Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Đi cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm qua là sự cạnh tranh<br />
ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể là đối thủ<br />
cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp hay là đối thủ tiềm ẩn thì đều có tác động đến khả năng phát<br />
triển và sinh tồn của các doanh ngiệp khác. Để tăng khả năng cạnh tranh của mình các<br />
doanh nghiệp có nhiều chiến lược khác nhau để áp dụng nhưng các doanh nghiệp vẫn<br />
thường lựa chọn chiến lược Marketing để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Chiến lược<br />
Marketing thường áp dụng đó là sử dụng các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu<br />
dùng của khách hàng. Khuyến mãi làm tăng cầu, tác động rất lớn đến hoạt dộng kinh<br />
doanh của bất kỳ một công ty nào.<br />
Khuyến mãi ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn, bởi vì nó là<br />
một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động bán hàng. Mặc dù vậy vấn đề đo lường hiệu<br />
quả của các chương trình khuyến mãi thì vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Nếu đo<br />
lường được hiệu quả của chương trình khuyến mãi thì các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn<br />
chân thực hơn về mức độ thành công trong các hoạt động khuyến mãi của mình.<br />
Khuyến mãi đang được sử dụng nhiều đặc biệt là dành cho các sản phẩm là hàng<br />
hóa hữu hình, bên cạnh đó đối với hàng hóa vô hình là dịch vụ thì chưa được chú trọng<br />
nhiều, đặc biệt là để đo lường được hiệu quả chương trình khuyến mãi đối với dịch vụ.<br />
Dịch vụ internet ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, nó đóng một vai trò không thể<br />
thiếu trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội. Đầu năm 2012 công ty cổ phần<br />
viễn thông FPT CN Huế đã triển khai một số chương trình khuyến mãi dành cho khách<br />
hàng, khi khách hàng tiến hành lắp đặt dịch vụ mạng internet đặc biệt là đối với dịch<br />
vụ internet ADSL. Là một công ty đi sau trong ngành dịch vụ internet tại thị trường<br />
Huế vì vậy các chương trình khuyến mãi của công ty được tiến hành một cách rầm rộ,<br />
nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như đạt được doanh số bán hàng nhất<br />
định. Mặc dù kết quả của chương trình khuyến mãi quý I năm 2012 đã có nhưng hiệu<br />
quả đạt được như thế nào thì vẫn chưa được giải đáp cụ thể.<br />
SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả hoạt<br />
động khuyến mãi đối với gói dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn<br />
thông FPT- CN Huế” làm khóa luận tốt nghiệp.<br />
2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi như thế nào?<br />
- Hiệu quả của các chương trình khuyến mãi của FPT đạt được ra sao?<br />
- Hoạt động khuyến mãi có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hay không?<br />
- Đâu là giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến mãi của FPT?<br />
2.2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chung:<br />
Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi của công ty, đưa ra giải pháp nhằm<br />
nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến mãi của công ty.<br />
Mục tiêu cụ thể:<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi;<br />
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chương trình khuyến mãi và đo lường<br />
hiệu quả các chương trình khuyến mãi của công ty FPT;<br />
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến mãi của công<br />
ty đối với gói sản phẩm dịch vụ Internet ADSL.<br />
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu<br />
a. Phạm vi nội dung:<br />
Lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình khuyến mãi của<br />
công ty cổ phần viễn thông FPT – CN Huế.<br />
b. Đối tượng khảo sát:<br />
Các chương trình khuyến mãi của công ty, các khách hàng đang sử dụng các<br />
chương trình khuyến mãi dành cho gói dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần<br />
viễn thông FPT – CN Huế đầu năm 2012.<br />
<br />
SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
a. Phạm vi không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
b. Phạm vi thời gian:<br />
Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập trong thời gian 3 năm 2009 – 2011 và đầu<br />
năm 2012.<br />
Số liệu sơ cấp: Được thực hiện trong thời gian thực tập tại công ty FPT, đầu năm<br />
2012.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp thu thập số liệu<br />
Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng<br />
+ Nghiên cứu định tính: Tiến hành phỏng vấn một số nhân viên kinh doanh trong<br />
công ty, từ đó tìm ra mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi. Soạn thảo bảng<br />
hỏi và tiến hành điều tra thử 30 khách hàng để từ đó hiệu chỉnh thang đo nhằm đảm<br />
bảo tính tin cậy của để tài.<br />
+ Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu<br />
và điều tra bảng hỏi được xác lập theo bước nghiên cứu định tính. Kết quả phân tích<br />
các dữ liệu thu thập bằng bảng hỏi. Nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình đánh giá<br />
hiệu quả.<br />
Dữ liệu thứ cấp của đề tài được lấy từ nhiều nguồn khác nhau<br />
+ Thu thập từ phòng kế toán : Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động kinh<br />
doanh, kết quả kinh doanh.<br />
+ Thu thập từ phòng kinh doanh: Kế hoạch, mục tiêu, chi phí, kết quả đạt được<br />
của chương trình khuyến mãi.<br />
+ Thu thập thông tin từ giáo trình Marketing căn bản của Philipkoler của nhà xuất<br />
bản thống kê và nghiên cứu Marketing để lấy cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.<br />
Tập trung nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu qua quả hoạt động khuyến mãi của công<br />
ty TNHH công nghệ tin học Duy Long Quảng Trị đối với các sản phẩm máy vi tính”,<br />
của Hồ Thị Kiên – K41 QTKDTM. Tuy hai đề tài có đối tượng nghiên cứu hoàn toàn<br />
khác nhau, một bên là sản phẩm hữu hình một bên là sản phẩm dịch vụ nhưng tôi đã<br />
có được nhiều thông tin tham khảo có giá trị để xây dựng mô hình nghiên cứu và<br />
SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
hướng nghiên cứu. Dựa trên khóa luận tốt nghiệp “Phân tích ý kiến đánh giá của khách<br />
hàng đối với dịch vụ internet ADSL của tổng công ty Viễn Thông quân đội chi nhánh<br />
Thừa Thiên Huế” của Trương Trần Huyền Trang – K39 Marketing để thu thập một số<br />
cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.<br />
+ Phương pháp chọn mẫu.: Do giới hạn về nhân lực, thời gian và nguồn kinh phí,<br />
đề tài được tiến hành khảo sát trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể. Đề<br />
tài sử dụng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để phù hợp với đặc điểm của khách<br />
hàng. Công thức chọn mẫu, để tính kích cỡ mẫu, đề tài nghiên cứu đã sử dụng công<br />
thức sau:<br />
Z2p(1-q)<br />
n=<br />
e2<br />
Do tính chất p + q =1, vì vậy p*q sẽ lớn nhất khi p = q =0,5 nên p*q =0,25. Ta<br />
tính kích cỡ mẫu với độ tin cậy là 95 % và sai số cho phép là e = 9%. Lúc đó mẫu ta<br />
cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất<br />
1,962 x 0,5x0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Z p(1-q)<br />
n =<br />
<br />
=<br />
e<br />
<br />
2<br />
<br />
= 118,5<br />
0,092<br />
<br />
Với toàn bộ khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ internet trong thời gian 3 tháng<br />
đầu năm 2012. Số lượng là 636 khách hàng. Chọn 119 khách hàng bằng bước nhảy K<br />
= 6 sao cho tỷ lệ khách hàng sử dụng các gói cước trong mẫu phù hợp với tỷ lệ của<br />
tổng thể. Nghiên cứu tiến hành phát ra 130 bảng hỏi, thu về 130 bảng hỏi hợp lệ.<br />
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn bảng hỏi trực tiếp với khách hàng.<br />
Sau khi tiến hành phỏng vấn thử 30 khách hàng để kiểm tra độ tin cậy của thang<br />
đo cũng như để đánh giá sự phù hợp của mô hình mà đề tài nghiên cứu sử dụng, đảm<br />
bảo độ chính xác cho việc nghiên cứu chính thức. Với 30 mẫu bảng hỏi đầu tiên , kết<br />
quả kiểm định Cronbach’s anpha của 2 biến lớn hơn Cronbach apha của biến tổng,<br />
SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
đồng thời có hệ số tương quan của biến tổng < 0,3 nên đã bị loại bỏ. Các biến còn lại<br />
đều có hệ số cronbach apha lớn hơn 0,7 và đều phù hợp. Gói cước Save volume cũng<br />
bị loại khỏi bảng hỏi do số lượng khách hàng sử dụng loại gói cước này trong thời gian<br />
khuyến mãi không có. 30 bảng hỏi đầu tiên vẫn được giữ lại trong số lượng bảng hỏi<br />
phỏng vấn, Chỉ việc điều chỉnh lại việc mã hóa số liệu để phù hợp với việc điều chỉnh<br />
bảng hỏi.<br />
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
+ Trên cơ sở tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, tổng hợp, phân loại,<br />
tiến hành phân tích, so sánh đánh giá.<br />
+ Công cụ chủ yếu là phần mềm SPSS 16.0<br />
+ Thống kê mô tả<br />
+ Đánh giá thang đo nhiều chỉ báo thông qua hệ số Crombach’s Alpha sau khi<br />
điều tra thử 30 bảng hỏi để hiệu chỉnh thang đo. Sau đó đánh giá độ tin cậy của thang<br />
đo khi điều tra chính thức.<br />
+ Kiểm định giả thiết về trị trung bình tổng thể: (One sample T Test).<br />
+ Phân tích phương sai:<br />
- Kiểm định sự bằng nhau về phương sai<br />
Kiểm định Levene test để kiểm tra xem sử dụng loại kiểm định nào trong khi<br />
kiểm định sự khác biệt giữ trung bình 2 nhóm phân theo biến định tính.<br />
Kiểm định Homogeneity of Variences về sự bằng nhau của các phương sai để<br />
kiểm tra xem sử dụng loại kiểm định nào trong khi kiểm định sự khác biệt giữ trung<br />
bình của các nhóm (3 nhóm trở lên) phân theo biến định tính.<br />
- Kiểm định Independent samples T Test kiểm định sự khác biệt giữa các trung<br />
bình của 2 nhóm phân theo biến định tính.<br />
- Kiểm định One-way ANOVA dùng để kiểm định sự khác biệt giữ các trung<br />
bình của các nhóm (từ 3 nhóm trở lên) được phân loại theo biến định tính.<br />
<br />
SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM<br />
<br />
5<br />
<br />