Nhận biết và phát huy năng khiếu giao tiếp xã hội của trẻ
lượt xem 461
download
Vấn đề nhận biết và trau dồi kỹ năng giao tiếp xã hội (hay năng khiếu giao tiếp xã hội) ở trẻ là một vẫn đề rất quan trọng. Trẻ cần được trợ giúp để phát hiện và phát triển kỹ năng này bởi chúng đang còn ở trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách và trí tuệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận biết và phát huy năng khiếu giao tiếp xã hội của trẻ
- Nhận biết và phát huy năng khiếu giao tiếp xã hội của trẻ Vấn đề nhận biết và trau dồi kỹ năng giao tiếp xã hội (hay năng khiếu giao tiếp xã hội) ở trẻ là một vẫn đề rất quan trọng. Trẻ cần được trợ giúp để phát hiện và phát triển kỹ năng này bởi chúng đang còn ở trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách và trí tuệ. Trẻ cần có kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác, để học hỏi và kiểm chứng những kinh nghiệm của mình. Và hơn hết, tính sáng tạo của trẻ được bộc
- lộ rõ nét nhất thông qua quá trình giao tiếp với thế giới bên ngoài. Là phụ huynh, bạn cần dành nhiều thời gian cho việc nhận biết năng khiếu này ở trẻ bằng việc tìm hiểu trẻ trong những điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày. Hãy quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi đứng lên phát biểu, múa hát, diễn kịch, kể chuyện… ở giữa đám đông không? Trẻ có đam mê dã ngoại hay có mong mỏi được tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên và sáng tạo khi tưởng tượng ra một cuộc trò chuyện với búp bê không? Trẻ có lễ phép trong cách nói chuyện với người trên và hòa nhã với các bạn đồng trang lứa không? Trẻ có cảm nhận hay đoán biết nhanh chóng trạng thái tình cảm của người khác không?; Trẻ có biết cách trình bày rõ ràng, chính xác những sở thích hay mong muốn của mình không?
- Trẻ có hưởng ứng hay phản ứng cân bằng với những trạng thái tình cảm của người khác không?… Nếu câu trả lời của bạn là “Có” cho phần lớn các câu hỏi trên thì năng khiếu giao tiếp xã hội của con bạn thực sự thể hiện rất rõ rệt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu bạn có nhiều câu trả lời “Không” thì con bạn không có năng khiếu này. Rất có thể năng khiếu này của bé còn ở dạng tiềm tàng. Vì vậy, việc phát huy tối đa năng khiếu giao tiếp xã hội của con bạn là một việc làm rất cần thiết, thông qua các cách được gợi ý sau đây: Cung cấp cho trẻ những “kiến thức xã hội nền tảng”: Thông thường trẻ có hiểu biết xã hội càng dồi dào thì càng tự tin, hoạt bát và thích ứng nhanh. Hãy cùng trẻ đi thăm nhiều nơi khác nhau như chợ, siêu thị, nhà sách, sân bay, sở thú, công viên, bưu điện… Ở mỗi nơi, hãy đặt cho trẻ những câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời. Ví dụ, ở chợ hay siêu thị chúng ta có thể hỏi
- trẻ: “Con tôm khác với con cua ở chỗ nào?” hay “Con hãy nói xem trái cam và trái chanh giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?”. Ở sở thú chúng ta có thể giúp trẻ nhận biết và phân biệt các loại thú như “thú ăn cỏ”, “thú ăn thịt”, ”thú có thể sống cả ở trên cạn và dưới nước” v.v. Câu trả lời của trẻ không nhất thiết phải chính xác, cái quan trọng là trẻ có suy nghĩ và có câu trả lời. Rất nhiều khi những câu trả lời của trẻ có thể làm bạn bất ngờ! Việc so sánh không chỉ làm tăng khả năng đối chiếu, óc phán đoán mà còn phát triển tư duy logic của trẻ – một điều không thể thiếu để thành công trong việc phát triển năng khiếu giao tiếp xã hội. Tập cho trẻ cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác bằng cách tôn trọng ý kiến, sở thích của chính trẻ: Hãy để trẻ tự ý chọn con thú nhồi bông mà trẻ yêu cầu hay màu sắc cho cái áo gối của mình… Người
- biết tôn trọng người khác sẽ dễ dàng được tiếp nhận trong xã hội hơn. Đặt ra những vấn đề khác nhau và cùng trẻ thảo luận: Tại sao chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau?; Tại sao chúng ta phải học tốt?; Tại sao bên cạnh việc trả tiền rồi ta nên cảm ơn người bán hàng nữa?… Hãy lắng nghe trẻ trình bày quan điểm của mình và khuyến khích trẻ nói. Đừng bắt trẻ phải có suy nghĩ và quan điểm giống chúng ta. Thế giới sẽ buồn tẻ biết bao nếu tất cả mọi người đều giống nhau! Khuyến khích trẻ giao tiếp với những trẻ khác nhưng kèm theo đó là kiểm tra hành vi của trẻ. Đừng nhốt trẻ trong nhà chỉ vì sợ trẻ hư! Hãy dũng cảm để con bạn cọ xát với bạn đồng trang lứa và quan sát để có những sự can thiệp đúng lúc. Hãy hỏi con bạn vào cuối ngày: “Kể cho ba (mẹ) nghe về những gì con biết được vào ngày hôm nay nhé!”,
- “Chơi với bạn này (hay bạn kia) có vui không? Tại sao?”… Tập cho trẻ cách nhận biết tình cảm của những người xung quanh bằng cách chơi trò chơi đoán biết với trẻ. Hãy diễn tả một khuôn mặt vui vẻ và yêu cầu trẻ nói xem mình đang ở trong trạng thái tình cảm gì. Tương tự có thể diễn tả một vẻ mặt mếu máo, cau có, tức giận… hoặc cũng có thể vẽ một số khuôn mặt trong nhiều trạng thái tình cảm khác nhau lên giấy bìa cứng và đưa cho trẻ xem để nhận biết. Tập cho trẻ cách bày tỏ tình cảm, thái độ của mình một cách phù hợp và đúng mực. Ví dụ, khi trẻ phụng phịu vì không hài lòng về một việc gì đó hãy yêu cầu trẻ kể ra việc đó, hoặc đặt ra một số trường hợp như: “Nếu bạn Phương ngồi khóc ở góc phòng thì con sẽ làm gì để bạn nín khóc?”, “Nếu bạn Vũ được nhận phần thưởng học sinh giỏi
- thì con sẽ nói gì để chúc mừng bạn ấy?”, “Nếu bạn Dũng đánh bạn Khoa thì con sẽ can thiệp bằng cách nào?”… Hãy cùng trẻ thảo luận và lựa chọn cách giải quyết. Khuyến khích trẻ chơi trò chơi đóng kịch để phát huy khả năng diễn tả tình cảm của trẻ ở mọi loại vai diễn. Hãy để trẻ tự do chọn lựa cách biểu lộ cảm xúc và khen ngợi trẻ. Cùng trẻ chơi hoặc khuyến khích trẻ mời các bạn khác cùng chơi những trò chơi đòi hỏi sự cộng tác như: kéo co, rồng rắn lên mây…, cùng nhau vẽ tranh, cùng nhau hát một bài hát thật đều… Điều này giúp trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp và hợp tác với nhau. Trẻ có năng khiếu giao tiếp xã hội dễ dàng thành công trong mọi lãnh vực, đặc biệt là một số lãnh vực, ngành nghề như: giáo dục, tâm lý, tư vấn, ngoại
- ngữ – dịch thuật, du lịch, khách sạn, tiếp thị, đối ngoại, công tác xã hội, phát triển cộng đồng, hợp tác quốc tế, luật, các ngành văn hóa – nghệ thuật như nghệ sĩ, diễn viên… Tuy nhiên, mặc dù thiên hướng của trẻ là như vậy nhưng chúng ta chỉ nên hướng dẫn và tạo điều kiện để trẻ phát triển chứ không ép buộc trẻ phải theo một ngành nghề nào. Quan điểm của chúng ta là giáo dục toàn diện. Và một lời nhắn nhủ cuối cùng cho các bậc phụ huynh: “Trẻ luôn bắt chước người lớn, và Cha Mẹ là những người lớn gần gũi trẻ nhất”. Chúc các bạn thành công!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cha mẹ hiểu biết - Phát huy năng lực nền tảng cho trẻ
4 p | 648 | 345
-
SKKN: Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh khi dạy học bài 12, 13, 14, 16 - Sinh học 6 – THCS
29 p | 645 | 146
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6
26 p | 211 | 67
-
SKKN: Phát huy hiệu quả công tác Đội ở trường THCS Xuân Thuỷ
8 p | 169 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý
46 p | 135 | 24
-
chinh phục kỳ thi thpt môn toán - hình học không gian cổ điển và phương pháp tọa độ không gian: phần 2
173 p | 77 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài giải pháp giúp phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5
41 p | 61 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Lịch sử lớp 9
27 p | 76 | 8
-
SKKN: Một vài giải pháp giúp phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 5
41 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học bài Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính
67 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy năng lực cốt lõi của học sinh trong giảng dạy bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân, chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh khối 12
55 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học qua truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
44 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 biết kể chuyện sáng tạo
39 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh lớp 3 trong môn âm nhạc ở tiểu học
17 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với chữ cái
13 p | 21 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tiếp cận, nhìn nhận khái niệm toán học dưới nhiều cách khác nhau để phát triển năng lực tư duy và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông
58 p | 29 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng đọc và phát huy văn hóa đọc cho học sinh lớp 4/2 của Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập
14 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn