intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ BÀI TẬP DÙNG CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TOÁN HỌC

Chia sẻ: Ha Yen Thu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

311
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'một số bài tập dùng các phép biến đổi toán học', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ BÀI TẬP DÙNG CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TOÁN HỌC

  1. MỘT SỐ BÀI TẬP DÙNG CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TOÁN HỌC Bài 1: Cho 3 kim loại Na, Al, Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lit H2 (đktc). Nếu thay Na và Fe bằng một kim loại hoá trị hai nhưng khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe rồi cho tác dụng với H2SO4 loãng dư thì thể tích khí bay ra đúng bằng V(lit) đktc. Tìm tên kim loại hoá trị hai đó. Bài 2: Hoà tan 43,71g hỗn hợp 3 muối cacbonat, cacbonat axit và clorua của một kim loại kiềm vào một thể tích dung dịch HCl 10,52% (d=1,05 g/ml) (lấy dư) và thu được dung dịch A và 17,6 g khí B. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau: * Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 68,88g kết tủa trắng. * Phần thứ hai phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M. a) Viết các phản ứng đã xảy ra? b) Xác định tên kim loại kiềm. c) Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. d) Tính thể tích dung dịch HCl đã lấy. Bài 3 : Hoà tan 60 gam hỗn hợp gồm hai oxit kim loại hoá trị hai vào 1 lít dung dịch chứa HCl, H2SO4 có nồng độ lần lượt là 2M và 0,75M được dung dịch X. Để phản ứng với lượng axit trong X phải dùng hết 58,1 gam hỗn hợp (NH 4)2CO3 và BaCO3 sau phản ứng xong ta thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y cho đến khi ở catôt bắt đầu xuất hiện bọt khí thì dừng lại. Khi đó có 16 gam kim loại bám vào catôt và có 5,6 lit khí được giải phóng ở anôt (đktc). a) Tính khối lượng nguyên tử của hai kim loại trong hỗn hợp oxit và thành phần khối lượng của hỗn hợp đó. Tính thành phần khối lượng của hỗn hợp muối cacbonat đã dùng.
  2. Bài 4 : Oxi hoá 4 gam một rượu đơn chức thu được 5,6 gam một hỗn hợp gồm andehit, nước và rượu dư. Hỗn hợp sau phản ứng nếu phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được m gam bạc. a) Tìm CTPT của rượu. b) Tính hiệu suất phản ứng oxi hoá rượu. c) Tính m. Bài 5 : Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam một axit A ( trong A chỉ chứa chức axit mà không chứa các chức hoá học khác) thu được 13,2 gam CO2 và 3,6 gam nước. Xác định CTPT của A.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2