MỞ ĐẦU
lượt xem 7
download
Xác định xuất xứ là một khái niệm cần thiết và quan trọng của hệ thống thương mại đa phương. Có nhiều lý do giải thích tại sao các quốc gia cần gắn nước xuất xứ cho hàng hoá. Một trong những lý do đó là sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản không phân biệt và mở cửa của hệ thống thương mại, một số lý do khác được dựa trên các khái niệm hẹp hơn về lợi ích thương mại nội địa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỞ ĐẦU
- MỞ ĐẦU Xác định xuất xứ là một khái niệm cần thiết và quan trọng của hệ thống thương mại đa phương. Có nhiều lý do giải thích tại sao các quốc gia cần gắn nước xuất xứ cho hàng hoá. Một trong những lý do đó là sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản không phân biệt và mở cửa của hệ thống thương mại, một số lý do khác được dựa trên các khái niệm hẹp hơn về lợi ích thương mại nội địa. Dù vì bất cứ lý do gì, kiến thức chuyên môn và việc sử dụng quy tắc xuất xứ đã tạo thành một yêu cầu cần thiết cho các chuyên gia về chính sách thương mại để hoạt động trong hệ thống thương mại đa phương. Các nguyên nhân sau đây là một số lý do lý giải tại sao các quốc gia quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quy tắc cho việc xác định xuất xứ hàng hoá và tại sao các quốc gia muốn biết xuất xứ của hàng hoá. - Thuế quan ưu đãi. Chính sách thương mại của các quốc gia và các thoả thuận thương mại khu vực cụ thể đôi lúc có sự phân biệt. Xác định được xuất xứ của hàng hoá khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt như trong các khu vực thương mại: - Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi; - Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại và các xu hướng hoặc đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở các số liệu thương mại xuất bản đáng tin cậy, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch, trong trường hợp hệ thống này tồn tại. Các hạn ngạch có thể được áp dụng vì nhiều lý do, từ mục đích bảo vệ thương mại đến các lý do bảo vệ môi trường. - Xúc tiến thương mại. Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về những lĩnh vực cụ thể. Trong những trường hợp này, các quốc gia trở nên rất tích cực bảo vệ tên hiệu thương mại và chống lại việc làm giả tên hiệu này, sử dụng sai hoặc lợi dụng bởi các nước khác để tăng lượng bán hàng của họ.
- - Các nguyên nhân môi trường. Các yêu cầu về ký hiệu, bản thân chúng là kết quả của việc áp dụng quy tắc xác định xuất xứ, được sử dụng vì những lý do môi trường. Một số trong số đó tăng cường các mục tiêu môi trường. Số khác hiện theo đuổi việc sử dụng và lạm dụng quy tắc xuất xứ nhằm mục đích chôn phế thải độc hại hoặc khai thác kiệt quệ và bằng cách đó làm tuyệt chủng các loài thực vật và động vật. - Lẩn tránh. Mặc dù là không hợp pháp và là một thực tiễn thương mại không công bằng, một số nước, khi cố tránh bị áp dụng hạn ngạch, đã sử dụng và làm dụng quy tắc xuất xứ để đưa ồ ạt và bán phá giá hàng hoá tại thị trường các nước khác. Hiện đại, trên thế giới đang có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế. Để xác định xuất xứ hàng hoá nhằm áp dụng các chế độ này, một trong những cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá là Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ. Tuỳ vào từng quốc gia, khối kinh tế khu vực, hoặc chính sách thương mại cụ thể mà có nhiều loại Giấy chứng nhận Xuất Xứ khác nhau, sau đây làm một số ví dụ: Giấy Chứng nhận xuất xứ C/O Mẫu B: - Loại C/O cấp cho hàng hoá xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau: + Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP. + Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng + Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu A: - Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu . Có C/O này hàng hoá xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.
- - Chỉ được cấp khi hàng hoá được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định. - VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu hàng Dệt đi EU: - Là loại C/O theo quy định của Hiệp định hàng Dệt May giữa Việt Nam và EU. - Chỉ cấp cho mặt hàng dệt may xuất xứ Việt Nam và khi hàng hoá này được xuất khẩu sang các nước thành viên của EU. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu Handlooms: - Là loại C/O theo Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU. - Chỉ cấp cho các hàng dệt may thủ công xuất sang các nước thành viên EU. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu Handicrafts - Chỉ cấpcho mặt hàng thủ công xuất sang các nước thành viên EU, trừ các mặt hàng dệt may thủ công lấy Mẫu Handlooms. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu O và Mẫu X: - Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO). - Chỉ cấp cho mặt hàng cà phê. - Mẫu O cấp cho hàng cà phê xuất khẩu sang các nước là thành viên của Tổ chức Cà phê Quốc tế. Mẫu X cấp cho cà phê xuất khẩu sang các nước không phải là thành viên. - Hai loại Mẫu này luôn được cấp kèm với Mẫu A hoặc Mẫu B. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu D - Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
- - Chỉ cấp cho hàng hoá xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác. Nội dung của cuốn sách này là tìm hiểu về một chế độ ưu đãi phổ biến nhất được các nước phát triển áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang hoặc kém phát triển. Đó là Hệ Thống Ưu Đãi Phổ Cập (Generalized System of Preferences) - một hệ thống ưu đãi được nhiều nước trên thế giới tham gia và ủng hộ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Giảng Quản Trị Du lịch - Đại học Mở TP. HCM
108 p | 739 | 221
-
Mô hình phân tích cạnh tranh
30 p | 414 | 129
-
Bài giảng đàm phán trong kinh doanh quốc tế: Chương mở đầu - TS. Đoàn Thị Hồng Vân
33 p | 476 | 53
-
MÔ HÌNH KINH DOANH PHỞ 24 VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MANG LẠI CHO KHÁCH HÀNG
15 p | 303 | 50
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và điều hành - Chương 1: Mở đầu về quản trị sản xuất và điều hành
36 p | 417 | 42
-
Bài giảng Marketing dịch vụ: Phần mở đầu - TS. Nguyễn Thị Mai Anh
6 p | 157 | 19
-
Mở đầu đàm phán – tạo sự hiểu biết dể kinh doanh hiệu quả
10 p | 119 | 14
-
Bài giảng Hậu cần thương mại điện tử: Chương mở đầu - GV. Lục Thị Thu Hường
10 p | 175 | 14
-
Bài giảng Quan hệ công chúng: Bài mở đầu
80 p | 83 | 13
-
Màn mở đầu ấn tượng
5 p | 107 | 11
-
Bài giảng Ứng dụng Blockchain trong kinh doanh quốc tế: Chương 0 - Mở đầu
23 p | 14 | 7
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương mở đầu - Tổng quan
6 p | 15 | 6
-
Đánh giá hiệu quả tài chính dự án
12 p | 104 | 4
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 0: Mở đầu
6 p | 24 | 4
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 0: Mở đầu
8 p | 24 | 3
-
Bài giảng Thống kê ứng dụng trong kinh doanh: Chương mở đầu - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
12 p | 9 | 3
-
Bài giảng Trả công lao động trong doanh nghiệp - Chương 0: Mở đầu
6 p | 26 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Bài mở đầu: Khái quát về môn học
11 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn