intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ Tâm lí học đường đề xuất một số giải pháp giúp học sinh biết nhận diện nguy cơ, phòng tránh và vượt qua bạo lực học đường trong tình hình mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ Tâm lí học đường đề xuất một số giải pháp giúp học sinh biết nhận diện nguy cơ, phòng tránh và vượt qua bạo lực học đường trong tình hình mới" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về bạo lực học đường và thực trạng, nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường ở HS THPT từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả phát huy vai trò của GVCN Và Tổ Tư vấn tâm lý học đường nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng chung sống hoà bình, biết nhận diện nguy cơ và hình thành kĩ năng phòng tránh nhằm vượt qua bạo lực học đường cho học sinh THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ Tâm lí học đường đề xuất một số giải pháp giúp học sinh biết nhận diện nguy cơ, phòng tránh và vượt qua bạo lực học đường trong tình hình mới

  1. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Giả thiết khoa học 4 7. Tính cấp thiết của đề tài 4 8. Đóng góp mới của đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 1.1. Khái niệm” Bạo lực học đường” 5 1.2. Nguyên nhân của “Bạo lực học đường” 6 1.3. Hậu quả của “Bạo lực học đường” 7 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 8 2.1. Thực trạng đ á n g b á o đ ộ n g của “Bạo lực học đường” trong 8 tình hình hiện nay như thế nào 2.2. Khảo sát cách hiểu và các hành vi ứng xử của học sinh và nhu 9 cầu được giáo dục và rèn kỹ năng ứng phó, vượt qua BLHD 2.2.1. Tính cần thiết của việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh 11 ứng phó và vượt qua BLHD trong nhà trường hiện nay 2.3. Khảo sát cách hiểu và các hành vi ứng xử của giáo viên chủ 11 nhiệm và nhu cầu được cung cấp cách thức giáo dục và rèn kỹ năng ứng phó, vượt qua BLHD cho học sinh. 2.4. Khảo sát cách hiểu và các hành vi ứng xử và nhu cầu được cung 12 cấp cách thức giáo dục và rèn kỹ năng ứng phó, vượt qua BLHD cho học sinh của Tổ “ Tư vấn tâm lí” đối với BLHD 14 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1. Những giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và 14 rèn luyện kỹ năng nhằm học sinh ứng phó và vượt qua BLHD trong nhà trường hiện nay 3.1.1. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng giúp học sinh phân tích, 14 hiểu và chấp hành nội quy, quy định về nề nếp, kỉ luật 3.1.1.1. Mục tiêu 14 3.1.1.2. Giải pháp thực hiện 14
  2. 3.1.2. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng giúp học sinh biết tôn 16 trọng sự khác biệt của người khác 3.1.2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm ngoại hình, tích cách 16 3.1.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân phải tôn trọng sự 16 khác biệt của người khác về ngoại hình, tính cách, quan điểm, giới tính... 3.1.2.3. Cho học sinh xem video, tổ chức cho học sinh chơi trò “Ánh 17 mắt yêu thương”, xem ảnh một số nhân vật 3.1.3. Giải pháp tổ chức một số hoạt động nhằm giáo dục học sinh 18 tránh xa BLHD trong tiết hoạt động Trải nghiệm hướng nghiệp 3.1.3.1. Hướng dẫn cho học sinh xem phim ngắn, các tình huống dẫn 18 đến xảy ra BLHD: “3 tình huống – 6 kĩ năng” 3.1.3.2.Tổ chức diễn đàn “ Cách chọn lọc thông tin lành mạnh và cách 23 thể hiện quan điểm trên mạng xã hội” hình thành nhóm 5 kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và 1 bộ quy tắc ứng xử trong cách dùng điện thoại di động. 3.1.4. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho học sinh biết đoàn 27 kết, tăng cường sức mạnh tập thể thông qua các hoạt động phong trào 3.1.4.1. Mục tiêu 27 3.2.4.2. Giải pháp thực hiện 27 3.1.5. Giải pháp phối hợp với phụ huynh, gia đình học sinh để giáo dục 29 rèn luyện đạo đức và hành vi ứng xử cho học sinh. 3.1.5.1. Mục tiêu 30 3.1.5.2. Cách thức thực hiện 30 3.2. Những giải pháp của Tổ “ Tư vấn tâm lí học đường” nhằm giáo 32 dục và rèn luyện kỹ năng nhằm học sinh ứng phó và vượt qua BLHD trong nhà trường hiện nay 3.2.1. Giải pháp cách thức giúp Tổ“ Tư vấn tâm lí” sàng lọc những đối 32 tượng học sinh có nguy cơ bị BLHD 3.2.1.1 Mục tiêu 32 3.2.1.2. Cách thức thực hiện 33 3.2.2. Giải pháp của tổ“ Tư vấn tâm lí” giúp học sinh phòng ngừa bằng 36 giáo dục kỹ năng và chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần liên quan đến BLHD 3.2.2.1. Tổ chức diễn đàn với tên gọi “Chỗ dựa bình an”cho học sinh 36 chia sẻ, trao đổi 3..2.2.2. Phương pháp 5 - 4 - 3 - 2 - 1: giúp lấy lại bình tĩnh trong 36 vòng 1 phút 3.2.3. Giải pháp can thiệp tâm lý chuyên sâu dành cho nhóm đối tượng 37 bị tổn thương tâm lý do bị BLHĐ để hỗ trợ các em một cách tốt nhất 3.2.3.1. Mục tiêu 38
  3. 3.2.3.2. Giải pháp: 5 nguyên tắc, 6 lưu ý và 5 bước thực hiện 48 3.3. Giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho HS biết nhận diện nguy cơ, 42 phòng tránh và vượt qua được BLHD thông qua công tác tuyên truyền trong nhà trường. 3.4. Giải pháp về quan điểm thực hiện chương trình GDPT 2018: 44 “Trường học “An”_ Thầy trò hạnh phúc”. 3.4.1. Vai trò và ý nghĩa của “ Trƣờng học “An’’ 44 3.4.2.Hạnh phúc của thầy cô là đƣợc xã hội trân trọng 45 3.4.3. Vai trò của “ Ngôi trƣờng hạnh phúc” 46 3.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 47 3.5.1. Mục đích khảo sát. 47 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 47 3.5.2.1. Nội dung khảo sát 47 3.5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 48 3.5.3.3. Đối tượng khảo sát 48 3.5.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 49 đã đề xuất 3.5.3.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ học 49 sinh 3.5.3.2. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ các 49 giáo viên làm công tác chủ nhiệm 3.5.3.3. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ 49 Tổ “ Tư vấn tâm lí” 3.5.4. Sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 49 3.5.5 Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 50 PHẦN III. KẾT LUẬN 52 1. Kết luận 52 2. Kiến nghị 53 Tài liệu tham khảo 54 Phụ lục
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. THPT Trung học Phổ thông 2. NDT Nguyễn Duy Trinh 3. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 4. HS Học sinh 5. THCS Trung học cơ sở 6. TDTT Thể dục thể thao 7. BLHD Bạo lực học đường 8. TVTLHD Tư vấn tâm lí học đường 9. KN Kĩ năng Giáo dục và đào tạo 10. GD&ĐT 11. Clip đoạn video ngắn 12. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  5. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài Có thể nói, BLHD đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của nạn nhân, nguy hại hơn là nó còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, BLHD còn gián tiếp ảnh hưởng tới gia đình, nhà trường và xã hội. Trong tình hình mới hiện nay,tình trạng BLHD cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, mà đặc biệt là các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai tiếng” sau đó tung lên mạng nhằm muốn được “nổi tiếng” hoặc là dùng để “dằn mặt” đối phương, chính tình trạng này đã góp phần vào việc khiến cho trật tự xã hội ít nhiều bị thay đổi. Quan trọng hơn cả là làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường. Tất nhiên, BLHD không phải là dòng chảy chủ đạo của văn hóa học đường nhưng cũng gây nhiều lo ngại cho xã hội. Bởi nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ cái gọi là “thứ ba học trò” (không còn là trò chơi nghịch ngợm, ngộ nghĩnh, không chỉ diễn ra với “nam thanh” mà còn lan mạnh sang “nữ tú”). Thực trạng BLHĐ đã khiến cho bức tranh giáo dục không còn được tinh khiết như bản chất của nền giáo dục định hướng XHCN. Nó để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cả về “thể chất, tâm lý và tinh thần cho các em, không chỉ làm cho các em lo lắng, đau khổ nhất thời mà còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển tình cảm, tâm lý và thể chất của học sinh, khiến thành tích học tập của các em giảm sút. Chính vì vậy mà Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục đã liên tục ra những quyết định nhằm hạn chế vấn nạn về bạo lực trong học đường hiện nay: + QĐ 1118 /QĐ ngày 2/12/1987 của Bộ GD&ĐT về việc quy định quyền hạn, nhiệm vụ khen thưởng và kỉ luật học sinh các trường phổ thông; Luật GD 2011 của Bộ GD&ĐT về việc ngăn chặn hành vi BLHĐ. + Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT Bộ GD&ĐT/BCA ngày 20/11/2009 về thực hiện đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở giáo dục quốc dân. + Thông tư Số: 33/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/1018 V/v Hướng dẫn công tác xã hội trong trường học. + Thông tư số 38/2019/TT – BLĐTBXH v/v Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. QĐ số 5886/QĐ – BGD ĐT ngày 28/12/2017 v/v Ban hành chưng trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai doạn 2017-2021. Theo báo Dân trí đưa tin trong bài :” 7 vụ BLHD đau lòng năm 2023: Nữ sinh tự tử, trò ném dép thầy” ngày 22/12/2023 đã chỉ ra rằng: Ngày 7/11, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, 1
  6. thống kê từ ngày 1/9/2021 đến đầu tháng 11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ BLHD liên quan đến hơn 2.000 học sinh. Bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ việc. Các vụ BLHD có sự giảm về độ tuổi và sự tăng về số học sinh nữ tham gia. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định, hiệu trưởng và giáo viên các trường học còn thiếu kỹ năng xử lý BLHD. Phân tích về căn nguyên BLHD gia tăng, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng một trong những nguyên nhân chính đến từ xung đột và bạo lực trong gia đình. Ông Nguyễn Kim Sơn dẫn chứng con số 220.000 vụ ly hôn mỗi năm, trong đó 70-80% có lý do liên quan đến xung đột, bạo lực. Học sinh trong các gia đình này có thể vừa là người chứng kiến bạo lực, vừa là đối tượng bị bạo lực, bị bỏ rơi. Một tỷ lệ lớn học sinh là nạn nhân bạo lực gia đình tiếp tục là nạn nhân hoặc thủ phạm của BLHD. Do đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định việc ngăn chặn, giải quyết những vấn đề gia đình có vai trò rất quan trọng để đẩy lùi BLHD. Cũng tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đưa ra các giải pháp đồng bộ để hạn chế, ngăn ngừa tình trạng bạo lực trong trường học: Một là cung cấp cho học sinh các kỹ năng xử lý những vấn đề có nguy cơ phát sinh BLHD. Hai là tập huấn cho giáo viên kỹ năng xử lý các vấn đề xảy ra giữa học sinh. Ba là bổ sung vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý học đường cho các trường học. Bốn là thúc đẩy sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ con em khỏi BLHD. Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, khâu quan trọng tạo nền tảng giải quyết vấn đề này là triển khai thật tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển con người, nâng cao nhân cách đạo đức con người Việt Nam, bởi đây mới là gốc rễ của việc xử lý vấn đề BLHD. Là người thường xuyên tiếp xúc và gần gũi với học sinh, hiểu được suy nghĩ, hành động của các em nên giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, định hướng và hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh. Giáo dục học sinh biết tôn trọng sự khác biệt của người khác, rèn luyện kỹ năng tôn trọng sực khác biệt cũng là đang hình thành một nhân cách tốt cho các em, góp phần xây dựng môi trường học tập vui vẻ, lành mạnh, để tất cả mỗi học sinh đều có cơ hội được khẳng định giá trị của bản thân, đảm bảo mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui và hạnh phúc, quan trọng nhất là hình thành cho học sinh nhận thức được sự khác biệt của mình với người khác, sự khác biệt của người khác so với mình, biết chấp nhận, tôn trọng và học cách chung sống hoà bình với những sự khác biệt đó để hạn chế tới mức thấp nhất vấn nạn bạo lực học đường, tạo niềm vui, động lực và sự hứng thú cho học sinh khi đến trường. Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ “Tâm lí học đƣờng” đề xuất một số giải pháp giúp học sinh biết nhận diện nguy cơ, phòng tránh và vƣợt qua bạo lực học đƣờng trong tình hình mới” để nghiên cứu và thực hiện, với mong muốn đưa ra những giải pháp hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi, góp phần rèn luyện kỹ năng chung sống hoà bình cho học sinh THPT, hạn chế hiện tượng BLHD đang xảy ra khá nghiêm trọng ở trường học. 2
  7. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về BLHD và thực trạng, nguyên nhân xảy ra BLHD ở HS THPT từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả phát huy vai trò của GVCN Và Tổ ´Tư vấn tâm lý HD” nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng chung sống hoà bình, biết nhận diện nguy cơ và hình thành kĩ năng phòng tránh nhằm vượt qua BLHD cho học sinh THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận về BLHD của học sinh THPT 3.2. Tiến hành khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn đến BLHD của học sinh THPT thông qua đánh giá chủ quan của các em về: nhận thức, đánh giá nguy cơ, các biểu hiện mầm mống dẫn đến BLHD, mức độ nguy hiểm và sử dụng các cách ứng phó, vượt qua cho học sinh THPT hiện nay. 3.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau có liên quan đến nguyên nhân xảy ra BLHD trong học sinh THPT. 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm các giải pháp đưa ra để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của những vấn đề mà đề tài đưa ra. 4. Đối tƣợng, phạm vi và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá nhận thức của học sinh THPT về BLHD ở các khía cạnh: Biểu hiện, mức độ, trường độ, các tác nhân gây ra BLHD, các giải pháp từ phía và GVCN, Tổ TVTL nhằm giúp HS ứng phó, vượt qua BLHD. 4.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh Trường THPT Nguyễn Duy Trinh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến BLHD nói chung và BLHD của HS THPT nói riêng. Nghiên cứu các giải pháp nhằm giúp HS THPT nhận diện nguy cơ, ứng phó và vượt qua BLHD. Tiến hành khảo sát tính khả thi và cấp thiết của những giải pháp đã đề xuất trong đề tài, xử lí số liệu thống kê từ đó rút ra kết luận về tính khả thi và phù hợp của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5.3. Phương pháp thống kê toán học Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra từ đó rút ra kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất. 3
  8. 6. Giả thuyết khoa học Nếu không đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện cho học sinh nâng cao nhận thức về khái niệm, hình thức, hậu quả, yếu tố ảnh hưởng của hành vi BLHĐ. Đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn... và có cách ứng xử phù hợp với bản thân, bạn bè trước những tình huống có thể gây ra bạo lực thì bản thân học sinh sẽ không biết cách để ứng phó và vượt qua các nguy hiểm mà bản thân có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của BLHD. Nếu chúng tôi không đề xuất và thực hiện được các giải pháp để giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ dẫn đến BLHD thì bản thân học sinh sẽ không biết cách để ứng phó và vượt qua các nguy hiểm mà bản thân có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của BLHD. Nếu không đề xuất và thực hiện được các giải pháp giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết thể hiện quan điểm và chọn lọc thông tin trên các phương tiện mạng xã hội thì học sinh sẽ khó nhận ra được đâu là nguồn thông tin độc hại, có tính kích động dẫn đến lan truyền các thông tin xấu, dễ bắt chước và làm theo hay bạo lực mạng vô tình dẫn đến hậu quả xảy ra thương tâm đối với các nạn nhân hoàn toàn xa lạ mà các em không biết rõ. Chỉ khi được giáo dục và rèn luyện kỹ năng này, học sinh sẽ biết cách đối diện và hành xử đúng đắn. Nếu không đề xuất ra và thực hiện được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, ước mơ, lý tưởng sống thì sẽ xảy ra nhiều hiện tượng xúc phạm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của nhau, gây chia rẽ khối đoàn kết trong lớp học và trong cộng đồng. Điều qua trọng nhất khi chúng tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này là giáo dục và rèn luyện kỹ năng học cho sinh biết nhận diện nguy cơ, hình thành kĩ năng phòng tránh và vượt qua BLHD cho học sinh, từ đó giảm thiểu và hạn chế BLHD, hạn chế việc học sinh bị kỳ thị, cô lập, tẩy chay sẽ dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm cùng những hậu quả đáng tiếc khác. 7. Tính cấp thiết của đề tài Như trên chúng ta đã thấy, BLHD vẫn luôn là vấn đề nóng hổi, cần phải nghiên cứu nghiêm túc, có chiến lược toàn diện, đồng bộ, cụ thể, sát đối tượng và điều chỉnh liên tục cho phù hợp với từng học sinh cụ thể. Hầu hết thời gian của học trò là sống với gia đình và đến trường học, do đó, vai trò của gia đình và thầy cô, bạn bè của các em là luôn luôn sát sao, liền kề, bên cạnh các em nhiều nhất. Để các em không bị trở thành nạn nhân của BLHD đòi hỏi tất cả phải cùng vào cuộc một cách đồng bộ. Suy cho cùng, con người và sự an toàn của con người vẫn là quan trọng nhất, chúng ta làm tất cả những gì có thể để các em được sống một cuộc đời ý nghĩa và cống hiến cho đất nước một cách trọn vẹn. Việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm giúp tạo động lực phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho các em là nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của ngành giáo dục và toàn xã hội. 4
  9. 8. Tính mới, tính đóng góp của đề tài Đề tài cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn về BLHD. Từ đó, cho chúng ta một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về BLDH một cách dễ hiểu. Tiếp theo,đề tài sẽ chỉ ra các nguyên nhân và thực trạng dẫn đến xảy ra và các nguy cơ tiềm ẩn đối với BLHD. Đặc biệt trong tình hình mới hiện nay, khi mà hầu như em nào cũng có chiếc điện thoại di dộng và máy tính kết nối mạng xã hội, mỗi tài khoản của các em là cả một thế giới bí mật mà người lớn chúng ta rất khó tiếp cận và không thể hiểu hết được. Những gì chúng ta nhìn thấy và đối thoại chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc sống tâm hồn các em. Qua khảo sát điều tra, đề tài sẽ phân tích và chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra BLHD. Từ đó, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp cho các nguyên nhân và thực trạng đã chỉ ra. Thứ nhất, đề tài sẽ cung cấp các giải pháp cụ thể cho GVCN để hướng dẫn các HS biết nhận diện nguy cơ và cách phòng, tránh, vượt qua các vấn đề có nguy cơ phát sinh BLHD. Thứ hai, đề tài sẽ chỉ ra giải pháp có chiều sâu để phát huy vai trò của Tổ tư vấn TLHD trong việc tuyên truyền,tư vấn, ngăn chặn, giải quyết các vấn đề về BLHD. Thứ ba, đề tài sẽ đưa ra cách thúc đẩy sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để bảo vệ con em chúng ta. Cuối cùng, đề tài sẽ phân tích và đánh giá cách các trường triển khai thật tốt chương trình GDPT 2018 để giải quyết tận gốc vấn đề BLHD. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm “Bạo lực học đƣờng” Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến BLHD, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm BLHD. Dan Olweus,trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” . Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác”. Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. 5
  10. Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Như vậy BLHD chính là những hành vi bạo lực về thể xác, tinh thần… làm tổn thương cho người khác, mang lại nỗi đau dai dẳng cho người bị bạo lực. 1.2. Nguyên nhân của BLHD Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đau lòng này? Có thể có nhiều nguyên nhân. Nhưng có thể gói gọn trong bốn nguyên nhân sau: Bản thân - Gia đình - Nhà trường – Xã hội. Liên quan tới những sự việc về BLHD, TS Nguyễn Thành Tô, cựu kiểm sát viên Viện KSND TP Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên nhân sâu xa của việc chưa thể ngăn chặn vấn nạn BLHD là do các nguyên nhân chính. + Nguyên nhân từ bản thân học sinh Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi, đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. - BLHD ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động. Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ mắc sai lầm. + Nguyên nhân từ gia đình Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái. Xã hội phất triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp. Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thực hiện gần đây tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Trong đó, có khảo sát về thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, kết quả thật đáng buồn: có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh” khi con cái có hành vi bạo lực; chỉ có 9,4% cha mẹ dùng biện pháp “khuyên bảo 6
  11. nhẹ nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con cái”. Đây là kết quả của một khảo sát nhỏ nhưng cũng đủ cho thấy không ít các bậc cha mẹ hiện nay vẫn chưa thật sự ý thức tầm quan trọng của vấn đề BLHD và phòng ngừa chúng cho con cái. Họ chưa có những kĩ năng, biện pháp đúng đắn, phù hợp để ứng xử khi con cái vướng vào bạo lực học đường hay đứng trước nguy cơ bạo lực học đường. Đó là điều rất đáng lo ngại hiện nay. Nếu không thay đổi cách nhìn nhận và hành động của gia đình trong việc giáo dục con cái thì khó có thể đẩy lùi được bạo lực học đường... Cấp THCS và THPT là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống . + Nguyên nhân từ nhà trƣờng Nhà trường đảm nhận vai trò giáo dục, bồi dưỡng các kỹ năng, đóng góp một phần vào việc hình thành tính cách của học sinh. Vì vậy, nếu như môi trường học tập không lành mạnh cũng có thế dẫn đến BLHD. Một số nhà trường chưa chú trọng tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho các học sinh, chưa có những xử lý về kỷ luật và hạnh kiểm thỏa đáng và chưa dành sự quan tâm thực sự đến với một số học sinh bị bạo lực. Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của HS được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em HS với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Tình trạng BLHD, nạn kỳ thị, tẩy chay bạn cùng lớp vẫn còn diễn ra thường xuyên. Một số GV quá nghiêm khắc, tạo nhiều áp lực cho các em, hoặc cư xử một cách thiên vị, ứng xử thiếu tính sư phạm với các HS trong lớp cũng có thể làm cho các em bị căng thẳng. + Nguyên nhân từ xã hội Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như phim ảnh , sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng..). Hiện nay, các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người, trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều, các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa. Điều đó làm cho các em không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt chước và thử nghiệm nên việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu. 1.3. Hậu quả của tệ nạn BLHD BLHD để lại nhiều hậu quả to lớn cho cả nạn nhân, gia đình và xã hội. Đầu tiên, phải kể đến ảnh hưởng của những người bị hại. Họ phải chịu nỗi đau về thể xác, nhẹ thì bầm tím còn nếu nặng hơn thì gây ra những thương tích và đáng 7
  12. buồn hơn là có thể cướp đi sinh mạng của họ, gây tổn thương to lớn cho gia đình và người thân. Ngoài ra, BLHD còn làm ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân. Họ sẽ có cảm giác sợ hãi, mất niềm tin vào mọi thứ xung quanh mình, áp lực tâm lý trong một thời gian dài làm họ không muốn đến trường. Tiếp theo, BLHD còn để lại hậu quả cho gia đình và xã hội. Việc bạo hành không chỉ xảy ra giữa các học sinh với nhau, mà nhà trường và gia đình cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để giải quyết. Nếu như BLHD không có cách để giải quyết triệt để thì về lâu dài sẽ gây ra một thế hệ bạo lực và vô cảm, đây sẽ không còn là vấn đề BLHD mà sẽ là tệ nạn của toàn xã hội. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng đáng báo động của BLHD trong tình hình hiện nay nhƣ thế nào Một nghiên cứu khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhânvăn (2019) thực hiện đã chỉ ra rằng, phần lớn hành vi BLHD diễn ra giữa các học sinh cùng lớp hoặc cùng trường. Các hành vi bạo lực thường bao gồm bắt nạt (41,3%), đánh nhau (33,4%), đe dọa (20,2%) và quấy rối tình dục (5,1%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong việc thực hiện các hành vi bạo lực. Đáng chú ý là sự gia tăng của bạo lực trên mạng (cyberbullying) trong các năm gần đây. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục (2020) cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020. Sự gia tăng của BLHD dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với nền giáo dục và tâm lý học sinh. Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tăng cao. Nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội (2021) cho thấy tỷ lệ tự tử ở tuổi 15-19 tăng từ 1,8% vào năm 2015 lên 2,5% vào năm 2021. Nạn nhân của BLHD cũng gặp phải rất nhiều tổn hại về nhiều sức khỏe và sự phát triển. Các nạn nhân có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe thể chất (vết thương, đau nhức, mất ngủ,...), sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn, vô vọng,...), học tập (giảm điểm số, mất quan tâm, trốn học,...), xã hội (rút lui, mất lòng tin, khó kết bạn,...). Một số nạn nhân có thể cố gắng chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, nhưng một số khác có thể không biết cách xử lý hoặc không có ai để tin cậy. Đó là khi họ có thể nghĩ đến việc tự tử để thoát khỏi nỗi ám ảnh và đau khổ. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. BLHD đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. 8
  13. Ảnh: Khảo sát và thống kê của trường ĐH KHXH và Nhân văn Hà Nội Ảnh: Tháng 11/2022, tại Nghệ An, bị đánh hội đồng, video đăng tải trên các trang mạng xã hội 2.2. Khảo sát về cách hiểu và các hành vi ứng xử của HS về BLHD và nhu cầu đƣợc giáo dục và rèn kỹ năng ứng phó, vƣợt qua BLHD Đối với trường THPT nơi tôi công tác, (đặc biệt là lớp chủ nhiệm) học sinh của trường, đa số các em đều có ý thức tu dưỡng đạo đức, tích cực hoạt động trong các phong trào của Đoàn, Hội và chủ động trong học tập, có quá trình rèn luyện tốt với ý chí vươn lên.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh có nhận thức và hành vi chưa đúng đắn, thể hiện cá tính bản thân một cách thái quá, thiếu khả năng kiềm chế dẫn đến mâu thuẫn trong học đường.Một số học sinh thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, có học sinh phản ứng chưa đúng chuẩn mực lại giáo viên khi các em vi phạm lỗi và nhắc nhở trong giờ sinh hoạt.Trong ứng xử vẫn còn nhiều học sinh thiếu kỹ năng sống, dẫn đến xích mích, gây gỗ hoặc chặn đường đánh bạn.Có nhiều gia đình bố mẹ lo đi làm ăn xa phó thác việc chăm sóc con cái cho ông bà hoặc để con cái tự do, không quản lí hoặc không có biện pháp để quản lí con cái dẫn đến đua đòi, ham chơi không chịu học. Có gia đình dạy con không đúng cách, trẻ con thường xuyên bị bố đánh, có cách cư xử không đúng chuẩn mực, khi trưởng thành các em luôn tỏ ra bất cần và sẵn sàng đánh bất cứ ai mà chúng cho là muốn đánh. Có gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn “giao khoán” việc 9
  14. học, giáo dục đạo đức cho nhà trường. Chính sự thiếu quan tâm quản lý con cái là nguyên nhân dẫn đến vi phạm nội quy, hư hỏng. Chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 150 học sinh ở cả 3 khối 10,11,12 với các nội dung và kết quả như sau: PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1 (Dùng cho học sinh) Khảo sát về mức độ hiểu biết và quan tâm của học sinh về BLHD và nhu cầu cần đƣợc giáo dục và rèn luyện kĩ năg ứng phó vƣợt qua BLHD Có Chƣa Tổng Nội dung khảo sát số học Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ sinh lượng (%) lượng (%) Em có bao giờ cảm thấy bị tổn thương khi bị bạn bè xúc phạm hay chưa? 150 120 80% 30 20% Nếu bố mẹ, người thân trong gia đình có hành vi đánh đập, mắng chửi, xúc phạm 33,3 66,7 em...thì điều đó có ảnh hưởng đến hành vi 150 50 100 % % ứng xử của em không? Bản thân em đã từng xem các video về BLHD, các trò chơi kích động bạo lực, 73,34 26,66 150 110 40 gửi hoặc đọc các bình luận kích động % % bạo lực khi nào chưa? Em đã được GVCN và các thầy cô giáo chỉ ra những biện pháp cụ thể để nhận diện 150 30 20% 120 80% nguy cơ và biện pháp phòng tránh vượt qua BLHD chưa? Em có mong muốn được tư vấn tâm lý, lắng nghe, chia sẻ với các thầy cô và tổ “ TVTLHD” khi gặp phải những khó khăn 150 128 91,4% 22 8,6% vướng mắc có thể dẫn đến xảy ra BLHD không? Bảng 1. Khảo sát về mức độ hiểu biết và quan tâm của học sinh về BLHD và nhu cầu cần được giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng phó vượt qua BLHD Sau khi khảo sát 150 học sinh 4 lớp gồm 11A; 11G1, 12T và 12A2, chúng tôi thu được số liệu thể hiện ở bảng 1. Từ bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy về cơ bản phần nhiều học sinh đều đã từng gặp phải tình huống có những lời nói và hành động làm tổn thương tới bạn ( chiếm 80%). Học sinh đều chưa được GV chỉ ra những biện pháp cụ thể để nhận diện được nguy cơ và có biện pháp phòng tránh, vượt qua BLHD (chiếm 80%) Trong lúc đó,phần lớn học sinh đã từng chứng kiến, xem các video, clip vè BLHD (chiếm 73,34%) và số 26,66% còn lại thì chưa biết. Đó là còn chưa kể đến nguyên nhân mầm mống ấp ủ về nhận thức và hành vi của gần 1/3 số học sinh ngẫu nhiên được khảo sát thừa nhận đã từng chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình và cuộc sống xung 10
  15. quanh, các em không chắc chắn và cảm nhận được mình sẽ bị ảnh hưởng, có thể sẽ có hành vi và ứng xử tương tự. Rõ ràng đây là con số rất đáng quan tâm. Cần phải có các biện pháp để giáo dục và rèn luyện học sinh biết nhận diện nguy cơ, có các kĩ năng phòng tránh và vượt qua BLHD. 2.2.1. Tính cần thiết của việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh ứng phó và vƣợt qua BLHD trong nhà trƣờng hiện nay Một trong những vấn đề cần thiết của nền giáo dục hiện đại là giáo dục kỹ năng chung sống. Cần giáo dục cho học sinh biết chấp nhận và học cách chung sống vì tất cả mọi người trên thế giới nếu đặt lên bàn cân thì chỉ khoảng 5% là điểm giống nhau 95% còn lại là khác nhau. Vì thế chấp nhận sự khác biệt và sống chung với nó trở thành một trong những kỹ năng đầu tiên mà chúng ta cần rèn luyện cho học sinh. Ý thức tôn trọng người khác của học sinh hiện nay có thay đổi được hay không một phần ở giáo dục nhà trường, một phần từ giáo dục gia đình và một phần là học sinh phải tự nhận thức. Khi thực hiện đối mới chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, chú trọng phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh ít nhiều còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại đối với giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng, mặc dù nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt người khác cho học sinh nhưng làm sao để tổ chức mỗi giờ sinh hoạt lớp theo yêu cầu mới để giáo dục học sinh biết cách tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt của bạn bè, người thân, cộng đồng để chung sống hoà bình đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm không phải là điều ai cũng có thể làm được, cần rất nhiều thời gian khi mỗi lớp học đã cơ hơn 40 học sinh với 40 cá tính và rất nhiều nhiều điểm khác biệt, phải làm sao để học sinh chấp nhận ra sự khác biệt của bạn bè và tôn trọng điều đó trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm hạn chế BLHD và chứng trầm cảm đang xảy ra khá phố biến ở học sinh. 2.3. Khảo sát về mức độ hiểu biết và quan tâm của giáo viên về BLHD và nhu cầu cần đƣợc cung cấp chỉ ra cách thức giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng phó vƣợt qua BLHD cho học sinh THPT Để thấy được mức độ cần thiết của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết nhận diện nguy cơ và có kĩ năng phòng tránh vượt qua BLHD cho học sinh ở trong nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số giáo viên, cụ thể như sau: PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 (Dùng cho giáo viên) Khảo sát về mức độ hiểu biết và quan tâm của giáo viên về BLHD và nhu cầu cần đƣợc cung cấp chỉ ra cách thức giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng phó vƣợt qua BLHD cho học sinh THPT Phần I: Thông tin cá nhân Họ và tên giáo viên ....................................... Trường: THPT Nguyễn Duy Trinh Phần II: Nội dung Thầy (cô) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng với phương án mình lựa chọn: 11
  16. Câu 1: Giáo dục và rèn luyện kỹ năng nhận diện, ứng phó và vượt qua BLHD cho học sinh THPT là: A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết Câu 2: Thầy ( cô) thấy việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm để giáo dục và rèn luyện kỹ năng nhận diện, ứng phó vượt qua BLHD cho học sinh THPT cho học sinh ở tiết sinh hoạt lớp là: A. Rất cần thiết B. Cần thiết C.Không cần thiết Câu 3: Thầy (cô) đã thực biện pháp nào để giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng phó vượt qua BLHD cho học sinh lớp mình chủ nhiệm? A. Đã thực hiện B. Chưa thực hiện Sau khi khảo sát trên 65 giáo viên đã và đang làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng kết quả điều tra về mức độ quan tâm của giáo viên trong việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết nhận diện nguy cơ và có kĩ năng phòng tránh vượt qua BLHD cho học sinh: Kết quả điều tra Tổng số Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 giáo viên Rất Cần Không Rất cần Cần Không Đã Chƣa điều tra cần thiết cần thiết thiết cần thực thực thiết thiết thiết hiện hiện 65 62 3 0 47 16 2 12 53 Tỉ lệ 95% 5% 0 72 % 25% 3% 18,75% 81,5% Bảng 2. Khảo sát của giáo viên chủ nhiệm về BLHD và nhu cầu cần được cung cấp cánh thức giáo dục và rèn luyện kĩ năng cho học sinh ứng phó vượt qua BLHD Qua đó, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn GVCN lớp đều rất quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng phó vượt qua BLHD cho học sinh THPT. Tuy nhiên, do còn nhiều điều lí do nên phần lớn GVCN lớp vẫn chưa đề ra được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho học sinh về vấn đề này. 2.4. Khảo sát về mức độ hiểu biết và quan tâm của giáo viên, cán bộ là thành viên tổ “TVTLHD” về BLHD và nhu cầu cần đƣợc cung cấp chỉ ra cách thức giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng phó vƣợt qua BLHD cho học sinh THPT Và để hoàn thiện việc khảo sát, chúng tôi tiến hành khảo sát những giáo viên, cán bộ trong tổ “ TVTLHD” trên các trường lân cận trong địa bàn huyện. Số giáo viên được khảo sát là những người đã từng, hoặc đang làm trong tổ này. Tổng số giáo viên được khảo sát là 40 người, trong đó có cả ban 12
  17. giám hiệu nhà trường và nhân viên y tế học đường. PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 3 (Dùng cho giáo viên trong tổ “ Tư vấn tâm lý học đường”) Khảo sát về mức độ hiểu biết và quan tâm của giáo viên về BLHD và nhu cầu cần đƣợc cung cấp chỉ ra cách thức giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng phó vƣợt qua BLHD cho học sinh THPT Phần I: Thông tin cá nhân Họ và tên giáo viên .......................Trường: THPT Nguyễn Duy Trinh Phần II: Nội dung Thầy (cô) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng với phương án mình lựa chọn: Câu 1: Giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng phó vượt qua BLHD cho học sinh THPT là: A. Rất cần B. Cần C. Không cần Câu 2: Giáo viên, cán bộ tư vấn có cần thiết được cung cấp các kỹ năng, cách thức để tìm hiểu, lắng nghe và giúp đỡ các học sinh có hành vi BLHD hoặc là nạn nhân của BLHD không? A. Rất cần B. Cần C.Không cần Câu 3: Thầy (cô) đã thực biện pháp nào để để tìm hiểu, lắng nghe và giúp đỡ các học sinh có hành vi BLHD hoặc là nạn nhân của BLHD không? A. Đã thực B. Chưa thực Sau khi khảo sát trên 40 thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, cán bộ tư vấn, nhân viên y tế học đường đã và đang làm ttrong tổ “ Tư vấn tâm lý học đường” tại cac trường THPT trên địa bàn Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng kết quả điều tra về mức độ quan tâm của giáo viên trong việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết nhận diện nguy cơ và có kĩ năng phòng tránh vượt qua BLHD cho học sinh: Kết quả điều tra Tổng số giáo Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 viên Rất Cần Không Rất Cần Không Đã Chƣa điều tra cần thiết cần cần thiết cần thực thực thiết thiết thiết thiết hiện hiện 40 38 2 0 37 3 0 25 15 Tỉ lệ 95% 5% 0 93 % 7% 3% 63% 37% Bảng 3. Khảo sát của giáo viên, cán bộ tư vấn về BLHD và nhu cầu cần được cung cấp kĩ năng, cách thức tư vấn nhằm giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng phó vượt qua BLHD 13
  18. Qua đó, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn nhà trường và các thầy cô giáo rất quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng phó vượt qua BLHD cho học sinh THPT. Tổ “ TVTLHD” ở các trường học trong thời gian qua đã phần nào hỗ trợ, đồng hành cùng các em trong công tác tìm hiểu,tư vấn, giúp đỡ các em có nguy cơ và vượt qua được BLHD. Việc 63% các trường đã từng thực hiện các sự vụ giải quyết, hỗ trợ các em chứng tỏ các em không hề đơn độc trong hành trình chống lại BLHD. Tuy nhiên, theo số liệu bảng 1, các em vẫn rất cần sự hỗ trợ có chất lượng và chiều sâu hơn nữa. Con số 91,4% cho câu hỏi số 3 đòi hỏi chúng ta phải đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, có minh chứng để tối ưu hiệu quả các biện pháp mà chúng ta sẽ đề cập đến ở phần tiếp theo của đề tài. Do vậy, việc đề ra được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết nhận diện nguy cơ, ứng phó và vượt qua BLHD cho học sinh là rất cần thiết. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1. Những giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng nhằm học sinh ứng phó và vƣợt qua BLHD trong nhà trƣờng hiện nay. 3.1.1. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng giúp học sinh phân tích, hiểu và chấp hành nội quy, quy định về nề nếp, kỉ luật Nội quy trường học, lớp học là tập hợp các quy định quan trọng, phổ biến trong ngày khai giảng. Từ mầm non đến trung học, bảng nội quy lớp học định rõ về trang phục, hành vi, và các yêu cầu cần tuân thủ. Bảng nội quy treo ở nhiều nơi để học sinh dễ dàng tham khảo. Thực hiện nội quy giúp học sinh tự giác, xây dựng nề nếp học tập, và rèn luyện thói quen tích cực, từ đó trở thành những học sinh ngoan, trí thức có ích cho xã hội. Nội quy, quy định về nề nếp, kỉ luật là bộ luật chung cần sự tuân thủ của toàn bộ học sinh, tạo nên một tập thể đoàn kết và phát triển cùng nhau. Việc chấp hành nội quy giúp tập thể tránh xung đột không cần thiết, đồng thời thúc đẩy hoạt động tập thể với sự đồng lòng, nâng cao chất lượng học tập. 3.1.1.1. Mục tiêu Thông qua buổi đại hội lớp và chi đoàn đầu năm, GVCN hướng dẫn ban cán sự lớp tổ chức cho các đoàn viên thanh niên được học tập, thảo luận về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của người học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học. Cụ thể hóa nội quy của nhà trường theo các điều cụ thể. 3.1.1.2. Giải pháp thực hiện Bước 1: Hướng dẫn ban cán sự lớp thu thập bản nội quy của nhà trường, đoàn trường đề ra. Bước 2: Gửi bản dự thảo nội quy đó tới các thành viên trước ngày đại hội thông qua các nhóm Zalo, Facebook của lớp để mọi người tìm hiểu và thảo luận Bước 3: Ngày đại hội chính thức: Thảo luận và đưa ra nghị quyết cụ thể. 14
  19. Hình ảnh: Ban cán sự lớp 11A trong ngày đại hội chi đoàn lớp đầu năm học Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bản nội quy đã được thảo luận và thống nhất của 100% các đoàn viên thanh niên lớp 11A trong phiên đại hội. Nhìn vào các điều mà các em xây dựng chúng ta thấy, về cơ bản nó cũng giống như nội quy của trường học bình thường. Tuy nhiên các nội dung đã được cụ thể hóa cho dễ hiểu, và với tinh thần chung là quyết tâm đồng lòng thực hiện nội quy để xây dựng một tập thể đoàn kết, yêu thương và vững mạnh. Cốt lõi của kỷ luật là tinh thần “thượng tôn pháp luật” của mỗi công dân. Chính vì vậy, mỗi học sinh nếu đã ý thức được vấn đề chấp hành nội quy, nề nếp thì việc vi phạm hoặc xảy ra xô xát, bạo lực chắc hẳn sẽ được giảm thiểu đáng kể. Quy Định Học Sinh Điều 1: Tuân thủ giờ học, xin nghỉ có giấy phép ký xác nhận của phụ huynh. Nghỉ lâu mà không xin phép sẽ bị xử lý kỷ luật. Điều 2:Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, mặc đồng phục theo quy định của nhà trường. Điều 3: Tôn trọng thầy cô, người già, những người có đóng góp cho đất nước. Điều 4: Hiệp sức, gắn kết với bạn bè, hỗ trợ họ học tốt để nâng cao kiến thức. Điều 5: Tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Điều 6: Bảo vệ môi trường và tài sản công cộng. Điều 7: Chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện thể chất. Điều 8: Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, hoá chất gây nghiện. Điều 9: Tận hưởng không khí học tập không bạo lực, duy trì sự đồng lòng trong lớp. Điều 10: Bảo vệ môi trường, duy trì sạch sẽ trong lớp học và trường học. Điều 11: Nghiêm cấm mang theo vũ khí khi đến trường học. Điều 12: Luôn giữ lòng trung thực, không có hành vi gian lận trong kỳ kiểm tra. Điều 13: Hoàn thành bài tập mỗi khi được giao, chuẩn bị bài trước mỗi buổi học. Điều 14: Hạn chế mọi hành động quấy rối bạn bè, giữ gìn trật tự lớp và trường học. Bảng 3: Nội quy lớp học đã được cụ thể hóa sau đại hội 15
  20. Với các học sinh ở cấp THPT, tất cả đều sở hữu nhận thức tốt về học tập. Điều này chỉ cần kích thích những thói quen tích cực và nỗ lực học tập, chắc chắn sẽ đảm bảo cho tương lai rực rỡ của họ. 3.1.2. Giải pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác về ngoại hình, tính cách Thông điệp cần gửi đến học sinh: Hãy biết chấp nhận, tôn trọng những khuyết điểm của cơ thể mình và của người khác, chỉ cần có niềm tin và nghị lực thì những khiếm khuyết đó cũng không ngăn cản nổi sự thành công của mỗi người. Chấp nhận và yêu thương nó, chúng ta sẽ có cái nhìn lạc quan, suy nghĩ tích cực và dẫn đến hành động tích cực, điều đó sẽ làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa và đáng sống hơn. Mỗi học sinh cần học cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, hãy nhìn mọi việc bằng con mắt khách quan, thấu đáo và một trái tim chân thành, biết yêu thương, không lấy bản thân ra để so sánh, đánh giá, phê phán sự khác biệt của người khác vì mỗi người có một giá trị, màu sắc riêng. Nhiều người có đôi mắt sáng nhưng lại luôn nhìn mọi người, mọi vật bằng ánh mắt không thân thiện, bi quan, chán nản trong khi người mù họ chỉ ao ước có thể nhìn được, nhiều người có miệng nhưng lại nói những lời cay nghiệt, trong khi người câm họ chỉ ao ước làm sao có thể nói ra được những lời yêu thương với mọi người. Hạnh phúc đơn giản hơn ta tưởng, đôi khi chỉ là cảm giác được hiểu và chia sẻ. Và trong rất nhiều nguyên nhân xảy ra BLHD, nhiều em trở thành nạn nhân chỉ vì sự khác biệt do ngoại hình và tính cách. Vì vậy chúng tôi đưa ra vấn đề này để thực hiện như một giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giáo dục nhân cách cho các em. 3.1.2.1.Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm ngoại hình, tích cách * Cách thức: Giáo viên đưa vấn đề cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà, phát vấn một vài bạn nêu khái niệm ngoại hình, tính cách trong giờ sinh hoạt lớp. - Ngoại hình: hiểu một cách đơn giản nhất là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, thân hình như đẹp, xấu, cao, thấp, béo, gầy… Mỗi con người sinh ra đều có một ngoại hình riêng biệt, không ai giống ai hoàn toàn. - Tính cách: Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách (đa nhân cách) và nhiều người có thể có cùng một tính cách. Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, cuối cùng là kết luận về bản chất người đó. 3.1.2.2.Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân phải tôn trọng sự khác biệt của ngƣời khác về ngoại hình, tính cách * Cách thức: Giáo viên đưa ra vấn đề cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà, 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2