Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Nghiên cứu tình trạng mật độ xương và nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định tình trạng mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X kép (DEXA) và một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Mô tả nguy cơ gãy xương của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo mô hình FRAX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Nghiên cứu tình trạng mật độ xương và nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VÕ THỊ NGỌC ANH NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌNH FRAX Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Chuyên ngành : Nội khoa Mã số : NT 62.72.20.50 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.LƯU THỊ BÌNH THÁI NGUYÊN – NĂM 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lưu Thị Bình. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015 Tác giả Võ Thị Ngọc Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, bộ phận Sau Đại học – phòng Đào tạo, Bộ môn Nội – Trường Đại học Y dược Thái Nguyên; Ban lãnh đạo khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lưu Thị Bình, giảng viên Bộ môn Nội trường Đại học Y dược Thái Nguyên, trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, người Thầy đã luôn hết lòng dạy bảo, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, bắt đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các Thầy cô giáo, các anh chị Bác sỹ, Điều dưỡng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hành lâm sàng và thu thập số liệu. Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Thị Minh Hoa, ThS. BS. Bùi Hải Bình, những người đã truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm học tập quý báu cho tôi trong quá trình thực hành lâm sàng. Cuối cùng, tôi xin dành những tình cảm yêu quý và biết ơn nhất tới ba mẹ, em gái, những người thân trong gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong thời gian học tập, những người đã hy sinh thật nhiều và luôn hết lòng vì tôi trong cuộc sống. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015 Tác giả Võ Thị Ngọc Anh
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) CSTL Cột sống thắt lưng CXĐ Chỏm xương đùi DEXA Dual energy of X ray absortion (Hấp thụ năng lượng tia X kép) ĐTĐ Đái tháo đường MĐX Mật độ xương TSGX Tiền sử gãy xương XSGX Xác suất gãy xương WHO World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)
- iv MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các từ viết tắt iii Mục lục iv Danh mục các bảng vii Danh mục biểu đồ ix Danh mục hình x ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1.Đại cương về loãng xương 3 1.1.1. Định nghĩa loãng xương 3 1.1.2. Dịch tễ học loãng xương 4 1.1.3. Phân loại loãng xương 5 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây giảm mật độ xương và loãng xương 5 1.1.5. Loãng xương trên lâm sàng 7 1.1.6. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương 7 1.1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương 11 1.2.Bệnh đái tháo đường và loãng xương trên bệnh nhân đái tháo đường 12 1.2.1.Định nghĩa 12 1.2.2.Chẩn đoán đái tháo đường 12 1.2.3.Đái tháo đường týp 2 12 1.2.4.Mối liên quan loãng xương, gãy xương và đái tháo đường týp 2 13
- v 1.3. Gãy xương do loãng xương và các mô hình dự báo nguy cơ gãy 17 xương 1.3.1. Đặc điểm gãy xương do loãng xương 17 1.3.2. Nguy cơ tuyệt đối của gãy xương do loãng xương 18 1.3.3. Nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 19 1.3.4. Các mô hình dự báo nguy cơ gãy xương do loãng xương 21 1.3.5. Phân tầng nguy cơ gãy xương 24 1.4. Các nghiên cứu về loãng xương , gãy xương do loãng xương và mối 25 liên quan với đái tháo đường týp 2 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 25 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 26 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.1. Phân nhóm đối tượng 28 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 28 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 29 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 31 2.2.4. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 31 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu 33 2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu 37 2.2.7. Phân tích và xử lý số liệu 38 2.2.8. Khía cạnh đạo đức của đề tài 39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 40
- vi 3.2. Tình trạng mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân 43 đái tháo đường týp 2 3.3. Xác suất gãy xương 10 năm tới của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo mô 54 hình FRAX Chương 4. BÀN LUẬN 61 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 62 4.2. Tình trạng mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân 64 đái tháo đường týp 2 4.2.1. Tình trạng mật độ xương ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 64 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương và tỷ lệ loãng xương 68 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 4.3. Xác suất gãy xương 10 năm tới của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 75 theo mô hình FRAX KẾT LUẬN 82 KHUYẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các xét nghiệm cận lâm sàng 36 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, chiều cao, cân nặng 40 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi, giới 40 Bảng 3.3. Đặc điểm thời gian bị bệnh, chế độ điều trị và một số xét nghiệm 41 sinh hóa Bảng 3.4. Đặc điểm mật độ xương ở nhóm nghiên cứu 43 Bảng 3.5.Mối tương quan giữa tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI và MĐX bệnh 44 nhân ĐTĐ týp 2 Bảng 3.6. So sánh MĐX trung bình ở CSTL và CXĐ giữa nhóm ĐTĐ týp 2 47 và nhóm chứng theo một số yếu tố nguy cơ thuộc về chỉ số nhân trắc Bảng 3.7. So sánh MĐX trung bình ở CSTL và CXĐ giữa nhóm ĐTĐ týp 2 48 và nhóm chứng theo một số yếu tố nguy cơ thuộc về tiền sử Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ loãng xương ở nhóm ĐTĐ týp 2 và nhóm chứng theo 49 một số yếu tố nguy cơ giảm MĐX Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ loãng xương ở nhóm ĐTĐ týp 2 50 Bảng 3.10. Mối tương quan giữa Glucose máu, HbA1C, thời gian mắc bệnh 51 với mật độ xương Bảng 3.11. Liên quan giữa thời gian bị bệnh, chế độ điều trị với MĐX 51 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh ĐTĐ týp 2 đến tỷ lệ LX 53 Bảng 3.13. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố nguy cơ gây giảm 53 mật độ xương cổ xương đùi bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Bảng 3.14. Phân tích hồi quy Logistic các yếu tố liên quan đến loãng xương 54 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Bảng 3.15. Xác suất gãy xương trung bình 10 năm tới theo mô hình FRAX 54
- viii Bảng 3.16. Phân tầng nguy cơ gãy xương trong 10 năm tới theo mô hình FRAX 55 Bảng 3.17. Xác suất gãy xương trung bình 10 năm tới theo chỉ số T-score 56 Bảng 3.18. Phân tầng nguy cơ gãy xương 10 năm tới theo chỉ số T- score 56 Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan đến MĐX và phân tầng nguy cơ gãy xương 57 trong 10 năm tới Bảng 3.20. Mối tương quan giữa Glucose máu, HbA1C, thời gian mắc bệnh 58 tới XSGX Bảng 3.21. Xác suất gãy xương trung bình 10 năm tới ở các nhóm có chế độ 60 điều trị ĐTĐ khác nhau
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ gây giảm mật độ xương của nhóm 42 nghiên cứu Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ loãng xương ở nhóm nghiên cứu 44 Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa tuổi và MĐX 45 Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa chiều cao và MĐX 45 Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa câng nặng và MĐX 46 Biểu đồ 3.6. So sánh giá trị trung bình MĐX giữa các nhóm chế độ điều 52 trị khác nhau Biểu đồ 3.7. Phân tầng nguy cơ gãy xương ở nhóm ĐTĐ týp 2 theo mô 55 hình FRAX Biểu đồ 3.8. Các yếu tố liên quan đến MĐX và phân tầng nguy cơ gãy 58 xương 10 năm tới ở bệnh nhân ĐTĐ type Biểu đồ 3.9. Mối tương quan giữa Glucose máu với XSGX 59 Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa HbA1C với XSGX 59 Biểu đồ 3.11. Mối tương quan giữa thời gian mắc bệnh với XSGX 60
- x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình FRAX 23 Hình 1.2. Vai trò của mô hình FRAX trong đánh giá nguy cơ gãy 25 xương
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết. Bệnh ĐTĐ cùng với ung thư và tim mạch là ba bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi bệnh ĐTĐ và nếu không điều trị và quản lí tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội [2] [3] [16]. Một trong số những vấn đề hiện nay đang được quan tâm trên các bệnh nhân đái tháo đường là tình trạng mật độ xương (MĐX) và tỷ lệ loãng xương trên các đối tượng này [70]. Loãng xương là hậu quả sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế hơn. Loãng xương được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và sự phá huỷ vi cấu trúc của xương, hậu quả là xương trở nên giòn và dẫn tới gãy xương [31]. Loãng xương không chỉ gây ra tình trạng đau đớn cho bệnh nhân mà còn mang đến gánh nặng kinh tế cực lớn cho gia đình và xã hội, các công trình nghiên cứu khoa học quy mô trên khắp thế giới đã chỉ ra rằng loãng xương là một biến chứng của đái tháo đường. Vì thế việc xác định tình trạng MĐX, quyết định điều trị loãng xương trên các đối tượng nguy cơ như ĐTĐ là vô cùng cần thiết. Mặt khác, gãy xương là biến cố nặng nề và nguy hiểm nhất của loãng xương. Gãy xương trong loãng xương được ví như tai biến mạch vành trong bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, đột quị não trong bệnh lí tăng huyết áp [31]. Gãy cổ xương đùi, một biến cố hay gặp và nặng nề của loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi [74]. Đặc điểm của gãy xương trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi ngoài nguyên nhân do loãng xương còn do một số các nguy cơ khác gây gia tăng xác suất gãy xương có hoặc không kèm theo giảm MĐX như tăng nguy cơ té ngã do các biến chứng thần kinh, mạch máu nhỏ ở mắt, thận, cơ của bệnh lí ĐTĐ [49].
- 2 Nhận định các yếu tố nguy cơ loãng xương, tiên lượng nguy cơ gãy xương đóng vai trò quan trọng và là một tiêu chí trong quyết định dự phòng và điều trị loãng xương. Trên thế giới có nhiều mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương dựa vào các yếu tố nguy cơ lâm sàng và MĐX như: FRISK Score, QFractureScores, FRAX, Garvan…Tuy nhiên với nhiều ưu điểm dự báo chính xác, đơn giản và sử dụng ít tham số, nên mô hình tiên lượng gãy xương FRAX hiện đang được áp dụng rộng rãi trong những nghiên cứu lớn trên thế giới, góp phần quan trọng trong chiến lược dự phòng và điều trị loãng xương và biến chứng gãy xương [66]. Ở Việt Nam, bệnh ĐTĐ đã được quản lí ngoại trú ngay tại tuyến y tế cơ sở, nhưng công tác quản lí và chăm sóc đối với người bệnh ĐTĐ đã có biến chứng xương khớp như loãng xương còn chưa được chú ý. Ở nước ta hiện nay đã có các nghiên cứu về loãng xương ở đối tượng dân số khỏe mạnh với cả hai giới nam và nữ, còn các nghiên cứu trên đối tượng đái tháo đường còn hạn chế và chủ yếu thực hiện trên các đối tượng nam giới. Mô hình FRAX cũng chưa thực sự phổ biến và ứng dụng trên lâm sàng, chưa có nghiên cứu ứng dụng dự báo xác suất gãy xương theo mô hình FRAX ở các đối tượng bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu tình trạng mật độ xương và nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2" nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tình trạng mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X kép (DEXA) và một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 2. Mô tả nguy cơ gãy xương của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo mô hình FRAX.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1.Đại cương về loãng xương 1.1.1. Định nghĩa loãng xương Cũng như nhiều bệnh khác, hiểu biết về loãng xương thay đổi theo thời gian. Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì một hội nghị chuyên đề loãng xương tại Thụy Sỹ đưa ra định nghĩa: Loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương. Có 3 khía cạnh trong định nghĩa trên: khối lượng xương, vi cấu trúc của xương và hệ quả. Khối lượng xương chính là khối lượng chất khoáng trong xương, một thành tố quan trọng có ảnh hưởng đến lực và sức bền của xương. Vi cấu trúc của xương là những thành phần đan xen của các tế bào và mô tạo nên xương, phản ánh chất lượng của xương. Định nghĩa trên ghi nhận rằng gãy xương là hệ quả của loãng xương. Nhưng hệ quả ở đây là nguy cơ gãy xương chứ không phải gãy xương [94]. Và trong vòng khoảng 15 năm sau