Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội - Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng
lượt xem 17
download
Luận văn tìm hiểu và phân tích về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định hữu hình, một vài thông tin liên quan đến tài sản cố định tại chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. Tìm hiểu về Microsoft Exel 2010; xây dựng được chương trình về kế toán tài sản cố định cho chi nhánh vận tải đường sắt hải phòng trong quá trình thực tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội - Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng
- LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa hệ thống thông tin kinh tế và sự đồng ý của Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy và K.S Nguyễn Văn Giáp em đã thực hiện đề tài: “Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội- Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng”. Để hoàn thiện khóa luận, em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa khoa Hệ thống thông tin kinh tế cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình hướng dẫn giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên. Em xin đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến hai thầy cô trực tiếp tận tình hướng dẫn là Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy và K.S Nguyễn Văn Giáp giúp đỡ, định hướng, chỉ bảo để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài khóa luận thật tốt, nhưng do kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em kính mong được sự góp ý từ các thầy cô, cũng như những ý kiến khác từ những phía khác để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp do chính bản thân em thực hiện. Các số liệu sử dụng trong bài khóa luận tốt nghiệp này đều được thu thập từ Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. Từ đó lấy cơ sở lý thuyết cũng như làm chương trình thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình là: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng. Nội dung khóa luận không sao chép dưới bất kì hình thức nào nội dung cơ bản từ khóa luận khác. Em xin chịu trách nhiệm trước khoa Hệ thống thông tin kinh tế và trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông về lời cam đoan này. Người cam đoan Sinh viên Lê Thu Hiền
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH............................... 3 1.1. Lý thuyết chung về kế toán tài sản cố định hữu hình....................................... 3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. ..................................... 3 1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD.................................................. 4 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ............................................................................ 5 1.1.4. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ ........... 5 1.1.5 Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. ........................................................................ 10 1.2. Giới thiệu về Microsoft Excel 2010 ............................................................... 13 1.2.1. Cấu trúc của một sheet............................................................................. 13 1.2.2 Các kiểu dữ liệu và cách nhập .................................................................. 14 1.2.3. Các loại địa chỉ......................................................................................... 15 1.2.4. Các hàm trong Excel................................................................................ 15 1.3. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội - Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng....................................................... 17 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 17 1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội .... 20 Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HẢI PHÒNG... 24 2.1. Khảo sát hiện trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng...........................................................................24 2.1.1 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình .........................24 2.1.2 Hình thức ghi sổ kế toán.....................................................................25 2.1.3. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định .............................................27
- 2.1.4. Mô hình hoạt động giảm tài sản cố định ............................................35 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định...................................40 2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng...............................................................40 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh .............................................41 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ................................................41 2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng cật nhập danh mục . 43 2.2.5. Biểu đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán...............................44 2.2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng thống kê báo cáo . 45 2.2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ . 46 Chương 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - CHI NHÁNH GA HẢI PHÒNG ..............................................................................................47 3.1 Đặt vấn đề ................................................................................................47 3.2 Một số chức năng của chương trình kế toán tài sản cố định ......................48 3.2.1 Chức chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ. ....................48 3.2.2 Chức năng cập nhật danh mục tài sản cố định ....................................49 3.2.3 Chức năng cập nhật khách hàng nhà cung cấp....................................50 3.2.4.Chức năng cập nhật tài khoản.............................................................51 3.2.5 Chức năng cập nhật phòng ban...........................................................52 3.2.6 Chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán tài sản cố định ....53 3.2.7. Chức năng ghi nhật ký chung ............................................................54 3.2.8. Chức năng khấu hao tài sản cố định ..................................................55 3.2.9. Báo cáo .............................................................................................56 KẾT LUẬN.......................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................60
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty . ....................................................20 Hình 2.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. ...26 Hình 2.2. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định hữu hình .................................1 Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình......................................1 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình ghi giảm tài sản cố định. ...........................................35 Hình 2.5. Sơ đồ ghi giảm TSCĐ ......................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.6. Sơ đồ phân cấp chức năng kế toán tài sản cố định. ...............................1 Hình 2.7. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh ...............................................1 Hình 2.8. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. .....................................................1 Hình 2.9. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chắc năng cập nhật danh mục ..... 1 Hình 2.10. Sơ đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán ..................................1 Hình 2.11. Sơ đồ mức dưới đỉnh của chức năng Thống kê- Báo cáo ...................1 Hình 2.12. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ..... 1 Hình 3.1 Giao diện của chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ. ........48 Hình 3.2 Giao diện chức năng cập nhật danh mục TSCĐ ..................................49 Hình 3.3 Giao diện cập nhật khách hàng nhà cung cấp ......................................50 Hình 3.4 Giao diện cập nhật danh mục tài khoản. ..............................................51 Hình 3.5 Giao diện cập nhật danh mục phòng ban .............................................52 Hình 3.6 Giao diện chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán TSCĐ..53 Hình 3.7 Giao diện chức năng nhật ký chung.....................................................54 Hình 3.8. Giao diện chức năng tính khấu hao TSCĐ..........................................55 Hình 3.9 Sổ cái tài sản cố đinh hữu hình............................................................56 Hình 3.10 Giao diện sổ cái khấu hao tài sản cố định. .........................................57 Hình.3.11 Giao diện sổ tài sản cố định hữu hình...............................................58
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình XDCB Xây dựng cơ bản dở dang SXKD Sản xuất kinh doanh DMTK Danh mục tài khoản KHNCC Khách hàng nhà cung cấp DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của DN. Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo nghiên cứu cới mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng. Bản báo cáo này bao quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức công tác kế toán TSCĐ’’ hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng. 2. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu và phân tích về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định hữu hình, một vài thông tin liên quan đến tài sản cố định tại Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. - Tìm hiểu về Microsoft Exel 2010. - Xây dựng được chương trình về kế toán tài sản cố định cho Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng trong quá trình thực tập. 3. Yêu cầu của đề tài - Khảo sát thực tế kế toán tài sản cố định tại Chi nhánh giao thông vận tải đường sắt Hải Phòng. - Xây dựng một chương trình kế toán tài sản cố định đạt những yêu cầu sau : - Chương trình giúp cho nhân viên kế toán trong việc kế toán tài sản cố định đầy đủ, chính xác, dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi. - Chương trình phải sát với thực tế, giao diện gần gũi có tính an toàn và bảo mật cao. 1
- 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định và nắm vững kiến thức cơ bản về Microsoft Excel 2010. - Xây dựng được chương trình về kế toán tài sản cố định cho một công ty hoặc doanh nghiệp. - Tạo tiền đề để khi ra trường có thể theo làm ở các công ty và doanh nghiệp. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần phụ lục, báo cáo khóa luận của em gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về kế toán tài sản cố định hữu hình. Chương 2 : Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội- Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. Chương 3: Xây dựng chương trình kế toán tài sản cố định hữu hình. Sau thời gian thực tập Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng do thời gian có ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày….tháng…. năm….. Sinh viên Lê Thu Hiền 2
- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1. Lý thuyết chung về kế toán tài sản cố định hữu hình 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Khái niệm. TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam). TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. Đặc điểm. TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư và mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau: - TSCĐ là một trong ba yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế của một quốc gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng. - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Giá trị của TSCĐ. Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản - TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn 3
- do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. 1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoạt động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng 4
- TSCĐ nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiện trạng của TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiện trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc, mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. (2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng, tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD. (3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ. (4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. 1.1.4. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ. Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. 5
- 1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại: - Đối với TSCĐ hữu hình gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi. Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác. + Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD. Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác. Máy in cácloại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; cácloại thiết bị văn phòng khác. + Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền,… dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN. Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác);Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác. Phương tiện vận tải đường không (máy bay). Phương tiện vận tải đường sắt. Phương tiện vận tải khác. + Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý tài chính,… + Cây lâu năm, gia súc cơ bản. 6
- - Đối với TSCĐ vô hình gồm: + Quyền sử dụng đất. + Bằng phát minh sáng chế. + Phần mềm máy vi tính. + Nhãn hiệu hàng hóa. + Giấy phép, quyền phát hành. + TSCĐ vô hình khác. Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại TSCĐ 2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do nguồn vốn liên doanh. - TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà Dn thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ). 3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm. - TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay. 4. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng. Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 7
- - TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp. - TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ. - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ Tài sản cố định hữu hình của đơn vị hành chính sự nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy việc đán giá nguyên giá trong từng trường hợp cụ thể là khác nhau. Nguyên giá tài sản cố định được xác định khi có đủ chứng từ phù hợp, hợp pháp và hợp lệ. Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà DN chi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành: - Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp: NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (trừ thuế được liên quan hoàn lại) - Đối với TSCĐHH mua trả chậm: NGTSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua) - Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc TSCĐ nhận về lợi ích thu được. - Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu: 8
- NGTSCĐ = Giá mua + Thuế + Chi phí - Các khoản (hóa đơn) nhập khẩu liên quan giảm trừ. - Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát: NGTSCĐ = Giá trị hợp lý + Chi phí trực tiếp (giá trị danh nghĩa) liên quan khác b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản: - Nếu TSCĐ do tự chế: NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác - Nếu TSCĐ do XDCB: NGTSCĐ = Giá trị công trình + Chi phí liên quan được quyết toán trực tiếp - Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn: NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực bên góp vốn tiếp khác Nguyên giá TSCĐ vô hình: - Đối với TSCĐ vô hình mua riêng biệt: NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (nếu có) liên quan - Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi: NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc lợi TSCĐ nhận về ích thu được - Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại + Các chi phí chứng từ về quyền sở hữu vốn trực tiếp khác. - Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp vốn. - Đối với TSCĐ vô hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng . 2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá: 9
- - Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu công với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động tài chính. - Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng. Nguyên giá TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ thay đổi trong các trường hợp sau: - Đánh giá lại tài sản cố định. - Cải tạo, nâng cấp tài sản cố đinh tăng năng lực, kéo dài tuổi thọ TSCĐ. - Xây dựng thêm hay tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ. 1.1.5 Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ: a, Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ. Thủ tục tăng TSCĐ : - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu - Tăng do mua sắm bằng phúc lợi - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay - Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp - Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao - Tăng do tự chế - Tăng do tài trợ, biếu tặng - Tăng do nhận vốn góp liên doanh - Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến - Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh - Tăng do kiểm kê phát hiện thừa - Tăng do đánh giá tăng TSCĐ 10
- Thủ tục giảm TSCĐ: - Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: + Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý + Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý + Chi phí thanh lý + Kết chuyển thu nhập khác + Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. - Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ. - Giảm do thiếu khi kiểm kê - Giảm do trả vốn góp Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng: - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ) - Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ TSCĐ - Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ) – BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ) - Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái - Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế… - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan b, Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ: Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm: - Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ. - Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. Đánh số TSCĐ Đánh số tài sản cố định là quy định cho mỗi tài sản cố định một số hiệu theo những nguyên tắcnhất định. Việc đánh số tài sản cố định được tiến hành theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Mỗi đối tượng ghi tài sản cố định không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệuriêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của những tài sản cố định đã thanh lý hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mớitiếp nhận. Số hiệu tài sản 11
