intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang bằng phương pháp EVM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

52
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang bằng phương pháp EVM" nghiên cứu đánh giá được tình hình thực tế của dự án trong vấn đề quản lý chi phí và đề ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng; phương pháp EVM giúp đánh giá tổng quan tình hình của dự án, nắm bắt được 3 thông tin cơ bản của dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang bằng phương pháp EVM

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP EVM Ngành : KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành : KINH TẾ XÂY DỰNG Giảng viên hướng dẫn : TH.S ĐỖ THỊ ĐAN VÂN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN BẢO VY MSSV: 1854020093 Lớp: KX18A TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn “Quản lý chi phí dự án Đầu tư Xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang bằng phương pháp EVM” là đề tài do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Thị Đan Vân. Các số liệu và kết quả trong bài luận của em là hoàn toàn trung thực và chưa được cá nhân nào công bố trong các bài luận khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các nội dung trích dẫn đã được nêu rõ nguồn gốc. Sinh viên thực hiện Nguyễn Bảo Vy
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học GTVT thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và quá trình làm luận văn. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Đỗ Thị Đan Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và luôn động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Đỗ Thị Đan Vân cũng như tập trung nghiên cứu, học hỏi và tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức nhưng vẫn không tránh được sai sót. Kính mong quý thầy, cô thông cảm và góp ý để luận văn được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Bảo Vy
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ i DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 5.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu...............................................3 5.2. Phương pháp EVM...............................................................................3 5.3. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia ...................................3 6. Các kết quả đạt được của đề tài.......................................................................3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG PHÁP EVM ...........................................................................4 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ........................................................................4 1.1.1. Tổng mức đầu tư ...............................................................................4 1.1.2. Hợp đồng xây dựng ...........................................................................5 1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng ...............................................5 1.1.2.2. Giá và các hình thức giá của hợp đồng xây dựng ..................6 1.1.3. Thanh quyết toán hợp đồng xây dựng...............................................7 1.1.3.1. Thanh toán hợp đồng xây dựng .............................................7 1.1.3.2. Quyết toán hợp đồng xây dựng ..............................................9 1.1.4. Dự toán xây dựng công trình ............................................................9
  5. 1.1.5. Ngân sách dự án ..............................................................................10 1.1.6. Tiến độ thi công ..............................................................................10 1.2. Quản lý chi phí dự án trong giai đoạn thi công ..........................................11 1.2.1. Quản lý chi phí dự án trong giai đoạn thi công ...............................11 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý chi phí .....................................................12 1.2.3. Vai trò của việc quản lý chi phí ......................................................12 1.2.3.1. Đối với chủ đầu tư ................................................................12 1.2.3.2. Đối với nhà thầu ...................................................................13 1.2.4. Phương pháp EVM..........................................................................13 1.2.4.1. Khái niệm và vai trò của phương pháp EVM ......................13 1.2.4.2. Các thành phần cơ bản của EVM .........................................13 1.2.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện ..................................................15 1.2.4.4. Các trường hợp xảy ra khi sử dụng phương pháp EVM ......19 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC TÂN KỶ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG .........................................................................21 2.1. Giới thiệu công ty Cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Tân Kỷ ........21 2.1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Tân Kỷ ..............................................................................................................21 2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính..........................................................22 2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................23 2.1.4. Năng lực công ty .............................................................................23 2.1.5. Sơ đồ tổ chức của công ty ...............................................................30 2.2. Giới thiệu chung về dự án Đầu tư Xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang ...........................................................................................................32 2.2.1. Giới thiệu về dự án Đầu tư Xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang. ..................................................................................................32 2.2.2. Giới thiệu hợp đồng tổng thầu thi công. .........................................34
