Đề bài: Phân tích hai câu thơ cuối của bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương<br />
Dàn ý chi tiết <br />
1/ Mở bài<br />
Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Thương vợ” không chỉ thể hiện tình thương, sự trân trọng <br />
của nhà thơ Trần Tế Xương với sự tần tảo, hi sinh của bà Tú mà còn là lời tự giễu, chê <br />
trách chính bản thân nhà thơ khi thân nam nhi nhưng lại chẳng thể hoàn thành trách nhiệm <br />
với gia đình mà mãi lận đận với con đường công danh.<br />
2/ Thân bài<br />
– Sinh sống trong xã hội nửa tây nửa ta, công danh có thể mua bằng tiền thì những con <br />
người dẫu tài năng như Trần Tế Xương cũng phải lận đận lên xuống với thi cử, công <br />
danh.<br />
– Mãi theo đuổi con đường công danh, lý tưởng lớn của cuộc đời mà Tú Xương đã không <br />
thể hoàn thành vai trò trụ cột của một người đàn ông trong gia đình, mọi gánh nặng con <br />
cái, gia đình vô tình đã trút hết lên đôi vai gầy yếu của bà Tú.<br />
– Bà Tú đã không quản ngược xuôi, tần tảo với công việc buôn bán nhiều bon chen, xô <br />
bồ để nuôi sống cả gia đình.<br />
– Tác giả Tú Xương đã tự chế giễu bản thân khi đặt mình ngang hàng với bốn đứa con <br />
thơ.<br />
– Ông đã tự giễu sự vô dụng của bản thân, đồng thời thể hiện sự trân trọng, cảm thương <br />
với cái vất vả, lam lũ của bà Tú “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”.<br />
– Càng thấu hiểu với nỗi khổ của bà Tú bao nhiêu thì tác giả Tế Xương càng tự trách <br />
mình bấy nhiêu.<br />
– Bằng ngôn ngữ đời thường, tác giả Tế Xương đã lên án xã hội phong kiến đầy bạc bẽo <br />
đã mang đến bao thử thách khắc nghiệt của con người.<br />
–> Cũng chính xã hội nửa tây nửa ta ấy đã khiến Tú Xương mãi lận đận với con đường <br />
thi cử mà trở thành kẻ vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con.<br />
– Tác giả ý thức được nỗi khổ của vợ, cũng thấy được sự thiếu sót trong trách nhiệm <br />
của bản thân đối với gia đình nên ông đã cay đắng thừa nhận mình là người chồng hờ <br />
hững.<br />
3/ Kết bài: Hai câu thơ cuối của bài thơ đã thể hiện được nỗi bất bình của nhà thơ Tế <br />
Xương đối với cuộc đời bạc bẽo, tự giễu bản thân khi chưa hoàn thành được trách nhiệm <br />
với gia đình, thân làm nam nhi nhưng lại để vợ bươn chải với cuộc sống lam lũ vất vả.<br />
Bài tham khảo <br />
Bài thơ “Thương vợ” không chỉ thể hiện tình thương, sự trân trọng của nhà thơ Trần Tế <br />
Xương với sự tần tảo, hi sinh của bà Tú mà còn là lời tự giễu, chê trách chính bản thân <br />
nhà thơ khi thân nam nhi nhưng lại chẳng thể hoàn thành trách nhiệm với gia đình mà mãi <br />
lận đận với con đường công danh, mang đến gánh nặng cho đôi vai gầy yếu của vợ. Nỗi <br />
bất bình với thời thế, lời tự trách đối với sự hờ hững của bản thân được tác giả Trần Tế <br />
Xương thể hiện rõ nét qua hai câu thơ cuối của bài thơ:<br />
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc<br />
Có chồng hờ hững cũng như không”<br />
Sinh sống trong xã hội nửa tây nửa ta, công danh có thể mua bằng tiền thì những con <br />
người dẫu tài năng như Trần Tế Xương cũng phải lận đận lên xuống với thi cử, công <br />
danh. Ông đã từng nhiều lần thể hiện nỗi cay đắng với nghiệp công danh đầy trắc trở <br />
của bản thân “Thi không ăn ớt thế mà cay” hay “Đau quá đòn hằn rát hơn lửa bỏng”.<br />
Mãi theo đuổi con đường công danh, lý tưởng lớn của cuộc đời mà Tú Xương đã không <br />
thể hoàn thành vai trò trụ cột của một người đàn ông trong gia đình, mọi gánh nặng con <br />
cái, gia đình vô tình đã trút hết lên đôi vai gầy yếu của bà Tú. Để lo cho gia đình, chồng <br />
con bà Tú đã không quản ngược xuôi, tần tảo với công việc buôn bán nhiều bon chen, xô <br />
bồ “quanh năm buôn bán ở mom sông” cùng với gánh nặng gia đình đổ lên đôi vai gầy yếu <br />
“nuôi đủ năm con với một chồng”.<br />
Tác giả Tú Xương đã tự chế giễu bản thân khi đặt mình ngang hàng với bốn đứa con thơ. <br />
Ông đã tự giễu sự vô dụng của bản thân, đồng thời thể hiện sự trân trọng, cảm thương <br />
với cái vất vả, lam lũ của bà Tú “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”. Tuy gánh trên vai <br />
mọi gánh nặng nhưng bà Tú không hề than vãn, trách móc số phận mà chấp nhận toàn bộ <br />
gian khó về mình chỉ mong mang đến cuộc sống lo đủ cho chồng con.<br />
Càng thấu hiểu với nỗi khổ của bà Tú bao nhiêu thì tác giả Tế Xương càng tự trách mình <br />
bấy nhiêu. Đến hai câu thơ cuối của bài thơ, tác giả đã thể hiện sự phẫn uất trước cái <br />
bạc bẽo của cuộc đời, trước sự vô dụng của bản thân:<br />
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc<br />
Có chồng hờ hững cũng như không”<br />
Bằng ngôn ngữ đời thường, tác giả Tế Xương đã lên án xã hội phong kiến đầy bạc bẽo <br />
đã mang đến bao thử thách khắc nghiệt của con người. Cũng chính xã hội nửa tây nửa ta <br />
ấy đã khiến Tú Xương mãi lận đận với con đường thi cử mà trở thành kẻ vô dụng mang <br />
gánh nặng đến cho vợ con. Lời chửi của Tế Xương gợi liên tưởng đến lời chửi đầy chua <br />
chát của Hồ Xuân Hương trước cảnh chung chồng:<br />
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung<br />
Năm thì mười họa hay chăng chớ<br />
Một tháng đôi lần có cũng không”<br />
Vì mải theo đuổi nghiệp công danh, Tế Xương trở thành người chồng hờ hững, tác giả ý <br />
thức được nỗi khổ của vợ, cũng thấy được sự thiếu sót trong trách nhiệm của bản thân <br />
đối với gia đình nên ông đã cay đắng thừa nhận mình là người chồng hờ hững “có chồng <br />
hờ hững cũng như không”.<br />
Hai câu thơ cuối của bài thơ đã thể hiện được nỗi bất bình của nhà thơ Tế Xương đối <br />
với cuộc đời bạc bẽo, tự giễu bản thân khi chưa hoàn thành được trách nhiệm với gia <br />
đình, thân làm nam nhi nhưng lại để vợ bươn chải với cuộc sống lam lũ vất vả. Bài thơ <br />
cũng thể hiện được tấm lòng đáng trân trọng của con người đầy tình nghĩa của Tế <br />
Xương.<br />
<br />