định nghĩa của WHO 1991 được đưa ra, rất nhiều nghiên cứu về loãng xương đã được thực hiện qua đó chúng ta đã hiểu và biết nhiều hơn về loãng xương đặc biệt là chất lượng của xương. Cho đến năm 2001, Viện Y tế Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị chuyên đề về loãng xương. Hội nghị đã đúc kết những hiểu biết mới và đi đến một định nghĩa mới về loãng xương như sau: Loãng xương là một hội chứng với những đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật độ chất khoáng trong xương và chất lượng xương [60]. Định nghĩa mới này mở ra một định hướng nghiên cứu loãng xương trong vòng 10 năm tiếp theo cho đến nay là tập trung vào nghiên cứu
- 4 chất lượng của xương. Nhiều chuyên gia đều đồng ý rằng chất lượng xương chính là tổng hợp các yếu tố liên quan đến cấu trúc của xương, chu chuyển của chất khoáng trong xương, độ khoáng hóa và các đặc điểm của chất keo [81]. Qua nghiên cứu hai định nghĩa trên cũng cho thấy loãng xương là một yếu tố nguy cơ của gãy xương, gãy xương do loãng xương gây ra gánh nặng kinh tế rất lớn. Tại châu Âu gánh nặng kinh tế do gãy xương và phòng chống gãy xương tái diễn ở các bệnh nhân đã có tiền sử gãy xương là 37 tỉ đô la. Và sẽ có thể tằng thêm 25% vào những năm 2025. Loãng xương và gãy xương trở thành một đại dịch âm thầm gây đau đớn cho người bệnh và tốn kém về kinh tế. Chính vì thế việc phòng chống loãng xương và gãy xương do loãng xương trở nên vô cùng quan trọng [44] [45]. 1.1.2. Dịch tễ học loãng xương và gãy xương do loãng xương - Trên thế giới: Theo Tổ chức loãng xương Thế Giới (International osteoporosis Founda- tion - IOF): Hiện nay có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Khoảng 30% phụ nữ mãn kinh bị loãng xương và trong đó ít nhất 40% sẽ bị gãy xương ít nhất 1 lần trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ này ở đàn ông là 15 – 30% [31].Ước tính số ca gãy cổ xương đùi sẽ tăng từ 1,7 triệu ca/năm vào năm 1990 lên 6,26 triệu ca vào năm 2050. Ở châu Âu, ước tính tỷ lệ gãy xương quay là 1,7 và 7,3 mỗi 1000 người – năm cho lần lượt hai giới nam và nữ [34] [57]. Tại Châu Á: 23,2% phụ nữ Nhật Bản trong độ tuổi từ 60 - 69 loãng xương. 11,8% phụ nữ trên 50 tuổi tại Hàn Quốc loãng xương. Tại Hong Kong tỷ lệ này trong độ tuổi 50-59 và 60-69 là 10% và 45%. Phụ nữ Thái Lan ≥ 20 tuổi 18,5% loãng xương, tỷ lệ này ở phụ nữ sau mãn kinh là 29%. Tỷ lệ gãy CXĐ ở tuổi từ 35 trở lên là 244,8 mỗi 100 000 người – năm từ 2004 đến 2006. Tỷ lệ gãy CXĐ cao nhất tại châu Á được báo cáo là tại Singapore [33].
