NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây<br />
dựng thuộc Bộ xây dựng<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Sinh<br />
Người hướng dẫn: GS.TS Trần Thọ Đạt; PGS.TS Lê Trung Thành<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Lợi thế cạnh tranh (LTCT) của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả<br />
kinh doanh (KQKD) của doanh nghiệp, vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố nâng cao lợi<br />
thế cạnh tranh bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý thuyết. Sử dụng lý thuyết các<br />
nguồn lực và mô hình VRIN, tác giả đã xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nguồn<br />
lực hữu hình và vô hình tác động tới lợi thế cạnh tranh và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp. Qua số liệu khảo sát thông qua điều tra 43 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc<br />
Bộ Xây dựng, tác giả đã kiểm định được vai trò của hai nguồn lực vô hình là Định hướng học hỏi<br />
(ĐHHH) và Định hướng thị trường (ĐHTT) đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của các<br />
doanh nghiệp sản xuất và mối quan hệ cùng chiều giữa Lợi thế cạnh tranh và Kết quả sản xuất<br />
kinh doanh của doanh nghiệp. Hai mối quan hệ này thể hiện như sau:<br />
LTCT = 1,007 + 0,363 x ĐHHH + 0,356 x ĐHTT và KQKD = 1,368 + 0,414 x LTCT<br />
Như vậy, điểm đóng góp mới của luận án là phát hiện và kiểm chứng vai trò của nguồn lực vô<br />
hình là ĐHHH và ĐHTT đối với việc nâng cao LTCT của doanh nghiệp. Các nguồn lực vô hình<br />
này đáp ứng các điều kiện của mô hình VRIN: có giá trị, hiếm, khó bắt chiếc, không thay thế<br />
được cho nên những sẽ giúp doanh nghiệp có được LTCT bền vững và qua đó nâng cao kết quả<br />
sản xuất kinh doanh trên thị trường.<br />
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án<br />
Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở bốn lĩnh vực sản xuất kính, sứ vệ sinh, gạch ốp lát<br />
và gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung thuộc Bộ Xây dựng có LTCT khá cao so với các<br />
doanh nghiệp cùng ngành, trong đó nổi trội là về phương diện giao hàng theo yêu cầu của khách<br />
hàng, chất lượng sản phẩm và đổi mới sản phẩm; hai phương diện khác của LTCT cần cải tiến là<br />
thời hạn cung ứng sản phẩm mới ra thị trường và khả năng giảm giá bán sản phẩm.<br />
Nguồn lực hữu hình nói chung, đặc biệt là Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này ở mức<br />
trung bình so với các doanh nghiệp nhà nước. Nguồn lực về tài chính thông qua chỉ tiêu Vốn chủ<br />
sở hữu trong Tổng tài sản giảm đi rõ rệt từ năm 2012 trở lại đây; có nhiều doanh nghiệp giá trị<br />
tồn kho hàng hóa gần bằng vốn chủ sở hữu. Kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp này không<br />
ổn định và có xu hướng giảm trong thời gian qua.<br />
Các doanh nghiệp được khảo sát có nguồn lực vô hình là ĐHHH và ĐHTT ở mức cao hơn trung<br />
bình so với các doanh nghiệp trong ngành. Đối với nguồn lực ĐHHH, phương diện cam kết học<br />
hỏi là cao nhất; Chia sẻ tầm nhìn có mức điểm thấp nhất và vì thế cần cải tiến nhiều. Đối với<br />
nguồn lực ĐHTT, hai phương diện cần tập trung cải tiến là định hướng cạnh tranh nhân viên và<br />
định hướng đối thủ cạnh tranh. Phương diện có điểm cao nhất là định hướng nhân viên thể hiện<br />
những nét đặc trưng của các doanh nghiệp nhà nước.<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)<br />