intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phần II. Thuyết tiến hoá

Chia sẻ: Paradise8 Paradise8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

78
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là: A. H, C, N, O, S. B. H, C, N, O. C. H, C, N, P. D. H, C, N, O, P, S. 2. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A. Prôtêin. B. Các bonhiđrat. C. Axit nuclêic. D. Prôtêin và axit nuclêic. 3. Trong cơ thể sống, prôtêin có chức năng: A. Là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh. B. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các enzim, đóng vai trò xúc tác cho các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phần II. Thuyết tiến hoá

  1. Phần II. Thuyết tiến hoá Chương 4: Sự phát sinh sự sống 1. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là: A. H, C, N, O, S. B. H, C, N, O. C. H, C, N, P. D. H, C, N, O, P, S. 2. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A. Prôtêin. B. Các bonhiđrat. C. Axit nuclêic. D. Prôtêin và axit nuclêic. 3. Trong cơ thể sống, prôtêin có chức năng: A. Là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh. B. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các enzim, đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh hoá. C. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các hoocmôn, đóng vai trò điều hoà. D. Cả A, B và C. 4. Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng đối với:
  2. A. Sinh sản B. Di truyền C. Xúc tác và điều hoà các phản ứng D. Cảm ứng 5. Đặc điểm nổi bật của prôtêin và axit nuclêic là: A. Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn. B. Có cấu trúc đa phân. C. Có tính đa dạng và tính đặc thù. D. Tất cả các đặc điểm trên. 6. Những thuộc tính độc đáo riêng của các cơ thể sống, phân biệt chúng với các vật thể vô cơ là: A. Cảm ứng và vận động. Sinh trưởng và phát triển. B. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản. C. Tự sao chép, tự điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền D. Tất cả các đặc điểm trên. 7. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Các tổ chức sống, từ cấp độ phân tử đến các cấp độ trên cơ thể đều là những …. (I)..., nghĩa là thường xuyên ...(II).... với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên …(III)... thành phần của tổ chức. Những dấu hiệu khác của sự sống như …(IV)... đều liên quan đến sự trao đổi chất.”
  3. a. được đổi mới b. tự đổi mới c. sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản d. hệ mở e. trao đổi chất f. hệ khép kín Tổ hợp đáp án chọn đúng là A. I f, II e, III b, IV c. B. I d, II b, III a, IV c. C. I d, II e, III b, IV c. D. I f, II g, III a, IV c. 8. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Các vật thể sống đang tồn tại trên Quả đất là những …. (I)..., có cơ sở vật chất chủ yếu là các đại phân tử …. (II).... có khả năng tự đổi mới, tự …. (III)...., tự điều chỉnh và … (IV).... .” a. sao chép. b. tích luỹ thông tin di truyền. c. hệ mở. d. hệ kín e. prôtêin và axit nuclêic
  4. f. cacbohidrat và lipit Tổ hợp đáp án chọn đúng là A. I c, II e, III a, IV b. B. I d, II f, III b, IV a. C. I d, II e, III b, IV a. D. I c, II f, III a, IV b. 9. Trong các dấu hiệu của sự sống, dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ là A. trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản. B. trao đổi chất và năng lượng. C. sinh sản và cảm ứng. D. sinh trưởng và phát triển. 10. Nhận định không đúng về vật chất vô cơ: A. Kích thước, khối lượng phân tử phần lớn là nhỏ B. Có cấu trúc đa phân, đa dạng , đặc thù C. Gồm nước , các chất khí, chất khoáng D. Cả 3 câu trên đều sai 11. Vật chất hữu cơ: A. Có kích thước, khối lượng phân tử lớn B. Gồm prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit C. Có chứa C
  5. D. Cả 3 câu trên đều đúng 12. Những thuộc tính độc đáo riêng của các cơ thể sống, phân biệt chúng với các vật thể vô cơ là A. tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền. B. sinh trưởng, cảm ứng, vận động. C. Trao đổi vật chất với môi trường, sinh sản. D. tất cả các thuộc tính trên. 13. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là A. quá trình tự sao chép của phân tử ADN. B. quá trình phiên mã. C. quá trình sinh tổng hợp prôtêin. D. quá trình biến đổi và tích luỹ thông tin di truyền. 14. Dấu hiệu đặc trưng của sự sống theo quan điểm của Anghen là: A. Sự hô hấp B. Sự chuyển động C. Sự sinh sản D. Cả 3 câu trên đều sai 15. Hệ thống mở hình thành các dấu hiệu biểu lộ sự sống của một cá thể sinh vật, đó là:
  6. A. Sự trao đổi chất và năng lượng B. Sự sinh trưởng và sinh sản C. Sự cảm ứng và tự điều chỉnh D. Cả 3 câu trên đều đúng 16. Sự phát sinh sự sống trên trái đất là kết quả của quá trình: A. Tiến hoá lí học B. Tiến hoá hoá học, rồi đến tiến hoá tiền sinh học C. Sáng tạo của Thượng đế D. Tiến hoá sinh học 17. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình … (I)… của các hợp chất của … (II)..., dẫn đến sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử … (III).... có khả năng … (IV)....” a. prôtêin và axit nuclêic. b. cacbohidrat và lipit c. tiến hoá d. phát triển e. các bon f. nitơ g. tự nhân đôi, tự đổi mới.
  7. h. tự sao chép Tổ hợp đáp án chọn đúng là A. I d, II e, III b, IV h B. I c, II e, III b, IV g C. I d, II f, III a, IV h D. I c, II e, III a, IV g 18. Sự phát sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính: A. Tiến hoá học và tiến hoá tiền sinh học. B. Tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. C. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. D. Tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học. 19. Trong giai đoạn tiến hoá học đã có những sự kiện: A. Hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản. B. Hình thành những phân tử hữu cơ phức tạp. C. Hình thành những đại phân tử. D. Cả A, B và C. 20. Trong khí quyển nguyên thuỷ Trái đất chưa có: A. Mêtan (CH4), amôniac (NH3). B. Oxy (O2) và nitơ (N2). C. Hơi nước (H2O).
  8. D. Xianôgen (C2N2). 21. Chất hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hoá hoá học là nhờ: A. Tác dụng của hơi nước. B. Tác động của các yếu tố sinh học. C. Do mưa kéo dài hàng ngàn năm. D. Tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên như: bức xạ nhiệt của mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động núi lửa, … 22. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá hoá học đã được chứng minh bằng công trình thực nghiệm: A. Tạo được cơ thể sống trong phòng thí nghiệm. B. Tạo được coaxecva trong phòng thí nghiệm. C. thí nghiệm của Menđen năm 1864. D. thí nghiệm của S. Milơ năm 1953. 23. Sự kiện sau đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: A. Sự xuất hiện cơ chế sao chép. B. Sự tạo thành các coaxecva. C. Sự hình thành hệ tương tác prôtêin và axit nulêic. D. Sự hình thành màng.
  9. 24. Mầm mống của những cơ thể sống đầu tiên trên Trái đất được hình thành ở: A. trên mặt đất. B. trong không khí. C. trong đại dương. D. trong lòng đất. 25. Côaxecva là: A. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ. B. Những giọt rất nhỏ được tạo thành do hiện tượng đông tụ của hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau. C. Tên của một hợp chất hoá học được tổng hợp trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy tế bào. D. Tên một loại enzim xuất hiện đầu tiên trên trái đất. 26. Mầm mống những cơ thể sống đầu tiên được hình thành trong giai đoạn: A. Tiến hoá hoá học. B. Tiến hoá tiền sinh học. C. Tiến hoá sinh học. D. Không có phương án đúng. 27. Đặc tính dưới đây không phải của côaxecva: A. Có khả năng vận động và cảm ứng.
  10. B. Hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch nhờ đó mà có thể lớn lên. C. Có khả năng thay đổi cấu trúc nội tại. D. Có khả năng phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới. 28. Hệ tương tác có khả năng phát triển thành các cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới: A. Prôtêin – Lipit. B. Prôtêin – Saccarit (hidratcacbon). C. Prôtêin – Prôtêin. D. Prôtêin – Axit nuclêic. 29. Sự kiện dưới đây làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn là: A. Sự tạo thành Côaxecva. B. Sự hình thành lớp màng. C. Sự xuất hiện các enzim. D. Sự xuất hiện cơ chế sao chép. 30. Trong quá trình phát sinh sự sống thì giai đoạn kéo dài nhất là: A. Giai đoạn tiến hoá hoá học. B. Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học. C. Giai đoạn tiến hoá sinh học. D. Không có đáp án đúng.
  11. 31. Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hoá học vì: A. Thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết. B. Nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì lập tức sẽ bị các vi sinh vật phân huỷ. C. Ngày nay trong thiên nhiên chất hữu cơ chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống. D. Cả A và B. 32. Giai đoạn tiến hoá sinh học được tính từ khi: A. Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đến các hợp chất hữu cơ phức tạp. B. Hình thành côaxecva đến khi xuất hiện sinh vật đầu tiên. C. Sinh vật đầu tiên xuất hiện đến toàn bộ sinh giới ngày nay. D. Sinh vật đa bào đến toàn bộ sinh giới ngày nay. 33. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Trong giai đoạn tiến hóa hóa học để hình thành sự sống , từ các chất khí CH4, NH3 , C2N2 , CO, H2O, dưới tác động của tác nhân lí hóa, tạo ra …1…….., sau đó biến thành …2… rồi thành ....3… như các axitamim. Các axitamim kết hợp thành……4……..rồi….......5.......... để tạo nên chất hữu cơ sinh vật.”
  12. a :prôtêin phức tạp b :prôtêin đơn giản c: chất 3 nguyên tố (C, H, O) d: cacbua hidrô e: chất 4 nguyên tố (C, H, O, N) Đáp án đúng là A. 1b – 2a – 3e – 4d – 5c B. 1a – 2b – 3c – 4d – 5e C. 1c – 2e – 3d – 4b – 5a D. 1d – 2c – 3e – 4b – 5a 34. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: « Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học để hình thành sự sống, từ……1……tạo ra……2….., đông tụ lại thành……3........ Các……4…….hấp thụ các chất hữu cơ trong môi trường để lớn lên, sau đó vỡ ra cho ……5…….mới. » a : côaxecva b : dung dịch keo c : chất hữu cơ cao phân tử Đáp án đúng là A. 1a – 2c – 3b – 4a – 5b
  13. B. 1b – 2c – 3a – 4c – 5a C. 1c – 2b – 3a – 4c – 5a D. 1c – 2b – 3a – 4a – 5a 35. Những sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: 1. Sự xuất hiện các enzim 2. Sự hình thành các côaxecva 3. Sự hình thành các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic. 4. Sự hình thành màng 5. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. Đáp án đúng là A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 5 C. 3, 4, 5 D. 4, 5 36. Tiến hoá tiền sinh học là quá trình A. hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên. B. hình thành các hạt côaxecva. C. xuất hiện cơ chế tự sao. D. xuất hiện các enzim. 37. Sự phát sinh sự sống trên Trái đất là kết quả của quá trình:
  14. A. Tiến hoá lí học B. Tiến hoá hoá học, rồi đến tiến hoá tiền sinh học C. Sáng tạo của Thượng đế D. Tiến hoá sinh học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0