- 5 - Tại Việt Nam: Tỷ lệ loãng xương ở nữ giới trên 50 tuổi từ 20 đến 30 % tùy từng nghiên cứu Ước tính hiện nay có khoảng 2 triệu phụ nữ và 0,5 triệu nam giới trên 50 tuổi đang trong tình trạng loãng xương [73]. 1.1.3. Phân loại loãng xương - Loãng xương tiên phát: xuất hiện tự nhiên không phát hiện được nguyên nhân gì khác ngoài yếu tố tuổi tác hoặc thời kì sau mãn kinh [18] [4]. + Loãng xương týp I: xuất hiện trong vòng 15 – 20 năm sau mãn kinh, kiểu loãng xương thường do các yếu tố có liên quan đến tình trạng mãn kinh. + Loãng xương týp II: xuất hiện ở cả nam cả nữ, thường trên 65 tuổi. Đây là hậu quả của sự mất xương kéo dài trong nhiều năm. - Loãng xương thứ phát: sau các bệnh nội tiết, sau các tình trạng bất dộng kéo dài, bệnh lí đường tiêu hóa, đa u tủy xương, ung thư xương. Sau các nguyên nhân khác: bệnh xương bẩm sinh, chán ăn do thần kinh, chế độ dinh dưỡng kém, nghiện rượu, nghiện thuốc lá. Do sử dụng thuốc: glucocorticoid, thuốc chống đông máu, thuốc chống đông kinh, thuốc lợi tiểu…[4] - Loãng xương vô căn: loãng xương thiếu niên và người trẻ tuổi, loãng xương ở phụ nữ có thai [22]. 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây giảm mật độ xương và loãng xương Không có một nguyên nhân đặc biệt nào gây loãng xương, các yếu tố sau đây đều có thể làm tăng nguy cơ loãng xương [22], [11] [21] [60]. - Khối lượng xương đỉnh là khối lượng xương đạt được tại thời điểm trưởng thành của khung xương. Trong độ tuổi phát triển, khối lượng xương tăng dần để đạt tới đỉnh ở độ tuổi 20-30 và đó là ngân hàng dự trữ xương của cơ thể sau này khi về già. Thời điểm đạt được khối lượng xương đỉnh thường khác nhau giữa nam và nữ, giữa các chủng tộc và được quyết định bởi các yếu tố về gen, tình trạng hormone, hoạt động thể lực, lối sống, lượng canxi ăn vào và chế độ dinh dưỡng.
- 6 - Chủng tộc: tỷ lệ loãng xương thay đổi giữa nước này và nước khác. - Giới: phụ nữ có nguy cơ loãng xương tiên phát cao hơn nam giới gấp bốn lần vì khối lượng xương, MĐX đỉnh của họ thấp hơn và có một quá trình mất xương nhanh hơn ở nam giới do hậu quả của sự suy giảm chức năng buồng trứng sau mãn kinh. - Tuổi già: do sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương tạo nên những cân bằng âm tại vị trí mất xương, đồng thời có sự giảm hấp thu canxi ở ruột và giảm hấp thu calci ở ống thận do đó tăng khả năng bị loãng xương. - Tuổi mãn kinh: mãn kinh sớm, tự nhiên hay do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có nguy cơ loãng xương lớn hơn do thiếu hụt Estrogen. - Hormone: thiếu Estrogen trong thời gian tăng trưởng và lão hóa có khả năng là yếu tố quan trọng nhất trong cơ chế bệnh sinh của loãng xương. Liệu pháp hormone thay thế được áp dụng trong 5-10 năm sau mãn kinh làm giảm tới 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương. - Dinh dưỡng: sự thiếu hụt canxi, vitamin D và protein là những thành tố quan trọng hình thành nên sinh bệnh học loãng xương. Tuy nhiên chỉ bổ xung canxi trong khẩu phần ăn thì chưa đủ để phòng bệnh loãng xương. - Thể chất: những người có tầm vóc nhỏ có khối xương thấp thì nguy cơ loãng xương cao hơn so với người có thể chất cao lớn hơn ở cùng lứa tuổi. - Lối sống: ít vận động hoặc vận động quá nhiều có thể gây ra loãng xương. Những người có tiền sử hút thuốc hoặc hiện tại đang hút thuốc thường có MĐX thấp hơn hẳn những người không bao giờ hút thuốc. Nghiện rượu, cà phê: là yếu tố nguy cơ của loãng xương do làm giảm hấp thu canxi và các khoáng chất ở ruột, đồng thời các chất độc sinh ra khi chuyển hóa làm ngăn cản sự hoạt động của tạo cốt bào. - Các yếu tố khác: sử dụng thuốc kéo dài như: glucocorticoid, thuốc chống đông…, hoặc các bệnh nội tiết, thận, có thai đều có thể gây loãng xương.
- 7 1.1.5. Loãng xương trên lâm sàng Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi MĐX giảm trên 30%. Triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ hoặc có thể xuất hiện từ từ tăng dần [13], [4], [18] . - Đau: Thông thường loãng xương gây đau xương và đó là triệu chứng chính. Thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (CSTL, chậu hông), đau nhiều sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và giảm khi nghỉ ngơi. - Hội chứng kích thích rễ thần kinh - Biến dạng cột sống. - Chiều cao của cơ thể giảm: Mỗi một đốt sống bị xẹp hoàn toàn có thể làm chiều cao của cơ thể giảm 1cm. - Gãy xương: Gãy xương do loãng xương thường là những gãy xương tự nhiên hoặc sau một sang chấn rất nhỏ như ho hắt hơi, ngã nhẹ... 1.1.6. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương 1.1.6.1. Chụp X quang quy ước [41] Chụp X quang là phương pháp thường quy để đánh giá loãng xương và gãy xương. Chụp cột sống có thể thấy hình ảnh tăng thấu quang, mất phần thớ ngang của bè xương, chỉ nhìn rõ thớ dọc, có thể nhìn thấy hình ảnh lún đốt sống dạng hình chêm, lõm hai mặt hoặc hình lún ép đốt sống. Hình ảnh loãng xương trên X quang thường là biểu hiện muộn, lúc này có nghĩa là lượng khối xương có thể đó mất đi từ 30-50%. 1.1.6.2. Sinh thiết xương [63] Sinh thiết xương tại vị trí cánh chậu sẽ thấy tình trạng giảm khối xương, hủy cốt bào tăng và những rối loạn ở tủy xương. Phương pháp này có thể đánh giá được chất lượng xương và là phương pháp chính xác nhất để có thể đánh
- 8 giá được sự chuyển hóa tuần hoàn của xương. Tuy nhiên nó không phải là một xét nghiệm thường quy. 1.1.6.3. Sử dụng các marker chu chuyển xương Một số marker quan trọng được xác định là: - Marker tạo xương: Osteocalcin (OTC), Phosphatase kiềm, Các peptid của procollagen. - Marker huỷ xương: Phosphatse acid kháng Tartrate (TRAP), Pyridinoline (PYD), Desoxypyridinoline (DPD), Hydroxyproline, Calci, Glycosides hydro- xylysine. Sử dụng các marker chu chuyển xương có ưu điểm đánh giá được quá trình chuyển hóa xương, có giá trị trong theo dõi điều trị loãng xương. Tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu không cao trong chẩn đoán loãng xương [80] [7]. 1.1.6.4. Các phương pháp đo mật độ xương Đo MĐX là phương pháp thăm dò không xâm lấn thực hiện dễ dàng để đánh giá khối lượng xương và nguy cơ gãy xương. Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng gồm [36] [58]: - Chụp cắt lớp vi tính định lượng (Quantitative computer tomography - QCT). - Hấp thụ photon đơn (Single photon absorptiometry - SPA). - Hấp thụ photon kép (Dual photon absorptiometry – DPA). - Siêu âm định lượng (Quantitative ultrasound – QUS). - Hấp thụ tia X năng lượng đơn (Single energy Xray absorptiometry – SXA). - Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual energy Xray abssorptiometry – DEXA). - Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh độ phân giải cao: HR – QCT (chụp cắt lớp vi tính định lượng độ phân giả cao), MU MRI (micro MRI), chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò… Việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào để đo MĐX tùy thuộc vào quyết định của nhân viên y tế dựa trên sự hiểu biết về bệnh nhân có các yếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa dự phòng: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015
72 p | 607 | 137
-
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng: Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015
59 p | 435 | 84
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu thuật tại khoa tai mũi họng - mắt - răng hàm mặt bệnh viện trường đại học Y dược Huế
53 p | 446 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020-2021
92 p | 48 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo
106 p | 70 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thai ngoài tử cung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu năm 2021
81 p | 28 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu sự tương quan giữa khoảng trống glycat hóa với mức độ đạm niệu trên bệnh nhân đái tháo đường
84 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân loãng xương có gãy đầu trên xương đùi
107 p | 72 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp vít gãy đầu xa hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn
87 p | 43 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực
102 p | 66 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo trước tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
64 p | 18 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang
75 p | 20 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát
83 p | 67 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại Bệnh viện Việt Đức
90 p | 52 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên
84 p | 53 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người cao tuổi
108 p | 63 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
102 p | 53 | 5
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại Bệnh viện Việt Đức
102 p | 46 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn