intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học bài Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng giáo dục tài chính ở các trường học và thực trạng kỹ năng quản lý tài chính của học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10, giúp học sinh được trang bị kiến thức tài chính cá nhân để từ đó bản lĩnh hơn với cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học bài Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính

  1. SỞ GD- ĐT NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT HUY KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI “TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ TÀI CHÍNH” Lĩnh vực: Toán THPT Nghệ An, năm 2023
  2. SỞ GD- ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT HUY KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI “TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ TÀI CHÍNH” Lĩnh vực: Toán THPT Nhóm tác giả: Trần Thị Thu Hiền – 0376 946 989 Phạm Thị Bắc – 0348 183 515 Hoàng Thị Thủy - 0383 588 809 Tổ: Toán - Tin Yên Thành, năm 2023
  3. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................ 1 3. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................. 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu................................. 3 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 3 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 3 Chương II: Một số giải pháp giúp cho học sinh lớp 10 phát huy kỹ năng quản lý tài chính thông qua dạy học bài tìm hiểu một số kiến thức về tài chính.................................10 1. Giải pháp 1: Giáo dục qua diễn đàn.......................................................................... 10 2. Giải pháp 2: Giáo dục qua tiết dạy. ..................................................................... 17 3. Giải pháp 3: Giáo dục qua hoạt động ngoại khóa – hình thức trò chơi. ............. 25 4. Giải pháp 4: Giáo dục qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế. .............. 34 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ..................................... 39 Chương III: Hiệu quả của các giải pháp giáo dục tài chính trong đề tài. ....................42 1. Phân tích bảng đối chứng giữa các lớp dạy. ............................................................... 42 2. Phân tích kết quả khảo sát sự thay đổi kỹ năng quản lý tài chính của học sinh............... 44 Phần III. KẾT LUẬN............................................................................................ 49 1. Kết luận. .............................................................................................................. 49 2. Kiến nghị và đề xuất................................................................................................ 50
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU Từ viết tắt/ký Cụm từ đầy đủ hiệu THPT Trung học phổ thông HĐ Hoạt động GV Giáo viên HS Học sinh CH Câu hỏi MC Người dẫn chương trình
  5. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên đây là một khái niệm còn ít được đề cập tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quản lý tài chính cá nhân có ý nghĩa rất lớn khi toàn thế giới vừa mới đối mặt với gần 3 năm đại dịch covid-19, đời sống của mỗi công dân bị ảnh hưởng nhiều cấp độ khác nhau. Việc trang bị những kiến thức, sự hiểu biết về tài chính cá nhân, đặc biệt kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trở nên cấp thiết để có thể ứng phó tốt với các tình huống bất thường, đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững. Hiện nay đối tượng được đào tạo bài bản về tài chính cá nhân còn ở con số rất khiêm tốn. Đặc biệt lứa tuổi học sinh tại các tỉnh thành nhỏ và khu vực nông thôn khó tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những hiểu biết cần thiết về tài chính, cũng như quản lý tài chính cá nhân, do đó nhiều trường hợp đã rơi vào rủi ro của vay nặng lãi để phải nhận những hệ quả đáng tiếc. Hơn nữa các cá nhân, hộ gia đình Việt Nam còn chưa dành sự quan tâm tới quản lý tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo kiến thức về tài chính. Trong chương trình toán Phổ thông 2006, vấn đề tài chính chỉ mới xuất hiện bài toán lãi kép ở bài học hàm số mũ - Giải tích 12. Còn chương trình Toán Phổ thông 2018, trong phần hoạt động thực hành trải nghiệm toán 10, đã có riêng bài học “Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính” mới được đưa vào giảng dạy từ năm học 2022-2023 này. Như vậy đối với học sinh phổ thông, đây là vấn đề còn mới. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi thấy cần giáo dục học sinh nhiều hơn nữa về vấn đề tài chính nên đã đề xuất các giải pháp, từ đó xây dựng đề tài nghiên cứu “Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học bài ‘Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính”’. 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng giáo dục tài chính ở các trường học và thực trạng kỹ năng quản lý tài chính của học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10, giúp học sinh được trang bị kiến thức tài chính cá nhân để từ đó bản lĩnh hơn với cuộc sống. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Yên Thành. - Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục quản lý tài chính của một số trường trên địa bàn huyện Yên Thành và thực trạng quản lý tài chính cá nhân của học sinh. Từ đó đề xuất các giải pháp phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10. 1
  6. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau: - Thực trạng và những vấn đề đặt ra về giảng dạy, phổ cập kiến thức về tài chính cá nhân trong bối cảnh mới. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về các vấn đề: Quản lý chi tiêu, tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tài sản cá nhân; quản lý tài chính gia đình. 5. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, các sách giáo khoa, các tạp chí, sách, báo, truyền hình có liên quan tới kiến thức về tài chính nhằm phát triển kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10. + Phương pháp khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, thống kê, phân tích, xử lý số liệu: - Khảo sát qua google form. - Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong quá trình dạy học về kiến thức tài chính. + Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm: Dạy học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa. 2
  7. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 1. Cơ sở lý luận a) Tài chính cá nhân Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Tài chính cá nhân theo như cách hiểu đơn giản nhất là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp cụ thể như: Chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,… b) Quản lý tài chính cá nhân Quản lý tài chính là ứng dụng các nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của bản thân hoặc gia đình. Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: Chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,… Hoặc cũng có thể hiểu đơn giản đây là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất để giúp chúng ta sống thoải mái, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày. Như định nghĩa được nêu cụ ở trên thì ta có thể thấy tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân đối với cá nhân và hộ gia đình. Chính vì thế, việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu, các khoản đầu tư của chúng ta. Một khi chúng ta có thể quản lý tốt tài chính của mình từ việc chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư, bên cạnh đó còn hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bản thân chúng ta và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó chúng ta sẽ có được cuộc sống thảnh thơi, ít áp lực bởi tài chính. c) Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân Kỹ năng tài chính cá nhân là khả năng mà chúng ta sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi,… để xây dựng kế hoạch, quản lý, điều chỉnh các quỹ tài chính để chúng ta và gia đình vừa thỏa mãn các nhu cầu sống, nhu cầu giải trí, nhu cầu giáo dục mà vẫn có nguồn tiền dự trữ cho tương lai. Hiện nay tài chính cá nhân được hiểu là một trong những vấn đề nhức nhối, mối quan tâm chỉ xếp sau sức khỏe của các gia đình và mỗi cá nhân. Bởi vì tài chính cá nhân liên quan rất lớn và trực tiếp tới tất cả các hoạt động trong cuộc sống. Nếu chúng ta không có kỹ năng, không biết cách kiểm soát, quản lý các dòng tiền ra và vào hợp lý, sớm muộn gì các khoản tiền dự trữ trong gia đình cũng sẽ cạn kiệt. Chưa kể đến các rủi ro xấu hơn như nợ nần, vay nặng lãi,v.v... 2. Cơ sở thực tiễn a) Thực trạng giáo dục tài chính cho học sinh ở các trường THPT huyện Yên Thành 3
  8. Giáo dục tài chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết vận dụng hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế - xã hội quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, hầu hết thế hệ chúng ta (những bậc phụ huynh) được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực học tập và làm việc với mục tiêu làm cho cuộc sống của mình và những người thân yêu đỡ vất vả hơn. Chúng ta hiểu rất rõ tầm quan trọng của tiền bạc, tuy vậy lại không được chỉ dạy về các kỹ năng tài chính cá nhân vì thế chúng ta phải tự mày mò, tìm kiếm các quản lý, chi tiêu tiền bạc,…tất nhiên con đường đến sự tự chủ về tài chính, thành công cũng dài hơn. Chúng ta đều biết rằng đa số học sinh được tiếp xúc với tiền hàng ngày, đơn giản như xin bố mẹ tiền ăn sáng, mua ít đồ dùng học tập,...nhưng trong các trường học việc giáo dục tài chính chưa được chú trọng. Khi triển khai dạy học các nội dung liên quan đến giáo dục tài chính, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như thiếu tài liệu, phương tiện hỗ trợ dạy học còn ít, các nội dung về tài chính chưa có hệ thống, thời gian dành cho nội dung này còn quá ít, đặc biệt trình độ hiểu biết của học sinh còn thấp. Vì vậy đa số học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành vẫn chưa nhận được những bài học giáo dục kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính một cách đầy đủ và hệ thống. Nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng giáo dục tài chính cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành với nội dung câu hỏi sau: Câu 1: Theo Thầy (Cô) , có nên giáo dục sớm về tài chính cho học sinh không? A. Không. B. Phân vân. C. Có. Câu 2: Thầy (Cô) đã từng dạy kiến thức về tài chính cho học sinh chưa? A. Chưa dạy. B. Đã dạy nhưng chưa có tính hệ thống. C. Đã dạy có hệ thống. Câu 3: Nếu giáo dục tài chính cho học sinh thì Thầy (Cô) lựa chọn hình thức nào? A. Dạy trên lớp. B. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. C. Hinh thức khác. Câu 4: Khi giáo dục tài chính cho học sinh thì Thầy (Cô) có gặp khó khăn không? A. Có. B. Không. Nếu khó khăn thì đâu là vấn đề Thầy (Cô) gặp phải? ………………………………………………………………………………………… 4
  9. Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdL2wJBbw0v0jM1xYoZQJu4peJvuSnKFX3o4kw CwDqCiza99A/viewform?usp=pp_url Sau khi khảo sát, nhóm chúng tôi thu được số liệu như sau: Kết quả thu được: Có 63 giáo viên (chiếm tỉ lệ 89,6%) cho rằng nên giáo dục sớm về tài chính cho học sinh; có 5 giáo viên (chiếm tỉ lệ 7,5%) còn phân vân suy nghĩ; có 2 giáo viên (chiếm tỉ lệ 8%) cho rằng không nên giáo dục sớm về tài chính cho học sinh. Như vậy, từ kết quả này ta thấy đa số giáo viên đều cho rằng việc giáo dục tài chính sớm cho học sinh là cần thiết. Kết quả thu được: Có 32 giáo viên (chiếm tỉ lệ 47,8%) chưa dạy kiến thức về tài chính cho học sinh; có 31 giáo viên (chiếm tỉ lệ 46,3%) có dạy nhưng còn dạy sơ sài, chưa có tính hệ thống; có 4 giáo viên (chiếm tỉ lệ 6%) đã dạy cho học sinh kiến thức về tài chính một cách có hệ thống. Như vậy, từ kết quả này ta thấy đa số giáo viên còn bỡ ngỡ, còn thiếu kinh nghiệm trong việc giáo dục kiến thức về tài chính cho học sinh. 5
  10. Kết quả thu được: Có 15 giáo viên (chiếm tỉ lệ 22,4%) chọn hình thức dạy trên lớp; có 38 giáo viên (chiếm tỉ lệ 56,7%) chọn hình thức giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp; có 14 giáo viên (chiếm tỉ lệ 20,9%) chọn các hình thức giáo dục khác. Như vậy, từ kết quả này ta thấy số nhiều giáo viên lựa chọn hình thức giáo dục tài chính cho học sinh bằng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Kết quả thu được: Có 53 giáo viên (chiếm tỉ lệ 77,6%) gặp khó khăn khi giáo dục tài chính cho học sinh; có 14 giáo viên (chiếm tỉ lệ 22,4 %) không gặp khó khăn. Như vậy, từ kết quả này ta thấy rất nhiều giáo viên đang còn gặp khó khăn trong quá trình giáo dục tài chính cho học sinh. Một số khó khăn thường gặp mà giáo viên đưa ra ở đây là: Kiến thức về tài chính của học sinh còn kém, nhiều học sinh cho rằng tài chính của mình chưa dồi dào nên chưa cần chi tiêu có kế hoạch, học sinh lười nghiên cứu, tài liệu tham khảo ít,.... Song song với việc này, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát thực trạng sự hiểu biết về tài chính của học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Yên Thành với nội dung câu hỏi như sau: 6
  11. Câu 1: Em đã từng tìm hiểu về vấn đề tài chính cá nhân chưa? A. Chưa tìm hiểu. B. Đã tìm hiểu sơ qua. C. Đã được giáo dục ở trường học. Câu 2: Nếu nhà trường tổ chức giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh thì em có muốn tham gia không? A. Không. B. Phân vân. C. Có. Câu 3: Nếu có một khoản tiền lớn, suy nghĩ đầu tiên của em là? A. Dùng để mua một số thứ đang muốn mua. B. Đem gửi tiết kiệm. C. Nghĩ cách đầu tư để sinh lời. Câu 4: Em đánh giá thế nào về thu chi của mình? A. Thu < Chi. B. Thu = Chi. C. Thu > Chi. Câu 5: Em đã hài lòng với kỹ năng quản lý tài chính của mình chưa? A. Không hài lòng. B. Bình thường. C. Rất hài lòng. Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdhQ4YCg5Kas3iGYgZcOlQjd9oweV7awC GD3Rk_nwKEJCy7MQ/viewform?usp=sf_link Sau khi khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau: Kết quả thu được: Có 394 học sinh (chiếm tỉ lệ 79,1%) chưa từng tìm hiểu về tài chính cá nhân; có 64 học sinh (chiếm tỉ lệ 12,9%) đã tìm hiểu sơ qua; có 40 học 7
  12. sinh (chiếm tỉ lệ 8%) đã được giáo dục về tài chính ở trường học. Như vậy, từ kết quả này cho chúng ta thấy được tỉ lệ học sinh có kiến thức về tài chính, tài chính cá nhân còn rất thấp. Kết quả thu được: Có 323 học sinh (chiếm tỉ lệ 64,9%) muốn tham gia; có 116 học sinh (chiếm tỉ lệ 12,9%) đang phân vân giữa có tham gia hay không tham gia; có 59 học sinh (chiếm tỉ lệ 11,8%) không muốn tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng quản lý tài chính. Như vậy, từ kết quả này cho chúng ta thấy được tỉ lệ học sinh có nhu cầu muốn tìm hiểu về kiến thức tài chính, các kỹ năng quản lý tài chính là rất cao. Kết quả thu được: Có 344 học sinh (chiếm tỉ lệ 69,1%) có suy nghĩ có tiền là sẽ tiêu, sẽ mua những gì mình thích; có 96 học sinh (chiếm tỉ lệ 19,3%) suy nghĩ nếu có nhiều tiền thì sẽ đi gửi tiết kiệm; có 58 học sinh (chiếm tỉ lệ 11,6%) suy nghĩ nếu có nhiều tiền thì sẽ tiếp tục nghĩ cách đầu tư sinh lời để tiền càng nhiều hơn nữa. Như vậy, từ kết quả này cho chúng ta thấy được suy nghĩ của học sinh là hướng tới 8
  13. sự hưởng thụ, tìm cách tiêu tiền nhiều hơn là suy nghĩ tiết kiệm tiền hoặc đầu tư sinh lời. Kết quả thu được: Có 253 học sinh (chiếm tỉ lệ 50,8%) có mức thu < chi; có 116 học sinh (chiếm tỉ lệ 23,3%) có mức thu = chi; có 129 học sinh (chiếm tỉ lệ 25,9%) có mức thu > chi. Như vậy, từ kết quả này cho chúng ta thấy được học sinh bây giờ có khá nhiều nguồn thu, tuy nhiên số lượng học sinh biết cách quản lý tốt đồng tiền đang chiếm tỉ lệ khá thấp. Kết quả thu được: Có 193 học sinh (chiếm tỉ lệ 38,8%) không hài lòng; có 227 học sinh (chiếm tỉ lệ 45,7%) cảm thấy bình thường; có 77 học sinh (chiếm tỉ lệ 15,5%) hài lòng với kỹ năng quản lý tài chính của mình hiện nay. Như vậy, từ kết quả này cho chúng ta thấy được đa số học sinh đều chưa thật sự hài lòng với kỹ năng quản lý tài chính của chính bản thân các em. 9
  14. Chương II: Một số giải pháp giúp cho học sinh lớp 10 phát huy kỹ năng quản lý tài chính thông qua dạy học bài tìm hiểu một số kiến thức về tài chính. Qua khảo sát trên ở trên chúng ta thấy đa số học sinh và giáo viên đều có nhu cầu được tìm hiểu kiến thức về tài chính, tài chính cá nhân và luôn mong muốn kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của mình được tốt hơn. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên về lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để khắc phục được vấn đề này nhóm chúng tôi đã đưa ra bốn giải pháp nhằm mục đích phát huy kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho các em. 1. Giải pháp 1: Giáo dục qua diễn đàn. ❖ Diễn đàn: Là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác, giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề. ❖ Nội dung và cách thức thực hiện: Với giải pháp giáo dục kĩ năng tài chính cho học sinh bằng diễn đàn, nhóm chúng tôi triển khai ở hai hình thức: Diễn đàn trực tiếp và diễn đàn gián tiếp. ✓ Hình thức 1- Diễn đàn loại gián tiếp: Nhóm chúng tôi đã chia sẽ các video, bản tin tài chính, các đầu sách hay về kinh tế, tài chính, quản lý tài chính cá nhân,...cho học sinh các lớp thông qua các nhóm zalo, nhóm messenger của lớp. Một số trang mạng, đường link về bản tin, sách báo mà chúng tôi đã cung cấp cho học sinh như: +) https://govalue.vn/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan/ +) Tài chính cá nhân - VnExpress +) Phố tài chính vtv8 +) https://www.youtube.com/watch?v=ywZ-iFJWCpw +) Sách : - Tài Chính Cá Nhân Dành Cho Người Việt Nam (tác giả Lâm Minh Chánh) - Tiền làm chủ cuộc sống (tác giả Tony Robbins) - Sách quản lý tài chính cá nhân (tác giả Rachel Richards-Trần Ngọc Mai dịch) Ngoài ta chúng tôi còn giới thiệu phần mềm JA Build Your Future cho học sinh tìm hiểu (phần mềm xây dựng hơn 100 nghề nghiệp để giúp học sinh tìm hiểu về các nguồn thu nhập, từ đó tính toán chi phí cho bản thân). 10
  15. Với hình thức này thì ưu điểm của nó là dễ thực hiện, dễ tiếp cận. Giáo viên chỉ cần thấy một bản tin, một bài viết hay một cuốn sách,… liên quan đến vấn đề này có nội dung phù hợp, ý nghĩa đối với các em thì dễ dàng chia sẽ được với các em thông qua nhóm lớp, và học sinh cũng rất dễ dàng tiếp cận với thông tin vì tất cả các em đều có điện thoại thông minh hoặc máy tính được kết nối mạng internet nên các em có thể tìm hiểu mọi lúc mọi nơi. ✓ Hình thức 2- Diễn đàn loại trực tiếp: Nhóm chúng tôi đã triển ở chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp với chủ đề: “Quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền”. - Mục đích của diễn đàn: Giúp học sinh + Nắm được kiến thức cơ bản về tài chính, tài chính cá nhân. + Bước đầu biết kiểm soát các khoản chi tiêu và tiết kiệm tiền. + Lập được kế hoạch chi tiêu cho bản thân và gia đình phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế. - Đối tượng tham gia diễn đàn: Toàn bộ học sinh trường THPT Bắc Yên Thành. - Thời gian, địa điểm: Diễn đàn được tổ chức tại sân trường trường THPT Bắc Yên Thành vào tiết chào cờ đầu tuần, tuần 13 ngày 28/11/2022. - Hình thức: Chúng tôi hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh lớp 10A5 trường THPT Bắc Yên Thành thực hiện chương trình diễn đàn với nội dung và hình thức như sau: Thời gian Nội dung thực hiện Từ 7h MC giới thiệu kiến thức tổng quan về quản lý chi tiêu và tiết đến 7h 5’ kiệm: Một loạt những vấn đề của thanh thiếu niên hiện nay về tài chính như: Chưa hiểu được giá trị của sức lao động, thiếu cân nhắc khi chi tiêu; không có kỹ năng quản lý tiền bạc một cách hiệu quả; chưa được cha mẹ quan tâm, hướng dẫn, ủng hộ các bạn tự quản lý tiền,… Như vậy nếu chúng ta có sự hiểu biết và tài chính thì những kiến thức đó không chỉ giúp học sinh hiểu đúng về tiền, giá trị sức lao động, phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn để ra quyết định chi tiêu đúng đắn, trở thành những nhà tiêu dùng thông thái mà còn giúp học sinh xác định được mục tiêu của công việc, sống trách nhiệm hơn với tình hình tài chính của gia đình ở hiện tại và vấn đề tài chính cá nhân trong tương lai. Quản lý chi tiêu cá nhân là việc lập kế hoạch tài chính cho bản thân bao gồm việc theo dõi, xem xét đánh giá và điều chỉnh chi tiêu dựa trên tình hình thực tế. Quá trình này được thực hiện 11
  16. hàng ngày, hàng tháng thậm chí được tính bằng năm. Tiết kiệm tiền là cách chúng ta cất giữ một phần thu nhập của mình không sử dụng đến để dùng trong tương lai. Từ 7h5’ Học sinh trao đổi sự hiểu biết và thực trạng của bản thân về đến 7h35’ quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền, đồng thời đưa ra một số phương án để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền. MC đặt câu hỏi: Câu hỏi 1: Cho đến thời điểm hiện tại, bạn đã có một nguồn tài chính cá nhân nào chưa? Câu hỏi 2: Theo bạn, tại sao phải xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân? Câu hỏi 3: Bạn đã xây dựng được kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cho bản thân chưa? Câu hỏi 4: Bạn hãy nêu một số cách quản lý chi tiêu để tiết kiệm tiền mà bạn biết hoặc đã sử dụng? MC đặt câu hỏi và chỉ định một số học sinh trả lời. Từ 7h35’ TỔNG KẾT đến 7h45’ MC chốt lại kiến thức cơ bản: - Muốn quản lí chi tiêu tốt, trước hết phải xác định được những khoản chi tiêu cần thiết. Trong thực tế cuộc sống, sẽ có nhiều lúc chúng ta bị mất kiểm soát chi tiêu, tuy nhiên cần nhận diện rõ những tình huống mất kiểm soát chi tiêu đó để có phương án khắc phục chúng một cách hiệu quả, khi đó chúng ta có thể lập kế hoạch tài chính cá nhân theo các bước sau: + Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành. + Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: Thu và chi thường xuyên của cá nhân. Xác định, tính toán các khoảng thu, chi thường xuyên của cá nhân để từ đó rút kinh nghiệm, xem xét những khoản thu, chi chưa cần thiết. + Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân. 12
  17. Tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,... + Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực hiện được. - Đặc biệt, trong quản lí chi tiêu thì tiết kiệm tiền cũng là một phương án hiệu quả. Tiết kiệm tiền được hiểu là chi tiêu cho những điều thiết thực và có ý nghĩa, đồng thời loại bỏ những thứ không cần thiết. Mỗi người có thể tiết kiệm tiền bằng nhiều cách khác nhau. Ta có thể tham khảo một số nguyên tắc để quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền dưới đây. 1.Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng. 2. Phân bổ chi tiêu hợp lý. 3. Thay đổi thói quen mua sắm để quản lý chi tiêu. 4. Tiết kiệm ngay sau khi có thu nhập. 5. Sử dụng các app hoặc phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân. - Kết luận chung: Chi tiêu hiệu quả có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, giúp chúng ta có thể tự chủ về tài chính, phát triển bản thân, phát triển các mối quan hệ, thực hiện được những mục tiêu, ước mơ của mình. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết cách kiểm soát các khoản chi tiêu và biết tiết kiệm tiền, đồng thời cũng nên lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân và gia đình sao cho phù hợp nhất. MC mời một số HS chia sẻ những điều đã học hỏi được và cảm xúc của bản thân sau hoạt động. MC đưa ra yêu cầu cho tất cả học sinh: Bạn hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hàng tháng cho gia đình mình trong thời gian trung hạn (3-6 tháng). MC gợi ý phương pháp - Trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình. - Đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình. 13
  18. ❖ Một số hình ảnh về diễn đàn MC dẫn chương trình MC mời học sinh trả lời các câu hỏi trong diễn đàn Học sinh chia sẻ cảm xúc của bản thân sau diễn đàn 14
  19. ❖ Nhận xét, đánh giá về giải pháp 1: Mặc dù với thời gian không nhiều (45 phút) nhưng chúng tôi thấy hiệu quả của giải pháp này rất cao. Đa số học sinh rất hào hứng với nội dung của diễn đàn. Các kiến thức được diễn đàn đề cập đến có tính thiết thực, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về tài chính, tài chính cá nhân, biết thêm nhiều biện pháp, kĩ năng kiểm soát các khoản chi tiêu và tiết kiệm tiền. Đặc biệt với câu hỏi số 4: Bạn hãy nêu một số cách quản lý chi tiêu để tiết kiệm tiền mà bạn biết hoặc đã sử dụng? Với nội dung câu hỏi mở này thì đa số học sinh đều hứng thú và các em trao đổi, thảo luận vấn đề rất tích cực, sôi nổi. Các em đưa ra được nhiều biện pháp rất thiết thực, rất phong phú và đa dạng. Các biện pháp này không đơn thuần chỉ là suy nghĩ, là câu trả lời của các em học sinh mà đây còn là bài học bổ ích cho các bạn học sinh khác. Khi các em nghe bạn mình chia sẽ thì sẽ có thêm nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng rất bổ ích và sẽ lựa chọn được những biện pháp phù hợp với bản thân, với hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế,...của các em. Kết thúc diễn đàn, khi MC mời học sinh chia sẻ những điều đã học hỏi được và cảm xúc của bản thân sau diễn đàn thì đa số câu trả lời của các em đều có nội dung rất tích cực. Các em mong muốn có thêm nhiều diễn đàn, nhiều hoạt động trải nghiệm nói về vấn đề tài chính như thế này hơn nữa. Các em thấy các kiến thức của diễn đàn cung cấp và đề cập đến rất thiết thực, hữu ích và ý nghĩa đối với các em. Nhờ diễn đàn mà các em học hỏi được từ các bạn khác nhiều cách kiếm tiền, cách chi tiêu và cách tiết kiệm tiền hợp lý. Đặc biệt với bài tập về nhà mà MC đưa ra cho tất cả học sinh: Bạn hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hàng tháng cho gia đình mình trong thời gian trung hạn (3-6 tháng), thì sau khi kết thúc diễn đàn 7 ngày, nhóm chúng tôi đã đi thu thập các kế hoạch mà các em đã lập được ở một số lớp thì thấy đa số học sinh đều hào hứng lập kế hoạch, các kế hoạch các em làm rất chỉn chu, chi tiêu khá hợp lý với mức thu nhập thực tế của gia đình các em. Điều này có nghĩa là các em đã biết vận dụng linh hoạt kiến thức được học để áp dụng vào thực tế. Việc lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp cho gia đình mình sẽ giúp cho cuộc sống của bản thân các em cũng như gia đình các em thoải mái hơn và có tương lai hơn. 15
  20. ❖ Một số kế hoạch mà các em đã lập được sau diễn đàn 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2