LỜI MỞ ĐẦU<br />
Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to<br />
lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và<br />
bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cũng còn nhiều những hạn chế yếu kém.<br />
Để thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một<br />
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, thì một trong<br />
những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước cần làm là tiếp tục hoàn<br />
thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh<br />
tế xã hội; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế,<br />
dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống; đổi mới<br />
chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận<br />
phương pháp đo lường nghèo đa chiều, đồng thời tập trung mọi<br />
nguồn lực để thực hiện hỗ trợ tín dụng ưu đãi đối với người nghèo<br />
nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.<br />
Một trong những hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là<br />
cho vay đối với hộ nghèo, giúp hộ nghèo có một khoản vốn nhất định<br />
với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống, vươn<br />
lên thoát khỏi tình trạng đói nghèo và làm giàu chính đáng. Để thực<br />
hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền<br />
vững thì đòi hỏi tín dụng chính sách phải mang lai hiệu quả cao và<br />
bền vững. Xuất phát từ tính cấp thiết đó t«i đã chọn đề tài:<br />
“ Mở rộng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội<br />
Việt Nam- Chi nhánh thị xã Sơn Tây”làm luận văn tốt nghiệp của<br />
mình.<br />
Nghiên cứu vấn đề này nhằm đánh giá đúng thực trạng tình<br />
hình đầu tư tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn thị xã Sơn Tây<br />
của NHCSXH. Trên cơ sở đó, đánh giá những mặt được cũng như<br />
những mặt còn tồn tại từ đó đề ra giải pháp mở rộng cho vay đối với<br />
hộ nghèo trên địa bàn thị xã Sơn Tây.<br />
Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp ta<br />
mở rộng tín dụng đối với các hộ nghèo, từ đó đóng góp vào sự nghiệp<br />
xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.<br />
Về đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu của luận văn:<br />
1<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Tín dụng đối với hộ nghèo.<br />
- Khách thể nghiên cứu của luận văn là: Ngân hàng Chính sách xã<br />
hội Việt Nam- chi nhánh thị xã Sơn Tây.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Đối tượng của Tín dụng ưu đãi là rất rộng. Do điều kiện thời gian<br />
có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu Tín dụng ưu đãi đối với hộ<br />
nghèo trên địa bàn thị xã Sơn Tây của NHCSXH.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp luận:<br />
Trên cơ sở thực trạng tình hình đầu tư tín dụng chính sách đối với<br />
hộ nghèo trên địa bàn thị xã Sơn Tây, tổng hợp, phân tích số liệu từ<br />
đó đưa ra các kiến nghị đề xuất để mở rộng cho vay đối với hộ nghèo<br />
trên địa bàn thị xã.<br />
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2014<br />
- Địa điểm tiến hành nghiên cứu: tại địa bàn thị xã Sơn Tây.<br />
Cấu trúc của luận văn:<br />
Luân văn này, ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn<br />
được kết cấu gồm 03 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay hộ nghèo<br />
của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.<br />
Chương 2: Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính<br />
sách xã hội Việt Nam- Chi nhánh thị xã Sơn Tây.<br />
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng<br />
Chính sách xã hội Việt Nam- Chi nhánh thị xã Sơn Tây.<br />
Để hoàn thành luận văn này có sự giúp đỡ của.TS. Đặng Anh<br />
Tuấn cùng với sự nỗ lực cố gắng nghiên cứu của bản thân. Do chưa<br />
có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên bài viết không tránh<br />
khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để<br />
giúp tôi chỉnh lý, hoàn thiện luận văn.<br />
Xin chân thành cám ơn!<br />
<br />
2<br />
<br />
ang Long University Libra<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO<br />
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH<br />
XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam<br />
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số<br />
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính<br />
sách khác; cùng ngày Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số<br />
131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên<br />
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo sau khi tách khỏi<br />
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.<br />
Mô hình tổ chức quản lý điều hành của NHCSXH ở ba cấp: trung<br />
ương, cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống<br />
nhất ở trung ương, tinh giản các khâu trung gian và tăng cường hoạt<br />
động tại các địa bàn xã, phường, thị trấn trong toàn quốc.<br />
1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng Chính sách xã hội<br />
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng hoạt động<br />
không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu là cho vay đối với hộ nghèo<br />
và các đối tượng chính sách khác theo chính sách và kế hoạch của<br />
Nhà nước (cho vay tín dụng ưu đãi).<br />
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Chính sách xã<br />
hội Việt Nam<br />
a) Hoạt động huy động vốn<br />
Vốn của NHCSXH Việt nam được huy động từ: Vốn từ<br />
NSNN, vốn huy động trên thị trường, vốn đi vay. Ngoài ra,<br />
NHCSXH còn huy động từ nguồn vốn đóng góp tự nguyện không<br />
hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín<br />
dụng, tổ chức chính trị, xã hội, các Hiệp hội, các Hội, các tổ chức<br />
phi Chính phủ trong và ngoài nước. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu<br />
đãi của các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức<br />
phi Chính phủ, Hiệp hội, Hội trong và ngoài nước…<br />
b) Hoạt động cho vay<br />
3<br />
<br />
Cho vay là hoạt động chính của NHCSXH theo chỉ định của<br />
Chính phủ về các đối tượng thụ hưởng, lãi suất ưu đãi, mức cho vay<br />
tối đa đối với từng đối tượng. Chính phủ sẽ phân bổ các nguồn lực<br />
huy động được để giao cho NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối<br />
tượng chính sách khác theo định hướng ưu tiên cho các đối tượng thụ<br />
hưởng trong từng thời kỳ.<br />
1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội<br />
Việt Nam<br />
1.1.2.1. Khai niệm<br />
Là việc tập trung mọi nguồn lực của Nhà nước huy động được để<br />
cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi để phát triển<br />
sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói<br />
giảm nghèo, giải quyết việc làm và công bằng xã hội.<br />
1.1.2.2. Phân loại cho vay<br />
NHCSXH phân loại cho vay theo đối tượng thụ hưởng đó là:<br />
* Cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ LĐ,<br />
TB&XH công bố từng thời kỳ;<br />
* Cho vay đối với sinh viên khó khăn đang học đại học, cao<br />
đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề;<br />
* Cho vay giải quyết việc làm đối với các đối tượng là doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất;<br />
* Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở<br />
nước ngoài;<br />
* Cho vay làm nhà đối với các hộ ở vùng ngập lũ thuộc các<br />
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số<br />
ở Tây Nguyên và các đối tượng chính sách khác theo Quyết định của<br />
Thủ tướng Chính phủ…<br />
* Cho vay hộ cận nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.<br />
* Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo<br />
Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012.<br />
* Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao<br />
động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020.<br />
* Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.<br />
4<br />
<br />
ang Long University Libra<br />
<br />
* Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.<br />
* Cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.<br />
* Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo<br />
Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của TTCP.<br />
* Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.<br />
* Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg.<br />
* Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết<br />
định 1592/QĐ-TTg.<br />
* Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông<br />
Cửu Long theo Quyết định 74/QĐ-TTg.<br />
* Cho vay đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh<br />
nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy.<br />
1.2. CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH<br />
XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
1.2.1. Khái quát về hộ nghèo<br />
1.2.1.1. khái niệm và tiêu chuẩn hộ nghèo<br />
a) Khái niệm về đói nghèo theo ESCAP đưa ra năm 1993.<br />
“Nghèo là hiện tượng một bộ phận dân cư không có khả năng<br />
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu cơ<br />
bản phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập<br />
quán”.<br />
b) Theo quan điểm của ngân hàng phát triển châu Á thì.<br />
“Nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi<br />
con người có quyền được hưởng. Mọi người cần được tiếp cận với<br />
giáo dục cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản”.<br />
c) Tại Việt Nam, quan điểm về đói nghèo.<br />
“Nghèo đói là không đủ ăn, thiếu ăn, nhà cửa dột nát, ốm đau không<br />
có tiền chữa bệnh, con cái không được tới trường”. Trong đó:<br />
- Nghèo tuyệt đối: là bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp, không có<br />
khả năng đáp ứng các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống.<br />
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống<br />
thấp hơn mức sống trung bình tại địa phương.<br />
<br />
5<br />
<br />