- cố định là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tựvà nguyên tắc nhất định để chỉ loại tài sản cố định, nhóm tài sản cố định và đối tượng tài sản cố định và đốitượng tài sản cố định trong nhóm. Nhờ đánh số tài sản cố định mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việctheo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộcđược trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụngtài sản cố định. Kế toán chi tiết tài sản cố định ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo quản, sử dụng Xác định đối tượng ghi tài sản cố định: Tài sản cố định của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Đối tượng ghi tài sản cố định là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo. Đối tượng ghi tài sản cố định có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện mộthoặc một số chức năng nhất định. Nội dung kế toán chi tiết tài sản cố định: - Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến tài sản cố định ở doanh nghiệp; - Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định ở phòng kế toán và tổchức kế toán ở các đơn vị sử dụng tài sản cố định. Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của tài sản cố định trong doanh nghiệp và là căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ. Tài sản cố định của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau. Bởi vậy kế toán chi tiết tài sản cố định phải phán ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn tài sản cố định trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõit ừng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi tài sản cố định theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất , số hiệu. Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định tại nơi sử dụng, bảo quản: Việc theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắntrách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao tráchnhiệm và hiệu quản sử dụng tài sản cố định. Tại nơi sử dụng, bảo quản tài sản cố định(các phòng 12
- ban, phân xưởng…) sử dụng sổ ‘‘Tài sản cố định theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong phạm vi bộ phận quản lý. Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán: Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ tài sản cố định để hạch toán chi tiết tài sản cố định.Thẻ chi tiết tài sản cố định được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biếnphát sinh trong quá trình sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết tài sản cố định được thựchiện ở thẻ tài sản cố định (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sổ tài sản cố định Thẻ tài sản cố định: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định của doanh nghiệp.Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chungvề tài sản cố định, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ tài sản cố địnhcũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm tài sản cố định. Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm tài sản cố định. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ tài sản cố định doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ tài sản cố định. Sổ tài sản cố định: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn tài sản cố địnhcủa toàn doanh nghiệp. Mỗi loại tài sản cố định có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một số trang Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm tài sản cố định và các chứng từ gốc liên quan 1.2. Giới thiệu về Microsoft Excel 2010 Microsoft Excel 2010 là một phần mềm hay một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc thực hiên: - Tính toán đại số, phân tích dữ liệu - Lập bảng biểu báo cáo - Vẽ đồ thị và các sơ đồ - Tự động hóa các công việc bằng macro Và nhiều ứng dụng khác giúp ta giải quyết nhiều bài toán khác nhau. Excel 2010 dùng định dạng tập tin mặc định là .xsml thay cho định dạng chuẩn trước đâylà .xls 1.2.1. Cấu trúc của một sheet Trong excel 2010, một workbook là một tệp tài liệu có phần mở rộng là .xlsx, mà trên đó bạn làm việc và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa 13
- nhiều sheet, do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thong tin lien quan với nhau chỉ trong một tệp tin (file). Một workbook có chứa nhiều worksheet bên cạnh hay chart sheet tùy thộc vào bộ nhớ máy tính. Worksheet: còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, là loại tài liệu chính trong tệ tài liệu excel, nó còn được ọi là bảng tính. - Ô (cell): là giao của cột và hàng, dữ liệu được chứa trong các ô, giữa các ô có lưới phân cách. - Con trỏ ô: Là một khung nét đôi, ô chứa con trỏ ô được gọi là ô hiện hành. - Vùng (Range/Block/ Array/ Reference): gồm nhiều ô lin tiếp nhau theo dạng hình chữ nhât, mỗi vùng có một địa chỉ gọi là địa chỉ vùng. Địa chỉ vùng được xác định bởi địa chỉ các ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, giữa địa chỉ của hai ô là dấu (:) - Gridline: Trong bảng tính có ccs đường lưới dùng để phân cánh giữa các ô. Mặc nhiên thì các đường lưới này không được in ra. Muốn bật tắt Gridline, vào lệnh Tools/Options/View, sau đó Click vào mục Gridline để bật tắt đường lưới. - Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị. Mọt char sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị. - Sheet tab: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab. - Ribbon: Excel 2010 thay đổi giao diện người dung từ sử dụng các thanh thực đơn truyền thống thành cá cụm lệnh dễ dàng truy cập được trình bày ngay trên màn hình gọi là ribbon. 1.2.2 Các kiểu dữ liệu và cách nhập Microsoft excel tự động nhận diện kiểu dữ liệu khi bạn nhập dữ liệu vào. Công việc của bạn cần làm là xác định đúng kiểu dữ liệu để tiện cho việc tính toán và định dạng. Dữ liệu kiểu số Khi nhập vào các số: 0……9, +, -, *, /, % thì số mặc nhiên được canh lề phải trong ô Excel sẽ hiểu dữ liệ kiểu số khi bạn nhập dữ liệu kiểu số đúng theo định dạng của windows. Dữ liệu kiểu chuỗi (text) 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Kế toan tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Thành
82 p | 13840 | 2847
-
Luận văn Tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền 2
26 p | 1068 | 185
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Bê tông Thép Ninh Bình
208 p | 403 | 116
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái
76 p | 391 | 109
-
Luận văn Tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần vận tải thương mại và du lịch Đông Anh
68 p | 570 | 93
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần CTD Việt Nam
12 p | 357 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán tại công ty TNHH Phát Đạt
43 p | 375 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ôtô Sài Gòn Phú Quốc
93 p | 42 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bình Dương Chinh Long
58 p | 85 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Phát Cường giai đoạn 2018-2020
81 p | 36 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tín
61 p | 48 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích chiến lược kinh doanh tại siêu thị Điện máy Xanh chi nhánh số 10
76 p | 32 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn
81 p | 20 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019-2021
77 p | 32 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Gia Sơn
72 p | 27 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Công viên Giải trí Kittyd & Minnied làm địa điểm tham quan của khách du lịch
92 p | 30 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Thảo Lâm
76 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán trên địa bàn thành phố Cần Thơ
90 p | 20 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn