NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: “ Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam”<br />
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số:62.31.01.01<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hào Mã NCS: NCS30.02CT<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Trần Việt Tiến 2. TS. Đỗ Thị Kim Hoa<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật.<br />
1. Luận án đã đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới góc độ kinh tế<br />
chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu;<br />
đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công<br />
bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH<br />
2. Luận án đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ<br />
bao phủ của hệ thống; mức độ tuân thủ BHXH; mức độ thụ hưởng của người lao động phân theo<br />
chế độ BHXH, khu vực kinh tế và giới tính; mức độ bền vững về tài chính BHXH.<br />
3. Luận án cũng đưa ra những điều kiện để đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: vai trò của Nhà<br />
nước đối với BHXH; lựa chọn mô hình BHXH phù hợp; giải quyết mối quan hệ giữa tài chính<br />
BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung<br />
gian.<br />
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu.<br />
1. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH, Luận án đã làm rõ những kết<br />
quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, nguyên nhân của những kết<br />
quả, hạn chế.<br />
2. Để đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, luận án đề xuất 8 giải pháp, trong đó các giải pháp<br />
mới tập trung vào.<br />
Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với BHXH. (1) xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã<br />
hội; (2) định hướng cơ bản cho các hoạt động tài chính BHXH;(3) thực hiện việc thanh tra, kiểm tra,<br />
giám sát hoạt động tài chính BHXH; (4) bảo hộ, bảo trợ cho các hoạt động BHXH nhằm đảm bảo<br />
cho BHXH không bị ảnh hưởng trước những biến động về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những biến<br />
động về tài chính.<br />
Phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, tạo điều kiện để mọi người dân thuộc mọi thành<br />
phần kinh tế đều được tham gia.<br />
Thực hiện cải cách trong chính sách BHXH như: quy định lại căn cứ đóng, mức đóng, mức<br />
hưởng, điều kiện hưởng các chế độ BHXH; cải cách cách tính lương hưu; tăng tuổi nghỉ hưu; xây<br />
dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung bằng tài khoản cá nhân.<br />
Luận án cũng cho rằng BHXH theo mô hình kinh tế thị trường thị trường có đóng, có hưởng và có<br />
sự tham gia của Nhà nước là mô hình BHXH phù hợp với nước ta, trong thời gian tới cần nghiên<br />
cứu và chuyển dần mô hình đóng hưởng với mức hưởng xác định (PAYG -Pay as you go) sang<br />
hệ thống BHXH theo chương trình tài khoản cá nhân danh nghĩa dựa trên mức đóng xác định<br />
(NDC - Notional Defined Contribution).<br />
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp,<br />
tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian.<br />
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2015<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
PGS.TS Trần Việt Tiến Nguyễn Thị Hào<br />