  6. 2.2.3. Các bên tham gia dự án ...................................................................39 CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP EVM .......................40 3.1. Kế hoạch quản lý chi phí thi công công trình ............................................40 3.1.1. Tiến độ thi công theo kế hoạch .......................................................40 3.1.2. Ngân sách dự án ..............................................................................44 3.1.2.1. Phân tích vật tư.....................................................................44 3.1.2.2. Đơn giá vật tư, nhân công, máy thi công .............................49 3.1.2.3. Đơn giá hạng mục công việc ................................................51 3.1.2.4. Ngân sách dự án theo kế hoạch ............................................58 3.1.2.5. Tổng hợp giá trị vật liệu, nhân công, máy thi công, nhà thầu phụ .....................................................................................................90 3.1.3. Kế hoạch phân bổ chi phí dự án ......................................................94 3.1.4. Biểu đồ tích hợp kế hoạch chi phí, thời gian ................................101 3.2. Quản lý chi phí theo đợt ...........................................................................101 3.2.1. Quản lý chi phí đợt 1 (10/2018) ....................................................101 3.2.1.1. Cập nhật khối lượng tổ đội hoàn thành đợt 1 .....................101 3.2.1.2. Tổng hợp chi phí kế hoạch đợt 1........................................105 3.2.1.3. Tổng hợp chi phí thực tế đợt 1 ...........................................114 3.2.1.4. Đánh giá quá trình quản lý chi phí đợt 1............................125 3.2.2. Quản lý chi phí đợt 2 (5/2019) ......................................................127 3.2.2.1. Cập nhật khối lượng tổ đội hoàn thành đợt 2 .....................127 3.2.2.2. Tổng hợp chi phí kế hoạch đợt 2........................................130 3.2.2.3. Tổng hợp chi phí thực tế đợt 2 ...........................................151 3.2.2.4. Đánh giá quá trình quản lý chi phí đợt 2............................173 3.3. Tổng hợp, đánh giá tình hình quản lý chi phí và dự báo chi phí của dự án trong tương lai .................................................................................................176 3.3.1. Tổng hợp và đánh giá tình hình quản lý chi phí của dự án ...........176
  7. 3.3.2. Dự báo ...........................................................................................177 KẾT LUẬN .............................................................................................................179 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................181 PHỤ LỤC ................................................................................................................182
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Bảng liệt kê thiết bị thi công xây lắp .......................................................24 Bảng 3.1: Tiến độ kế hoạch ......................................................................................40 Bảng 3.2: Phân tích vật tư.........................................................................................44 Bảng 3.3: Đơn giá vật tư, nhân công, máy thi công .................................................49 Bảng 3.4: Đơn giá hạng mục công việc ....................................................................51 Bảng 3.5: Ngân sách dự án theo kế hoạch................................................................59 Bảng 3.6: Giá trị hợp đồng và giá trị ngân sách .......................................................89 Bảng 3.7: Tổng hợp vật tư ........................................................................................90 Bảng 3.8: Chi phí kế hoạch của dự án (PV) .............................................................94 Bảng 3.9: Bill tổ đội cập nhật đến thời điểm đánh giá đợt 1 ..................................101 Bảng 3.10: Tổng hợp chi phí kế hoạch đợt 1..........................................................105 Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí thực tế đợt 1 .............................................................114 Bảng 3.12: Chỉ số sức khỏe dự án đợt 1 .................................................................125 Bảng 3.13: Bill tổ đội cập nhật đến thời điểm đánh giá đợt 2 ................................127 Bảng 3.14: Tổng hợp chi phí kế hoạch đợt 2..........................................................130 Bảng 3.15: Tổng hợp chi phí thực tế đợt 2 .............................................................151 Bảng 3.16: Chỉ số sức khỏe dự án đợt 2 .................................................................173 Bảng 3.17: Bảng tổng hợp giá trị EVM qua các đợt ..............................................176 i
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1: Đường cong ngân sách PV .......................................................................14 Hình 1.2: Đường cong tích lũy PV, EV ...................................................................14 Hình 1.3: Đường cong tích lũy PV, EV và AC ........................................................15 Hình 1.4: Phân bổ ngân sách kế hoạch ....................................................................16 Hình 1.5: Các phép đo lường kết quả thực hiện .......................................................16 Hình 1.6: Biểu đồ thể hiện các giá trị của EVM tại thời điểm đánh giá .................19 Hình 2.1: Logo công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Tân Kỷ.............21 Hình 2.2: Chứng chỉ ISO 9001:2008 ........................................................................28 Hình 2.3: Chứng chỉ ISO 9001:2008 .......................................................................29 Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức của TAKCO ......................................................................30 Hình 2.5: Dự án trường đại học Văn Lang ...............................................................33 Hình 2.6: Khung viên bên trong dự án .....................................................................34 Hình 3.1: Biểu đồ chi phí kế hoạch (giá trị kế hoạch PV) .....................................101 Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá đợt 1 ...........................................................................126 Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá đợt 2 ...........................................................................174 Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá tổng quan quá trình quản lý chi phí, tiến độ của dự án .................................................................................................................................176 ii
  10. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ EVM Earned Value Method TMĐT Tổng mức đầu tư HSMT Hồ sơ mời thầu PCM Project Cost Management PV Planned Value PMB Performance Measure Baseline BCWS Budgeted Cost of Work Schedule EV Earned Value BCWP Budgeted Cost of Work Performed AC Actual Cost ACWP Actual Cost of Work Performed BAC Budgeted at Completion SV Schedule Variance CV Cost Variance VAC Variance at Completion CPI Cost Performance Index SPI Scheduling Performance Index PCI Percent Complete Index TCPI To Complete Performance Index EAC Estimate at Completion iii
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý chi phí trong dự án đóng vai trò quan trọng trong sự thành công cửa dự án. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng yêu cầu đảm bảo cho dự án được hoàn tất và đưa vào khai thác sử dụng trong sự cho phép của ngân sách. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng giúp các nhà quản lý dự án nắm được các kế hoạch, tình hình thực tế cũng như thực trạng của toàn dự án. Từ đó sẽ có kế hoạch kịp thời để đảm bảo dự án đạt tiến độ đề ra, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý chi phí trong mức ngân sách cho phép. Như vậy quản lý chi phí đóng một vai trò rất quan trọng: - Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. - Kiểm soát tốt, kịp thời và nhanh chóng về chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch ban đầu đề ra. - Nhờ có công tác quản lý chi phí dự án dễ dàng nhìn thấy những vấn đề dự án đang gặp không đúng so với kế hoạch. - Ngoài ra còn đánh giá đúng năng lực làm việc của dự án trong vấn đề cân đối nguồn lực, chi phí thi công Từ các cơ sở trên mà trong khóa luận tốt nghiệp của mình, dưới sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Thị Đan Vân, việc lựa chọn đề tài “Quản lý chi phí dự án Đầu tư Xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang bằng phương pháp EVM” như một giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi phí cho dự án đầu tư xây dựng trong quá trình thi công. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, có rất nhiều tác giả quan tâm đến việc quản lý chi phí cho dự án đầu tư xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả. Công tác quản lý chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng luôn được quan tâm, điển hình như một số bài nghiên cứu sau:  Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tập đoàn Nam Cường” của học viên Nguyễn Thị Hậu năm 2014. 1
  12.  Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông thái nguyên” của học viên Lê Việt Hùng năm 2010. Tuy nhiên, vẫn chưa có một bài nghiên cứu nào về việc áp dụng phương pháp Earned Value Method (EVM) để quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng. Chính vì vậy, đề tài “Quản lý chi phí dự án Đầu tư Xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang bằng phương pháp EVM” không đơn giản là quản lý các chi phí trong quá trình thi công dự án mà còn giúp cho nhà thầu kiểm soát được tiến độ, khối lượng, chi phí của dự án, để có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của dự án, đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà thầu. 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Quản lý chi phí dự án Đầu tư Xây dựng công trình trường Đại học Văn Lang bằng phương pháp EVM” nhằm mục đích: - Đánh giá được tình hình thực tế của dự án trong vấn đề quản lý chi phí và đề ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng. - Phương pháp EVM giúp đánh giá tổng quan tình hình của dự án, nắm bắt được 3 thông tin cơ bản của dự án: + Khối lượng của dự án lớn hơn hoặc nhỏ hơn khối lượng của hợp đồng. + Tiến độ thực hiện dự án nhanh hơn hay chậm hơn so với kế hoạch đề ra. + Chi phí của dự án lớn hơn hay nhỏ hơn so với kế hoạch. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn bao gồm các nhiệm vụ như sau: - Hiểu rõ, nhận thức đầy đủ và sâu sắc những vấn đề liên quan đến chi phí của dự án và quá trình quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng. - Nắm được tiến độ, chi phí, khối lượng theo kế hoạch của dự án đầu tư xây dựng. - Nắm được tiến độ, chi phí, khối lượng thực hiện trong quá trình thi công dự án đầu tư xây dựng. - Đánh giá quá trình quản lý chi phí trong thi công của dự án dựa trên các chỉ tiêu bằng phương pháp EVM. 2
  13. - Tìm giải pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng quản lý chi phí hợp lý, điều chỉnh tiến độ thi công hiệu quả. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu Tập hợp các số liệu đã có, tổng hợp, so sánh và xác định độ tin cậy của số liệu. Phương pháp này được sử dụng để thực hiện chương 3 của bài luận. 5.2. Phương pháp EVM Khi dự án đang được thực hiện, là Project Manager (PM) bạn luôn phải biết những thông tin như: tiến độ và chi phí hiện tại so với kế hoạch ra sao, từ đó dự báo sắp tới và tại thời điểm kết thúc sẽ như thế nào, vv. EVM là một công cụ giúp bạn có những thông tin này cũng như tạo cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định điều chỉnh ở đâu nếu tiến độ đang bị chậm hoặc chi phí vượt ngân sách. EVM là một phương pháp kết hợp phạm vi, tiến độ, chi phí để đánh giá và đo lường hiệu quả và sự tiến triển dự án. 5.3. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận, sinh viên có thể tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia, giảng viên có chuyên môn và ban chỉ huy dự án. Sự giúp đỡ của quý chuyên gia, giảng viên và ban chỉ huy dự án đã giúp sinh viên có có sở căn cứ để quản lý chi phí và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng. 6. Các kết quả đạt được của đề tài - Hiểu rõ về quá trình quản lý chi phí thi công của dự án đầu tư xây dựng. - Đánh giá đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý chi phí, khối lượng, tiến độ của dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Văn Lang giai đoạn 2. 3
  14. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG PHÁP EVM 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ 1.1.1. Tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư (TMĐT) là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng [1], chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng như sau: - Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định trên cơ sở phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan; - Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, công tác xây dựng; nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng và một số chi phí có liên quan khác; - Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị được lựa chọn, giá mua thiết bị phù hợp giá thị trường và các chi phí khác có liên quan; - Chi phí quản lý dự án được xác định theo quy định tại Điều 30 Nghị định này; - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Điều 31 Nghị định này; - Chi phí khác được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng phương pháp lập dự toán. Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; - Chi phí dự phòng cho khối lượng và công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các khoản mục chi phí. Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau: 4
  15. V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) Trong đó: – V: tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình – GXD: chi phí xây dựng – GTB: chi phí thiết bị – GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư – GQLDA: chi phí quản lý dự án – GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng – GK: chi phí khác – GDP: chi phí tư dự phòng Xác định chi phí xây dựng như sau: Chi phí xây dựng của dự án (G XD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau: GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + …. + GXDCTn (1.2) Trong đó: – n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án 1.1.2. Hợp đồng xây dựng 1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng Căn cứ nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng [3] định nghĩa như sau: - Hợp đồng xây dựng là hợp đồng được thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong dự án. - Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. - Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. - Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng những quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng. 5
  16. - Điều kiện cụ thể của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng để cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung của hợp đồng xây dựng, - Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng. - Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình gói thầu xây dựng và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng. - Thiết kế FEED là thiết kế kỹ thuật tổng thể được triển khai theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở triển khai thiết kế chi tiết. - Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng. - Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. - Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, tổng thầu hoặc nhà thầu phụ. 1.1.2.2. Giá và các hình thức giá của hợp đồng xây dựng Căn cứ nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng * Giá hợp đồng xây dựng - Giá hợp đồng xây dựng là toàn bộ kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng và các yêu cầu khác kèm theo thỏa thuận bên trong hợp đồng xây dựng. - Trong hợp đồng xây dựng các bên liên quan phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế đã tính và chưa tính trong giá hợp đồng để làm căn cứ; giá hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, hình thức giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với những hợp đồng xây 6
  17. dựng các bên có thỏa thuận thanh toán bằng nhiều đồng tiền khác nhau thì phải ghi cụ thể giá hợp đồng tương ứng với từng loại tiền tệ. * Giá hợp đồng xây dựng có các hình thức sau: a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp phải thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện thì phần thay đổi này sẽ tính vào phát sinh. b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định dựa trên cơ sở đơn giá cố định các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không được thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, trừ những trường hợp bất khả kháng, thay đổi phát sinh. c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá. d) Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ. - Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ). - Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: Chi phí đi lại, văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác. đ) Giá hợp đồng theo giá kết hợp là loại giá hợp đồng được sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng. 1.1.3. Thanh quyết toán hợp đồng xây dựng 1.1.3.1. Thanh toán hợp đồng xây dựng * Thanh toán hợp đồng xây dựng đối với từng loại hợp đồng cụ thể: - Thanh toán hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá trị từng hạng mục công việc trong hợp đồng hoặc giá công trình; hạng mục công trình, khối 7
  18. lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng; khi thanh toán bên giao thầu không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết cho từng hạng mục công việc hoàn thành. - Thanh toán hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế đã hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh theo đúng các thoả thuận trong hợp đồng. - Thanh toán hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định như sau: + Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia; các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ). + Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng. - Đối với hợp đồng theo giá kết hợp, việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng. - Thanh toán các khoản phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng: Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng thực hiện theo các thỏa thuận hợp đồng hoặc thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. * Hồ sơ thanh toán bao gồm: - Hợp đồng đã ký giữa bên giao thầu và bên nhận thầu - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt - Hồ sơ chất lượng: + Hệ thống toàn bộ các biên bản nghiệm thu công việc đã được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán. + Các tài liệu về nguồn gốc vật tư, chứng chỉ chất lượng sản phẩm của các vật tư đưa vào thi công. + Hệ thống các kết quả thí nghiệm, kiểm tra vật tư đầu vào, vật tư trong quá trình thi công và các cấu kiện, vật tư mua sẵn. 8
  19. - Bản vẽ hoàn công của công trình - Nhật kí thi công -Hồ sơ thiết bị thi công - Các tài liệu khác - Hồ sơ tính giá trị thanh toán và đề nghị thanh toán 1.1.3.2. Quyết toán hợp đồng xây dựng Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. * Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng; bao gồm các tài liệu sau: - Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng. - Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B); trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký; giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu. - Hồ sơ hoàn công; nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng. - Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng. 1.1.4. Dự toán xây dựng công trình Dự toán xây dựng công trình là dự kiến giá trị công trình trước khi dự án được thi công xây dựng. Được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc được xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. - Dự toán thiết kế: do đơn vị tư vấn thiết kế lập kèm theo bản vẽ kỹ thuật thi công trên cơ sở định mức, đơn giá vật liệu, hệ số điều chỉnh vật liệu (theo khu vực), nhân công máy thi công… theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước. 9
  20. Dự toán thi công: do Nhà thầu lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế thi công đã có hoặc hồ sơ các công việc phát sinh trên hiện trường. 1.1.5. Ngân sách dự án Ngân sách dự án - Project Budget (PB) là cơ sở chỉ đạo và quản lý kế hoạch chi tiêu cho các công việc của dự án cũng như báo cáo tiến độ của dự án, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá chi phí ước tính của một dự án trước khi dự án thực hiện. Danh sách xác định được chi phí cho từng công việc cũng như tổng chi phí dự toán dự án. Dự toán chi tiết bao gồm cả các thông tin về tiến độ và nguồn lực, đồng thời dự báo về ngân sách và dòng tiền của dự án. Đây chính là dự toán làm cơ sở cho quá trình quản lý và đánh giá thành công của một dự án. Mức độ chính xác giữa dự toán theo quy mô và dự toán chi tiết rất đặc biệt do dự toán chi tiết đòi hỏi phải có sự am hiểu cặn kẽ về sản phẩm và còn dựa trên mức độ sẵn sàng của các nguồn lực. Để xây dựng được dự toán chi tiết, cần phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ nhằm xác định yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và thiết kế của sản phẩm, trong khi dự toán quy mô không đòi hỏi điều này. Các bước công việc này cũng đòi hỏi một khoản lớn về thời gian và chi phí. Các dự toán sơ bộ và dự toán theo quy mô thường phổ biến trong các nghiên cứu tiền khả thi. 1.1.6. Tiến độ thi công Tiến độ thi công công trình xây dựng là một biểu đồ kế hoạch trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các công việc được giới hạn bằng thời gian bắt đầu và kết thúc của từng hạng mục công việc. Đi cùng thời gian thực hiện các công việc của dự án tiến độ thi công là hình thức và công cụ mô tả sự phát triển của quá trình thi công về thời gian cùng với nhu cầu về các nguồn tài nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công để thực hiện mục tiêu đề ra. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2