn. Xứ Mường sau đó bước vào chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa. Tác giả đã xây dựng được một bức tranh văn hóa Mường rộng lớn, với một số nhân vật sinh động có nội tâm và tính cách riêng, nhất là về bản chất của giới quan lang, xã hội với những luật lệ hà khắc đè nặng lên cuộc sống và tâm hồn người nông dân miền núi. 1
  6. Tác phẩm thông qua phản ánh sự biến chuyển cách mạng trong các tầng lớp quần chúng nông dân Mường trong và sau cách mạng tháng 8. Quá trình của những cán bộ Việt Minh, cán bộ Đảng thâm nhập vào quần chúng nhân dân, những người nông dân Mường đã trưởng thành, trở thành cốt cán của phong trào, có khả năng đương đầu với bọn quan lang âm mưu khôi phục lại "uy quyền”của quan lang ở nơi đây. Thông qua câu chuyện lịch sử đầy biến cố về xứ Mường,tiểu thuyết của Phượng Vũ đã tái hiện lại sinh động địa lý phong tục vùng Mường Hòa Bình, một bức tranh sinh hoạt thường ngày, tâm tình con người Mường… mà thông qua đó, người đọc có được hiểu biết về xứ Mường. Tiểu thuyết của Phượng Vũ đã làm rất tốt công việc của văn chương dân tộc chí. Mặc dù với hàng ngàn trang viết sâu sắc về người Mường, xứ Mường được giới dân tộc học đánh giá cao và coi như tư liệu tham khảo, nhưng tiểu thuyết của Phượng Vũ lại chưa hề có một nghiên cứu chuyên sâu và công phu nào về ông và tác phẩm của ông. Vì vậy, đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu, nhằm ít nhiều đóng góp vào sự hiểu biết về văn hóa Mường qua tác phẩm của Phượng Vũ, đóng góp vào nghiên cứu nền văn chương dân tộc chí còn ít được để ý ở Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Nghiên cứu về văn học ở góc nhìn văn hóa đã được hình thành và phát triển trên thế giới đã lâu, hướng nghiên cứu này nảy sinh từ những năm 50 ở Anh,Đức,Pháp sau đó lan sang Úc, Mĩ, Canada,…Nghiên cứu trọng tâm hơn của E.B. Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy xuất bản tại London năm 1871 đến những nghiên cứu của Kroeber và C.Kluckhohn năm 1952, đưa ra những quan điểm về văn hóa trong cuốn sách: Văn hóa – tổng luận phê phán các quan điểm và định nghĩa. Đến nghiên cứu của M.Bakhtin về văn hóa văn học trong những công trình tiêu biểu của ông như Sáng tác của François Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung cổ và Phục hưng (1965) đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và văn học. Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, văn học trên thế giới. 2.2 Ở Việt Nam các tác giả như: GS. Đặng Thai Mai, GS. Đào Duy Anh, GS. Nguyễn Văn Huyên, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, GS. Phan Ngọc, GS. 2
  7. Trần Đình Hượu, GS. Phạm Vĩnh Cư, GS. Trần Đình Sử, … đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa khi xem tác phẩm như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa và đặt trong mối tương quan so sánh với văn hóa. Hiện nay nhà nghiên cứu phê bình văn học Đỗ Lai Thúy cũng đi theo hướng phê bình dưới góc độ văn hóa có phần sáng tạo và sinh động hơn làm tiền đề cho những nghiên cứu trẻ sau này. Nhờ có những công trình mở đường của các bậc tiền bối về văn học từ góc nhìn văn hóa mà sau này có nhiều người nghiên cứu mạnh dạn áp dụng phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa cho các công trình nghiên cứu của mình như: Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, PGS. TS Lê Nguyên Cẩn, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011; Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sĩ, Lương Minh Chung, Học viện Khoa học Xã hội, 2012; Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sĩ, Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện Khoa học Xã hội, 2013; Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua trường hợp tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Phùng Phương Nga, Học viện Khoa học Xã hội, 2017. 2.3 Phượng Vũ (Nguyễn Phương Tú) từ một thầy giáo với niềm đam mê sáng tác văn chương, ông đã đến với văn học và có nhiều đóng góp ở nhiều thể loại. Tác phẩm đầu tay của ông là Người nữ trưởng ga đạt giải ba trong cuộc thi sáng tác văn chương do Tạp chí Văn nghệ tổ chức. Sau này, ông sáng tác nhiều truyện ngắn khác và thành tập có tên như: Người mẹ và những đứa con (NXB Hội nhà văn 1996). Nếu như tác phẩm Người nữ trưởng ga kể về sự trưởng thành và quyết tâm tự khẳng định mình của một cô gái miền Nam tập kết, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của mình thì bộ tiểu thuyết Đất Mường với hai quyển Hoa hậu xứ Mường và Vương quốc ảo ảnh, Phượng Vũ cho người đọc những số phận người dân miền núi vượt lên trên hoàn cảnh với những luật lệ hà khắc của chế độ lang đạo, thực dân để giải phóng chính mình. Qua đó, ta thấy sự chuyển biến cách mạng trong tầng lớp quần chúng trong và sau Cách mạng Tháng 8. Nhờ sự soi sáng của Đảng và cách mạng có những người dân đã giác ngộ sớm và trở thành cốt cán của phong trào cách mạng của vùng Mường Hòa Bình. 3
  8. Phượng Vũ đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà, là người thúc đẩy nêu gương cho phong trào sáng tác, là người in dấu đậm nét cho nền văn học viết về cuộc sống mới, con người mới đặc biệt vùng dân tộc Mường Hòa Bình. Những trang viết của ông đã phản ánh được mặt xấu của xã hội từ truyện ngắn đến tiểu thuyết đồng thời cũng có những ca ngợi những nhân vật có ý chí, nghị lực vượt lên trên những khó khăn trước mắt, hòa mình trong nhưng không khí cách mạng chung của dân tộc để giải phóng bản làng, đất nước. Tuy có những đóng góp như thế nhưng những nghiên cứu, bài viết về sáng tác Phượng Vũ còn hạn chế - mới chỉ một số bài bài báo nhỏ lẻ, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, xứng tầm về sáng tác của ông. Với đề tài này tôi mong muốn đóng góp chút công sức để hiểu sâu hơn về sáng tác của Phượng Vũ nhìn từ góc độ văn hóa qua hai tiểu thuyết quan trọng Hoa hậu xứ Mườngvà Vương quốc ảo ảnh. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài: Tiểu thuyết “Hoa hậu xứ Mường”và“Vương quốc ảo ảnh”của Phượng Vũ nhìn từ góc độ văn hóa” được triển khai nhằm những mục đích chính sau: - Giới thiệu khái quát về tiểu sử và con đường văn chương của tác giả Phượng Vũ. - Khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa - văn học. - Hiểu về văn hóa xứ Mường thông qua hai sáng tác của nhà văn. - Khẳng định nét độc đáo các biểu tượng văn hóa và ngôn ngữ trong sáng tác tiểu thuyết của Phượng Vũ. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Hai tiểu thuyết“Hoa hậu xứ Mường”và “Vương quốc ảo ảnh”của Phượng Vũ. - Con người và văn hóa Mường Hòa Bình 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp các phương pháp chính sau: - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Nhìn từ văn hóa để tìm thấy những mối quan hệ phức hợp giữa văn hóa và văn học, sử dụng tri thức văn hóa để minh giải các nội dung phản ánh văn học, ở đây là hai tiểu thuyết của Phượng Vũ. 4
  9. - Phương pháp thi pháp học: để nhìn thấy bản chất sáng tạo nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Phượng Vũ. - Phương pháp so sánh: So sánh dữ liệu văn hóa được phản ánh trong tiểu thuyết với các tư liệu dân tộc học, sử học về xứ Mường Hòa Bình. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để lí giải các hiện tượng văn học từ văn hóa, luận văn tất yếu cần vận dụng kết hợp tri thức liên ngành như văn hóa học, nhân học, ngôn ngữ học, xã hội học… 6. Đóng góp của luận văn - Ý nghĩa lí luận: Tiếp tục phát triển và khẳng định tính khả dụng của hướng nghiên cứu văn học nhìn từ góc độ văn hóa, nghiên cứu văn học như một sự kiện xã hội tổng thể. - Về thực tiễn: + Tìm hiểu về vùng đất, con người, văn hóa Mường và hai tiểu thuyết của Phượng Vũ “Hoa hậu xứ Mường”và “Vương quốc ảo ảnh”. + Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, nhà giáo hoặc sinh viên, học sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm tới sáng tác của Phượng Vũ và văn chương viết về tộc người thiểu số. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn triển khai thành 3 chương như sau: Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học – văn hóa và tác giả Phượng Vũ Chương 2: Văn hóa tộc người trong hai tiểu thuyết của Phượng Vũ Chương 3: Các biểu tượng văn hóa và ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Phượng Vũ. 5
  10. Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ TÁC GIẢ PHƯỢNG VŨ 1.1 Hướng tiếp cận văn hóa 1.1.1 Tiếp cận văn học từ văn hóa Đã từ rất lâu, văn học đã từng tồn tại dưới dạng nguyên hợp, bất phân giữa văn và tôn giáo, tín ngưỡng, triết học, sử hoc, trên nhữngbình diện tư tưởng và tình cảm. Vì thế, văn học luôn tồn tại những yếu tố văn hóa. Như PGS.TS Đoàn Đức Phương khẳng định trong chuyên luận Phương pháp nghiên cứu văn học, phương pháp tiếp cận văn hóa học là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhân diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Còn Trần Nho Thìn viết trong cuốn Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học như sau: “Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa không đơn giản chỉ dừng lại ở việc giải mã các nghĩa của biểu tượng mà chủ yếu phải phân tích đời sống của biểu tượng trong xã hội, trong văn học, phân tích sự vận động của biểu tượng trong tiến trình lịch sử. Đến lượt mình, biểu tượng không tồn tại độc lập mà thể hiện quan niệm về nghĩa, về giá trị của mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi tầng lớp”[37, tr.29]. Như vậy, nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa không chỉ tìm đến các biểu tượng để nhận diện giải mã mà biểu tượng luôn tồn tại các quan niệm về nghĩa, về về giá trị của thời đại dân tộc, tầng lớp nữa, từ đó chúng ta đặt ra nhiệm vụ đối chiếu so sánh truy nguyên các quan niệm văn hóa ở các thời đại, ở những thời điểm lịch sử nơi mà sản sinh ra tác phẩm và để tìm nguồn gốc của dạng thức quan niệm về con người, về không gian, thời gian được thể hiện trong tác phẩm văn học. Vậy, khi nghiên cứu, chúng ta xem xét, đánh giá một hiện tượng văn học, thì phương pháp tiếp cận văn hóa học có những tiêu chí tương ứng về quan niệm, xã hội, các kiểu hình tượng xã hội được thể hiện trong văn học. Bên cạnh quan niệm xã hội, và các kiểu hình tượng xã hội thì không gian tồn tại của con người dưới góc độ văn hóa, quan hệ của con người với thiên nhiên và các hình tượng thiên nhiên, quan niệm về con người gắn với hoàn cảnh cụ thể cũng được nghiên cứu xem xét. Thế nên, văn học tồn tại những yếu tố văn hóa là có từ rất lâu và việc nghiên cứu văn học dưới góc độ văn hóa là rất cần, nó cũng xuất hiện từ lâu như Đỗ Lai Thúy viết trong cuốn phê bình văn học Con vật lưỡng thê ấy trong mục Phê bình văn học từ hệ thống văn hóa ông có viết: “Phê bình văn học từ văn hóa, tự thân nó, là một câu chuyện cũ”[5, tr.241]. 6
  11. Nhà nghiên cứu nói “cũ như trái đất” quả là rất đúng, bởi nghiên cứu và phê bình văn học từ hệ thống văn hóa không phải là mới mà đây chính là làm mới một đề tài cũ, và đây không phải là thay đổi bản thân vấn đề mà thay đổi cái nhìn về nó, về văn học từ hệ thống văn hóa. Văn hóa là sức sống nội tại của mỗi dân tộc. Một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là biểu hiện cao nhất của tinh thần độc lập tự chủ, là tiềm năng sáng tạo vô hạn của dân tộc đó. Văn hóa Mường được thể hiện trong tác phẩm văn học Việt Nam cũng vậy. Bởi qua những tác phẩm văn học, văn hóa Mường đã hiện lên làm phong phú cho nền văn học dân tộc ở nhiều mảng khác nhau cả về tinh thần và vật chất. Văn hóa (Trong tiếng Anh và tiếng Pháp là Culture) là khái niệm mang nội hàm rộng có rất nhiều cách hiểu và cách lý giải khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn. Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng”[35, tr.10]. Khái niệm văn hóa được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, văn hóa đều là đặc trưng của văn hóa tộc người. Theo nghĩa rộng, văn hóa là tổng thể các thành tựu, những giá trị vật chất và tinh thần do các cộng đồng dân tộc sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên và phát triển xã hội, nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu, theo chiều rộng, hoặc theo không gian, hoặc theo thời gian…giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa như: ăn ở, tục lệ…Còn văn hóa nghệ thuật như: múa hát, hội họa, …) còn giới hạn theo chiều rộng, văn hóa dùng để chỉ trong từng lĩnh vực( văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử, văn hóa đọc…). Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng chỉ các đặc thùở các vùng, miền khác nhau (miền Bắc, miền Trung, miền Nam hay vùng đồng bằng, vùng miền núi…). Giới hạn theo thời gian như văn hóa Âu Lạc, Đông Sơn… 7
  12. Ở nước ta, năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là là sự tổng hợp của các phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[28, tr.17]. Còn theo nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một thể thống nhất các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn thông qua các mối quan hệ tự nhiên và xã hội”[33, tr.27]. Như vậy, ta thấy văn hóa chính là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác giữa xã hội và con người. Văn hóa đánh dấu trình độ phát triển của con người và của xã hội, được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Còn văn học, là loại hình nghệ thuật ngôn từ, phản ánh thực tại và những vấn đề của cuộc sống xã hội và con người. Văn học phản ánh tất cả các vấn đề văn hóa như: xã hội, vận mệnh, tiền đồ…của dân tộc, tinh thần của dân tộc. Phương thức truyền tải văn hóa trong văn học chính là bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ văn học rồi hư cấu, xây dựng hình tượng, nội dung các đề tài được biểu hiện trong tác phẩm, nội dung tác phẩm văn học chịu sư quy định của các quan niệm văn hóa. Trong văn bản văn học có ba phương diện (đối tượng) của văn hóa. Thứ nhất: Văn bản văn học phản ánh toàn bộ đời sống cộng đồng dân tộc, trong đó văn hóa như phần hợp thành quan trọng, ta dễ thấy nhất là các hoạt động văn hóa thể hiện trong văn học như: tập tục, lễ hội, lối sống của một cộng đồng, một thời đại nào đó. Thứ hai: Ngôn ngữ với tư cách là chất liệu tạo nên văn bản văn học, ví dụ như lời ăn tiếng nói dân gian hay bác học của nhân vật, cả các hình thức thể loại, các kiểu cốt truyện. 8
  13. Thứ ba: Văn bản văn học khi được công chúng tiếp nhận đã ảnh hưởng, tác động xã hội, đến tâm lí, sở thích cá nhân và cộng đồng, đôi khi tạo nên cả những phong trào xã hội. Hoạt động của nó cũng là một hiện tượng văn hóa. Trong thể loại văn học phản ánh gián tiếp quan điểm cá nhân, tất cả các yếu tố của tác phẩm đều liên quan với nó như tính chất các xung đột, sự phát triển cốt truyện, cả hệ thống hình tượng. Như M. Bakhtin cho rằng, thể loại là nhân vật chính của văn học, sự ra đời và tồn tại của nó có cơ sở ở văn hóa thời đại. Mà văn hóa thời cổ đại của những công xã thị tộc bộ lạc cho ra đời những thể loại thần thoại, với những cuộc chiến tranh giữa chúng làm xuất hiện trong những anh hùng ca như Illiat của Homer. Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, nó bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường của nhà văn đối với đời sống xã hội. Nhưng văn học cũng phản ánh hiện thực nhưng là hiện thực trong ý nghĩa khách quan, phổ quát của chủng loại mà nó quan tâm được kết tinh trong sự vật và từ những sự vật đó làm người đọc hiểu theo một nghĩa khác. Ví dụ, nói đến mặt trời, văn học nhiều khi không phản ánh nó giống như một hiện tượng của tự nhiên để chiếu sáng cho con người mà nói đến nó là một hình tượng con người, đầy sự yêu thương kính trọng... Có một mặt trời trong lăng rất đỏ/ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ (Viếng lăng Bác, Viễn Phương). Văn học nói đến trăng không phải với tư cách là một vệ tinh tự nhiên của hệ mặt trời, mà trăng là hiện thân của cái đẹp, là khuôn mặt đẹp, phúc hậu của con người: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Trần Nho Thìn viết trong Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học như sau: cùng một nghĩa, có thể có nhiều biểu tượng khác nhau. Biểu tượng nhân cách nhà nho tài tử ngoài tùng còn cúc, trúc, mai. Khảo sát ca dao, thơ Việt Nam, chúng tôi phân tích các biểu tượng diễn tả sự bị động của người con trai trong tình yêu nam nữ và nhận thấy có những biểu tượng sau: bướm (ong) – hoa, bến – thuyền (đò), sóng – bờ, trâu- cọc… Mặt khác, cùng một sự vật, người ta có thể khai thác các nghĩa biểu tượng khác nhau [37, tr.22]. Như vậy, văn học là một hiện tượng văn hóa, những tác phẩm văn học lớn tiêu biểu cho những giá trị văn hóa dân tộc, cốt tính dân tộc. Chúng ta đều thấy hiện tượng những vị tổng thống Hoa Kì, khi đến Việt Nam trong các phát biểu thường dẫn những câu thơ Kiều hoặc nhắc đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, khi sang Nga họ 9
  14. thường nhắc đến L. Tolstoi, M. Dostoevsky. Đó không phải là sự “ngẫu hứng”, đó là sự tôn trọng rất cao đối với văn hóa nước chủ nhà và sự ứng xử lịch lãm, rất văn hóa. Văn học như vậy là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Vì vậy, luận văn này tôi chọn tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa để hiểu phần nào đó về dân tộc của mình, một dân tộc có bề dày lịch sử và góp phần tạo nên những đặc sắc đa dạng trong văn hóa người Việt nói chung và văn hóa người Mường nói riêng qua hai tiểu thuyết của Phượng Vũ Hoa hậu xứ Mường và Vương quốc ảo ảnh. 1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Văn học và văn hóa quan hệ với nhau như bộ phận và toàn thể, như cái hẹp với cái rộng, cái “trên”với cái “dưới”. Văn hóa và văn học đều tồn tại như một hiện tượng của ý thức xã hội và là sự biểu hiện của tinh thần. Nói cách khác chúng đều có tính xã hội về hình thức và nội dung tinh thần, những hiện tượng không thuộc về xã hội, không có ý nghĩa tư tưởng không phải là văn hóa. Văn hóa và văn học đều thể hiện như hệ thống kí hiệu mang nội dung tâm lí, tư tưởng, trong đó kí hiệu của văn học là ngôn ngữ- lời nói (ngôn lời) của con người. Trong công trình Mĩ học sáng tạo ngôn từ, Nxb Nghệ thuật, Maxcova, 1989, tr.329, M.Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn tại”. Văn học được coi là sự “tựý thức văn hóa”[68, tr.2], có nghĩa là trong văn học, luôn bộc lộ rõ nét bản chất của văn hóa một đất nước, dân tộc và những tác phẩm văn học luôn mang trong mình những biểu hiện văn hóa đặc trưng của một vùng, miền của một đất nước, mặc dù người viết có thể không ý thức là phải truyền tải văn hóa vào sáng tác của mình, nhưng văn hóa cứ tồn tại như một lẽ tự nhiên. Theo Trần Lê Bảo, “Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ”[68. tr.5]. 10
  15. Còn Trần Đình Sử đã khẳng định: “Văn học là bộ phận quan trọng của văn hoá, sự giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hoá”[49, tr.1]. Cũng theo Trần Đình Sử, việc sáng tạo ra khúc ngâm, truyện Nôm, hát nói, thơ mới, kịch nói, tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại phải được xem “là những hiện tượng sáng tạo văn hoá lớn lao của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX”[49, tr.3]. Trong văn hóa, văn học có một vai trò rất quan trọng. Văn học vừa giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc vừa sáng tạo thêm những giá trị văn hóa mới cho nhân loại. Bởi văn học luôn được coi là tấm gương phản chiếu văn hóa, nhà văn là “người thư ký trung thành của thời đại”(Balzac). Trần Nho Thìn có viết : Văn học xét cho cùng phản ánh hiện thực, những mặt khác, sự phản ánh này không đơn giản như việc cầm một tấm gương soi chiếu hiện thực đời sống mà nó chịu sự quy định của tính chủ quan của chủ thể thẩm mĩ. Do tính chủ quan này, giữa hình tượng nghệ thuật và hiện thực cuộc sống thường không có sự trùng khít.Nghệ thuật không tự hạn chế mình chỉ trong việc tái hiện lại bộ mặt của hiện thực và cũng không cố tình xem các sáng tạo của mình chỉ như cái giống thực [37, tr.34]. Nhà văn tiếp nhận và tái hiện văn hóa thông qua những tác phẩm của mình. Ở mỗi tác phẩm văn học Việt Nam, những nét văn hóa đặc trưng của mỗi một vùng, miền đất nước lại được hiện rõ. Ta bắt gặp một bức tranh đồng quê đậm chất Bắc bộ trong chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến, văn hóa dân gian đa dạng sắc màu trongsáng tác thơ văn của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thấy được vẻ đẹp của một thời đã qua trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, hay cách nói năng, suy nghĩ tiến bộ của người Hà Nội qua nhân vật cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, rồi những tín ngưỡng, phong tục trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh.“Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật... trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức... trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có 11
  16. thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế”vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định”[46, tr.20]. Theo Trần Nho Thìn, văn hoá là một hệ thống mở “nhân học văn hoá”. Văn hoá Việt còn là sản phẩm của sự giao lưu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, Ân Độ. Bất kỳ một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một môi trường văn hoá, từ một đời sống văn hoá nhất định. Những yếu tố văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của tác phẩm. Cách tiếp cận văn hoá học trong nghiên cứu tác phẩm văn chương sẽ giúp chúng ta khám phá chân lý nghệ thuật một cách đúng hướng hơn. “Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị chuyển tiếp thời đại. Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành ngã ba đường của sự giao lưu văn hoá, thì văn học có thể là nơi hoà giải của những xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm người”[46, tr.23]. Như vậy văn hóa và văn học có sự tác động qua lại với nhau, gắn bó mật thiết với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Nếu văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học thì văn học có xứ mệnh phản ánh lưu giữ những giá trị của cuộc sống, hướng con người đến chân – thiện- mĩ. Văn hóa chính là nền tảng của văn học còn văn học là bộ phận của văn hóa. 1.1.3 Hiểu về văn hóa người Mường “Mường”là tộc người lâu đời của Việt Nam. Người Mường sống rải rác khắp các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Dân số người Mường, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm 1989, ởkhắp đất nước Việt Nam mới chỉ có 914.396 người nhưng 10 năm sau, tức năm 1999, vẫn theo kết quả Tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê công bố, thì người Mường đã tăng lên 1.137.515 người. Năm 2009 người Mường đã là 1.268.963 người (cũng theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê). Tuy người Mường sống rải rác theo các vùng núi phía Bắc nhưng lại tập trung nhiều nhất là ở tỉnh Hòa Bình. Ở Hòa Bình được xem là cái nôi của người Mường. Vì thế, số dân Mường sống tại tỉnh Hòa Bình luôn là đông nhất. Theo điều tra nhân khẩu của Jeanne Cuisinier từ năm 1936-1937 tỉnh Hòa Bình có 52.014 người Mường[10 tr.77]. Theo tổng cục 12
  17. thống kê đến năm 1999, người Mường ở Hòa Bình (479.197 người, chiếm 63,3% dân số của tỉnh). Người Mường, họ là chủ nhân lâu đời nhất của mảnh đất Hòa Bình, ngay từ thời xa xưa, người Mường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh, nhưng mức độ phân bố không đồng đều cả về số lượng người dân và mật độ phân bố. Người Mường tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, độ cao trung bình là 300m, và các trung tâm trù phú nhất của đất Mường như: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Đây, chính là vùng Mường lớn ở Hòa Bình mà do các dòng lang lớn của người Mường cai quản như: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng, Hà. Giờ đây, những huyện mà có người Mường tập trung đông nhất chính là: huyện Lạc Sơn, huyện Kim Bôi, huyện Tân Lạc, huyện Mai Châu, Kì Sơn xong mới đến các huyện khác. Văn hóa Hòa Bình luôn mang một bản sắc đậm bản sắc dân tộc Mường xưa. Người Mường luôn tự hào về văn hóa của mình, ngay tên gọi của họ đã thể hiện điều đó. Trong cuốn “Văn hóa Mường”của Trần Từ, NXB Dân tộc, 1978 viết khái niệm “Mường” (Mượng) vốn là một khái niệm chung cho cả Thái cổ truyền và xã hội Mường cổ truyền. Trong cả hai trường hợp, nó đều chỉ một vùng (gồm nhiều xóm) do một dòng họ quý tộc trực tiếp cai quản. Mường, với tư cách tên dân tộc, là một cách gọi không chính xác: dân tộc chúng ta quen gọi là Mường, thực ra, tự xưng là “MỌL”(nghĩa đen: người). Tuy nhiên vì mấy chữ “dân tộc Mường” đã trở thành quen thuộc trong tiếng phổ thông, và dược dùng trong cả trong công văn giấy tờ chính thức”(9,tr127). Theo Từ điển Mường- Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội (2002) thì “MÕI” là “người Mường”. Ví dụ: “Nả là Mõi” tức là “nó là người Mường” hay “Mõi ăn mày” tức là “Người ăn mày”. “Mõi các cửa” tức là “Người gác cửa”. “Ẻng đỉ là mõi hay cảy Chỡ?” tức là “Anh ấy là người Mường hay người Kinh?”. Hay, “Mõi chi mà ác mằn đỉ” có nghĩa là “người gì mà ác thế). Người Mường ngoài tên gọi là Mõi, theo biến đổi phương ngữ còn xưng là Mọi, Mol, Mual. [20, tr.309-310]. Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi hay Nguyễn Từ Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc 13
  18. giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Cho đến tận bây giờ, người Mường vẫn từ gọi mình là mol, moăn như ở Hoà Bình, mon, mọi như ở Thanh Hoá. Còn ở Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh Sơn, nơi người Mường tập trung đông đảo nhất, cũng như Người Mường ở huyện Yên Lập và một số xã thuộc huyện Thanh Thuỷ, người Mường tự gọi mình là Mol, Monl. Mặc dù những từ này có biến âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau về mặt nghĩa. Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là người. Do đó, Mường đã trở thành tên gọi chính thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc người Mường. Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể dân tộc mình bằng những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo, truyền thuyết. Truyền thuyết của người Mường kể rằng: xưa kia, khi con người còn chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, khô khan, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Có một cây mọc lên rất đẹp, gọi là cây si. Cây si mọc lên từ núi đá, cây si lớn nhanh như thổi trở thành một cây cổ thụ, cành lá che kín cả bầu trời, bị một cơn bão lớn làm đổ. Từ cây si bị đổ sinh ra một đôi chim, gọi là chim Ây và chim Ứa. Chim Ây là đực, chim Ứa là cái. Đôi chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ ở Hang Hao (nay là hang Ma- Chứng- Điếng thuộc thôn Phú Nhiên, tổng Ngọc Hào, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) [6, tr.16]. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh. Người Kinh xuống đồng bằng ở còn người Mường sống trên miền núi. Người khởi đầu tiên của đất Mường là Lang Đá Cài, Lang Đá Cần, nàng Dạ Kịt. Sau này Lang Đá Cần lên ngôi vua lấy em gái mình nhưng sinh con không nuôi được, Lang Đá Cần lấy vợ khác sinh được nhiều con trai và con gái. Con trai thứ nhất thay cha lên làm vua (chính là vua Dịt Dàng sau này) những người con còn lại đã chia nhau thành bốn họ lớn của người Mường là: Đinh, Quách, Bạch, 14
  19. Hoàng chính là tổ tiên của các quan lang xứ Mường. Còn các cô con gáilàm vợ các quan lang ở các châu. Dịt Dàng kế tục cha lên ngôi, có nhiều vàng bạc châu báu, lãnh đạo các quan Lang và dân Mường phát triển. Như vậy, để giải thích cho cho sự ra đời của dân tộc mình người Mường đã dựa vào truyền thuyết với những câu truyện li kì giống như Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Bên cạnh việc người Mường giải thích nguồn gốc của mình bằng Truyền thuyết Ây và Ứa, thì người Mường xuất hiện cùng với tiếng nói để trao đổi thông tin, tạo ra tiếng nói riêng cho mình. Người Mường không có chữ viết riêng, nhưng họ có tiếng nói của dân tộc mình, tiếng nói mang bản sắc của dân tộc. Ngôn ngữ Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng Việt. Theo Từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội (2002), cách đọc và phát âm của tiếng Mường gần giống tiếng việt, có một số từ có dấu ngã, dấu nặng…đọc chệch đi, ví dụ: Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng Mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha= tiêu pha...một số từ khác phụ âm đầu: tay = thay, đi= ti, đi, con dê= con tê... Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải= của cải, đểu= đểu, giả= giả... Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã= đả, những= nhửng. Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng= nắng (phát âm lại ~ nặng= nắăng, tận= tấn (tấân)... Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục”thì giữ nguyên không chuyển dấu: đông đặc= đông đặc. Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc thì thành dấu huyền: nắng= đằng ( trời nắng= trới đằng) Một số từ không theo quy luật: cây tre= cân pheo, xưng hô(chú=ô, cháu= xôn), nhìn (ngắm)= hẩu, trông thấy= hẩu kỉa, ở giữa= ở khừa. Phát âm nhiều khi bị chệch hoặc thêm một số âm đệm vào. Ví dụ như phát âm chệch như từ: Anh = Enh. “Anh có thấy cái còng vợt ở đâu không” (Enh ản đố cải còng kha ớ no chăng). Hay ở = ớ, án mạng = ản mãng, anh tạo (một chức trong bản Mường) = anh tão, áo choàng = ảo khoang… Phát âm thêm một số các âm đệm như: Bảy năm 15
  20. mươi = páy năm mươl, bề trên = bậc tliênh “ông ấy là bề trên”(ông đỉ là bậc tliênh), trong= tlong“trong buồng này ấm lắm”(tlong puồng nì ẩm lắm) [20, tr.25- 39]. Nói chung, ngôn ngữ của người Mường họ dùng rất hiệu quả trong tộc người của mình. Hiện nay, nhà nước ta đã bảo tồn tiếng dân tộc Mường bằng nhiều cách khác nhau để lưu giữ và bảo tồn ngôn ngữ này như: qua sáng tác văn chương, sách, báo, rồi có đài phát thanh và truyền hình bằng tiếng Mường. Tiếng Mường mang bản sắc văn hóa riêng, họ dùng để trao đổi thông tin, gọi nhau, nói chuyện, phân biệt vai vế, các gọi đồ dùng… Phượng Vũ sử dụng ngôn ngữ của người Mường khá thành công khi xưng hô, gọi tên… ví dụ: gọi mẹ =mế, bên ngoại =oại, người trông em = đọi ún, đi ỉa = tị é, bố già = bố khà, thịt gà = thịt ca, người Kinh = người Đáo, vợ = cái, bông lúa, hoa lúa = trái bông cơn, người giúp việc cho nhà lang = ậu, người đứng đầu trong các ậu = ậu cả, túi vải có quai đeo = thông, hoa dâm bụt = hoa chu chiênh, thắt lưng = tênh, cơm độn với củ nâu = cơm nâu, đi lấy nước= ti rác, nồi ninh = viêng, lúa = lọ, ruộng= nà, để tang= để đem, nước mạch trong lòng đất phun lê = nước mó, dưới âm phủ = bên ma, chim bồ câu rừng = chim gâu, hoa hồng bì = hoa vòng, chỗ lầy lội, lấm láp = rậm, cỏ gianh = cỏ bái, bố = pộ, cửa chính vào nhà = cửa khoáng, chơi bời = nhởi, uống rượu = oỏng ráo, bánh dày = bánh xếp, các lang đạo lấy vợ con nhà thường dân = vợ nuôi, bồ đựng chăn = pồ ố…[29]. Về tổ chức xã hội của người Mường không giống như tộc người H’Mông, họ có vùng tự trị riêng. Người Mường tuy dân số đông và có nguồn gốc lâu đời nhưng họ chỉ tồn tại thành vùng Mường trong tổng thể dân tộc Việt Nam. Nhưng, về hình thái xã hội của người Mường xưa kia là xã hội Mường cổ truyền chịu sự lãnh đạo của chế độ quan lang. Dưới chế độ quan lang, bản chất Lang cun Mường cũng có xấu, tốt. Giống như quan lại vùng xuôi. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, dân Mường vẫn thích chế độ lang đạo hơn và không chịu sự quản lý của người Kinh, nên người Mường có chút cục bộ. Vì vậy, khi nhà Nguyễn thành lập phế bỏ chế độ Lang đạo, đưa quan lại dưới xuôi lên cai quản vùng Mường liền xảy ra sự chống đối kịch liệt của nhân dân vùng Mường, như khởi nghĩa Lê Duy Lương, khởi nghĩa ở Thạch Bị, Sơn Âm. Về sau vua Minh Mạng lại khôi phục chức chế độ Lang đạo. Đặc biệt khi bắt được người cầm đầu, nhà Nguyễn chỉ phủ dụ chứ không giết. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2